Đọc bài của mẹ Bông thấy giống con mình quá. Cũng đi khám lần đầu trước 23 tháng bs bảo có nguy cơ TK Cũng kê thuốc bổ não và vitamin tổng hợp y hệt như Bông. Mình cho con uống 2 tháng rồi cho đi nhà trẻ như bs chỉ định. Sau khi đi trẻ thì bé tiến bộ hơn 1 chút, nhanh nhẹn hơn, gọi có quay lại, biết làm thêm 1 số trò nhưng vẫn chưa nói được tẹo nào.
Đến 25 tháng khám lại Bs sau đó đi khám lại thì lại bảo là TK nhưng bảo nhẹ nên mẹ cứ chịu khó dạy là khỏi????
TK không phải là bệnh, và đã không là bệnh thì chẳng có việc chữa khỏi.
Cho tới giờ này, các nhà khoa học đều đồng ý là TK là 1 dạng rối loạn cần can thiệp suốt đời (nhưng không có nghĩa là phải đi học suốt đời đâu nhé). Ngân sách tiểu bang California đang bỏ ra khoảng 48 ngàn USD 1 năm can thiệp cho trẻ TK (7 ngàn cho trẻ không TK) tại trường học . Chữa hết được thì họ đã làm rồi.
Có một số trường hợp phụ huynh thấy "khỏi bệnh" là vì test lúc đầu sai, bé chưa có rối loạn TK bao giờ cả.
Cái này tôi đoán thôi nhe, có thể đúng có thể sai. Có nhiều lý do tại sao họ làm như bạn kể ở trên:
1) Vì làm test mất thời gian, và giờ làm việc không cho phép làm kỹ càng như trong DSM-IV, nên họ phải dựa vào quan sát nhiều. Mà đã quan sát thì sao dám khẳng định 100%? Test coi trẻ có TK không thì không phải vài chục phút quan sát là xong đâu.
2) Vì lý do tâm lý không muốn phụ huynh bị sốc, họ nói vậy cho bạn quen dần, rồi từ từ nói rõ sau.
Tôi coi nhiều hồ sơ trẻ TK tại và rất buồn cái vụ test này. Có người dùng PEP để đánh giá trẻ có TK hay không Có người dùng PEP vì ... người khác dạy mình phải dùng Tôi hiểU là ở một số nơi PH chưa có nhân lực để làm những bộ test đúng đắn, nên việc dùng tạm PEP để lên chương trình học tạm thời thì OK, nhưng người dùng phải biết giới hạn/thiếu sót của nó chứ . Anh nói quê anh chưa có trụ sinh, anh dùng thuốc giảm đau cho bé uống tạm thời ở trạm xá thì OK, sau đó anh giải thích cho phụ huynh sắp tới nên làm gì. Nhưng anh tin rằng thuốc giảm đau chữa bá bệnh thì nguy quá, nhất là khi anh lại định nhân rộng ra, ai tới anh cũng cho 1 viên giảm đau thì không được rồi.
Trở lại chuyện bé, bạn tạm thời quên mấy cái kết luận đó đi. Chú trọng vào việc quan sát con mình cần giúp đỡ phần nào, ghi chú, và lên diễn đàn này tìm cách can thiệp cho con, hỏi chuyên gia, học từ các phụ huynh khác, kể lại kinh nghiệm của mình.
Có điều thắc mắc về chế độ ăn, cô giáo ở trường newstar (HN) khuyên là kiêng sữa, bột mỳ và đường.
Đường thì trẻ con mình ăn nhiều quá, trong sữa có đường này, trong cơm cũng có đường này ... nên họ khuyên có lý. Vụ bột mì và sữa thì nên khuyên dựa trên quan sát từng trẻ, không nên đưa ra như 1 chính sách chung. Bạn phải chứng minh được nếu uống sữa con tôi sẽ bị gì, kiêng sữa thì con tôi lấy nguồn dinh dưỡng thay thế từ đâu ra ... Và người khuyên ít ra phải được đào tạo về dinh dưỡng.
Việc uống thuốc thì có 3 vấn đề, thứ nhất chúng ta đang lạm dụng thuốc, hơi tí là cho. Thứ 2 là người cho thuốc phải có trách nhiệm theo dõi, và chỉ dẫn cô giáo theo dõi tại lớp học. Thứ 3 là thuốc giảm tăng động phải đi chung với 1 chương trình can thiệp hợp lý . Nói nôm na là uống thuốc là việc chẳng đặng đừng, vậy thì khi cho bé uống chúng ta phải làm gì đó chứ ? Chứ cho uống cho bớt tăng động, mà lại cho bé chạy lông rông không can thiệp thì rất uổng .
Vì 2 lý do đầu mà CCM, dù là có bác sĩ, sẽ không bao giờ viết toa thuốc cho học sinh nào ở VN cả . Phụ huynh phải làm việc với bác sĩ riêng của mình tại Việt nam và quyết định . Khi phụ huynh đã cho uống rồi, chúng tôi sẽ cho giáo viên theo dõi các phản ứng và báo cáo lại cho bác sĩ . Vì lý do thứ 3 nên khi ai hỏi tôi "bác sĩ của em nói cho bé uống ..., tôi sẽ hỏi lại là 'bạn có chương trình can thiệp rõ ràng chưa'?"
Nếu bạn không biết thuốc bác sĩ cho là gì, theo dõi ra sao, và phản ứng phụ là gì, bạn chưa sẵn sàng đâu. Quành lại hỏi bác sĩ cho rõ ràng đã nhé.
Bây giờ bé vẫn đi nhà trẻ thường, sau đó đi can thiệp 1 ngày 1h rưỡi. Nhưng mà cũng chưa thấy tiến triển gì nhiều. Thôi thì mình cũng chắng thắc mắc bs nữa, con mình chậm đến đâu thì cố dạy con đến đấy thôi
Vâng, bạn cứ kiên nhẫn và cố gắng, đừng đê? các thắc mắc kia làm mình mất chú tâm. Chúng ta bàn 1 lần rồi cho nó qua một bên. Giờ bạn nói tôi nghe xem rong 1h rưỡi mỗi ngày, ai dạy bé và đang dạy những gì được không?