Bé chỉ tay nhưng không nói!

Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 11 17, 2011 9:56 pm

Trong thời gian qua, tôi thường nhận được các câu hỏi đại loại như "bé nhà em không nói, chỉ có chỉ tay mà thôi". Phụ huynh thường nghĩ rằng nếu bé không nói ra mà dùng tay để chỉ, tức là ngôn ngữ có vấn đề - thậm chí nhận thức cũng có vấn đề.

Hôm nay tôi xin viết bài này để thuyết phục các bạn rằng tình hình không tệ như bạn nghĩ. Thứ nhất, ngôn ngữ không chỉ là lời nói như tôi trình bày trong bài này viewtopic.php?f=8&t=1684

Thứ hai, cái hành động "chỉ tay", nhìn có vẻ đơn giản, thật ra là cả một quy trình nhận thức phức tạp. Khi 1 em bé chỉ tay vào vật muốn đòi, tôi muốn các bạn biết rằng em có nhận thức rất tốt. Em có cái mà dân trong ngành gọi là "theory of mind", có khả năng đóng vai người khác. Nếu bạn chưa biết theory of mind là gì, xin bạn đọc bài này trước http://www.concuame.com/index.php?optio ... Itemid=150

Khi bé chỉ tay đòi vật gì, bé đã có những phát triển nhận thức quan trọng như sau:

1) Đầu tiên và quan trọng nhất là bé có "theory of mind", có khả năng đóng vai. Bé thấy vật muốn đòi, và biết được là nếu mình thấy, hẳn nhiên mẹ của mình cũng thấy. Đó là khả năng đóng vai mẹ để biết được hệ thống thị giác của mẹ hoạt động giống hệ thống thị giác của con.

2) Sau đó khi bé chỉ, bé biết được mẹ sẽ biết nhìn theo hướng tay của mình để biết mình muốn gì. Đây là chứng minh thứ 2 là bé có khả năng đóng vai, có theory of mind.

Chúng ta thường chú trọng tới ngôn ngữ nói, nên khi khám và thấy bé chỉ tay mà không nói, chúng ta thường có các đánh giá tiêu cực mà quên đi rằng bé đã có những phát triển nhận thức rất quan trọng, rất cần cho việc can thiệp. Các chuyên gia khám, thẩm định thường chạm lỗi này, quá chú trọng tới ngôn ngữ nói. Như vậy họ vô tình làm nhụt chí phụ huynh, làm phụ huynh lầm tưởng rằng con mình rất yếu kém.

Việc bé chỉ tay mở ra cánh cửa cơ hội cho chúng ta đáp ứng nhu cầu của bé, cũng chính là cơ hội cho chúng ta can thiệp để từng bước chuyển nhu cầu được thỏa mãn của trẻ thành nhu cầu phải giao tiếp, vào sau đó là nhu cầu muốn giao tiếp.

Trong lần tới tôi sẽ viết về quy trình chuyển từ "nhu cầu phải giao tiếp" thành "nhu cầu muốn giao tiếp".
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 11 18, 2011 12:44 am

Nhiều nhà khoa học, trong đó có Tiến sĩ Temple Grandin là một người có rối loạn TK, tin rằng phần lớn trẻ TK suy nghĩ bằng hình ảnh. Trong đầu các bé là một chuỗi các hình ảnh được ráp nối lại theo một quy trình nào đó. Nói nôm na thì giống như các bé có trong đầu rất nhiều đoạn phim ngắn, mỗi đoạn bé dùng để hiểu một công đoạn nào đó . Có khúc phim quay cảnh tay mẹ mở cửa tủ: bé dùng khúc phim này để biết mẹ mở tủ ra sao.

Temple-Grandin.jpg
Temple-Grandin.jpg (12.62 KiB) Đã xem 9795 lần.


Hình trên: Tiến sĩ Temple Grandin

Vấn đề là các khúc phim đó được bé quay không có lời, và chúng được quay chú trọng vào đồ vật. Trong ví dụ mở tủ, ống kính không quay cả khung cảnh người mẹ đứng nhìn bé, mặt cười, miệng mấp máy nói và tay mở tủ. Bé chỉ quay vào cánh tay mẹ mở tủ mà thôi.

Và trước tuổi phát triển ngôn ngữ, các bé TK đã phát triển khả năng đặc biệt này, dùng các khúc phim đơn giản đó để vẽ tại một quy trình phức tạp trong đầu mình. Ví dụ như bé P con chị T với khả năng tháo ráp các đt di động, hay bé TS ở Đông Anh với khả năng nhớ lại một hình ảnh nào đó bé thấy trên đường lên Hà nội, rồi vẽ lại cực kỳ chi tiết khi vào lớp.

Vậy thì làm sao chúng ta làm cho khúc phim đó có tiếng nói, và nó quay góc rộng ra, thấy cả cảnh mẹ, khuôn mặt mẹ ...

Và nếu bạn hiểu rằng hình ảnh thời khóa biểu bạn đang dùng cho trẻ là một trong những khung/frame của cuốn băng đó, bạn sẽ giải mã được quy trình, đưa được tiếng nói vào đoạn phim. Đây là khoa học và cũng là nghệ thuật của một chương trình can thiệp, sự phối hợp của chuyên gia và giáo viên.

Và khi bạn "chọn", "lôi ra" đúng hình ảnh trong cuộn phim không tiếng nói của bé, bạn có biết là bạn đã làm được việc gì không? Bạn đã chứng minh cho bé biết là bạn hiểu được bé.

Các bé TK không biết rằng chúng ta hiểu được bé vì thường các bé không có theory of mind, không có khả năng đóng vai. Khi bé không TK với tay lấy điện thoại của mẹ, bé biết được là mẹ biết mình muốn lấy. Khi bé TK với tay đòi y như vậy, bé không biết được là mẹ biết mình muốn. Như vậy thì bạn có làm gì đi nữa, bé cũng không biết hành động lắc đầu, ngôn ngữ nói "không được" của bạn có liên quan tới cái điện thoại đó. Đây là lý do trong một số trường hợp, chúng ta không hiểu được "tại sao con em nhất định đòi, bướng quá ..."

Khi bạn chứng minh cho bé rằng bạn hiểu được bé đầu tiên là qua hình ảnh, thì việc chứng minh bạn hiểu được bé qua ngôn ngữ sẽ dễ hơn rất nhiều.

Vậy thì bạn nên dùng hình ảnh gì cho thích hợp? Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Bạn dùng hình trắng đen, nét vẽ sơ sài theo trường phái PECS hay khác đi của VIA? Sao bạn biết bé của bạn nhận ra vật gì đó bằng hình ảnh mà không phải là khứu giác (bé đưa lên ngửi), xúc giác (đưa gõ gõ vào răng, dùng 2 ngón tay gõ vào).
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 11 27, 2011 5:53 pm

Hôm nay chúng ta nói thêm về hành động chỉ tay & ngôn ngữ nói...

Nếu các bạn nhớ lại bài học môn Sinh lúc nhỏ, người ta giải thích con người từ thuở xa xưa phát triển ngôn ngữ nói với 3 lý do sau đây:

1) Ngôn ngữ bằng tay chân không thể dùng vào ban đêm, vào những lúc mà chúng ta nhìn không thấy nhau.
2) Ngôn ngữ nói giúp chúng ta có thể vừa làm việc, vừa trao đổi thông tin (thay vì phải ngừng làm việc để dùng tay chân chỉ trỏ).
3) Ngôn ngữ giúp xây dựng, trao đổi các khái niệm trừu tượng.

Các phân tích này giúp chúng ta tạo ra các tình huống để can thiệp ngôn ngữ cho các bé TK tốt hơn. Ví dụ như để áp dụng điều 1 vào trẻ TK, bạn nên để các vật bé muốn đòi nằm khuất đi. Lúc đó ngôn ngữ chỉ tay sẽ không hoạt động hiệu quả.

Một ứng dụng khác bên Ngôn ngữ trị liệu hay áp dụng là cố tình làm cho ngôn ngữ nói của bé không hiệu quả, ví dụ như bé nói "an bé" (ăn bánh), mẹ sẽ lập lại nguyên câu "an bén" và trợn mắt ngạc nhiên không hiểu "an bén" là gì. Mẹ quay qua nhìn bố, và bố nói "Con nói ' ăn bánh '". Lúc đó mẹ à lên một tiếng, lập lại cho đúng chữ "ăn bánh" và đưa bánh cho con.

Với những tình huống khéo léo đặt ra đều đặn, dần dà bé biết được 2 điều: bé nghe được 2 cách phát âm "đúng" và "chưa đúng" của mình, và bé biết được khi nói đúng thì nó hiệu quả ra sao. Tôi dùng chữ "khéo léo" vì nếu quá đà, bé sẽ bùng nổ, hoặc bực bội và không thích các giờ học ngôn ngữ nữa.

Bạn có bao giờ cầm ly nước chanh mà bé thích, cho vào tủ lạnh để khi bé đòi, mở ra thì không thấy ly nước chanh đâu? Lúc đó bé chỉ thấy ly cà phê của bố là món mà bé ghét! Bé muốn tìm ly nước chanh nhưng không thấy nó đâu? Đó cũng là lúc ngôn ngữ chỉ tay của bé không còn hiệu quả.

Và dĩ nhiên bạn chọn ly nước chanh vì bé của bạn đang tập nói vần "Ch", đúng không ạ?
Sửa lần cuối bởi phi vào ngày T.Hai Tháng 11 28, 2011 2:02 am với 2 lần sửa.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 11 27, 2011 6:30 pm

Noam Chomsky là một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đã viết rất nhiều bài về vấn đề này. Ông ta cũng là cha đẻ của ngành trí thông minh nhân tạo, cống hiến nhiều vào ngành ngôn ngữ cho máy điện toán.

Có bao giờ bạn tự hỏi bạn có suy nghĩ bằng ngôn ngữ không? Ví dụ bạn muốn đi mở tủ lấy nước uống, bạn sẽ nghĩ nguyên câu "đi lấy nước uống" trong đầu, hay bạn nghĩ mà không dùng ngôn ngữ? Hay bạn nghĩ bằng hình ảnh? Hay bạn nghĩ chỉ bằng ý nghĩ?

Trẻ TK chỉ nói ra được (hoặc diễn tả) những gì các bé biết (nhận thức). Vậy thì một trong những can thiệp "chắc ăn và an toàn" nhất là hãy làm cho nhận thức của bé nhiều hơn vốn từ bé có (vốn từ có thể là ngôn ngữ nói hay cử chỉ, hành vi). Khi nhu cầu cần trao đổi các kiến thức mới đó xảy ra, bé sẽ có nhu cầu cần phải diễn tả. Đó là các cơ hội vàng cho chúng ta can thiệp về ngôn ngữ.

Và khi can thiệp ngôn ngữ cho trẻ, chúng ta phải chú trọng vào 4 mặt căn bản của ngôn ngữ:

- Nghĩa: ý nghĩa của các từ, các chữ, kể cả việc 1 chữ có nhiều nghĩa khác nhau tùy vào vị trí trong câu, vd như "Sao Bảo không tới!" và "Sao bảo không tới?"
- Văn phạm: "con muốn sữa" thay vì "mẹ, sữa"
- Chuyển nghĩa (tôi dịch đại từ chữ "morphologic): ví dụ như "dạ" khác với "daaaạa ..." (kéo dài giọng ra)
- Phát âm

Khi các bé TK hay không TK học ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học tin rằng các bé tìm những pattern, những khuôn mẫu trong câu nói của những người chung quanh rồi đổi các danh từ và chủ từ cho hợp với mình. Một số trẻ khác sẽ không học như vậy: các em sẽ nói đại các câu mới hoàn toàn sai về văn phạm với hy vọng người lớn hiểu được mình.

Một số các chuyên gia ngôn ngữ tin rằng trẻ em tại châu Á có khuynh hướng tìm danh từ thay vào, tức là học theo cách 1. Điều đó giải thích tại sao các thẻ ngôn ngữ tại Trường Ban Mai thiên về danh từ.

Mowrer là một người tiên phong về nghiên cứu này . Mowrer tin rằng trẻ TK tuy không nói ra, nhưng vẫn "lẩm nhẩm" các chữ quen thuộc trong đầu để tìm cảm giác tích cực. Ví dụ như một bé TK có thể không nói được chữ "mẹ" nhưng sẽ "nhẩm trong đầu" chữ "mẹ" để tìm cảm giác ấm áp của mẹ mình. Điều này rất trùng hợp với các nghiên cứu về trẻ trong các lĩnh vực toán mà tôi sẽ nói khi có dịp. Tôi coi các video và thật sự kinh ngạc khi thấy các em bé mới chỉ vài ngày tuổi đã có khả năng làm toán cộng và trừ. Đây là các em bé "bình thường" chứ không phải các em bé thần đồng.

Các nghiên cứu về trẻ em trong lĩnh vực ngôn ngữ và nhận thức gần đây đã được áp dụng vào lĩnh vực TK rất hiệu quả. Và theo tôi đó là điều kỳ diệu của ngành giáo dục đặc biệt Hoa Kỳ. Họ không mong chờ thuốc tiên hay một phương pháp can thiệp kỳ diệu nào đó ra đời, họ biết các khám phá khoa học thật sự, cộng với sự cập nhật kiến thức, đào tạo cho chuyên gia và giáo viên là chìa khóa đưa các em vào hội nhập. Giới giáo dục đặc biệt Hoa Kỳ đã nhận ra, từ những năm 70 của thế kỷ trước, là một cái cây nó đổ do ta mỗi ngày cưa một ít, chứ không vì người khổng lồ tới đạp đổ dùm chúng ta.

Và bây giờ chắc các bạn đã biết lý do tại sao có câu này trong diễn đàn về chị Tường Anh:

Theo luật tiểu bang mỗi 5 năm cô Anh phải tu nghiệp 150 giờ để được hành nghề tại California.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 11 28, 2011 12:28 am

Chúng ta luôn mong muốn con cái phát triển tốt về ngôn ngữ, vậy chúng ta cũng nên chú ý tơ'i cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ trong gia đình và cách chúng ta khuyến khích con cái tìm tòi, phản biện.

Basil Bersteirn là một nhà ngôn ngữ/xã hội học đi tiên phong đề tài này . Ông ta làm các nghiên cứu cho 2 nhóm trẻ bên nước Anh. Một nhóm thuộc giới trung lưu, một nhóm thuộc giới lao động . Khi được hỏi phải mô tả một tấm hình, các em từ các gia đình trung lưu đã dùng rất nhiều danh từ thật cụ thể . Ngược lại các em từ nhóm bên kia sử dụng danh từ ít hơn, thường dùng các từ như "nó", "cái đó" ... Tóm lại, nghe các em nhóm này miêu tả, người ta khó mường tượng ra được tấm hình các em muốn miêu tả . Nói một cách khác là khả năng ngôn ngữ biểu cảm expressive của các em thua kém nhóm kia.

Ông Bernstein tin rằng do cấu trúc gia đình của nhóm thứ 2, các em lớn lên trong khuôn khổ gia trưởng . Người cha quyết định, ít cho các em cơ hội góp ý. Trong khi đó gia đình trung lưu bên Anh thì cởi mở hơn, các con thường có dịp nói lên ý kiến của mình để cha mẹ góp ý. Ngay cả khi trẻ chưa nói, văn hóa trao đổi, cùng bàn luận trong gia đình sẽ giúp các em phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi nguyenminhthu » CN Tháng 1 29, 2012 10:46 pm

Chao anh Phi !
Doc bai viet nay e thay be nha e dang trong giai doan nay, tuy be co ngon ngu nhung be ko chiu noi khi co nhu cau ma chi tay hoac tu lam 1 minh hoac noi khi duoc me yeu cau. VD : chau muon bat quat thi chau dat me toi chi vao quat, luc do me hoi con muon gi thi chau noi bat quat mat. Hau het cac sinh hoat trong gdinh cung nhu vay, me hoi thi chau noi ko hoi thi chau chi tay thoi. Lam cach nao de giup chau co ngon ngu tu phat, anh Phi oi giup e voi ?
nguyenminhthu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 05, 2010 9:24 pm

Re: Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 1 30, 2012 12:58 am

nguyenminhthu đã viết:Chao anh Phi !
Doc bai viet nay e thay be nha e dang trong giai doan nay, tuy be co ngon ngu nhung be ko chiu noi khi co nhu cau ma chi tay hoac tu lam 1 minh hoac noi khi duoc me yeu cau. VD : chau muon bat quat thi chau dat me toi chi vao quat, luc do me hoi con muon gi thi chau noi bat quat mat. Hau het cac sinh hoat trong gdinh cung nhu vay, me hoi thi chau noi ko hoi thi chau chi tay thoi. Lam cach nao de giup chau co ngon ngu tu phat, anh Phi oi giup e voi ?


Tôi sẽ trả lời chung chung cho bạn trước, rồi bạn vào đăng câu hỏi cụ thể phần Hỏi Đáp để tôi trả lời trong đó cho rõ ràng nhé.
Các bé chỉ tay vì 2 lý do chính:

1) Vì nó (việc chỉ tay) hiệu quả . Lần nào chỉ tay cũng được cái mình muốn .
2) Vì bé không biết cách nào khác hiệu quả hơn. Lời nói thì bé chưa có, mà cách diễn tả khác thì bé chưa biết .

Chắc bạn cũng đồng ý là mục số (2) nói dễ nhưng làm khó . Ngoài ra, không chỉ đơn thuần là bắt bé nói, mà là làm sao để nhận thức đi sát với tầng phát triển ngôn ngữ . Nếu không thì mình chỉ lập trình mà thôi, không có lợi .

Bạn qua mục <Hỏi đáp> đăng, tôi sẽ trả lời cụ thể hơn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé chỉ tay nhưng không nói!

Gửi bàigửi bởi meanbinh » T.Ba Tháng 3 26, 2019 8:59 pm

bé nhà em thì ko nói, cũng ko có hành động chỉ tay, mà muốn lấy gì thì kéo mẹ lại đấy lấy, em cũng đang đau đầu và hoang mang lắm, hichic
meanbinh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 3 26, 2019 7:42 pm


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách.

cron