Đưa bé qua Mỹ học: may và rủi

Đưa bé qua Mỹ học: may và rủi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 2 15, 2012 1:20 am

Thưa các phụ huynh,

Cho tới hôm nay thì CCM đã có vài học sinh chuyển qua Mỹ học (ngoài Mỹ còn có cả các nước khác như Anh ...). Tôi đã nhận đươc nhiều thư hỏi về tình hình các em học sinh này, chuyển qua trường mới ra sao, hội nhập ra sao..

Tôi luôn muốn viết về họ, và 1 người trong số họ đã cho phép nhưng nói đợi thêm khoảng 1 năm nữa vì các lý do tế nhị. Hôm qua tôi lại nói chuyện với phụ huynh khác ở Arizona, US, đang bị trục trặc vì các lỗi căn bản mà đáng lẽ có thể tránh được . Cho nên giờ tôi sẽ quyết định viết về các case này để các phụ huynh khác biết được hành trình ra sao. Tôi sẽ viết tắt, đổi tên các học sinh. Khi nào phụ huynh cho phép, lúc đó tôi sẽ cho biết các em là ai, học tại Ban Mai vào lúc nào ...

Tôi sẽ bắt đầu viết về 3 bé S, VT và M hiện đều ở Hoa Kỳ. Mục đích của bài viết để các phụ huynh biết các khó khăn họ gặp phải, các lợi ích về can thiệp họ có, và các ảnh hưởng khác mà khi ở VN, chúng ta nghĩ là sẽ không bao giờ xảy ra. Néu có được các tư liệu và đươc cho phép, tôi sẽ tải lên đây để mọi phụ huynh tham khảo, để biết chương trình can thiệp ở Hoa Kỳ ra sao, bé đi qua các giai đoạn nào . Một người trong 3 cases trên thì vào 1 trường tư, và không may gặp phải bác sĩ "sẽ chữa hết bịnhTK". Tôi cũng sẽ viết về trường hợp này, biết rằng làm vây thì có thể làm cho phụ huynh đó buồn thêm, nhưng đánh đổI lại là chúng ta có thể ngăn ngừa được các trường hợp khác trong tương lai. Tôi đã xin phép và phụ huynh trên đã đô`ng ý , và theo thỏa thuận thì tôi sẽ không nêu tên trung tâm.

Hẹn quý phụ huynh trong bài tới, tôi sẽ lần lượt kể các sự kiện.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đưa bé qua Mỹ học: may và rủi

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 2 15, 2012 6:59 pm

Đọc đề tài này hơi run trong bụng !!!!
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Đưa bé qua Mỹ học: may và rủi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 2 15, 2012 10:02 pm

phtran1302 đã viết:Đọc đề tài này hơi run trong bụng !!!!


Nếu vậy thì sẽ nói về các đề tài mà Phương rung trước nhe.

1) Can thiệp miễn phí

Các trẻ em tới Hoa Kỳ định cư sẽ được tới trường can thiệp miễn phí. Mỗi năm California bỏ ra từ khoảng 25 cho tới 90 ngàn USD cho trẻ TK. Cái này thì quả là hấp dẫn.

Tuy nhiên không có nghĩa là bé sẽ được can thiệp như ý phụ huynh muốn. Người chuyên gia làm việc cho quận hạt giáo dục có thể nói "bé ... cần 3 tiếng ngôn ngữ trị liệu 1 tuần" nhưng 1 chuyên gia TK ở ngoài có thể nói "tôi nghĩ bé cần 10 tiếng". Trong trường hợp này, bạn sẽ phải cần luật sư can thiệp chứ quận hạt giáo dục họ không cho lên 10 tiếng một cách tự động cho bạn đâu. Có thể đúng là bé chỉ cần 3 tiếng, và có thể là bé cần 10 tiếng ...

Một khi được can thiệp thì chất lượng tương đối đồng đều ở các thành phố lớn, khu ngon. Khu ngon là khu ra sao? Ở Mỹ, tiền thuế đất được đưa về cho học khu, giống như bạn ở quận 3 thì thuế nhà cửa quận 3 sẽ được dùng cho ngân sách trường học của quận 3 mà thôi. Vì vậy khu nào nhiều nhà đắt tiền thì thuế đất thu về cao, mà thuế đất cao thì học khu lại có nhiều tiền, can thiệp tốt hơn, các trường học phổ thông cũng tốt hơn. Điều này lại làm cho nhà lên giá. Nó xoay vòng như vậy đó. Khu nghèo thì nhà rẻ tiền, thuế đất ít, ngân sách kém làm trường học đi xuống, cho nên giá nhà cũng xuống theo. Vậy khi bạn qua định cư tại Hoa Kỳ, bạn ở khu nào?

Tôi đăng số liệu của 1 trường nằm ở khu "ngon" để quý phụ huynh tham khảo. Đây là chi tiêu năm rồi của họ.

s1.jpg
s1.jpg (17.66 KiB) Đã xem 5998 lần.


Tạm dịch: tổng cộng chi tiêu là 135 triệu USD cho các mục sau đây: 88 phần trăm cho lương và các khoản lợi ích xã hội, 4 phần trăm cho sách vở, học cụ, và 7 phần trăm cho các chi tiêu khác.

Lương giáo viên, các chuyên gia, các chi tiêu cho giáo dục đặc biệt nằm ở 88 phần trăm của 135 triệu USD đó. Với số tiền lớn, hẳn nhiên họ sẽ mướn được các chuyên gia giỏi, cô giáo giỏi, tổ chức đi ngoại khóa thường xuyên...

Vậy giá nhà cửa ở khu trên là bao nhiêu? Quý phụ huynh tham khảo giá ở đây nhé. http://www.trulia.com/CA/Cupertino/

Có một số phụ huynh mượn địa chỉ "khu ngon" cho con đi học, nhưng lâu dài thì không khả thi. Các bé TK có xe buýt đưa đón, làm sao họ chịu chạy tới nhà mình . Vậy là mình phải chở con từ nhà "thật" tới chỗ nhà "mượn", rồi đợi xe buýt đón con mình từ chỗ nhà "mượn" tới trường. Vậy khi bạn qua định cư, bạn có thể lái xe chở con đi như vậy trong thời gian dài không?

Và tuy là can thiệp miễn phí, nhưng không có nghĩa là sau 18 tuổi chính quyền Hoa Kỳ sẽ nuôi bé cho bạn suốt đời.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đưa bé qua Mỹ học: may và rủi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 2 22, 2012 12:31 am

2) Thay đổi suy nghĩ

Hôm nay tôi có 1 buổi nói chuyện với ba mẹ bé S. Họ đang có nhiều trục trặc với nhóm can thiệp cho bé S tại trường. Ba mẹ bé S nghĩ rằng nhóm can thiệp không hiểu các suy nghĩ "duy tình" của người Việt Nam (nhất là ba của S). Và họ nghĩ rằng có thể hơi bị kỳ thị hoặc vì màu da, hoặc vì họ ở khu thu nhập thấp nên bị coi thường cho dù họ là những người có thu nhập cao khi còn ở VN.

Nhóm can thiệp thì không đồng ý với cách ba mẹ của S đối xử với S tại nhà, hoặc cách ba mẹ tới trường nói chuyện với S khi có sự cố. Họ cho rằng nếu nhà trường và gia đình có 2 lối suy nghĩ khác nhau như vậy, S sẽ không có tiến bộ . Thường thì họ ít khi đụng vào chuyện trong nhà, nhưng trong trường hợp này thì khác . Hôm đó S bùng nổ và giáo viên kêu ba S tới đón về . Ba S tới, có các lời nói và hành động nhắm vào S làm giáo viên để ý / quan tâm, và họ sau đó gọi mẹ S lên nói chuyện .

Tôi nói chuyện với ba/mẹ S và giải thích các trường hợp cụ thể tại trường, và tôi đưa ra 1 cái suy nghĨ khác với ba/mẹ của S. Mục đích là tôi dóng vai nhóm can thiệp của con họ, để họ thấy rằng tôi là người VN cũng nghi tương tự, cho nên không có chuyện kỳ thị hay duy tình duy lý gì cả.

vd 1: Ba S phạt S rất nặng vì S luôn trêu chọc các bạn trong lớp và các em ở nhà . Ba S nói rằng "nó lớn rồi mà cứ như con nít 2, 3 tuổi, không biết chơi với em và bạn". Tôi nói một cách nhìn khác là "Con mình lớn nhưng về mặt giao tế thì không theo kịp tuổi, giờ mình phải dạy gì cho con để con đuổI kịp". Tôi lý luận rằng nếu suy nghĩ như vậy, ba S sẽ đỡ tức giận hơn khi S có hành vi.

vd 2: Cho đến giờ thì coi như S không thể ngồi ăn chung với các bạn, S phải ra 1 góc ngồi một mình, không thích có ai ngồi cạnh . Ba S nghĩ rằng con mình đã thất bại về giao tế rồi . Tôi khuyên anh ta nên nghĩ rằng "con mình không thể giỏI mọi mặt được", cho nên đây là mặt yếu của S. Chấp nhận thua ván này, mình tìm ván khác chơi tiếp.

vd 3: Ba S nổi giận khi S không chịu ngồi vào ăn tại trường hoặc tại nhà, anh ta nói "bằng tuổi nó tôi còn phụ mẹ dọn dẹp". Tôi thì cho rằng ở mỗi giai đoạn, trẻ hoc khác nhau. Vào thời anh ta lớn lên, anh ta học giúp đỡ gia đình, biết gia đình khó khăn nên học tiết kiệm, tằn tiện. Ở tuổi S bây giờ, ba mẹ / nhà trường lo hết nên S không biết về tằn tiện thì cũng có sao đâu. Thậm chí nó là điều tốt vì trẻ con nên lớn lên ngây thơ, chuyện khó nhọc, tằn tiện chúng không nên biết tới . Là cha mẹ thì chúng ta sẽ từ từ dạy chúng . Vậy thì đó là việc tốt, không phải việc xấu .

vd 4: Ba S đã phạt S rất nặng, cho rằng vì mai mốt vào đời, S sẽ bị cuộc đời đối xử tê hại, sẽ gặp 1 số người không tốt ... cho nên ba mẹ nên cho học đắng cay trước (vì S có vđ về giao tế) . Tôi thì nhìn khác . Nếu quả thật cuộc đời sẽ tệ hại với con mình (do con mình có khó khăn), thì mình càng nên yêu thương con mình nhiều hơn, để sau này chúng có một cảm giác bình yên mỗi khi nghĩ về ba mẹ, mỗi khi bị đối xử tệ hại . Nhưng đời có tệ hại với con mình đâu, nếu có kẻ xấu thì chắc chắn cũng có người tôt.

Tuy ba/mẹ S đồng ý với hầu hết những gì tôi đề cập, nhưng tôi nghĩ họ sẽ rất khó thay đổi . Họ đồng ý trong bầu không khí vui vẻ, khi 2 bên đang ngồi trong nhà hàng ăn và tán gẫu . Nhưng khi con họ bùng nổ, họ sẽ sử dụng tư duy bản năng trong máu, và sẽ hành động y như các lần trước .

Vậy thì khi đưa con ra nước ngoài can thiệp, chúng ta nên chấp nhận rằng những người làm việc với con mình, với mình sẽ suy nghĩ rất khác mình . Đừng nói chuyện ai đúng sai . Nếu 2 cách suy nghĩ, hành xử ở trường và ở nhà khác nhau thì con mình là người đầu tiên bị lúng túng, bị hoang mang. Nếu nơi bạn sống không có người Việt, có lẽ bạn sẽ hiểu lầm và cho rằng mình đang bị đối xử không công bằng, bị kỳ thị ...
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Cập nhật cho bé S

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 2 28, 2012 11:01 pm

Cập nhật về tình hình bé S tại Hoa Kỳ

Bé vẫn chưa đi học vì học khu hơi bé học vẫn chưa dựng được chương trình học cho bé. Mặc dù trường có chương trình giáo dục đặc biệt hoạt động vài năm nay, nhưng họ cần có người Việt làm trong ngành để giúp làm test, phỏng vấn phụ huynh và bé S. Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu người Việt thì học chắc chắn không có tại đó rồi.

Vì vậy bé vẫn còn ở nhà đợi đi học. Phụ huynh có xin cho bé chuyển sang 1 trường khác để bé được vào học ngay, nhưng tiếc rằng học khu đã từ chối vì lý do tôi nói ở trên (nhà khu nào học khu đó). Phụ huynh hiện đang liên lạc với 1 chuyên gia ngôn ngữ trị liệu để xin cô ta giới thiệu cho chuyển trường nhưng hy vọng thành công rất thấp (cô này từ chối vào lần trước).

Hiện tại bé S vẫn ở nhà vì trường tại học khu vẫn nói đang đợi. Tôi cũng bực mình chuyện này vì không hiểu họ đang đợi gì, và tại sao trường kia cùng học khu lại không có vấn đề gì (vì cùng học khu thì họ sẽ share/cùng có thể sử dụng ngôn ngữ trị liệu hoặc các dịch vụ tiếng Việt của nhau). Cái khó của tôi là bé S nằm ở học khu, vùng khác, cho nên họ có quyền không nói chuyện với mình vì mình không phải là custody / được ủy quyền coi bé mà hồ sơ thì được bảo mật nên họ rất do dự khi nói chuyện với mình cho dù phụ huynh muốn vậy.

Bài học ở đây là:

a) phụ huynh và CCM nên phối hợp tốt hơn khi phụ huynh quyết định dọn nhà . CCM có thể nói chuyện với học khu để giới thiệu khu vực nhà ở thích hợp . Điều này không quan trọng lắm nếu phụ huynh định cư tại các thành phố lớn đông người Việt như San Jose, nhưng với các vùng vắng vẻ hơn thì rất cần.

b) Đừng giả định rằng khi qua Hoa Kỳ, bé sẽ vào học mau chóng. Học khu những nơi xa có thể có những khó khăn và họ sẽ bắt chúng ta đợi.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Đưa bé qua Mỹ học: may và rủi

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 2 29, 2012 12:33 pm

Đến đây thì tôi xin nói ra nói vào tí tí, vì tôi ngại phụ huynh ở VN hiểu lầm những nỗ lực của ngành giáo dục công lập mà tôi là một thành viên.

Bé vẫn chưa đi học vì học khu hơi bé học vẫn chưa dựng được chương trình học cho bé. Mặc dù trường có chương trình giáo dục đặc biệt hoạt động vài năm nay, nhưng họ cần có người Việt làm trong ngành để giúp làm test, phỏng vấn phụ huynh và bé S. Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu người Việt thì học chắc chắn không có tại đó rồi.


Chắc chắn họ phải tìm chuyên viên Việt, và cả người thông dịch, vì những hỏi đáp là quan trọng cho điểm test. Ngay cả việc tìm ra test bằng tiếng Việt đã nhiêu khê rồi, vì hì hì, hiện chỉ có 1 test mà thôi. Rất hạn chế.

Vì vậy bé vẫn còn ở nhà đợi đi học. Phụ huynh có xin cho bé chuyển sang 1 trường khác để bé được vào học ngay, nhưng tiếc rằng học khu đã từ chối vì lý do tôi nói ở trên (nhà khu nào học khu đó). Phụ huynh hiện đang liên lạc với 1 chuyên gia ngôn ngữ trị liệu để xin cô ta giới thiệu cho chuyển trường nhưng hy vọng thành công rất thấp (cô này từ chối vào lần trước).


Nếu 1 ngôi trường có chương trình thích hợp cho em S nhưng không ở trong học khu của bé, cha mẹ bé có thể yêu cầu học khu của bé trả tiền xe đưa đón và tiền học cho bé tại ngôi trường đó. Tuy vậy, phụ huynh phải chứng minh là bé cần đi học lập tức và chỉ có thể học tại ngôi trường kia. Chứng minh điều này không dễ tí nào. Bản chất là học khu của bé có chương trình, nhưng phải chờ thẩm định.

Nhờ ai đó can thiệp thì... hì hì... ở Mỹ mà, hổng làm được đâu! Ngay cả bà hiệu trưởng hay thanh tra học chính (là vị xếp của mọi hiệu trưởng trong một học khu) cũng không làm gì qua mặt điều lệ được. Cũng không ai dại dột gì mà "giới thiệu chuyển trưởng" nếu không có lý do chính đáng (là lý do mà tôi nói phụ huynh phải chứng minh cho được).

Hiện tại bé S vẫn ở nhà vì trường tại học khu vẫn nói đang đợi. Tôi cũng bực mình chuyện này vì không hiểu họ đang đợi gì, và tại sao trường kia cùng học khu lại không có vấn đề gì (vì cùng học khu thì họ sẽ share/cùng có thể sử dụng ngôn ngữ trị liệu hoặc các dịch vụ tiếng Việt của nhau). Cái khó của tôi là bé S nằm ở học khu, vùng khác, cho nên họ có quyền không nói chuyện với mình vì mình không phải là custody / được ủy quyền coi bé mà hồ sơ thì được bảo mật nên họ rất do dự khi nói chuyện với mình cho dù phụ huynh muốn vậy.


Ấy, sao anh lại bực. Anh không nhớ có lần tôi phải lái xe 1 tiếng đồng hồ đi làm thẩm định cho một em bé VN đến từ Hà Nội, ở cái vùng núi mà tôi gọi anh ơi ới để chỉ đường qua điện thoại đó!

Luật giáo dục Hoa Kỳ buộc rằng một học sinh chuyên biệt phải được học trong môi trường ít giới hạn nhất. It's the least restrictive environment. Nghĩa là những kế hoạch học tập phải tối đa hóa thời gian và sinh hoạt mà em bé ấy được tiếp xúc với nhóm trẻ phát triển theo chuẩn. Vậy, nhà trường buộc phải biết khả năng của bé một cách chính xác để định ra môi trường ấy (học lớp chuyên biệt hay không, nếu học thì bao nhiêu giờ ở đó, bao nhiêu giờ được vào với bạn phát triển theo chuẩn, cần dịch vụ gì...) Để có kết quả chính xác về khả năng và nhu cầu, nhà trường buộc phải đi qua thẩm định chính thức.

Không có học khu nào, không có nhân viên nào, dám lên kế hoạch hoặc ký vào một kế hoạch giáo chuyên biệt mà không có kết quả thẩm định đi kèm. Lộn xộn, tòa án ngay trong thành phố sẽ lôi từ thanh tra học chính, đến hiệu trưởng, hiệu phó học tập, trưởng phòng giáo dục đặc biệt, giáo viên, chuyên viên, phụ giáo, và cả cha mẹ ra tòa. Lúc này, em học sinh kia được chính chính quyền tiểu bang đại diện để kiện nhà trường và phụ huynh tội "làm ẩu".

Việc anh và tôi không trao đổi với học khu của S thì anh đã biết: chúng ta không có quyền giám hộ chính thức. Dĩ nhiên, cha mẹ của S có thể ký giấy cho phép CCM trao đổi, nhưng chúng ta vẫn gặp khó khăn khi chính nhà trường vẫn chỉ coi CCM là advocate. Chỉ khi cả đám lau nhau ngồi vào họp trong 1 phòng thì ý kiến của CCM, của anh, của tôi mới có "ký lô". Phone, email... chả ăn nhập gì. Dễ hiểu mà, advocates thì chả là cái quái gì hết. Tôi đã làm việc với nhóm advocates nhiều lần. Tôi trọng nể họ, nhưng họ không phải là những cá nhân có khả năng quyết định trước luật pháp cho em học sinh ấy. Họ chỉ là cố vấn của cha mẹ mà thôi.

Bài học ở đây là:

a) phụ huynh và CCM nên phối hợp tốt hơn khi phụ huynh quyết định dọn nhà . CCM có thể nói chuyện với học khu để giới thiệu khu vực nhà ở thích hợp . Điều này không quan trọng lắm nếu phụ huynh định cư tại các thành phố lớn đông người Việt như San Jose, nhưng với các vùng vắng vẻ hơn thì rất cần.


Kinh nghiệm của tôi là: chúng ta đã góp ý, đã chia xẻ, đã cố vấn. Tiếc là chính các phụ huynh khi rời VN còn nhiều cố vấn khác, cho nhiều vấn đề khác. Thí dụ, chị A muốn đi San Jose vì biết CCM biết rõ vùng này và phụ cận để giúp con chị, nhưng chồng chị và mẹ chồng chị lại muốn sang Boston vì 9 anh chị em bên chồng đều ở đó. Anh B muốn đưa con vào học ở học khu S vì tại đó CCM biết một số chuyên viên và giáo viên thân, nhưng giá nhà ở học khu này khiến anh B lo không xuể ở mấy tháng đầu tiên. Anh Chị C phải về một thành phố vắng như chùa bà đanh, không có 1 mạng Việt Nam nào hết (trừ ông anh vợ) vì đó là nơi ông anh vợ có thể cho chị làm nail trong tiệm của họ.

b) Đừng giả định rằng khi qua Hoa Kỳ, bé sẽ vào học mau chóng. Học khu những nơi xa có thể có những khó khăn và họ sẽ bắt chúng ta đợi.


Dĩ nhiên rồi. Bên chồng tôi có ông anh mới sang, qua tuần thứ nhì là tôi đưa được tụi nhỏ vào trường học. Nhưng đó là khi các cháu không cần hỗ trợ chuyên biệt. Các em học sinh cần hỗ trợ như thế nhất định phải đi qua thẩm định như tôi đã giải thích.

Các duy nhất để vào học trong khi chờ trường thẩm định là phụ huynh đưa con đi thẩm định ở các phòng mạch tư. Cần ngôn ngữ thì tìm các phòng mạch ngôn ngữ (nhưng sẽ không bao giờ có người Việt). Cần chẩn đoán y khoa về asperger hay tự kỷ, down... thì tìm bác sĩ nhi khoa hay phân tâm. Các vị này có thể nói tiếng Việt nếu ở vùng đông người Việt.

Cũng xin nhớ dù có tìm ra bác sĩ và chuyên viên thì cái hẹn cũng vài tuần, chứ không sáng gọi chiều khám rồi kết quả chiều mai đâu.

Kết luận, tôi xin lỗi khi phụ huynh và em S phải chờ, nhưng nhà trường chịu những khoản luật khắt khe để ngăn ngừa việc ngược đãi, miệt thị, coi thường các cá nhân khuyết tật. Vì thế cho nên rằng thì là họ sẽ không nhắm mắt nhắm mũi đưa học sinh vào lớp đâu.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Đưa bé qua Mỹ học: may và rủi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 5 01, 2012 4:38 pm

Mới nói chuyện với mẹ bé M. Do không có chuyên gia ngôn ngữ trị liệu tiếng Việt ở vùng M ở nên M vẫn đang gặp nhiều khó khăn hội nhập. Mối lo khác là sắp tới hè rồi, M ở nhà suốt sẽ rất stress và sẽ bị thụt lùi. Hai kế hoạch là: a) Tìm trường tư tại California để học hè (có khả năng có người trợ lý ngôn ngữ nói tiếng Việt) b) Cho M về lại Việt Nam học ở Ban Mai, chương trình sẽ là song ngữ với mục đích giúp M hội nhập tốt hơn vào tháng 9.

Về mặt ăn uống thì M vẫn bị khó khăn trong việc ăn thức ăn tại trường... :(
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách.

cron