Em ten Hanh la phu huynh co du buoi noi chuyen tai truong Tuoi Ngoc HCMC. Thoi gian gan day chau be nha em co hien tuong lo lang, bon chon va bat an, va rat kho ngu, truoc chau ngu rat de va so hai, em rat muon duoc tu van . Chị co the giup em gap duoc chuyen gia tu van ve van de nay duoc khong? co the thong bao cho biet phi la bao nhieu khong? em co the goi phone qua duong internet nen cung khong ton tien may.
Em cam on nhieu.
em
Hanh
Phần trả lời của chuyên gia Cùng Nhau Vượt Khó, Nguyễn Tường Anh
Chào chị Hạnh,
Trong email chị quên cho biết cháu bao nhiêu tuổi, khó ngủ mức nào (một ngày ngủ bao nhiêu tiếng), hoặc những biểu hiện nào cho thấy cháu bất an, bồn chồn. Vì thế tôi chưa định đoán được nguyên nhân chính xác.
Khi trẻ lo âu, có thể vì ý niệm thời gian của cháu còn yếu nên không biết giấc ngủ dài bằng nào. Chị có thể cho cháu xem vị trí kim đồng hồ của giờ cháu thức dậy, và dùng tay quay từ vị trí cháu đi ngủ đến lúc thức giấc (để mô tả phần nào). Khi cháu thức giấc, hãy chỉ cho cháu xem vị trí kim đồng hồ lần nữa. (Xin giữ cho thời điểm trùng nhau. Chị bảo cháu sẽ dậy 7 giờ mà cháu dậy 8giờ thì cháu sẽ bối rối, không hiểu).
Cũng có thể cháu lo âu không biết mình ngủ rồi khi thức dậy thì chuyện gì xảy ra. Chị có thể giải thích cho cháu những điều cháu phải làm: đánh răng, thay quần áo, đi học, chiều về...
Có những cháu vì xa mẹ mà bối rối. Chị có thể cho cháu giữ hình của chị trong túi khi lên giường, khi đi học. (Chị chọn hình nào đang cười tươi nhe. Khuôn mặt nghiêm nghị nhiều khi làm cháu căng thẳng!!!).
Có những cháu vì chưa quen những thói lệ của lớp, hay chưa quen bạn quen cô nên lo âu. Chị có thể tìm hiểu thêm với cô giáo của cháu và tìm ra phương cách điều chỉnh môi trường.
Về giấc ngủ thì cũng không ít bé TK khó ngủ. Chúng tôi thường khuyên phụ huynh bỏ những bữa ngủ trưa, ngủ chiều. Khi cháu thức giấc ban đêm, chị cố gắng đừng ôm cháu ru. Trẻ con lẽ ra có thể tự điều hòa độ hoạt động của não để trở lại giấc ngủ (đó là lý do vì sao nhiều bé ngậm tay, hoặc lắc đầu qua lại, hoặc đôi khi còn rên nho nhỏ). Trẻ TK muốn học kỹ năng này thì ba má phải tránh ru, rung, ôm... Phụ huynh người Mỹ có những người có thể dứt khoát đóng cửa phòng trẻ lại sau khi đã xét xem trẻ có đau đớn gì không. Phụ huynh Việt thì khó thực hiện điều này hơn.
Trước khi ngủ, xin tránh những thức ăn, thức uống có đường; tránh tiếng động ồn ào; tránh xem tivi hay computer có tầm phát hình nhanh (hoạt họa, games). Một cuốn băng nhạc nhẹ nhàng, thư giãn, hay tiếng rì rào của biển có thể hữu dụng. Nhiều trẻ uống một chút sữa ấm (sữa tươi, không phải sữa ngọt).
Nếu được, chị quan sát thêm xem cháu tỏ ra bất an ở thời điểm nào, sau hay trứơc sự kiện nào, sau hay trước khi gặp mặt ai, có gì thay đổi trong phuơng pháp can thiệp không... Biết thêm thông tin, chúng tôi dễ giúp cháu hơn.
Chúc chị thành công, và chúc cháu ngủ ngoan.
Nguyễn Tường Anh
Phần trả lời của Giám đốc dự án Cùng Nhau Vượt Khó, Trần Kim Xuyến
Chị co the giup em gap duoc chuyen gia tu van ve van de nay duoc khong? co the thong bao cho biet phi la bao nhieu khong? em co the goi phone qua duong internet nen cung khong ton tien may.
Chào Hạnh,
Chị nghĩ Hạnh nên trao đổi thêm thông tin với chị Tường Anh qua diễn đàn trước đã vì như thế tiện lợi và hữu ích cho mọi người (mọi người có thể theo dõi bài trao đổi). Trong lúc này điện thoại là cách đối đế sau cùng, và trong trường hợp của Hạnh thì chị nghĩ chưa cần thiết ngay, và chị cũng không muốn Hạnh phải tốn tiền khi chưa cần thiết
Hạnh cứ hỏi thêm và nhớ cho chị Tường Anh biết thêm chi tiết về bé nhé.
Xuyến