Em cảm ơn các anh chị nhiều. Con em thường nổi giận khi bị cấm hành động theo sở thích của mình. VD bình thường lúc tắm 2 mẹ con cùng nhau nghịch nước, lúc bệnh bé nghịch nước lại bị mẹ cấm. Bé mới 31 tháng nên mặc dù mẹ đã giải thích hết lời nhưng chắc bé không hiểu nên nổi giận. Lúc nổi giận, bé ôm chặt lấy mẹ và cắn vào vai rất đau. Nếu mẹ cho bé cắn, bé sẽ hết giận ngay. Còn nếu mẹ đẩy bé ra không cho bé cắn, bé có thể giận mẹ từ sáng đến chiều, lè nhè khóc quấy, và luôn tìm cách cắn mẹ khi có thể. Úi chao, con gái mà sao hung dữ quá! Lạ một điều là ai làm bé giận thì bé cũng cắn mẹ hết. Mẹ giống như nơi xả stress của bé vậy. Nhưng bù lại những lúc vui vẻ, bé rất quấn quít mẹ và dành cho mẹ nhiều ưu tiên. Cái này thì bố bé cứ ganh tỵ mãi…
Còn một điều là khi bé thật sự nổi giận, bé sẽ không hề quan tâm mẹ cho bé thứ gì. Thậm chí lúc ấy mẹ đáp ứng nhu cầu cho bé thì cũng đã muộn. Bé không cần món đồ mà ban đầu mẹ cấm nữa. Bé chỉ có 1 nhu cầu duy nhất là trừng phạt mẹ thôi. Hic
Từ giờ em sẽ cố gắng không để con bùng nổ. Nếu bé giận thì sẽ cố dập tắt ngay, không để bé nổi cơn tam bành. Nhưng em cứ lo lắng về việc không biết mình có quá nuông chìu con không, không biết mình đã đủ nghiêm khắc chưa, không biết mình phải xử lý như thế nào để đừng làm hư con… Con đã thiệt thòi, mẹ không muốn…
Chi Bi, không có người mẹ nào lại khong phải "cố gắng" khi xử phạt con. Bản chất của mẹ là hiền hậu, là bao dung, là mềm mỏng, là nuông chiều..., và cũng là nhu nhược. Phụ nữ mà. Vì thế mình rất thônt cảm với bạn vào những thờiđiểm bạn mềm tay với con. Chính mình đây, qua bao nhiêu khóa huấn luyện, qua bao nhiêu lần cố vấn phụ huynh, vẫn bị xem là mềm mỏng với con quá. Tuy vậy, không ai biết con bằng mẹ. Có những đứa bé bạn chỉ cần cho một "ánh mắt mang hình viên đạn", bé đã hiểu phải làm gì, không làm gì. Có những đứa bé không thích nghe ai lên giọng. Chỉ cần nói nhỏ nhẹ theo kiểu đề nghị, chúng sẽ làm theo; nhưng gằn giọng hay dọa nạt tí ti là chúng bất tuân lập tức. (Mình có một tên như thế đấy!
).
Ngoài ra, bạn thấy con thiệt thòi. Mình đồng ý. Mà ai rồi cũng thấy con mình thiệt thòi bạn ạ, không mặt này thì mặt kia. Vì thế mà các bà mẹ chúng mình vẫn cứ "con hư tại mẹ".
Mình mong bạn cố gắng lên. Vì con, bạn sẽ phải kiên nhẫn hơn các bà mẹ có con phát triển theo chuẩn. Vì con bạn sẽ phải nuốt nước mắt, sát muối vào lòng mà nghiêm phạt con. Việc hạn chế và đối phó với những cơn bùng nổ không phải chuyện dễ làm. Lý do: không hẳn bạn nghiêm nghị với con 1 hay 2 lần mà con sẽ thôi bùng nổ. Ngược lại, lần đầu tiên bạn tỏ thái độ nghiêm nghị, không thèm để ý hay sợ con, cơn bùng nổ của con có thể tăng gấp đôi độ giận dữ, tấn công...
Bạn chưa cần phải thực hiện "phong trào" ngay đâu. Bạn cứ suy nghĩ, cứ tính toán. Bạn sẽ phải kiên quyết và thanh thản khi bắt đầu thực hiện. Bạn sắp xếp để có tuần lễ ít việc, ít lo âu, và bắt đầu vào tuần lễ ấy. Hôm ấy nhiều khi thức ăn cơm nước nên sẵn sàng rồi. Hôm ấy có lẽ nên giới hạn khách khứa. Hôm ấy có thể ông bà nội ngoại sẽ không có mặt (nếu ông bà nuông chiều cháu, và sẽ la mắng mẹ là không biết thươgn con). Hôm ấy một vài ngừoi bạn thân nên sẵn sàng chờ bạn gọi than rằng bạn đau lòng quá. Hôm ấy mạng internet cũng nên sẵn sàng để bạn than thở với tụi mình...
Nuôi dậy một đứa trẻ chẳng bao giờ là dễ dàng. Bỗng dưng mà mình yêu thương và kết hôn với ngừoi mình yêu, rồi mình được trao trách nhiệm nuôi dậy một con người. Nghĩ cho cùng, có thể thấy ai đi kết hôn đều là liều. Lái xe phải có bằng, mà dậy con thì không cần bằng cấp! Mình đây thì sẽ vượt qua mọi cuộc thi về nuôi dậy con ngừoi ta, còn con mình... hà hà... mình sẽ rớt từ khóa thi đầu tiên!
Vậy bạn cố lên nhé. VẪn cứ có những ông bố bà mẹ khác đang cùng cố gắng như bạn tại khuôn viên gia đình họ, và... hì hì... trong đó có cả ông Phi này, bà Chi này, bà tườnganh này, bà Xuyến này, ông Thiện này.... Nhiều lắm.