Đi Thẩm quyến

Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 4 16, 2012 6:24 am

Thẩm quyến là thành phố thí điểm kinh tế tự do đầu tiên của Trung quốc, nằm cách Hong kong khoảng 50 km. Đây là nơi có nhiều công ty ngoại quốc tới mở chi nhánh. Phần lớn dân Thẩm quyến là dân nhập cư từ các thành phố khác. Dân số trẻ, đa số làm ngành kỹ thuật cao, bận rộn. Vậy thì dĩ nhiên dân TQuyến cũng tỉn rằng vì thế mà trẻ đâm ra TK. :cry:

Cũng như tại các quốc gia tương tự, can thiệp TK ở đây chú trọng ABA và "thêm tí TEACCH". Họ không làm được TEACCH vì nó đòi hỏi đầu tư cao, phối hợp và bài bản cao. Nói chung là các khó khăn họ gặp phải cũng không khác gì lắm so với chúng ta ở VN. Trình độ giáo viên phần nhiều chỉ đụng trần ở dạy 1-1, chưa vươn nổi lên phối hợp nhóm, soạn bài, phối hợp quy trình...

Do thiếu chương trình can thiệp thông suốt, họ thường sử dụng sách giáo khoa phổ thông làm nền dạy cho trẻ TK, tức là lớp 1 đang học gì thì họ dạy vậy. Do vậy càng lên cao, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống còn, hòa nhập họ không có phương án cụ thể. Đến khoảng lớp 2, 3 là họ bắt đầu bối rối nhiều . Lên khoảng lớp 7 thì hầu như họ bó tay. Trung tâm Can thiệp do thành phố lập ra, nổI về chiều rộng nhưng thiếu kém chiều sâu.

Tuy nhiên chương trình đào tạo ABA cho phụ huynh họ làm tốt. Chương trình kéo dài 10 tuần, đi qua các phần kiến thức căn bản và thực hành. Nhiều phụ huynh được huấn luyện kỹ, trao đổI thì thấy ngay họ nắm được cốt lõi rõ ràng chứ không chỉ nắm đằng ngọn.

Mảng định rối loạn TK thì họ cũng rất bi đát. Họ có thống kê cho thấy khoảng 2 triệu em bé tại Trung quốc có rối loạn TK, nhưng chỉ có 20 bác sĩ có đủ khả năng khám, định rối loạn TK. Cứ cho là 20 bác sĩ này làm việc liên tục, bỏ ra 4 tiếng khám cho mỗi bé thì họ sẽ khám xong cho mọi em trong vòng 192 năm. :cry:
Sửa lần cuối bởi phi vào ngày T.Hai Tháng 4 16, 2012 6:48 am với 1 lần sửa.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 4 16, 2012 6:36 am

Mình vừa tới sáng nay nên cũng chưa làm được gì nhiều. Buổi tối mọi người tới rủ ra ngoài ăn. KS mình ở nằm ngay trong khu vui chơi nên cũng tiện việc đi lại.

Một số hình ảnh mới chụp

Cafeteria
tq1.jpg
tq1.jpg (15.49 KiB) Đã xem 9208 lần.


Khu ẩm thực / mua sắm
tq2.jpg
tq2.jpg (28.93 KiB) Đã xem 9207 lần.


Mặt sau KS
tq3.jpg
tq3.jpg (24.3 KiB) Đã xem 9160 lần.


Khu trượt băng nằm trong khu mua sắm
tq4.jpg
tq4.jpg (25.22 KiB) Đã xem 9164 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 4 16, 2012 6:46 am

Shenzhen Thẩm quyến đẹp và rộng lớn, nhưng vẫn chẳng quyến rũ được bằng cái góc nhỏ này

Trên lầu cà phê Sỏi đá, Ngô Thời Nhiệm, Sài gòn

soida.jpg
soida.jpg (31.2 KiB) Đã xem 9244 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi trang213dk » T.Bảy Tháng 5 05, 2012 1:14 am

Nhóm CCM cũng qua giúp trẻ TQ nữa à ?
trang213dk
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 1:11 pm
Đến từ: Sài Gòn

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 5 05, 2012 2:23 pm

Rất nhiều người Trung quốc sinh sống tại Hoa Kỳ, nay trở về Thẩm quyến làm việc, tương tự như các chuyên viên khoa học Việt kiều về Sài gòn sinh sống làm việc vậy. Họ tập trung trong một khu gọi là OCT (viết tắt của Oversea Chinese Town, tạm dịch "Khu phố Hoa kiều"), cũng giống như một khu Việt kiều nào đó ở Sài gòn. Họ lập các trường học, lớp can thiệp TK. Với kiến thức và cầu nối với Hoa Kỳ, chất lượng tất nhiên tốt, và được chính quyền sở tại giúp đỡ, muốn nhân rộng mô hình ra các quận khác. OCT là nơi mình ghé. Có cái mình dạy họ, có cái mình phải học từ họ.

Họ (chuyên gia TK người TQ học tập, sinh sống tại Hoa Kỳ) cũng có những nghiên cứu độc đáo mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam nên chú ý tới, ví dụ như nghiên cứu về rối loạn ngôn ngữ ở nhóm trẻ nói tiếng đơn-âm (dịch từ "tonal language" không biết đúng không?). Tiếng Việt là tonal language, tức là cùng một chữ mà cách nhấn khác nhau sẽ làm thay đổi nghĩa, ví dụ "má" thì khác với "ma" hay "mả". Tiếng Quảng đông (Cantonese) hay Phổ thông (Mandarin) cũng là tonal language. Trẻ nói tonal language có rối loạn ngôn ngữ khác trẻ nói tiếng Anh như thế nào? Cách điều trị có khác không? Các nghiên cứu như vậy rất có giá trị cho cộng đồng các nước nói tonal language ví dụ như Trung Quốc và Việt Nam. Pei Tzu là một ví dụ cụ thể: cô ta đang làm việc tại San Jose và nghiên cứu trong lĩnh vự này. Cô ta là dân Ngôn ngữ trị liệu giống cô Tường Anh, gốc Hoa, học và sinh sống tại Hoa Kỳ. Pei khác với Tường Anh ở chỗ Pei không thích bột chiên. :D

Vậy Trang thấy được tại sao các chuyên gia TK gốc Việt và gốc Trung Quốc lại "tìm đến nhau" rồi chứ? Chuyên gia Hoa Kỳ thì dĩ nhiên là cần biết vì họ can thiệp cho trẻ tới từ mọi quốc gia. Nói dài dòng như vậy để Trang thấy rõ vấn đề.

Tại sao trẻ nói tonal language thì hay có perfect pitch (nghe được nốt nhạc chính xác) hơn là trẻ khác? Tại sao chữ "beer" thì trẻ VN đọc là "bia" (bỏ mất âm phụ "r" ở cuối) còn trẻ Nhật bản thì đọc "bia rù" (biến âm phụ "r" thành âm chính)? Tại sao đánh 3 nốt nhạc quãng 3 (đô-mi-son) thì nghe êm, còn đô-mi-fa thì nghe chỏi? Tại sao cùng là nhạc Ngũ cung nhưng có bài nghe "rất Tàu" còn có bài nghe "rất Ta"? Tại sao học thuộc lòng thơ hay nhạc thì dễ nhớ lời hơn học văn xuôi? Sao các bé TK hay thuộc lời nhạc nhưng không nhớ các câu nói?

Tất cả những thứ đó đều liên quan. Âm thanh, âm nhạc và ngôn ngữ là các lĩnh vực rất thú vị chưa được chú ý tới đúng mức.

Còn phụ huynh trẻ TK tại Trung Quốc bị áp lực rất lớn do chính sách Một Con. Độ tương tác tại nhà của các bé cũng rất thấp.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi bichchau » T.Hai Tháng 8 27, 2012 8:59 pm

Khi làm việc tại TQ Phi có nghe nói phương pháp can thiệp là cho trẻ TK học và chơi với cá heo không ? năm 2010 Châu có nghe từ một PH đi khám tại NĐ 1 nói có tiến bộ lắm, nhưng chi phí rất cao.
bichchau
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 6 08, 2012 12:45 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Hai Tháng 8 27, 2012 9:18 pm

Em cũng có xem TV thấy ở bên Nhật người ta cũng dùng cá Heo là 1 liệu pháp hỗ trợ "chữa chứng TK" đó. (Từ chuyên ngành gọi là "liệu pháp cá Heo")Thấy nói cá Heo có bộ não thông minh bằng 1 em bé 5-6 t gì đó (em k rành). VÀ hình như khi kêu cá Heo phát ra sóng siêu thanh mà tần số của nó có thể kích hoạt 1 phần não bộ lỡ "ngủ quên" của các bé TK.

Em thấy cũng hay hay, nhưng chưa có cơ hội thử bao giờ. Cũng lập kế hoạch nhưng chưa có dịp phù hợp.

Ở TP.HCM mình hình như cũng có dịch vụ thăm và chơi vui cùng cá Heo dó chị Châu, ở Suối Tiên và công viên nước Thế Giới Mới gì đó ở Q8 thì phải.

Sau hết, dịch vụ này "vô hại", nó giúp con chúng ta vui vẻ thoải mái và hòa đồng hơn với Tự Nhiên. KHông "bổ dọc" thì cũng "bổ ngang" mà! ;)
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 8 27, 2012 11:11 pm

Chị Châu và Mỹ đang bàn về 2 lĩnh vực khác nhau. Để mình phân tích trước rồi giải thích sau.

1) Can thiệp TK qua thú vật nuôi (animal-assisted interventions):

Không chỉ dành cho trẻ TK, như mình đã kể trước đây, tại bệnh viện của Hoa Kỳ, các tình nguyện viên hay dẫn chó, mèo vào chơi với bệnh nhân để các bệnh nhân vui vẻ, thoải mái ... tăng sức đề kháng, mong lành bệnh . Đọc bài <Đi thăm bệnh viện HP ...> của mình nhé.

Riêng cho trẻ TK thì sao ? Aubrey Fine, Giáo sư ở Đại học Cal Poly, California tin rằng vật nuôi, nhất là chó, thường "thông cảm" và "dễ hiểu" các hành vi của trẻ TK (có khiếm khuyết trong giao tế). Nhiều nghiên cứu khoa học trước đó đã chứng minh các bệnh nhân tim phục hồi nhanh hơn khi vuốt ve chó vì nó tạo ra cảm giác an toàn, yên lành và dễ chịu. Các nghiên cứu khác cho thấy trẻ TK phát triển quan hệ giao tiếp với thú vật nuôi nhanh hơn với người.

2) Can thiệp bằng nước (Aquatic therapy):

Ngâm người trong hồ bơi làm mình thoải mái, làm người nổi lên, cung cấp sensory, body awareness và kinesthesia. Khi bơi thì có thêm sensory cho mắt, vestibular và tactile (xin lỗi nhe, chịu khó dò Từ điển).

Nhiều trẻ TK sợ hất nước vào mặt, vậy thì hồ bơi cũng là nơi desensitize tốt nhất cho trẻ . Nhiều trẻ có vấn đề với thăng bằng cho nên hồ bơi cũng rất tốt ...

Ở Hoa Kỳ Plymouth, MN có vùng chuyên trị vụ Aquatic này . Người Mỹ cũng hay dùng 1 mẹo vặt chữa bệnh khóc dai của trẻ con. Bà vợ vào bồn tắn ngồi trước, mở nước ngập tới bụng . Ông chồng bế con vào đưa cho vợ, rồi vợ cho con ngồi vào chung ngập nước . Nhiều em bé sẽ nín ngay và thích thú hay tò mò nghịch nước . Vụ này mang về VN thì sao ? Mình không biết vì tại Hoa Kỳ, trẻ con làm quen với bồn tắn ngâm người, hồ bơi ... rất sớm cho nên chúng không sợ .

-------------

Giờ trở lại vụ cá heo. Nó liên quan tới cả thú vật nuôi và dùng nước. Nếu Châu và Mỹ hỏi có nên nuôi 1 con cá heo không thì mình nghĩ là có . Còn như phải lặn lội đi để có cá mà chơi thì chắc là không nên . Các pp điều trị trên tại Hoa Kỳ đều là phụ, phối hợp chung với giáo dục đặc biệt. Chúng không phải là pp can thiệp chính .

Vậy có nên nuôi chó không ? Mình không biết . Con bạn có dị ứng lông chó không ? Chó có chích ngừa đầy đủ không ? Chó có sán để bé đụng phải bị lây sán không ? Chó có lây ve từ chó hàng xóm rồi ve nhảy sang cắn bé không ? Ông xã bạn nhìn con chó có nghĩ tới củ riềng không ? Mình không có các câu trả lời đó . Nếu bạn nuôi được 1 con chó sạch sẽ đúng vệ sinh không cắn bậy, và bé không có dị ứng gì với chó cả thì mình nghĩ là nên nuôi . Còn bạn đủ tiền để nuôi con cá heo thì mình nghĩ cũng không nên, đem mình về nuôi có lợi hơn. :lol:

Cái vụ tần số cá heo kích động não thì không có đâu . Cá heo đúng là phát ra sóng, nhưng để cho 2 mục đích khác nhau . Một là để dò đường như radar vậy đó, 2 là để chúng "nói chuyện" với nhau. Tần số nằm từ 100 Hz tới 8000 Hz, còn cái kia thì rất cao, khoảng 150000 tới 200000 Hz.

Thẩm Quyến là thành phố có nhiều công ty ngoại quốc tới làm ăn, cho nên có cộng đồng người Hoa từ ngoại quốc trở về nhiều . Họ có nhiều tiền nên đầu tư nhiều cho TK, và đôi khi họ cũng dư tiền ... nuôi cá heo.

Ở TP.HCM mình hình như cũng có dịch vụ thăm và chơi vui cùng cá Heo dó chị Châu


VN thì không biết, chứ ở Florida thì có sự kiện 1 bé cá heo đớp cánh tay 1 em bé đó . May là không sao vì người ta lấy cây đập con cá heo kịp . Cá heo nó khôn lắm, nó cũng bị stress khi bị nhốt và đối xử không đàng hoàng. Cẩn thận nhe.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Ba Tháng 8 28, 2012 12:09 am

@ Anh Phi: Em xem TV nghe và nhìn thấy thế thì...kiu lên thế thôi anh ạ, chứ em cũng đã thử đâu nên cũng chưa có trải nghiệm, vả lại có chơi vui cùng cá Heo thì cũng còn tùy vào từng bé mà, có những bé nhát lắm thì cũng đành chịu thôi.

Ở Tp.HCM có rồi, cũng đã lên TV, em thấy cũng nhiều người vui chơi cùng lắm. Hình như cũng có 1 khoảng cách an toàn đấy chứ k phải ai cũng "tắm chung" với cá Heo đâu, luôn có người chăm sóc cá Heo (có chuyên môn) ở bên cạnh mà. THấy các bé thường ở rìa bờ thò tay chạm chạm nhẹ thôi, nhìn cá Heo dễ thương và cũng thích chơi với các bé lắm.
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Đi Thẩm quyến

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Ba Tháng 8 28, 2012 12:16 am

phi đã viết:2) Can thiệp bằng nước (Aquatic therapy):

--
Giờ trở lại vụ cá heo. Nó liên quan tới cả thú vật nuôi và dùng nước. Nếu Châu và Mỹ hỏi có nên nuôi 1 con cá heo không thì mình nghĩ là có . Còn như phải lặn lội đi để có cá mà chơi thì chắc là không nên . Các pp điều trị trên tại Hoa Kỳ đều là phụ, phối hợp chung với giáo dục đặc biệt. Chúng không phải là pp can thiệp chính .

Cái vụ tần số cá heo kích động não thì không có đâu . Cá heo đúng là phát ra sóng, nhưng để cho 2 mục đích khác nhau . Một là để dò đường như radar vậy đó, 2 là để chúng "nói chuyện" với nhau. Tần số nằm từ 100 Hz tới 8000 Hz, còn cái kia thì rất cao, khoảng 150000 tới 200000 Hz.

.


Giời ơi anh Phi ơi, Xiền đâu và "thẩm quyền" đâu mà có khả năng mua 1 iem cá Heo làm của để xài riêng chứ? :lol:

Cũng đâu ai đủ Xiền để "mua anh Phi" được? Mà mua được rồi thì "cách thức sử dụng và hạn sử dụng" sao hả anh? :lol:

Em cũng thấy nói "liệu pháp cá Heo" là "phần bổ trợ" thêm chứ không phải là pp can thiệp chính, kiểu...mỗi thứ 1 tí ấy mà. ;)

Có khi nào mà "tần số" nằm trong khoảng...xyz nào đó khiến cho cá Heo và trẻ TK có thể nói chuyện được với nhau? Chúng ta đều biết là hiện nay chưa có 1 nghiên cứu cụ thể nào cho ra kết quả chính xác về não bộ người TK mà! ;)
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Trang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách.

cron