Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 9 10, 2012 7:23 pm

Tạng người thì như chị Phương vậy mà khuôn mặt thì ko thiện cảm như chị gì cả. :P


Ý em nói là "tạng" người "phì nhiêu" như chị mà mặt nhìn không "dễ thương" như chị phải không ? Dù phải hay không, cũng cảm ơn em nha... :D
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 9 20, 2012 11:23 pm

Tối hôm qua mẹ rủ Nhân nằm võng với mẹ,mẹ ru cho Nhân ngủ. Khi Nhân leo lên võng rồi thì HN ra dấu đẩy mẹ khỏi võng ý bảo mẹ ngồi phía dưới đưa võng cho HN nằm thong thả, mẹ cũng hơi mõi mệt rồi nên nói với HN :
- Thôi, con đuổi mẹ thì mẹ đi tới giường nằm.

Cô T nằm với HN, lúc đó HN ư e khóc rồi, mẹ hiểu rằng HN đang trách mẹ sao không đưa võng cho con. Mẹ lại chọc thêm HN :"Thôi, con đuổi mẹ, mẹ giận rồi, mẹ hết thương con rồi, mẹ đi chỗ khác." Thế là HN bùng lên khóc lóc thảm thiết ...cho tới khi mẹ tới dỗ dành nói là "mẹ nói chơi thôi, nếu con thích nằm ngủ với mẹ thì con leo lên giường, giường rộng hơn nằm thoải mái hơn, hai mẹ con mình ngủ nhé" - Đúng ý anh chàng nín khóc, bỏ cái võng te te đi tới giường nằm xuống ôm mẹ ngủ....Hi...hi....mẹ hư chọc HN hi...hi...Nhưng như thế tức là mẹ đoán "đúng bệnh" của con và biết con hiểu ý mẹ.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Năm Tháng 9 20, 2012 11:43 pm

Cách HN thể hiện cảm xúc - dù không lời - rất đáng yêu. :D
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Võ Thanh Tuấn » T.Sáu Tháng 9 21, 2012 12:49 am

Một ngày làm việc vất vả, lo toan, ngoài xã hội, được cảm nhận những tình cảm của con cũng làm mình vơi bớt đi nỗi nhọc nhằn ha chị.
Võ Thanh Tuấn
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: CN Tháng 8 19, 2012 5:58 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Hasu » T.Bảy Tháng 9 22, 2012 12:59 am

phtran1302 đã viết:Tối hôm qua mẹ rủ Nhân nằm võng với mẹ,mẹ ru cho Nhân ngủ. Khi Nhân leo lên võng rồi thì HN ra dấu đẩy mẹ khỏi võng ý bảo mẹ ngồi phía dưới đưa võng cho HN nằm thong thả, mẹ cũng hơi mõi mệt rồi nên nói với HN :
- Thôi, con đuổi mẹ thì mẹ đi tới giường nằm.

Cô T nằm với HN, lúc đó HN ư e khóc rồi, mẹ hiểu rằng HN đang trách mẹ sao không đưa võng cho con. Mẹ lại chọc thêm HN :"Thôi, con đuổi mẹ, mẹ giận rồi, mẹ hết thương con rồi, mẹ đi chỗ khác." Thế là HN bùng lên khóc lóc thảm thiết ...cho tới khi mẹ tới dỗ dành nói là "mẹ nói chơi thôi, nếu con thích nằm ngủ với mẹ thì con leo lên giường, giường rộng hơn nằm thoải mái hơn, hai mẹ con mình ngủ nhé" - Đúng ý anh chàng nín khóc, bỏ cái võng te te đi tới giường nằm xuống ôm mẹ ngủ....Hi...hi....mẹ hư chọc HN hi...hi...Nhưng như thế tức là mẹ đoán "đúng bệnh" của con và biết con hiểu ý mẹ.

Yêu và thương thương HN ghê.
Hasu
 
Bài viết: 157
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 4 16, 2012 7:32 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Bảy Tháng 9 22, 2012 8:10 am

Cám ơn Nguyễn Mỹ, Võ Thanh Tuấn và Hasu nhé.
HN là bé rất tình cảm - Mới hồi chiều đây thôi, cô T làm bộ cầm roi đánh HN, HN vừa chạy vừa lấy hai tay ôm "cái bàn ngồi" miệng kêu rõ to : NỘIIIIIII !!! P giựt mình liền, vì tiếng này chưa bao giờ nghe HN gọi cả. Hồi nào tới giờ có gì thì kêu Ba mà thôi. Báo hại hôm nay, bà nội phải xuất tiền túi bao taxi cho HN và thằng em họ đi công viên có trò chơi trẻ em, còn trả tiền trò chơi cho HN nữa ...hiiii...Bị đánh đòn vừa chạy vừa kêu cứu với bà nội mà nghe không "đứt ruột" sao được :lol: :lol: :lol:
Nói là "phóng đại" lên cho vui thôi, P nghĩ HN chỉ phát âm trùng với tiếng gọi "Nội" chứ thật ra HN chưa biết phát âm chính xác ngữ cảnh đâu.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 9 22, 2012 8:03 pm

cô T làm bộ cầm roi đánh HN
:twisted:
Là sao vậy Phương? Đã thống nhất với nhau là cất cái roi đi rồi mà, dù chỉ là dọa nạt.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Hasu » CN Tháng 9 23, 2012 10:27 am

phi đã viết:
cô T làm bộ cầm roi đánh HN
:twisted:
Là sao vậy Phương? Đã thống nhất với nhau là cất cái roi đi rồi mà, dù chỉ là dọa nạt.

Biết đâu cái roi trong trường hợp này là dụng cụ dạy ngôn ngữ rất hiệu quả sao anh Phi.hihi....
Cố gắng lên nhé HN ơi.
Hasu
 
Bài viết: 157
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 4 16, 2012 7:32 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 9 23, 2012 9:12 pm

phi đã viết:
cô T làm bộ cầm roi đánh HN
:twisted:
Là sao vậy Phương? Đã thống nhất với nhau là cất cái roi đi rồi mà, dù chỉ là dọa nạt.

HN "đáp ứng" tốt với "cây roi" chỉ dùng để đe thôi, nếu không thì không "làm gì" được với thằng bé.
TD : HN nằm xuống đất dơ, giải thích rằng dơ, chỉ cho con thấy vết dơ và làm ra vẻ sợ dơ cho HN thấy, cố nâng HN dậy, thằng bé sẽ không làm theo và dường như không biết dơ mà thấy thích thú và trơ lì với các yêu cầu của mẹ. Dùng cây roi dọa thì HN đứng lên ngay sau đó.
Vậy không dùng roi thì mình phải làm gì anh Phi ?
Như P đã nói, P đang nghi ngờ HN đang "rơi đúng" vào trường hợp "khám phá, tìm tòi" theo tài liệu mà P đọc. P trích ra đây cho anh Phi cùng các PH đọc và thêm nhận xét cũng như góp ý xem phải làm gì trong trường hợp trẻ không hợp tác, không nghe lời khi có yêu cầu.


Những điều có thể đoán trước
Posted on T3, 18 Tháng Chín, 2012 by Duy Đoàn

Điều tiết khi trẻ đòi hỏi mọi thứ phải đúng như dự đoán để tránh các vấn đề hành vi
Trẻ tự kỉ yêu thích những thứ dễ đoán trước. Chúng đòi hỏi yếu tố này nhiều hơn những trẻ khác để hiểu thế giới xung quanh. Cũng chính vì nhu cầu thiết tha đòi mọi thứ phải đúng như dự đoán (là được biết những gì sẽ diễn ra tiếp theo) mà nhiều trẻ tự kỉ nảy sinh vấn đề hành vi. Cũng chính vì nhu cầu bức thiết này mà trẻ tự kỉ lảng tránh một số hình thức học cùng nhau. Cha mẹ nào mà hiểu được nhu cầu này sẽ biết tránh làm những điều khiến trẻ chắc chắn sẽ nảy sinh các vấn đề hành vi. Cha mẹ có thể tận dụng nhu cầu này của trẻ để giúp trẻ học các kĩ năng mới – thậm chí học kĩ năng chấp nhận những tình huống không đoán trước được.

Sự phát triển ở trẻ thường
Trẻ thường hay tự tham gia tìm hiểu cách cư xử của người thân và bạn bè để hiểu được ý định của người khác.

Nếu mẹ to tiếng, trẻ sẽ nhìn mặt mẹ để dò xét ý định của mẹ. Trẻ nhận ra nét mặt vui có nghĩa là mẹ to tiếng như vậy để biểu lộ niềm vui. Mặt buồn nghĩa là người ta muốn biểu hiện nỗi buồn. Cuối cùng, trẻ gắn giọng nói to của mẹ với sự vui vẻ hay buồn bã hay bất kì tâm trạng nào có vẻ là ý định của mẹ khi mẹ nói to tiếng như vậy.

Do vậy, nếu mẹ nói câu Ôi chao! với gương mặt tươi vui thì trẻ sẽ hiểu cụm từ đó dùng để biểu lộ sự vui vẻ.

Nhưng nếu Ôi chao! được cất lên kèm theo vẻ mặt rầu rĩ thì trẻ sẽ hiểu Ôi chao! có nghĩa là không ổn!

Cho dù người mẹ nói Ôi chao! theo cả hai cách, thì trẻ vẫn sẽ nhận ra và hiểu rằng câu đó có thể được dùng cho cả hai trạng thái cảm xúc.



Hiểu ý định của người khác là việc khó với trẻ tự kỉ
Trẻ tự kỉ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hiểu được ý định của người khác. Sẽ có khoảng thời gian, trẻ không có tý ý niệm gì về ý định của người khác và do vậy chúng không biết dựa vào những căn cứ giống trẻ thường để hiểu về những người đang giao tiếp với. Chúng học ngôn ngữ cũng chật vật hơn và nếu có được học thì cũng dễ hiểu lầm hơn bởi vì các từ có thể bao hàm các nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào ý định của người nói.

Trẻ tự kỉ có thể bỏ qua hoàn toàn câu Ôi chao! hay hiểu câu nói đó theo một cách khác. Ví dụ, trẻ tự kỉ có thể tập trung vào trình tự diễn ra, đến những gì xảy ra trước và sau câu Ôi chao! và cố gắng ghi nhớ trình tự đó. Nếu Ôi chao! xảy ra ngay sau khi người mẹ đập búa vào ngón tay cái, thì trẻ tự kỉ có thể sẽ muốn lấy cây búa đó đập vào ngón cái của mẹ lần nữa để xem xem liệu có phải cú đập và câu Ôi Chao xảy ra theo trình tự không. Trẻ tự kỷ muốn xem xem mẹ có kêu Ôi chao! như thế nữa không chứ không cảm nhận được Ôi chao! nghĩa là mẹ đau. Trẻ này sẽ không hiểu được câu Ôi chao! dù mẹ có bị đau đến đâu khi nói vậy. Dĩ nhiên là nếu người mẹ kêu vậy ba lần liên tiếp (ví dụ thôi) thì trẻ tự kỉ sẽ thật sự muốn lấy cây búa và đập vào ngón cái của mẹ – không phải vì trẻ ghét mẹ mà vì trẻ vô cảm với chỗ đau của mẹ và không hiểu được bộc lộ cảm xúc của mẹ mình. Trẻ muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa câu Ôi chao! với cây búa và mẹ – giống như một nhà khoa học nhí vậy.

Không ai sẽ làm vậy đúng không? Nhưng trẻ tự kỷ thì có đấy, trẻ tự kỉ có thể vô tình chộp lấy đứa em và em bé lại khóc đúng lúc đó. Điều này có thể diễn ra ba lần liên tiếp và trẻ tự kỉ sẽ thích nắm lấy em và để lại thấy em khóc đúng như dự đoán. Trẻ đang xử sự như một nhà khoa học, khám phá qui luật và cố gắng hiểu qui luật đó rõ hơn. Nếu bố mẹ la lên “Dừng lại ngay! Con hư quá!” và nếu điều này xảy ra dù chỉ vài lần, trẻ tự kỉ có thể cũng sẽ la lên “Dừng lại ngay! Con hư quá!” mỗi khi vồ em. Khi đó trẻ không hề hư mà chỉ vì trẻ không cảm nhận khía cạnh tương tác của tình huống này, trẻ muốn làm nhà khoa học và đang cố để hiểu những gì xảy ra theo cách duy nhất trẻ biết.

Và đây là ý nghĩa của câu chuyện tôi kể…
Chỉ những gì bạn muốn trẻ làm lặp lại thì bạn mới nên phản hồi thành quy luật, giàu cảm xúc và hứng khởi thôi. Đừng phản hồi thành quy luật với hành vi bạn muốn trẻ giảm thiểu hoặc từ bỏ. Đây quả là một khái niệm rất khó thuyết phục các bố mẹ tin – nhưng nếu bạn quan sát những gì trẻ làm, bạn sẽ thấy rằng trẻ thường không màng tới những hệ lụy ảnh hưởng đến người khác khi ghi nhớ trình tự của những tình huống giống thế.

Tôi xin kể thêm chuyện về những trẻ mà tôi biết chứ không phải là chuyện tôi tự nghĩ ra. Giả dụ con bạn bứt lá cây, bạn nói, “Đừng, cây đẹp thế, con đừng bứt lá.” Dù bạn có dùng giọng nghiêm khắc, giận dữ hoặc tét đít (việc này tôi không khuyến khích, nhưng một số bố mẹ kể lại đã từng làm mà chẳng tác dụng) thì vẫn không khiến trẻ thôi không tiếp diễn hành vi đó. Tôi biết điều này vì khi bố mẹ dành chút thời gian để suy ngẫm liệu la mắng hay phạt trẻ có tác dụng không, thì hầu hết mọi người đều nói lại là không, những cách này không hiệu quả. Thực tế làm như vậy không hề phạt trẻ. Bố mẹ có thể nói “Được! Con cứ làm thế đi!” như người bạn, và cũng là đồng nghiệp, của tôi, Sheila Merzer thường hay nói. Khi bạn phản ứng theo một quy luật dự đoán được, bạn đang thưởng trẻ, cho dù phản ứng đó có gây khó chịu như thế nào đi nữa.

Tôi biết bố mẹ vẫn khó có thể tin được điều này, nên tôi sẽ kể thêm một ví dụ khác, và đây cũng là ví dụ mà nhiều bố mẹ đã kể cho tôi nghe. Giả dụ trẻ leo lên chỗ tựa lưng của ghế trường kỉ và nhảy xuống, và bạn nói “Đừng đừng đừng! Đừng leo lên ghế đó! Nguy hiểm lắm!” thì nhiều khả năng là con bạn lại càng leo lên đó khi bạn nói vậy. Hãy quan sát và bạn sẽ thấy là trẻ không nhìn bạn để xem bạn có nói lại như vậy không. Nếu bạn lại nói thế, thì sẽ tạo hứng thú cho trẻ giống như một nhà khoa học có một giả thuyết và thử nghiệm cho thấy phỏng đoán đó đúng. Đây là một trò chơi và một chân lý khoa học đã được tìm ra từ một cú nhảy hào hứng khỏi ghế trường kỉ. Nếu bạn phạt con ngồi ghế, thì trò chơi sẽ tiến thêm một bước nữa. Trẻ trèo lên ghế, bạn quát, trẻ nhảy xuống, bạn phạt trẻ ngồi ghế. Thế lại càng thú.



Cách kỷ luật những trẻ thích mọi điều có thể đoán trước
Hãy bảo và cho trẻ thấy điều trẻ nên làm. Hãy rèn cho trẻ làm đi làm lại điều bạn muốn và thưởng cho hành vi mà bạn muốn trẻ làm. Đừng phản ứng tiêu cực và theo một quy luật với những hành vi nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến người khác của trẻ. Hãy giữ thái độ trung lập và nghĩ ngay ra những gì bạn muốn trẻ làm. Hãy phản ứng tích cực và theo quy luật với những hành vi thay thế thích hợp.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 9 23, 2012 9:12 pm

phi đã viết:
cô T làm bộ cầm roi đánh HN
:twisted:
Là sao vậy Phương? Đã thống nhất với nhau là cất cái roi đi rồi mà, dù chỉ là dọa nạt.

HN "đáp ứng" tốt với "cây roi" chỉ dùng để đe thôi, nếu không thì không "làm gì" được với thằng bé.
TD : HN nằm xuống đất dơ, giải thích rằng dơ, chỉ cho con thấy vết dơ và làm ra vẻ sợ dơ cho HN thấy, cố nâng HN dậy, thằng bé sẽ không làm theo và dường như không biết dơ mà thấy thích thú và trơ lì với các yêu cầu của mẹ. Dùng cây roi dọa thì HN đứng lên ngay sau đó.
Vậy không dùng roi thì mình phải làm gì anh Phi ?
Như P đã nói, P đang nghi ngờ HN đang "rơi đúng" vào trường hợp "khám phá, tìm tòi" theo tài liệu mà P đọc. P trích ra đây cho anh Phi cùng các PH đọc và thêm nhận xét cũng như góp ý xem phải làm gì trong trường hợp trẻ không hợp tác, không nghe lời khi có yêu cầu.


Những điều có thể đoán trước
Posted on T3, 18 Tháng Chín, 2012 by Duy Đoàn

Điều tiết khi trẻ đòi hỏi mọi thứ phải đúng như dự đoán để tránh các vấn đề hành vi
Trẻ tự kỉ yêu thích những thứ dễ đoán trước. Chúng đòi hỏi yếu tố này nhiều hơn những trẻ khác để hiểu thế giới xung quanh. Cũng chính vì nhu cầu thiết tha đòi mọi thứ phải đúng như dự đoán (là được biết những gì sẽ diễn ra tiếp theo) mà nhiều trẻ tự kỉ nảy sinh vấn đề hành vi. Cũng chính vì nhu cầu bức thiết này mà trẻ tự kỉ lảng tránh một số hình thức học cùng nhau. Cha mẹ nào mà hiểu được nhu cầu này sẽ biết tránh làm những điều khiến trẻ chắc chắn sẽ nảy sinh các vấn đề hành vi. Cha mẹ có thể tận dụng nhu cầu này của trẻ để giúp trẻ học các kĩ năng mới – thậm chí học kĩ năng chấp nhận những tình huống không đoán trước được.

Sự phát triển ở trẻ thường
Trẻ thường hay tự tham gia tìm hiểu cách cư xử của người thân và bạn bè để hiểu được ý định của người khác.

Nếu mẹ to tiếng, trẻ sẽ nhìn mặt mẹ để dò xét ý định của mẹ. Trẻ nhận ra nét mặt vui có nghĩa là mẹ to tiếng như vậy để biểu lộ niềm vui. Mặt buồn nghĩa là người ta muốn biểu hiện nỗi buồn. Cuối cùng, trẻ gắn giọng nói to của mẹ với sự vui vẻ hay buồn bã hay bất kì tâm trạng nào có vẻ là ý định của mẹ khi mẹ nói to tiếng như vậy.

Do vậy, nếu mẹ nói câu Ôi chao! với gương mặt tươi vui thì trẻ sẽ hiểu cụm từ đó dùng để biểu lộ sự vui vẻ.

Nhưng nếu Ôi chao! được cất lên kèm theo vẻ mặt rầu rĩ thì trẻ sẽ hiểu Ôi chao! có nghĩa là không ổn!

Cho dù người mẹ nói Ôi chao! theo cả hai cách, thì trẻ vẫn sẽ nhận ra và hiểu rằng câu đó có thể được dùng cho cả hai trạng thái cảm xúc.



Hiểu ý định của người khác là việc khó với trẻ tự kỉ
Trẻ tự kỉ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hiểu được ý định của người khác. Sẽ có khoảng thời gian, trẻ không có tý ý niệm gì về ý định của người khác và do vậy chúng không biết dựa vào những căn cứ giống trẻ thường để hiểu về những người đang giao tiếp với. Chúng học ngôn ngữ cũng chật vật hơn và nếu có được học thì cũng dễ hiểu lầm hơn bởi vì các từ có thể bao hàm các nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào ý định của người nói.

Trẻ tự kỉ có thể bỏ qua hoàn toàn câu Ôi chao! hay hiểu câu nói đó theo một cách khác. Ví dụ, trẻ tự kỉ có thể tập trung vào trình tự diễn ra, đến những gì xảy ra trước và sau câu Ôi chao! và cố gắng ghi nhớ trình tự đó. Nếu Ôi chao! xảy ra ngay sau khi người mẹ đập búa vào ngón tay cái, thì trẻ tự kỉ có thể sẽ muốn lấy cây búa đó đập vào ngón cái của mẹ lần nữa để xem xem liệu có phải cú đập và câu Ôi Chao xảy ra theo trình tự không. Trẻ tự kỷ muốn xem xem mẹ có kêu Ôi chao! như thế nữa không chứ không cảm nhận được Ôi chao! nghĩa là mẹ đau. Trẻ này sẽ không hiểu được câu Ôi chao! dù mẹ có bị đau đến đâu khi nói vậy. Dĩ nhiên là nếu người mẹ kêu vậy ba lần liên tiếp (ví dụ thôi) thì trẻ tự kỉ sẽ thật sự muốn lấy cây búa và đập vào ngón cái của mẹ – không phải vì trẻ ghét mẹ mà vì trẻ vô cảm với chỗ đau của mẹ và không hiểu được bộc lộ cảm xúc của mẹ mình. Trẻ muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa câu Ôi chao! với cây búa và mẹ – giống như một nhà khoa học nhí vậy.

Không ai sẽ làm vậy đúng không? Nhưng trẻ tự kỷ thì có đấy, trẻ tự kỉ có thể vô tình chộp lấy đứa em và em bé lại khóc đúng lúc đó. Điều này có thể diễn ra ba lần liên tiếp và trẻ tự kỉ sẽ thích nắm lấy em và để lại thấy em khóc đúng như dự đoán. Trẻ đang xử sự như một nhà khoa học, khám phá qui luật và cố gắng hiểu qui luật đó rõ hơn. Nếu bố mẹ la lên “Dừng lại ngay! Con hư quá!” và nếu điều này xảy ra dù chỉ vài lần, trẻ tự kỉ có thể cũng sẽ la lên “Dừng lại ngay! Con hư quá!” mỗi khi vồ em. Khi đó trẻ không hề hư mà chỉ vì trẻ không cảm nhận khía cạnh tương tác của tình huống này, trẻ muốn làm nhà khoa học và đang cố để hiểu những gì xảy ra theo cách duy nhất trẻ biết.

Và đây là ý nghĩa của câu chuyện tôi kể…
Chỉ những gì bạn muốn trẻ làm lặp lại thì bạn mới nên phản hồi thành quy luật, giàu cảm xúc và hứng khởi thôi. Đừng phản hồi thành quy luật với hành vi bạn muốn trẻ giảm thiểu hoặc từ bỏ. Đây quả là một khái niệm rất khó thuyết phục các bố mẹ tin – nhưng nếu bạn quan sát những gì trẻ làm, bạn sẽ thấy rằng trẻ thường không màng tới những hệ lụy ảnh hưởng đến người khác khi ghi nhớ trình tự của những tình huống giống thế.

Tôi xin kể thêm chuyện về những trẻ mà tôi biết chứ không phải là chuyện tôi tự nghĩ ra. Giả dụ con bạn bứt lá cây, bạn nói, “Đừng, cây đẹp thế, con đừng bứt lá.” Dù bạn có dùng giọng nghiêm khắc, giận dữ hoặc tét đít (việc này tôi không khuyến khích, nhưng một số bố mẹ kể lại đã từng làm mà chẳng tác dụng) thì vẫn không khiến trẻ thôi không tiếp diễn hành vi đó. Tôi biết điều này vì khi bố mẹ dành chút thời gian để suy ngẫm liệu la mắng hay phạt trẻ có tác dụng không, thì hầu hết mọi người đều nói lại là không, những cách này không hiệu quả. Thực tế làm như vậy không hề phạt trẻ. Bố mẹ có thể nói “Được! Con cứ làm thế đi!” như người bạn, và cũng là đồng nghiệp, của tôi, Sheila Merzer thường hay nói. Khi bạn phản ứng theo một quy luật dự đoán được, bạn đang thưởng trẻ, cho dù phản ứng đó có gây khó chịu như thế nào đi nữa.

Tôi biết bố mẹ vẫn khó có thể tin được điều này, nên tôi sẽ kể thêm một ví dụ khác, và đây cũng là ví dụ mà nhiều bố mẹ đã kể cho tôi nghe. Giả dụ trẻ leo lên chỗ tựa lưng của ghế trường kỉ và nhảy xuống, và bạn nói “Đừng đừng đừng! Đừng leo lên ghế đó! Nguy hiểm lắm!” thì nhiều khả năng là con bạn lại càng leo lên đó khi bạn nói vậy. Hãy quan sát và bạn sẽ thấy là trẻ không nhìn bạn để xem bạn có nói lại như vậy không. Nếu bạn lại nói thế, thì sẽ tạo hứng thú cho trẻ giống như một nhà khoa học có một giả thuyết và thử nghiệm cho thấy phỏng đoán đó đúng. Đây là một trò chơi và một chân lý khoa học đã được tìm ra từ một cú nhảy hào hứng khỏi ghế trường kỉ. Nếu bạn phạt con ngồi ghế, thì trò chơi sẽ tiến thêm một bước nữa. Trẻ trèo lên ghế, bạn quát, trẻ nhảy xuống, bạn phạt trẻ ngồi ghế. Thế lại càng thú.



Cách kỷ luật những trẻ thích mọi điều có thể đoán trước
Hãy bảo và cho trẻ thấy điều trẻ nên làm. Hãy rèn cho trẻ làm đi làm lại điều bạn muốn và thưởng cho hành vi mà bạn muốn trẻ làm. Đừng phản ứng tiêu cực và theo một quy luật với những hành vi nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến người khác của trẻ. Hãy giữ thái độ trung lập và nghĩ ngay ra những gì bạn muốn trẻ làm. Hãy phản ứng tích cực và theo quy luật với những hành vi thay thế thích hợp.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách.

cron