Nhức nhối nhất là phần chỉ đúng vật trong tranh cũng như ngoài đời thật của con. Như lâu rồi em có nói với anh là dậy cả năm không chỉ được con chó, con mèo, đến bây giờ 1 năm nữa rồi
Trước khi vào tầng nhận biết sự vật, trẻ thường qua tầng phân biệt 2 vật trước . Bé làm tốt phần phân biệt này chưa ? vd như phân biệt 2 hình khác nhau chẳng hạn.
Nếu bạn day bằng hình vẽ (hình 2 chiều) và bé có khó khăn, thì bạn đã thử hình 3 chiều chưa, ví dụ như khối tròn hay khối vuông? Còn như bé có khó khăn với hình dạng, mình dạy thử phân biệt màu sắc xem sao?
Em đang nghĩ là con em thực sự không phù hợp với dạy tranh ảnh hay sao ấy
Rất có thể. Có em thì cần hình thù thật sự, ví dụ như con bò bằng cao su và con gà bằng gỗ chẳng hạn. Con bò/con gà thì cũng dễ nhận ra khác biệt hơn là chó với mèo. Bạn thấy người ta dạy 1 em bé khiếm thị và không nói được từ lúc lọt lòng chưa? Để dạy chữ "nước", tôi thấy người ta 1 tay nhỏ nước lên mặt em để em cảm nhận được nó ướt và lạnh, 1 tay người ta thọc tay em vào chậu nước cho biết thể dạng của nó, còn miệng thì người ta nói "nước". Với chúng ta, các kênh thông tin đi vào dễ dàng, hoặc là qua mắt nhìn, tai nghe, hay mắt đọc sách. Các bé TK thì phải dò kênh cho đúng, và có khi phải sử dụng nhiều kênh một lúc.
nói theo nhiều nhưng mà chỉ theo cách là "nhại lời" thôi con chưa chủ động nói từ nào anh ạ. Con phát âm khó, có lúc em gạ lắm, khi con thích ăn bim bim, con cứ kéo tay mẹ đòi đi lấy, em yêu cầu con nói con thích ăn gì, thì ép lắm mới bật ra được "bim bờ, bờ." không rõ từ lắm, Vậy thôi ạ! Nhưng nếu mẹ nói "bim bim" thì con cũng nhắc lại được là "bim bim".
Bạn có thể đang lẫn lộn giữa "ngôn ngữ" (language) và "tiếng nói" (speech). Tiếng nói tức là khả năng phát ra âm thanh, ví dụ như bé phải biết vần "bờ" rồi mới nói được từ "ba" hay "bà" hay "bò". Còn ngôn ngữ thì cao hơn, đó là khả năng hiểu các từ, học cách làm ra từ mới, biết cách nối các từ đã biết thành 1 câu mới ... Vì vậy mới có cụm từ "rối loạn ngôn ngữ", ví dụ như các bé rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận receptive. Còn như không thể phát âm được rõ ràng thì lại là speech disorder (dịch là rối loạn tiếng nói thì có vẻ không đúng). Để biết được bé có speech disorder hay language disorder, thì chúng ta cần bé gặp trực tiếp SLP, tức là chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, chắc ăn hơn là dân ASHA.
Tôi nói dài dòng để bạn hiểu là chúng ta đang bước vào 1 lĩnh vực rất chuyên môn. Vậy thì bây giờ bạn có thể làm gì? Để định coi bé chậm phát triển ngôn ngữ hay rối loạn ngôn ngữ thì chúng ta bó tay rồi vì CCM chưa gặp bé.
Tôi nghĩ rằng đầu tiên bạn tìm cách dạy cho bé phát âm cho đúng . NghĨa là bạn phải biết phát âm chữ gì đó thì lưỡi để ở đâu, hơi ra sao. Sau đó bạn nói chậm lại . Bạn có bao giờ nghe Tây nói tiếng Anh chưa? Nghe có vẻ như họ nói rất nhanh, đúng không? Và họ khi nghe tiếng Việt cũng nghĩ rằng chúng ta nói nhanh. Vậy thì bạn nên giả sử rằng con mình có khó khăn tiếp nhận âm thanh, và bạn nói chậm lại. Tiếp theo bạn dạy những từ dựa trên những âm bé đã biết, và trong các bài học nhận thức, bạn cũng dạy y như vậy . VD như đang dạy âm "bờ" thì bên kia dạy bài phân biệt con bò và con ba ba. Chứ dang dạy âm "b" mà bên kia dạy con rắn thì không nên.
Bạn cố gắng nhé.