Trị liệu về âm nhạc

Trị liệu về âm nhạc

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 6 16, 2012 1:07 pm

Chúng ta từ lâu nghe về trị liệu bằng âm nhạc, và nhiều phụ huynh cũng từng hỏi tôi đang thực hiện ra sao, nó như thế nào. Vậy hôm nay xin lập ra mục này để mỗi khi rảnh rỗi, tôi sẽ vào đăng cái bài cụ thể về vấn đề này.

Tác động của âm nhạc hay học nhạc lên con người thì có nhiều mặt, trong đo' các mặt thường thấy cho trẻ TK là

1) Phối hợp chân tay, mắt
2) Tập chú ý mắt (học theo ký hiệu hay nốt)
3) Luyện trí nhớ ngắn hạn (học theo giai điệu hay theo mẫu, không có bản nhạc)
4) Tạo ra các căng thẳng và thư giãn (khi đang ở các hợp âm 7 và trở về hợp âm chính)
5) Nghĩ về âm thanh

"Nghĩ về âm thanh" là khái niệm trừu tượng nhất ít ai biết tới, nhưng nó đang được áp dụng rất nhiều . Khi bạn cho bé hát vuốt đuôi, ví dụ như "Cháu lên 3, cháu vô mẫu ..." thì bạn đạng giúp bé nghĩ về âm "giáo" trong đầu rồi điền vào chỗ trống.

Có những loại nhạc cụ, hay phương pháp học đàn (cho gdđb) đi theo hướng này. Ví dụ rõ nhất là cây đàn Cổ Cầm mà tại Việt Nam hình như chúng ta hay hòa tấu chung với đàn Sắt (cho nên mới có câu "duyên cầm sắt"). Rất tiếc là loại đàn này đang dần thất truyền, không còn mấy ai chơi nữa.

Khi đánh cây đàn này, người ta vuốt dây tạo hiệu ứng câm. Ví dụ như khi đánh bài "Cháu lên ba", tôi sẽ đánh nốt tương đương với "Cháu lên ba cháu vô mẫu ...". Ở chữ cuối "giáo", thay vì gảy, tôi sẽ kéo ngón tay tạo ra nốt cho "giáo". Nhưng vì kéo tay nên nốt không phát ra, mà nó chỉ được "nghĩ" ra trong đầu khán giả, người ngồi dưới thấy tay nhạc công kéo tay nhưng không nghe ra nốt nhạc.

Mời các bạn coi video mẫu . Ở lúc đầu, giây thứ 8 tới 12, bạn sẽ thấy nhạc sĩ rê tay trên dây nhưng không nghe ra tiếng . Chỉ có những người từng biết bản nhạc này mới "nghĩ" ra các nốt nhạc trong đầu họ, ai chưa nghe thì sẽ có cảm nhận khác hẳn . Nó giống như một bé đã biết bản "Cháu lên ba" rồi thì sẽ nghĩ ra chữ "giáo", các bé khác thì chỉ cảm thấy sao sao đó, chỉ cảm nhận được sự thiếu sót thay vì hoàn hảo (fulfillment).



Trong một dịp khác tôi sẽ nói thêm về cây đàn Cổ Cầm này và giải thích tại sao Liên Hiệp Quốc chọn nó để đánh 1 bản nhạc dài nhất trong các CD nhạc được cho vào phi thuyền phóng đi vô tận vào không gian. Người ta hy vọng rằng nếu có người hành tinh nào thấy được phi thuyền này, cây đàn Cổ Cầm sẽ cho họ biết cái điều huyền diệu (về vật lý và âm nhạc) của nó. Chữ "Cầm" trong Cổ Cầm (Guqin) chính là chữ "Cầm" trong "Cầm, Kỳ, Thi, Họa" chúng ta thường nghe nói về người xưa.

Khi phối hợp được các khái niệm âm luật và ngôn ngữ, chúng ta sẽ tìm được các bài học đàn rất cụ thể và hữu ích cho học sinh.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Trị liệu về âm nhạc

Gửi bàigửi bởi bichchau » CN Tháng 6 17, 2012 6:05 pm

Ở VN Châu không biết (chưa được nghe, nói ) về đàn Cổ Cầm, chỉ có nghe đàn Tranh.
Vậy muốn học về đàn Cổ Cầm (hay đàn Tranh)thì bé phải biết chữ mới học được phải không Anh. Châu cũng muốn bé BA học 1 nhạc cụ nào đó nhưng không biết phải làm sao, như thế nào nữa vì tay bé chưa làm được việc gì phức tạp.
bichchau
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 6 08, 2012 12:45 am

Re: Trị liệu về âm nhạc

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 6 17, 2012 7:53 pm

Vậy muốn học về đàn Cổ Cầm (hay đàn Tranh)thì bé phải biết chữ mới học được phải không Anh. Châu cũng muốn bé BA học 1 nhạc cụ nào đó nhưng không biết phải làm sao, như thế nào nữa vì tay bé chưa làm được việc gì phức tạp.


Đầu tiên chị phân biệt giữa học đàn và học nhạc. Người học nhạc thì đánh đàn nào cũng được, tuy đánh không giỏi . Người học đàn thì chỉ học để đánh nhạc cụ đó . Học nhạc hàm ý học về Âm luật, lấy Âm luật làm mục đích và dùng 1 nhạc cụ nào đó làm phương tiện . Còn học đàn thì lấy nhạc cụ làm mục đích .

Đàn piano thường là nhạc cụ tốt để dạy đàn cho các em TK vì cần phối hợp 2 tay và cả chân. Trong trường hợp này thì không cần phải biết chữ, thậm chí không cần phải biết nốt nhạc . Nếu chị hỏi 1 nhạc sĩ nào đấy thì ông ta sẽ nói "đó là học mò" vì 2 lý do: Một là ông ta chưa thật sự hiểu về Âm luật và cách con người học Âm luật, hai là ông ta không biết về giáo dục đặc biệt . :D

Tôi trích 1 phần báo cáo về HS tại Ban Mai và xóa tên HS để chị thấy vd cụ thể nhé:

Điểm yếu của em xxx là vận động tinh và phối hợp tay mắt. Giả sử em xxx không có vấn đề gì về neural communication hoặc muscle tone, sau khi chương trình TKB và Nếu/Thì ổn định, xxx nên được học đàn piano để tăng khả năng phối hợp tay mắt.


Ngoài piano, các em tại Ban Mai có dùng harmonica nhưng không phải để học đàn, mà là cho các bài học thổi hơi, phát âm (thay cho các bài thổi nến mà tôi luôn chống đối là không nên sử dụng). Hà hà, nhìn mấy em cầm cái kèn harmonica thổi ra hít vào dễ thương lắm. :P

Nếu không có piano thì học đàn giây như Đàn Tranh cũng vẫn tốt, tuy nó cần vđ tinh nhiều hơn. Sẽ bị giới hạn về số lượng bản nhạc vì đa số nhạc thiếu nhi không viết theo Ngũ cung (5 nốt, pentatonic). Cây đàn tranh mà tôi nói nó lên dây theo hợp âm Rê trưởng ngũ cung (D major pentatonic), muốn đánh nhạc Tây phương thì phải nhấn dây, mà các em tay yếu thì không nhấn nổi . Cho nên tôi khuyên là không nên bắt đầu bằng đàn Tranh. Nếu BA thích hợp, có ích khi được học, và đủ khả năng, tự động CCM sẽ cho bé vào giờ học piano, chị yên tâm là không cần phải yêu cầu nhà trường nhé.

CG bên US đang kiếm chị đó, chuẩn bị nghe CG "mắng vốn" nhe :-)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Trị liệu về âm nhạc

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 6 17, 2012 8:00 pm

Ở VN Châu không biết (chưa được nghe, nói ) về đàn Cổ Cầm, chỉ có nghe đàn Tranh.


Cây đàn này ngày nay ít người chơi, mà cũng ít người thấy nó ngoài đời. Trong các cửa hàng bán nhạc cụ dân tộc tại Sài gòn và Hà nội, tôi cũng chưa thấy bao giờ . Xét về Âm luật, cây Cổ Cầm của Á châu và cây Cello của Tây phương là 2 cây đàn có nốt rất trầm . Dân chơi loa nhạc họ dùng CD nhạc 2 cây đàn này để thử loa, xem loa mình có xuống nổi các âm trầm (tần số thấp) như vậy không.

Cổ Cầm đang bị mai một tại VN và TQ, một điều đáng buồn . Ngày nay iPhone quan trọng hơn . :D

Đây là cảnh Gia Cát Lượng đánh đàn Cổ Cầm

Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách.

cron