- Bé hầu như bỏ hết ngoài tai những lời của mẹ. Mẹ muốn bé làm gì thì phải đích thân đến "bưng" bé đi, còn dùng ngôn ngữ thì không ăn thua.
Bạn cho ví dụ cụ thể được không? Mình thấy phụ huynh (và cả cô giáo) ở Việt Nam thường gọi tên học sinh nhiều quá. Gọi bé ít đáp ứng đâm ra lại càng muốn gọi nhiều hơn. Hiệu ứng "chợ đông" này làm cho bé càng vờ mình đi. Hiệu ứng "chợ đông" là hiện tượng quảng cáo trên tivi, do sợ người xem không thấy quảng cáo nên nhà sản xuất ngày càng cho ra nhiều quảng cáo hơn. Họ không biết rằng vì nhiều quảng cáo quá nên người xem vờ đi, mở qua đài khác chứ vì họ không biết.
- Bé thích nghe lời khen, rất thích được khen, khi bị chê, bị la rầy hay bị phản đối việc gì thì bé đều sừng sộ lên: trừng , liếc, gầm gừ, giậm chân, giá tay và muốn khóc. Chỉ cần gay gắt thêm tí nữa là bé sẽ khóc ngay.Phản ứng của bé "không ngoan một chút nào". Em chưa biết dùng cách gì, những lời giải thích nhẹ nhàng không có hiệu quả. Mong các anh chị cho em lời khuyên.
Nếu ngôn ngữ diễn đạt (expressive language) kém không theo kịp nhu cầu thì thường hành vi sẽ càng ngày càng "không ngoan chút nào". Lúc nhỏ muốn uống sữa thì dẫn tay mẹ tới hay chỉ vào tủ lạnh, lớn lên buổi sáng ra đường chơi thấy trái banh đỏ đẹp quá, về nhà tối nhớ ra muốn mẹ mua, vậy làm sao cho mẹ hiểu đây? Lâu này dĩ nhiên sinh ra bực bội. Đó là hướng phát triển chung cho các em yếu expressive language. Ngay cả những em không có khả năng phát âm, chúng ta vẫn phải dạy 1 hệ thống trao đổi giao tiếp để bé biết đưa ra nhu cầu, và biết dùng nó để đi chợ, siêu thị ...
La rầy không hiệu quả bằng hệ thống thưởng phạt . Bạn cần dạy khái niệm nếu/thì cho bé hiểu, rồi dạo cho bé biết nếu làm A thì được B, nếu làm C thì bị D, nếu làm E thì mất đi F. Hệ thống này không dễ dạy đâu nhé, nhưng bạn làm được rồi thì nó rất hiệu quả. La rầy, đánh đòn sẽ chẳng có tác dụng.