CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi chi bi » T.Tư Tháng 5 09, 2012 10:21 am

Chào tất cả các anh chị,
Con em 31 tháng, vừa được chẩn đoán theo dõi tự kỉ lúc 30 tháng. Tâm trạng em lúc này rất hoang mang. Em xin kể ra 1 số biểu hiện của cháu để các anh chị có kinh nghiệm tư vấn giúp em cách giúp con
Em mang thai không hề nghén, khỏe mạnh bình thường. Con em sinh sớm 4 tuần. Lúc sinh, cháu nặng 2,6kg, bị vàng da nên phải nằng dưỡng nhi trong BV Từ Dũ 10 ngày. Sau đó, khi em đón cháu về, cháu rất yếu, thường nôn trớ… Em nuôi cháu tháng đầu cháu phát triển rất tốt, không quấy khóc và tăng cân nhanh. Từ tháng thứ 2, cháu có vấn đề trầm trọng về giấc ngủ (ngủ không ngon giấc, hay vặn mình, đòi mẹ bế không thì khóc thét lên). Tuy nhiên, bé vẫn tăng cân đều đặn và sức khỏe rất tốt. 3 tháng cháu biết lật, 6 tháng biết bò thấp, 7 tháng ngồi, 10 tháng đứng, 11 tháng biết bò cao, 13 tháng biết đi. Nói chung cháu phát triển về thể chất rất bình thường.
Về tâm lý, cháu có 1 số điểm được và không được.
ĐIỂM ĐƯỢC
1. Cháu rất quấn quít mẹ. Cháu biết mừng khi mẹ bố mẹ đi làm về hoặc lúc ông bà ngoại lên thăm. Ngoài mẹ, cháu còn quấn bà và chịu chơi cùng ông ngoại, bố. Cháu biết chạy đến bên người trong gia đình khi được gọi (chỉ khi mọi người đứng ở xa cháu còn nếu đang ngồi cạnh cháu thì gọi cháu không nhìn qua)
2. Cháu thích được cưng nựng, âu yếm, thích nghe mọi người nói ngọt. Mặc dù cháu chưa biết nói và có vẻ cũng chưa hiểu được mọi người nói gì nhưng cháu dễ thỏa hiệp hơn nếu được năn nỉ, còn răn đe dọa nạt thì cháu sẽ chống đối tới cùng.
3. Cháu biết vâng lời bà ngoại khi không có mặt mẹ. Nếu có mặt mẹ, cháu biết ‘dựa hơi’ mẹ mà chống đối với bà ngoại.
4. Cháu không bao giờ chịu chơi 1 mình mà luôn cần có người chơi cùng hoặc chứng kiến cháu chơi.
5. Cháu có khẩu vị khá chuẩn, rất biết thưởng thức thức ăn ngon.
6. Cháu không có hành vi nào bất thường, không tự làm đau mình khi tức giận, không đặc biệt thích 1 món đồ chơi nào.
ĐIỂM KHÔNG ĐƯỢC
1. Từ 2 tháng, cháu ngủ không ngon giấc. Vấn đề dần cải thiện khi cháu lớn lên. Nhưng cháu ngủ bị lệch giờ, ngủ khuya (trên 23h), dậy trễ (sau 9h). Em đã dành hẳn 6 tháng để tập cho con ngủ đúng giờ nhưng không hiệu quả. Nếu để cháu ngủ theo nhịp sinh học của mình thì giấc ngủ của cháu không có vấn đề gì.
2. Từ 4 tháng cháu đã tỏ ra RẤT SỢ NGƯỜI LẠ (nhất là nam giới), sợ cảnh lạ, khóc gào khi trông thấy người lạ hoặc bị đưa đến nơi không phải nhà cháu. Đến nay, tình trạng sợ người lạ vẫn không được cải thiện. Cháu lại sợ cả người trong TV. Mỗi lần sợ, cháu nhắm tịt mắt lại, rất lâu cũng không dám mở mắt ra. Cháu bệnh, bố mẹ đưa cháu đến bác sỹ khám. Cháu khóc rất to, mặt trông rất khiếp đảm. Về nhà, cháu bị ám ảnh rất lâu về việc này. Bố mẹ đưa cháu đi chơi nhưng cháu rất căng thẳng, không cho dừng xe lại, không chịu xuống xe vì sợ lại bị đưa đến bác sỹ. Các nơi cháu đến, chỉ cần có ai làm cháu sợ 1 lần, cháu sẽ không bao giờ chịu trở lại đấy nữa. Tuy nhiên, nếu người lạ biết các tiếp cận (không nhìn cháu, không nói lớn tiếng, không chạm vào cháu) thì cháu sẽ thôi không sợ nữa, ôm mẹ nhìn người lạ cười. Nơi nào cháu đến, nếu có ai làm cháu sợ, cháu sẽ không bao giờ chịu đến lần thứ 2. Vì sợ người lạ nên cháu chưa đi nhà trẻ, cũng không có bạn cùng trang lứa để chơi (cháu không dám sang nhà bạn, cũng không dám tiếp cận bạn khi có phụ huynh đi kèm).
3. Cháu chưa biết nói, chỉ dùng ngôn ngữ riêng của mình và 1 số từ ‘dạ, ba, í dà, me’. Cháu cũng không có thiện chí học nói, thường khóc lên khi mẹ cố gắng dạy nói.
4. Sự tập trung chú ý kém. Chỉ tập trung xem TV hay chơi 1 số trò cháu thích. Ít nhìn vào mắt mẹ khi mẹ nói với cháu.
5. Cháu không làm theo yêu cầu người khác (ngoài 1 số yêu cầu đơn giản của gia đình như xin cho, đóng mở cửa)
6. Cháu nóng tính và rất thiếu kiên nhẫn, thường phản ứng mạnh (gào, khóc, gần đây còn cắn mẹ) nếu không được đáp ứng nhu cầu
Em rất mong được sự giúp đỡ của các anh chị. Mọi sự sẻ chia đều rất cần và rất quý đối với gia đình em lúc này. Em cảm ơn các anh chị nhiều!
chi bi
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 5 09, 2012 8:58 am

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 5 09, 2012 2:48 pm

Bạn đã liệt kê được những gì con chưa thực hiện được. Vậy kế hoạch để bạn hỗ trợ bé là gì? Thí dụ, bé rất sợ người lạ, chỗ lạ, và có thể trở thành kinh hoàng. Vâỵ bạn sẽ làm gì nếu phải giới thiệu bé với một người lạ, thí dụ bác sĩ, nha sĩ, người thân từ xa đến? Khi bé gào khóc, cắn mẹ... bạn làm gì? Khi bé từ chối tập nói theo mẹ, bạn làm gì?
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi chi bi » T.Tư Tháng 5 09, 2012 7:23 pm

1. Bé sợ người lạ là điều em làm em lo lắng nhất. Em vẫn đã đưa con đến các chỗ đông người để bé tập làm quen dần nhưng vẫn chưa được cải thiện. Cháu đồng ý vào khu vui chơi, vào siêu thị... nhưng không ai được tiếp cận cháu. Chỉ cần có người tới gần bắt chuyện hoặc nhìn cháu thì cháu sẽ khóc lên rất to và đòi đi về, không chịu ở chơi thậm chí không chịu đến đó lần nữa. Em đã rủ trẻ con hàng xóm (xóm em không có trẻ con cùng tuổi bé, đứa nhỏ nhất cũng đã 5 tuổi) tới chơi nhưng cháu chỉ chơi với bạn 1 lúc thì chán. Còn bác sỹ, nha sỹ thì cháu gặp là khóc thất thanh rồi. Các bác cũng không có thời gian đâu mà tiếp cận cháu từ từ. Nào đặt ống nghe, nào cạy miệng xem có viêm họng không, nào tiêm thuốc... làm bé sợ chết khiếp. Em đang băn khoăn không biết con có bị rối loạn cảm xúc lo âu không
2. Con không chịu nhìn mẹ tập nói thì em cố gắng nói nhiều với con mà không ép con phải trả lời.
Em không biết mình làm như thế đã đúng chưa, có cần mạnh tay hơn với cháu (ép cháu đi học để quen với người lạ như 1 số người đã khuyên) hay có cách nào khác dạy cháu nói hiệu quả hơn hay không. Em đang rất cần sự tư vấn của các anh chị có kinh nghiệm. Em cảm ơn các anh chị rất nhiều!
chi bi
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 5 09, 2012 8:58 am

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 5 09, 2012 8:36 pm

Chào chi bi,
Tôi nghĩ bạn không nên ép buộc trẻ điều mà trẻ đang sợ, việc ép buộc chỉ làm con thêm phần hoảng sợ mà thôi và thế thì ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần. Tôi nghĩ các bước bạn tiến hành là cho các trẻ đồng trang lức chơi với bé đã là bước tập luyện dần cho con rồi đó, bạn nên giải thích với các trẻ ấy và hướng dẫn cho các trẻ chơi với con bạn, tôi tin rằng một khi bé đã tự tin và thích thú chơi với bạn thì sẽ ít sợ người lạ hơn. Khi người lớn tiếp xúc bé, bạn cũng giải thích và yêu cầu họ giữ khoảng cách với bé.
Về các khoản bạn hỏi, xin chờ chị Tường Anh giải đáp.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 5 09, 2012 10:08 pm

Trẻ con hay cả người lớn có thể sợ những cái vô lý, nhưng có đủ để gọi là "rối loạn" không? Trên diễn đàn thì không thể quyết định được vì không ai định rối loan trên mạng cả . Tuy nhiên, nguyên tắc chung chung là nếu nó (nỗi sợ) làm ảnh hưởng trầm trọng tới sinh hoạt hàng ngày thì lúc đó mới nên lo tới chuyện nên làm gì ? đi khám ở đâu ?

Như ý chị Phương nói, bạn làm mạnh tay quá (shock therapy) có thể vô tình biết "sợ" thành "ám ảnh", làm tình hình xấu đi.
Bé sợ người lạ thì bạn chơi các trò chơi đóng vai với con, bạn đóng vai "người lạ", đội mũ, che mặt ... làm gì đó để bé quen với khái niệm trước đã nhé . Rồi bạn dùng búp bê kể chuyện: búp bê mẹ và con đang chơi, búp bê người lạ tới làm quen ...
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi chi bi » T.Năm Tháng 5 10, 2012 6:43 am

Em cảm ơn chị Phương và anh Phi. Những lời khuyên của anh chị đã cho em thêm 1 số hướng để tập cho con. Em còn một vấn đề cũng rất đau đầu là LÀM CÁCH NÀO KỀM CHẾ CƠN GIẬN CỦA CON. Em đã cố gắng tránh cháu giận, nhưng thi thoảng bé vẫn nổi cơn tam bành, gào khóc, tệ hơn là CẮN MẸ. Em biết không thể luôn chìu theo sở thích của con, nhưng con rất dễ nổi giận. Không biết khi cháu cắn mẹ, mẹ có nên ĐÁNH CHÁU để cháu bỏ tật xấu này không? Các anh chị ơi, giúp em với nhé!
chi bi
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 5 09, 2012 8:58 am

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 5 10, 2012 6:01 pm

Con bạn có ngôn ngữ chưa nhỉ ? Nếu bé chưa có ngôn ngữ thì kềm chế cơn giận của con hơi khó do mình không thể nào hiểu ngay ý bé thế nào để đáp ứng và do vậy bé sẽ bùng nổ / giận.
Thường khi bé giận là có nguyên do
- Không được đáp ứng theo yêu cầu
- Do đau gì trong người mà không nói cho mẹ hay được
- Không thích môi trường đang ở
- Cảm thấy buồn chán do không được quan tâm
.......
Để kềm chế cơn giận của con thì mình phải tìm hiểu con, để giúp bé khi có yêu cầu. Có khi bé làm nũng thì không nên chiều bé mà phải giải thích vì sao không được - nếu là do bé đòi vật gì không được sau khi giải thích xong bạn cho bé 1 món tương tự mà bé chơi / sử dụng được. Nếu bạn hỏi "có nên đánh con không?" thì tôi bảo đảm các anh chị chuyên gia sẽ bảo là "không nên" vì đánh bé là vô tình mình dạy bé bài học gián tiếp "dùng bạo lực" khi không đồng ý điều gì đó. Bạn nên tỏ vẻ đau, nhăn mặt, giả bộ khóc, xoa chỗ đau và nói "đau, đau" cho con hiểu rằng điều đó làm mẹ đau không nên làm nữa. Hoặc là bạn làm nghiêm với con, giả lơ khi con làm nũng / giận / khóc và nói "mẹ không thích" - Bạn thử chọn cho mình cách nào phù hợp nhé.
Trên đây là những gì tôi đã và đang áp dụng với con mình nên tôi chia xẻ với bạn. Con tôi khác con bạn ở chỗ là khi vui hay muốn gây chú ý thì cấu vào người khác 1 cái. ;)
Chúc bạn can thiệp con thành công nhé.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 5 10, 2012 11:00 pm

Em còn một vấn đề cũng rất đau đầu là LÀM CÁCH NÀO KỀM CHẾ CƠN GIẬN CỦA CON


Bạn có nghe lời khuyên là đang giận thì uống ngụm nước rồi chứ ? Làm sao dạy cho bé là nên uống ? Có 2 cách:

1) Dạy cho bé hiểu tại sao cần uống nước, tại sao nó làm mình hạ nhiệt, bớt bùng nổ:
Kiểu này thì gần như là bất khả thi vì nhận thức trẻ con, mà ngay cả người lớn cũng chẳng làm được . Nếu nhớ ra mà uống nước thì lúc đó đã chẳng phải là lúc giân.

2) Bio feedback:
Cách này dùng "trí nhớ bắp thịt", muscle memory. Mỗi lần con giận dữ, bạn đưa cho bé ly nước cho uống (hay cầm món đồ chơi gì đó bé thich cầm). Cứ làm thôi chứ không giải thích gì cả . Việc này có tác dụng làm chậm lại cơn giận, làm bé chia trí ... Khi bé quen với công đoạn này, lúc đó bạn mới vào giai đoạn dạy cho bé chọn lựa: tức giận la hét (mà vẫn không được gì) hay bình tĩnh nói ra cái mình muốn (thì may ra có cơ hội được chiều).

Theo thống kê thì bạn sẽ mất khoảng 1000 lần (1 ngàn) thì mới có được "trí nhớ bắp thịt", tức là khi giận lên bé nhớ ra phải cầm ly nước uống . Lúc này là lúc nếu là người lớn, người ta sẽ dạy mình nhận ra các tín hiệu sinh học như tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp ... Làm sao để có được 1000 lần, chẳng lẽ đợi cho bé giận đúng 1000 lần ? Hay chọc cho bé giận ? Bạn sẽ phải dùng chuyện Giao tế chứ không thể đợi bé giận hay chọc bé giận được ...

Ở giai đoạn chọn lựa, bạn cần phối hợp dạy song song với các bài học nhân thức cho bé biết có những lựa chọn khác nhau. Chọn đúng thì được cái mình muốn, chọn sai thì có bùng nổ cũng chẳng được gì. Bạn làm đúng bài bản thì sẽ mất từ 3 tuần tới khoảng 4 tháng, tùy theo nhận thức và thói quen của bé (thói quen tức là lúc bé bùng nổ, gia đình làm gì, và bé quen với việc này cỡ nào).
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi chi bi » T.Sáu Tháng 5 11, 2012 8:55 am

Em cảm ơn các anh chị nhiều. Con em thường nổi giận khi bị cấm hành động theo sở thích của mình. VD bình thường lúc tắm 2 mẹ con cùng nhau nghịch nước, lúc bệnh bé nghịch nước lại bị mẹ cấm. Bé mới 31 tháng nên mặc dù mẹ đã giải thích hết lời nhưng chắc bé không hiểu nên nổi giận. Lúc nổi giận, bé ôm chặt lấy mẹ và cắn vào vai rất đau. Nếu mẹ cho bé cắn, bé sẽ hết giận ngay. Còn nếu mẹ đẩy bé ra không cho bé cắn, bé có thể giận mẹ từ sáng đến chiều, lè nhè khóc quấy, và luôn tìm cách cắn mẹ khi có thể. Úi chao, con gái mà sao hung dữ quá! Lạ một điều là ai làm bé giận thì bé cũng cắn mẹ hết. Mẹ giống như nơi xả stress của bé vậy. Nhưng bù lại những lúc vui vẻ, bé rất quấn quít mẹ và dành cho mẹ nhiều ưu tiên. Cái này thì bố bé cứ ganh tỵ mãi… :P
Còn một điều là khi bé thật sự nổi giận, bé sẽ không hề quan tâm mẹ cho bé thứ gì. Thậm chí lúc ấy mẹ đáp ứng nhu cầu cho bé thì cũng đã muộn. Bé không cần món đồ mà ban đầu mẹ cấm nữa. Bé chỉ có 1 nhu cầu duy nhất là trừng phạt mẹ thôi. Hic :(
Từ giờ em sẽ cố gắng không để con bùng nổ. Nếu bé giận thì sẽ cố dập tắt ngay, không để bé nổi cơn tam bành. Nhưng em cứ lo lắng về việc không biết mình có quá nuông chìu con không, không biết mình đã đủ nghiêm khắc chưa, không biết mình phải xử lý như thế nào để đừng làm hư con… Con đã thiệt thòi, mẹ không muốn…
chi bi
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 5 09, 2012 8:58 am

Re: CÁC ANH CHỊ CÓ KINH NGHIỆM GIÚP EM VỚI

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 5 11, 2012 12:05 pm

Em cảm ơn các anh chị nhiều. Con em thường nổi giận khi bị cấm hành động theo sở thích của mình. VD bình thường lúc tắm 2 mẹ con cùng nhau nghịch nước, lúc bệnh bé nghịch nước lại bị mẹ cấm. Bé mới 31 tháng nên mặc dù mẹ đã giải thích hết lời nhưng chắc bé không hiểu nên nổi giận. Lúc nổi giận, bé ôm chặt lấy mẹ và cắn vào vai rất đau. Nếu mẹ cho bé cắn, bé sẽ hết giận ngay.


Cho bé cắn thì phải ngưng ngay thôi. Bạn làm vậy mai mốt đi học thì ai cho cắn đây, chưa kể là mình đang dạy bé rằng con người là vật để mình trút nỗi giận.

Người ta giận vì không có được cái mình muốn là 1 chuyện, nhưng người ta bùng nổ vì không thấy được lựa chọn nào khác . Vd như bạn đòi lên lương mà xếp không cho thì bạn tức 10, chứ nếu xếp cho biết nếu làm các việc sau đây thì sẽ tăng, thì chắc bạn bớt tức hơn, hoặc thậm chí làm việc hăng hơn, đúng không?

Nghịch nước chẳng có gì là sai cả, chỉ là nghịch không đúng lúc thôi. Bạn dạy cho bé biết là sẽ có giờ cho nghịch nhé . Lấy chai nước cho bé đổ qua đổ lại, vặn nút chai lại cho bé tự mở ra ... Đó là những bài vận động tinh, tập lực 2 ngón tay pincer tốt đấy chứ, tại sao lại cấm ? Mà đang tắm thì cho làm là hợp lý rồi, tại sao bạn muốn cấm ?

không biết mình đã đủ nghiêm khắc chưa


Bạn ra sao thì tôi không dám có ý kiến vì chưa gặp bao giờ cả . Nhìn chung thì có 3 loại phụ huynh như sau:

1) Độc tài:
Ba mẹ là chân lý . Nói sao thì cứ làm vậy, đừng hỏi lung tung mất thì giờ vì ba mẹ luôn chỉ muốn tốt cho con.

2) Tự do quá đáng:
Con có cuộc đời riêng của con, con cứ làm cái con thích . Làm sai thì sẽ học được lỗi, tự sửa .

3) Quân bằng:
Có những luật con không vượt qua được . Tùy theo phát triển của con mà ba mẹ sẽ đần dần nới luật ra, và cho phép con phản biện nhiều hơn, và giảng cho con biết tại sao có luật như vậy . Sẵn sàng đổi luật nếu con nói có lý .

Tôi dạy học gặp sinh viên du học và sinh viên bản xứ, đi làm cũng lâu năm, có rất nhiều xếp trên mình mà cũng có nhiều nhân viên dưới mình, cho nên tôi tin rằng có cái nhìn đa dạng . Trong những nằm vừa qu tôi gặp loại 1 nhiều lắm . Họ thông minh, và sẽ là những nhân viên tốt . Nhưng đừng hy vọng họ làm lãnh đạo. Họ làm việc giỏi nhưng sẽ không có đột phá. Sáng cắp ô đi tối cắp ô về, thế thôi, mà có người làm để nuôi gia đình chứ chẳng có đam mê gì cả. Loại 2 thì tôi ít gặp, vì tôi đoán phần lớn các em không vào nổi môi trường làm việc nhà nghề, còn em nào ngộ tính giỏi như CEO của Oracle hay Facebook thì họ vượt lên quá xa, tầm của họ thì tôi sao có dịp gặp ? Làm việc với loại 3 thích nhất . Họ có thể là nhân viên, có thể là lãnh đạo, và họ chắc chắn sẽ là các phụ huynh dạy con giỏi.

Ngày xửa ngày xưa, nuôi con ra sao không biết, chứ thời nay, tôi nghĩ khó lắm. Thế giới hòa nhập, bao nhiêu là kỹ năng mà thấy mình còn chưa có thì sao dạy con? Mà nhìn quanh thì chẳng thấy trường đại học nào mở chương trình cử nhân "Dạy con" cả . Có thì tôi đi học trước .

Vậy thì để trả lời câu hỏi "em có đủ nghiêm khắc chưa", tôi sẽ hỏi bạn là "bạn có đủ kiên nhẫn và sẵn lòng làm loại (3) không?"
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách.

cron