Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi staff » T.Ba Tháng 9 20, 2011 12:26 am

Làm sao biết con mình có Rối loạn Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD)

adhd.jpg
adhd.jpg (5.79 KiB) Đã xem 23027 lần.


Phần lớn các bệnh viện trên thế giới dùng các tiêu chuẩn của Viện Nhi Hoa Kỳ để xác định trẻ có Rối loạn Thiếu chú ý hiếu động (ADHD) hay không. Để đánh giá trẻ có ADHD, người ta phải xác định được các yếu tố trong cả 3 lĩnh vực sau:

(1) Sự thiếu chú ý không đúng độ tuổi (tức là ở tuổi này thì không nên có các hành động thiếu chú ý như vậy nữa, ví dụ như có các hành động sau

- Thường mắc các lỗi do thiếu chú ý, không cẩn thận hoặc làm việc không tới nơi tới chốn, thiếu tính chi tiết
- Lo ra, không có khả năng duy trì tập trung khi học bài, làm bài tập hay khi chơi đùa
- Không có kỹ năng lắng nghe, theo dõi người khác nói
- Không có kỹ năng tổ chức, sắp xếp gọn ghẽ
- Không làm theo được các lời chỉ dẫn
- Không thể hoàn tất các công việc được giao hay bài tập cô giáo giao
- Hay tránh làm các công việc đòi hỏi phải tập trung lâu, ví dụ như làm bài tập hay đọc sách
- Hay làm mất học cụ, vật dụng cá nhân
- Dễ dàng bị các tác động ngoài làm mất tập trung, ví dụ như tiếng nhạc, tiếng nói hay tiếng ồn chung quanh
- Hay quên

(2) Bốc đồng, Vội vã

- Buột miệng trả lời trước khi người đối diện hỏi xong câu hỏi
- Không thể đợi đến lượt mình trong các trò chơi luân phiên hoặc các hoạt động có tính cách luân phiên
- Thường cắt lời, cắt phiên người khác và muốn gây hấn
- Bộc phát về cảm xúc không đúng với tuổi của mình
- Không biết chịu đựng, hay cáu gắt

(3) Hiếu động

- Không thể ngồi yên một chỗ
- Luôn chạy, nhảy, di chuyển
- Nói liên miên
- Không thể chơi các trò chơi cần sự im lặng

Nếu nhìn danh sách trên, hẳn phần lớn chúng ta đều có một vài biểu hiện .Do vậy để định xem trẻ có ADHD hay không, người ta xem trẻ có đủ tất cả các yếu tố sau đây hay không:

a) Có ít nhất 6 triệu chứng liệt kê trong phần (1) ở trên
b) Có thêm 6 triệu chứng từ phần (2) hoặc (3)
c) Các triệu chứng phải xảy ra liên tiếp trong 6 tháng
d) Một vài triệu chứng phải xảy ra trước khi trẻ 7 tuổi
e) Các triệu chứng trên phải xảy ra ở 2 nơi khác nhau như tại nhà và tại trường
f) Các triệu chứng xảy ra phải gây ảnh hưởng nặng nề tới việc học và hòa nhập trong xã hội

Đôi khi người ta còn thử máu, chụp quang tuyến, chụp hình não, chụp điện não để loại trừ các vấn đề y khoa khác trước khi quyết định trẻ có ADHD. Xin chú ý rằng tất cả trẻ em, tại một thời điểm nào đó trong đời, sẽ có một vài các triệu chứng kể trên. Tuy nhiên các trẻ có ADHD điển hình bị ảnh hưởng từ các triệu chứng trên làm chúng không thể làm việc/học tập theo trí thông minh sẵn có được, và trẻ bị suy yếu không thể phát triển bình thường về mặt cảm xúc.

Bài tới: Các ảnh hưởng tiêu cực mà gia đình có trẻ ADHD thường gặp
(còn tiếp)
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Các ảnh hưởng tiêu cực & cách giúp con ADHD

Gửi bàigửi bởi staff » T.Ba Tháng 9 20, 2011 8:49 pm

Các ảnh hưởng tiêu cực

Chăm sóc trẻ ADHD rất cực nhọc làm mất đi thời gian của người mẹ để giáo dục các trẻ còn lại trong gia đình. Người cha thường là người ít tương tác với con mình, đứa trẻ có ADHD nhất. Tuy nhiên, người cha thường lại là người tương tác với trẻ ADHD tốt nhất. Lý do là người cha thường ra các mệnh lệnh ngắn gọn, làm trẻ dễ nghe dễ hiểu, giúp trẻ dễ hoàn thành việc được giao. Một lý do khác là người cha thường nghiêm nghị, đôi khi quá đáng, làm trẻ ADHD sợ và vì thế chú ý hơn.

Anh, chị hay em của trẻ ADHD có thể không thích trẻ vì chúng cảm thấy cha mẹ không lo nhiều cho mình. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi cả 2 anh em đều có ADHD, vì thế cha mẹ thường nhận ra vấn đề ở người anh, đâm ra không lo lắng cho người em. Khi người em (cũng có ADHD) phản ứng tiêu cực, cha mẹ lại nghĩ người em đơn thuần là ghen tức thôi, không có vấn đề gì.

Một số lớn trẻ ADHD thường có cha mẹ cũng ADHD. Điều này làm cho việc cha mẹ nhìn nhận, chấp nhận sự thật càng khó khăn hơn. Ví dụ như người cha cũng có ADHD sẽ không chấp nhận, không đủ kiên nhẫn nghe giải thích về các hành vi của con, dễ bùng nổ, làm cho khó khăn của con càng tăng cao. Ngay ở tại Hoa Kỳ, chỉ có một số nhỏ những người trưởng thành có ADHD đã được phát hiện và can thiệp.

Con có ADHD sẽ dễ làm cho mẹ trầm cảm, làm cho việc can thiệp cho trẻ gần như bế tắc. Với nguyên tắc Y khoa tại Hoa Kỳ thì trường hợp này được đánh giá là trường hợp nguy cấp, người mẹ cần đựơc trợ giúp ngay tức khắc để tránh các hành động tiêu cực, cực đoan.

Trẻ ADHD cần cha mẹ bình tĩnh và kiên nhẫn, giúp trẻ vượt qua các khó khăn trước mắt và xây dựng các kỹ năng để sống tốt sau này. Khi cha mẹ trầm cảm và gắt gỏng, văn hóa gia đình càng đẩy trẻ đi vào lối bế tắc, sử dụng la hét và bùng nổ như một hình thức giải quyết vấn đề. Khó khăn của trẻ sẽ ngày càng trầm trọng. Trước khi bàn xem cha mẹ trẻ ADHD nên phụ giúp con mình ra sao, chúng ta hãy điểm qua 4 phương cách giáo dục con cái.

Phương cách yếm thế: Nhiều cha mẹ cho con quá tự do, định đoạt những việc không thích hợp ở độ tuổi trí tuệ của trẻ. Họ cho rằng trẻ phải được tự do, và phải tự học được từ các lỗi lầm chúng gây ra. Họ có thể đặt ra các giới hạn nhưng không áp đặt các giới hạn đó. Trẻ sẽ liên tiếp vượt các giới hạn cha mẹ đặt ra, và sau khi la mắng thì lại đâu vào đấy. Dần dần trẻ sẽ vượt các giới hạn mà thày cô đặt ra tại học đường. Sau cùng thì trẻ sẽ vượt qua các giới hạn về luật pháp mà xã hội đặt ra. Mà xã hội / luật pháp thì nghiêm minh, khi đó hậu quả sẽ trầm trọng, không thể xí xóa bỏ qua được nữa.

Phương cách quyền lực: Có cha mẹ đặt ra các bộ luật cứng nhắc. Giới hạn được chỉ ra rõ ràng, các việc cần phải làm cũng được khoán cho đầu đủ cùng với hậu quả nếu không làm theo lời. Khi trẻ không làm theo hay không làm được, cha mẹ sẽ trừng phạt trẻ nghiêm khắc.

Phương cách độc tài: Khác với phương cách quyền lực, có cha mẹ dạy con bằng sợ hãi qua những lời nhiếc móc hay đòn roi. Trẻ làm việc vì sợ bạo lực sẽ xảy ra với mình nếu mình không vâng lời. Trẻ sẽ lớn lên mất tự tin và thường sống phụ thuộc vào người khác khi trưởng thành. Nếu may mắn thoát khỏi vòng xoay bạo lực này, trẻ cũng là người làm việc ù lì, phải đợi người khác thúc mình và ra việc cho mình cụ thể, không có khả năng sáng tạo. Vòng xoay bạo lực là một hiện tượng khi trẻ bị bạo hành, sau này lớn lên làm cha mẹ cũng sẽ bạo hành chính con cái mình.

Phương cách đồng hành: Đây là phương cách tốt nhất cho mọi trẻ, không riêng gì cho trẻ ADHD. Cha mẹ sẽ hướng dẫn con giải quyết các khó khăn trong cuộc đời, dùng chính bản thân mình như một gương sáng cho con. Cha mẹ và con là đồng đội với nhau, cùng nhau giải quyết bất cứ vấn đề nào con gặp phải. Khi gặp khó khăn, cha mẹ giải thích vấn đề cho con và cùng nhau tìm ra phương án giải quyết.

Chúng ta hãy cùng nhau xem một ví dụ cụ thể của phương án đồng hành này.

Khi em A không chịu làm bài tập, thay vì quát mắng hay bắt làm, mẹ của A sẽ giao tiếp với A như sau:

- Con làm bài chưa?

- Con không muốn làm bài! Con ghét đi học!

- Có phải bài khó quá hay nhiều quá không?

- Khó quá, con không biết làm. Với lại bài nhiều quá làm không kịp.

- Mẹ biết là con khôgn thích làm bài tập, giờ mẹ hiểu là vì khó và nhiều quá. Hay là như vầy: mỗi tối con bỏ ra 1 tiếng để làm bài, làm được bao nhiêu thì làm, con không cần phải làm xong hết mọi bài như mọi người.

Người mẹ trên chấp nhận con mình là ADHD, không có khả năng tập trung làm bài trên 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và chấp nhận con mình sẽ làm không đủ bài cô giao. Vấn đề chính là mẹ đứng về phía con, đồng ý rằng bài nhiều và khó, và cùng con giải quyết trong khả năng của con mình. Dĩ nhiên người mẹ đã nói chuyện với chuyên gia để biết khả năng của con mình, đã nói chuyện với cô giáo để biết trình độ của con mình trước khi đồng ý với con.

(còn tiếp)
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Quoc » T.Năm Tháng 10 13, 2011 1:36 am

Chao cac anh ca chi
Be Quoc nha em la truong hop bi ADHD. Dung la chau chi tap trung vao nhung viec ma chau thich thoi con khong tap trung trong hoc tap. O lop con khong chiu lam bai tap du duoc co giao nhac nho .Vi lop hoc cho tre binh thuong nen co giao khong duoc dao tao ve giao duc dac biet). O nha thi khi hoc me phai ngoi kem va nhac nho thi con moi lam bai con khong thi con lai ngoi choi. Em dang rat lung tung khong biet giai quyet van de nay nhu the nao o nha thi me co the ap dung duoc phuong phap dong hanh cung con nhung o lop thi co giao khong the lam duoc vi lop hoc dong hoc sinh ma co khong the luc nao cung co the ngoi giai thich, hoi han quan tam den con duoc vi co con phai giang bai va day cac ban khac nua. Co luon than phien ve con la lam anh huong den viec hoc cua cac ban. Co cung khong biet lam the nao de con ngoi hoc nhu cac ban, co lai goi dien cho me de me noi chuyen voi con, nhac nho con. Anh chi co the cho em xin mot loi khuyen va chia se kinh nghiem de giup em giai quyet van de nay duoc khong a. Anh chi co the cho em xin mot so tai lieu ve cach day tre ADHD duoc khong a. Cam on cac anh chi
Quoc
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 05, 2011 7:43 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 10 13, 2011 7:01 am

Chào Quốc, Thiếu chú ý + hiếu động hay Thiếu chú ý không hiếu động có vẻ đang làm phiền nhiều học sinh. Có thể các loại hình trò chơi video, phim ảnh làm não hoạt động nhanh đã quen. Có thể thức ăn thời đại này nhiều chất hoá học, mỡ, đường... Chẳng biết rõ lý do, nhưng hậu quả là trẻ không tập trung vào việc học, trong khi chơi game số một!

Bạn có thể giúp con sử dụng đồng hồ cài giờ, loại đồng hồ nấu ăn. Bạn tìm đồng hồ này ở đâu tại các tiệm bên VN thì mình chịu thôi. Bạn thử coi bên gian hàng học liệu ở Trang Chủ xem họ còn không. Bại cài giờ rồi khuyến khích con làm bài theo giờ qui định. Bạn sẽ phải treo giải thưởng để con cố gắng. Bạn nên làm bàn học cho con theo đúng kích cỡ (ghế ngồi ở độ cao sao cho hai bàn chân con chạm đất), đủ sáng. Bạn gỡ hết hình ảnh nơi bàn học. Nếu được bạn tìm gỗ hay ván gì đó che trước mặt và hai bên bàn. Ti vi, radio, đồ chơi... bạn dời ra xa chiếc bàn này. Bạn cũng nên thử để nệm êm êm lên ghế cho con ngồi. Thực ra thì không phải để cho êm, mà để con có thể nhún nhún chút chút. Bạn tìm xem có gì dùng được cho mục đích này không.

Về dinh dưỡng, bạn bỏ hết đường và bột ra khỏi chế độ ăn của con xem sao. Các món trái cây nhiệt đới cũng rất nhiều đường: chuối, na, mãng cầu, sầu riêng, măng cụt, hồng, nhãn... Bạn nên cho con tập thể dục như chơi nhà banh, đi bộ, đạp xe đạp cho con tiêu bớt năng lượng.

Tại lớp, bạn nên xin cô giáo cho phép con được đứng lên ngồi xuống sau khoảng 15-20 phút. Nếu được, cho con làm việc vặt như phát tập cho bạn, lên văn phòng xin phấn cho cô... Bản chất hiếu động khiến con ngồi không yên, phải cho phép con vận động. Nếu không, con sẽ thò tay phá bạn.

Thử xem nhé. Và lần sau bạn sang bên Hỏi Đáp post câu hỏi, bên này các phụ huynh sẽ ít thấy câu hỏi của bạn.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Quoc » T.Năm Tháng 10 13, 2011 7:47 pm

Van cam on chi Tuong Anh nhieu a,
Quoc
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 05, 2011 7:43 pm

Điều trị bằng thuốc

Gửi bàigửi bởi staff » T.Ba Tháng 10 25, 2011 9:59 pm

Việc điều trị bằng thuốc có hiệu quả không?

Điều trị bằng thuốc có hiệu quả nếu việc định bệnh là chính xác. Loại thuốc chứa methylphenidate như thuốc Ritalin là loại thuốc hiệu quả nhất, có tác dụng khoảng 80 phần trăm trên các bệnh nhân. Khi trẻ dùng thuốc, các bác sĩ cần theo dõi. Khi phụ huynh báo cáo thuốc không có kết quả, phần nhiều là do sử dụng không đúng liều lượng.

Thuốc có làm ngưng tất cả mọi triệu chứng không?

Không, trẻ có thể giảm sự thiếu chú ý và giảm tăng động nhưng thuốc không làm trẻ giao tế tốt hơn. Thuốc chỉ giúp việc can thiệp cho trẻ tốt hơn, vì vậy uống thuốc mà không có một chương trình can thiệp tốt sẽ là một sự phí phạm.

Khi dùng thuốc thì sao?

Các triệu chứng tăng động hay thiếu chú ý sẽ xuất hiện trở lại. Thuốc không làm thay đổi não bộ trẻ một cách vĩnh viễn. Với chương trình can thiệp tốt, khi ngôn ngữ trẻ tốt hơn, người ta có thể dần dần giảm lượng thuốc.

Can thiệp tâm lý có cần không?

Vì một số trẻ ADHD thường bị rối loạn hay hoang mang và trầm cảm, việc theo dõi để can thiệp tâm lý cũng rất quan trọng. Trong trường hợp can thiệp nhóm, trẻ cũng có cơ hội tăng kỹ năng giao tiếp.

Can thiệp về hành vi cũng cần thiết cho trẻ ADHD với các hệ thống khen thưởng thích hợp. Được can thiệp hành vi đúng đắn, trẻ sẽ phát triển kỹ năng giao tế và hòa nhập tốt hơn cả ở trường và ở nhà. Các can thiệp này áp dụng tốt nhất khi trẻ ở độ từ 4 tới 10 tuổi.

Bài tập vận động não là gì?

Đây là các bài tập để tăng sự kết nối thần kinh. Vào thời điểm này thì người ta tin rằng các bài tập vận não giúp trẻ tập trung tốt hơn, tuy nhiên vẫn chưa có chứng cớ khoa học để chứng minh một cách tuyệt đối. Các nghiên cứu cho thấy khi tập các bài này, vùng não mà trẻ ADHD thường bị khiếm khuyết sẽ phát triển rất tốt. Mục đích lâu dài của các bài tập não là để giảm lượng thuốc trẻ dùng.
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Làm sao dạy trẻ ADHD chịu thay đổi?

Gửi bàigửi bởi staff » T.Ba Tháng 10 25, 2011 10:06 pm

Việc thay đổi chuyển đổi làm cho trẻ ADHD khó chịu. Chuyển từ một môn học mà trẻ thích sang một môn không thích thường là đầu mối các rắc rối. Chuyển từ giờ ra chơi về lại giờ học, từ đá banh ra về nhà là những việc trẻ rất ghét. Để giảm thiểu các phản ứng tiêu cực, phụ huynh có thể làm các việc sau đây:

1 - Cho trẻ biết trước việc gì sắp xảy ra. Ví dụ như "chúng ta sắp phải về nhà trong vòng 5 phút nữa. Con ra cầu tuột chơi một lần nữa đi rồi về".

2 - Nói trẻ lập lại điều mình mới nhắc trẻ.

3 - Khi tới giờ về, nói với trẻ rằng "cách đây 5 phút mẹ nói mình sắp phải về. Giờ là 5 phút rồi, chúng ta đi về".

4 - Nếu trẻ không chịu về, lập lại bước 2 ở trên. Nếu trẻ chịu về, khen trẻ ngay lập tức là đã làm theo điều mẹ nói trước.

Bài tới: trích một đoạn đối thoại giữa chuyên gia và một học sinh ADHD
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Trích đoạn đối thoại với trẻ ADHD

Gửi bàigửi bởi staff » T.Ba Tháng 10 25, 2011 10:19 pm

Chuyên gia: CG
Học sinh: HS

CG: Bảo, con đã ngồi chơi 10 phút rồi. 5 phút nữa con sẽ đứng dạy đi làm bài tập.
HS: Không, con không muốn làm bài. Tại sao phải làm bây giờ?
CG: Bảo, con lập lại xem cô mới nói gì.
HS: Cô nói con phải đi làm bài.
CG: Bảo, con nghe cô nói chậm lại này. Con sẽ đứng dạy đi làm bài tập trong vòng 5 phút. Con ra chơi tiếp đi. Một phút trước khi tới giờ học cô sẽ ra nhắc con.

Khó khăn của trẻ trong lớp là cô giáo sẽ theo thời khoá biểu mà làm. Không ai cho trẻ biết việc gì sắp xảy ra. Một là cô giáo sẽ phải hiểu điều này để nhắc bé, hoặc cho phép một bạn ngồi cạnh nhắc bé mỗi khi chuyển tiết, nhất là chuyển từ các giờ ra chơi vào giờ học.

Bài tới: Phụ huynh cần hiểu trẻ ADHD nghĩ gì
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi Quoc » T.Sáu Tháng 11 04, 2011 12:08 am

CCM có thể cung cấp thêm tai lieu can thiệp hành vi và bài tập vận động não cho trẻ ADHD được không ạ
Quoc
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 05, 2011 7:43 pm

Re: Thiếu chú ý, hiếu động (ADHD) & các vấn đề liên quan

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 11 04, 2011 10:42 am

Quoc đã viết:CCM có thể cung cấp thêm tai lieu can thiệp hành vi và bài tập vận động não cho trẻ ADHD được không ạ


Đây là chuỗi bài viết về AHDH được soạn trước, nên họ không cắt ngang nhảy vào các bài tập cụ thể được . Nhưng tôi hiểu ý bạn, bạn cần gì đó để làm ngay cho bé .

Vậy thì như vầy, tôi sẽ cắt ngang để lái loạt bài này sang hướng bạn cần, sau đó tôi xuống xe, trả tay lái lại cho bác tài . Tuy nhiên trước khi nói về bài tập, tôi vẫn cần nói về các kiến thức tối thiểu bạn cần biết trước khi làm bài . Cái nào biết rồi bạn bỏ qua khỏi đọc, cái nào tôi thiếu sót bạn góp ý nhé .

Trước khi đi sâu vào bài tập / bài học, chúng ta cần biết các mảng sau:

- Trẻ ADHD thường khiếm khuyết cái gì (nói về mặt não bộ, suy nghĩ)?
- Trẻ ADHD thường phản ứng ra sao, và tại sao?
- Các bài học/bài tập phải đi qua các bước chính gì?

Tôi không biết có bao nhiêu PH quan tâm đến đề tài này, nếu chỉ có mình bạn thì cho phép tôi ... chuồn :) Nếu có nhiều người khác quan tâm thì tôi sẽ xem lại (ai muốn đọc thêm thì vào đây trả lời). Xin lỗi trước nhé vì tôi cũng đang kẹt nhiều chuyện khác .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách.

cron