trẻ đã nói được nhưng chưa thể nói khi có nhu cầu là vì vốn từ của cháu còn ít quá nên cháu ko sử dụng khi có tình huống xảy ra như vậy có đúng ko anh ?
Đôi khi chữ "nói được" có nghĩa là biết phát ra âm thanh, bắt chước một âm thanh nào đó. Còn việc hiểu được, và dùng để chỉ ra cái mình muốn là chuyện khác.
Một bé có thể nói chữ "banh" theo mẹ, nhưng đưa quả banh ra hỏi gì đây thì không trả lời được là "banh", hoặc mẹ nói "lấy cho mẹ quả banh" thì không hiểu mẹ nói gì. Có trẻ lấy được quả banh, nhưng lúc mẹ hỏi "con thích gì" thì tuy là thích banh nhưng không chỉ ra hay nói ra cho mẹ biết được. Có trẻ thì chỉ làm được khi có quả banh trước mặt, giấu quả banh đi thì không làm được.
Nếu người ta giải thích cho bạn các hiện tượng trên rồi kết luận là bé chưa nói được vì vốn từ còn ít, thì "may ra" bạn nên tin. Còn không thì nên xét lại. Về mặt nhận thức thì yêu cầu không đi chung với vốn từ. Các em khiếm thính và không nói được, có vốn từ gì đâu nhưng vẫn dùng tay ra hiệu cái mình muốn đó thôi!
nhưng anh có bài tập mắt nào giúp mắt cháu trở lại bình thường được ko?
Nói vắn tắt là không vì tôi không biết tình trạng ra sao cả. Điều này nằm ngoài chuyên môn của tôi rồi, và tôi có đi hỏi bác sĩ mắt bên này thì họ cũng chịu thua vì không gặp được bé trực tiếp.
Càng ngày cháu càng lớn cháu càng hung dữ hơn
Đây là việc đương nhiên vì càng lớn, độ đòi hỏi nói ra cái mình muốn càng cao hơn. Khi ngôn ngữ không cho phép diễn tả các nhu cầu ngày càng cao và càng trừu tượng, hành vi sẽ đi xuống nếu không được can thiệp đúng đắn.
lúc đó cách giải quyết của e là tùy trường hợp e làm lơ
Thế những người trong gia đình có làm như bạn không? Mọi người đều đồng lòng làm thì mới hiệu quả nhé.
làm lơ hoặc giải thích cho cháu hiểu là cái đó cháu ko được lấy như vậy là hư là ko ngoan
Việc đầu tiên là bạn nhận ra tình cảm của bé đã, tức là "con đang giận hả . Mẹ hiểu là con đang tức giận vì không được chơi "
Sau đó là phần giải thích như bạn đang làm .
Và đừng nói là "con hư". Mẹ không đồng ý với hành vi, cách con cư xử, nhưng bản thân con không hư.
Cũng giống như bạn thân mời bạn đi ăn sinh nhật mà bạn lại không đi được. Việc đầu tiên không phải là giải thích, mà là cảm nhận tình cảm của người kia trước đã: "chắc bạn buồn và thất vọng vì Thu không chịu đi". Trao đổi để mình cảm nhận đúng tình cảm của người kia trước đã nhé.
Sau đó mới giải thích phải không ạ? "Tâm" mình chỉnh cho đúng chỗ thì "ý" mới sinh ra đúng cảnh, và "lời" mới hợp tai (tâm sinh ý, ý sinh lời mà bạn). Và theo ý nhỏ mọn của tôi là bạn chỉ nên làm những cái tôi khuyên nếu bạn thật sự tin đó là điều tốt . Còn như làm để cho người kia hài lòng thôi thì không nên vì vậy là mình sống lệch với chính mình, lâu ngày sinh ra lắm bệnh lắm.
Làm cách nào để mỗi khi cháu muốn gì thì cháu có thể nói cho mẹ biết hả anh ? VD : con muốn đi ngủ, con muốn đi chơi, con muốn ăn bánh, con muốn mẹ ôm con....
Dựa trên những gì bạn kể thì tôi sẽ khuyên bạn cho bé dùng hình ảnh . Khi muốn đi chơi, mẹ lấy hình "đi chơi" ra cho bé sử dụng. Vậy là mẹ đào được 1 con kinh thoát nước, cho vùng đất nhu cầu của con không bị ngập lụt. Sau đó dần dần mình tìm cách chuyển sang ngôn ngữ nói, tức là mẹ khơi con kinh cho nó to ra, thành một con sông đàng hoàng để giao thương với con.
Nghiên cứu cho biết
với trẻ có khả năng có ngôn ngữ nói, trung bình trẻ mất khoảng 13 tháng để chuyển từ hình ảnh sang ngôn ngữ nói. Tại Ban Mai hiện có 1 bé chỉ mất 4 tháng (đây là bé tôi kể lúc mới vào cắn tôi 1 cái đó), nhưng đó là
trường hợp ngoại lệ. Bạn nên dùng con số 13 tháng thì đỡ kỳ vọng hơn. Dĩ nhiên có trẻ sẽ không bao giờ có ngôn ngữ nói, lúc đó việc có hệ thống hình ảnh trao đổi cũng giúp trẻ rất nhiều khi trưởng thành. Điều tệ nhất có thể xảy ra là trẻ không có ngôn ngữ nói, và cũng không có 1 hệ thống ngôn ngữ thay thế để bày tỏ.