Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 12 27, 2010 11:30 pm

Buc thu duoi day do thanh vien conyeu gui toi admin. Xin dang lai nguyen bai. Xin cac phu huynh cho thanh vien conyeu mot loi khuyen mot loi an ui.

Giup em với anh chị ơi

Ngày gửi: T.Hai Tháng 12 27, 2010 7:12 pm
Người gửi: conyeu
Người nhận: admin

ính gửi chị Tường Anh, Anh Phi, các bậc phụ huynh tham gia diễn đàn CCM!

Em là người mẹ có con bị rối loạn (em tạm gọi là như thế), em đã tham gia diễn đàn được một thời gian nhưng chưa biết cách đăng bài như thế nào, chỉ ngày ngày vào diễn đàn đọc các bài trao đổi các bài trao đổi để tự trấn an mình rằng con mình không phải bị tự kỷ, chỉ là chậm nói thôi. Nhưng càng ngày em càng nhận thấy rằng có lẽ con em bị tự kỷ thật các anh chị ạ. Em xin trình bày một số điểm sau đây để các anh chị nắm rõ:
1. Em có một cháu trai, giờ cháu đã được 24 tháng 1 tuần, hồi cháu 21 tháng em thấy cháu có một số biểu hiện như:
- Cháu chậm nói, 21 tháng cháu nói được khoảng 15 từ
- Cháu thi thoảng đi nhón gót và quay vòng, xoay vòng bánh xe
- Cháu hay ăn vạ, hay cắn mọi người, cắn tay mình, đòi gì không được là đập đầu xuống đất hoặc lấy tay đập đầu
- Cháu đặc biệt ưa thích các loại lá cờ, chữ, số: đi đâu có chữ, số, cờ cũng chỉ tay yêu cầu mẹ đọc mới chịu đi tiếp
- Cháu quá hiếu động, cả ngày cứ luôn chân luôn tay, hầu như không ngừng nghỉ, lúc nào cũng chạy, cứ ra đường là cắm đầu chạy, không biết nguy hiểm là gì.
- Quá thích xem TV, quảng cáo
- Thích truyện, tranh, có thể nhớ được các tiêu đề của truyện, mẹ bảo lấy truyện nào là biết.
- Nhiều lúc mẹ gọi cứ làm lơ, không hieu là không nghe hay cố tình làm lơ.
- Không chú ý nhiều đến mọi thứ xung quanh, mọi người xung quanh, có những đi đến nhà người khác hay khóc, đòi chạy ra ngoài
- Chơi với bạn (cháu không có bạn cùng tuổi, chỉ có các anh chị lớn hơn khoảng 1 vài tuổi): bạn đến chơi thích, hay chạy ra thơm bạn, cứ chạy theo bạn, nhưng chưa biết chơi, chỉ lấy tay ra để đòi chơi chi chi chành chành, nếu bạn không đồng ý thì cắn bạn, đang chơi đồ chơi mà giành mà bạn giành thì xông vào đánh bạn, nếu mẹ chơi cùng thì cũng nhau chơi nhà bóng, chơi xếp hình, nhưng em thấy không có sự tương tác nhiều.
- Cháu hay liếm, ngửi đồ vật, cho đồ vật vào trong miệng ngậm, ngậm tay hoặc nhằn nhằn ngón tay trỏ.
- Cháu không biết gật đầu, lắc đầu
Vì thế em đã đưa cháu đến khám tại Khoa tâm bệnh bệnh viện Nhi TƯ, sau khi khám xong bác sỹ kết luận: con em có nhiều dấu hiệu của Tăng động giảm chú ý hơn là Tự kỷ, bác sỹ kê đơn 3 loại thuốc cho cháu uống và khuyên em về nên nói chuyện, giao tiếp nhiều với con và dạy con tập nói, giao tiếp cho đi nhà trẻ.
Thời gian đấy, em cũng đưa con đến nhờ chuyên gia tâm lý Nguyễn Minh Đức tư vấn, anh Đức sau khoảng hơn 1h chơi với con em bảo rằng cháu không có dấu hiệu tự kỷ nhưng hơi hiếu động và chậm biết hơn các bạn cùng tuổi.
Em cũng nghi ngờ con em không thế vì em thấy cháu có số dấu hiệu như sau:
- Rất tình cảm với bố mẹ (cháu rất tình cảm với bố mẹ, thường thơm mắt, mũi, miệng, trán…đầu bố, mẹ, bà nếu mọi người nói, thi thoảng đang chơi lại chạy ra thơm bố, mẹ).
- cháu cũng chơi đa dạng (hầu như cái gì cũng chơi, nhưng mau chán).
- cháu giao tiếp mắt tốt (bác sỹ hỏi thì nhìn mặt BS cười, bác sỹ chỉ đèn thì nhìn theo đèn, hay nhìn xem phản ứng của bố mẹ thế nào, hay nhìn thẳng mặt mẹ khi nghe mẹ kể chuyện hay đọc thơ nhưng được tý lại bỏ đi chơi trò khác), khi cháu làm gì mà bố mẹ không cho phép cháu thường ngoái cổ lại xem nét mặt của bố, mẹ.
- cháu thích chơi các trò chơi tương tác với người khác như: ú òa (lấy tay mình che mắt mẹ hoặc mình, lấy tay mẹ che mắt mình hoặc mẹ), kéo cưa lừa xe, chi chi chành chành, nu na nu nống, trốn tìm (mặc dù chỉ biết trốn ở những điểm cố định và hay thò đầu ra chứ chưa trốn kỹ).
- biết chỉ tay, biết thu hút sự chú ý của mẹ như muốn mẹ đọc gì thì kéo mặt mẹ về hướng đó.
- Rất thích đụng chạm vào bố, mẹ, bà như chơi tý lại ra áp mặt vào mẹ
- Ăn uống đa dạng: hầu hết các thức ăn.
- Biết khoe sự quan tâm của mình: thấy TV có hình lá cờ thì chạy ra chỉ và nói với mẹ là cờ, thấy bức tranh mùa thu thì chạy ra bảo mẹ là thu, có sách gì mới mang ra khoe với bố mẹ.
- Biết liên hệ: nhìn thấy cờ trên ti vi thì chạy ra ngay bản đồ, ra ban công chỉ chỉ lá cờ; nhìn thấy tivi trên tranh thì chạy ra cái tivi chỉ và nói là ti vi, mẹ nói đến cái bàn thì chạy ra cái bàn chỉ, ….

Bây giờ cháu đã được 24 tháng, 1 tuần sự phát triển của cháu như sau:
Theo hướng dẫn của BS em đã về dạy cháu học nói và cho cháu đi học, nhưng cháu đi học một thời gian thì khóc quá nhiều, nên em tạm thời cho cháu nghỉ ở nhà ra ngoài Tết trời ấm hơn em lại cho cháu đi tiếp.
Về vận động
• Đi được một mình: cháu đi tốt, biết đi từ tháng 14
• Vừa đi vừa kéo đồ chơi theo sau: có thể kéo xe đạp, xe lắc theo sau, kéo cặp của chị hàng xóm.
• Vừa đi vừa mang theo đồ chơi nặng hoặc nhiều đồ chơi nhỏ: đi chợ với mẹ mẹ nhờ mang đồ, cầm tay này mỏi biết chuyển tay kia, ở nhà cầm đồ chơi, bóng tốt.
• Bắt đầu chạy: cháu chạy giỏi, đi đâu cứ thả ra là cắm đầu chạy, chả để ý đến mẹ, nhưng đi được một đoạn khôg thấy mẹ thấy mẹ thì quay đầu lại, chạy lại chỗ mẹ.
• Biết đá banh: đá tốt. Mỗi lần đá bóng thì nói “vào”
• Trèo lên/xuống không cần giúp: rất thích leo trèo, leo rất giỏi. Biết lật giỏ đồ chơi, lấy ghế để sát tường để trèo lên, biết kê gối lên cao để trèo lên chỉ thứ mình thích.
Mức độ khéo léo của tay và ngón tay
• Biết viết nguệch ngoạc: có
• Nghiêng các hộp đựng để đổ đồ trong hộp ra: thường xuyên
• Chồng các vật lên nhau (ít nhất là 4 vật): biết chồng nhiều hình khối lên nhau qua trò chơi bỏ vào que.
• Có thể dùng một tay này nhiều hơn tay kia còn lại: cháu thuận tay trái, cái gì cũng cầm tay này
• Có thể xúc ăn: nhưng chưa khéo léo, hay rơi đổ, nghiêng thìa hoặc phải dùng tay kia cầm thìa cho vào miệng, chỉ xúc cơm thôi.
• Cởi mặc quần áo: Biết cởi quần, mặc quần nhưng lúc được lúc không, hay đút 2 chân vào ống, vội vang kéo quần lên nếu không được hay nổi nóng.
• Đi, cởi giầy dép: biết cởi dép xăng đan, nhưng đi còn long ngóng, đi được dép lê nhưng chưa khéo léo nên hay bị dơi dép ra, rất thích đi dép hay giày của người lớn, có thể đi được dép của người lớn.
Ngôn ngữ
• Chỉ vào đồ vật/hình ảnh khi người lớn gọi tên đồ vật/hình ảnh đó: làm được tốt
• Nhận ra tên người quen, đồ vật quen thuộc và các bộ phận trên cơ thể: làm được: nói đến tên người quen cháu thường nhắc lại; đồ vật quen thuộc thì cháu thường chạy đồ vật và chỉ vào đó, các bộ phận trên cơ thể thì nói được hơn 10 bộ phận.: mắt. mũi, chân, tay, chim, rốn, ti, miệng, bụng, đầu, tóc, tai, cổ, cằm.
• Nói những chữ đơn giản (lúc 15 tới 18 tháng): đến 21 tháng nói được khoảng 15 từ
• Dùng câu đơn giản (từ 18 tới 24 tháng): bắt đấu nói được 2 từ đôi từ 24 tháng
• Làm theo các mệnh lệnh đơn giản: làm được, cất quyền sách lên bàn, mời bà bố mẹ thức ăn, hoa quả, chào tạm biệt, xin khi ăn, cho đồ chơi vào giỏ, lên bàn, lấy quả bóng, cất quần áo vào tủ, mặc quần, đi dép, bật tắt đèn, lấy đúng sách, truyện, đồ chơi theo yêu cầu, chỉ đúng người quen khi xem ảnh…
• Lập lại các từ ngữ nghe lỏm được: làm được
- Về ngôn ngữ: cháu nói được hầu hết các từ đơn (khoảng 100 từ) và khoảng vài chục từ đôi như: bánh mỳ, bố hùng, mẹ anh, cơm cá, cơm thịt, đi chơi, tắt đèn, bật đèn, đồng hồ, bật tivi, xe đạp, đạp xe, bắt mẹ (mắt mẹ), rốn mẹ, sờ ty bố (mẹ), ăn cơm, đi tắm, anh tý, xin mẹ, xin bố, xin bà… nhưng cháu chưa chủ động sử dụng ngôn ngữ mà muốn gì cứ nói ê ê chỉ tay như chờ bố mẹ hiểu. trừ những điều cháu thích: ví dụ nếu cháu thấy lá cờ, đồng hồ, ảnh bác hồ, tivi, máy tính và các chữ số từ 0-10 thì cháu nói, còn lại phải chờ mẹ hỏi mới nói: như cháu giơ tay đòi bế thì mẹ hỏi con muốn gì, cháu bảo bế; muốn uống nước cứ ê ê mẹ baỏ con muốn gì thì nói nước; muốn đi chơi thì cứ khóc me bảo muốn gì bảo đi, đi đâu: đi chơi….Nhưng khi em bảo con nói theo mẹ nhé: như con xin lỗi mẹ thì cháu không nói tiếp lời em được, mà mẹ nói con thì cháu lại nói xin, mẹ nói xin con nói mẹ; chỉ biết tiếp lời, không biết nhại lời.
Về ngôn ngữ diễn tả cảm xúc: em thấy cháu còn hạn chế lắm, bây giờ cháu bị va vào đâu thì cháu khóc bảo đau, sờ vào nước nóng thì cháu nói nóng, vaò đá thì cháu bảo lạnh., ăn nước mắm cay cháu bảo là cay, ăn bim bim hết rồi thì cháu bảo hết rồi, cháu chưa biết nói các từ thích, đẹp quá, ngon lắm, ngon quá mà chỉ nói theo mẹ thôi, khi ăn xong thì mẹ bảo xong chưa cháu bảo xong rồi, khi mẹ nói ăn hết chưa cháu bảo hết rồi. Cháu chỉ hay yêu cầu khi nói như: đi chơi khi muốn đi chơi, mẹ (bà, bố, bác) đọc khi muốn đọc cái gì, mẹ (bố, bà) hát khi muốn nghe hát, khi cháu không thích bài hát đó thì cháu nói không hát, cháu muốn thứ gì thì nói con xin. Hầu như cháu chỉ biết yêu cầu như vậy.
Ngôn ngữ miêu tả hành động: mẹ hỏi bố làm thì thì nói là bố ngủ, thấy ca sỹ hát mẹ hỏi cô làm gì thì nói là cô hát, thấy tivi đá bóng thi bảo là đá bong, em cho cháu xem ảnh cháu đang ngồi bô ị hỏi con con đang làm gì cháu bảo ị, ảnh bà bế cháu hỏi cháu đang làm gì cháu nói bà bế, bảo bế ai bế con, thấy mọi người cười cháu cười theo rồi nói cười, cháu ho thì cháu nói ho, em hắt xì hơi thì cháu nói là hắt xì, khi cháu cắn hay thơm ai thì hỏi con làm gì thì cháu nói là cắn, hay là thơm.
Em đang cố gắng dạy cháu nói các từ miêu tả hành động và tính từ miêu tả cảm xúc mà khó quá.
Nhận thức
• Tìm các vật được dấu dưới 2 hay 3 lớp: cháu rất thích chơi trò tìm đồ vật, cháu tìm được đồ mẹ giấu dưới chăn, đệm nhưng việc giấu đó cháu phải dõi theo từ đầu chứ không phải là mẹ giấu con che mắt đi tìm, biết nâng đệm lên để giấu đồ, cho vào tủ giấu đồ, nhưng dấu đi rồi lấy ngay.
• Bắt đầu sắp xếp vật theo hình dáng hoặc màu sắc: biết làm với bộ đồ chơi xỏ que theo hình khối, màu sắc, trong nhà bóng có nhiều bóng có màu sắc mà bảo lấy những quả bóng màu nào thì cháu đều lấy được.
• Bắt đầu chơi trò chơi tưởng tượng: cầm cốc hết nước thì dốc lên baỏ khà, đưa cốc lên miệng mẹ bắt mẹ uống nước, chơi với gấu bông bảo ru em thì đập đập vào gấu bông rồi bảo à ơi như bố làm, cho em gấu uống nước thì cho cốc vào miệng gấu, đút thìa vào miệng gấu, thấy em bạn khóc thì lấy tay che mắt khóc hu hu, bảo cười thì cười
• Biết đồ dùng trong nhà dùng để làm gì: lược chải đầu, bàn chải đánh răng, quạt cho mát, điều khiển ti vi, cốc uống nước, bô tè ị, quần áo mặc, ….
Giao tiếp
Bắt chước người khác, nhất là người lớn và các trẻ lớn hơn: cháu có thể giả bộ được tiếng ho của bà, tiếng ngáy của bộ, tặc lưỡi gọi chó, bập bập răng giống mẹ, huýt sáo, lẽ lưỡi, ngáp ngủ giống bố, nháy mắt, nghe điện thoại giống bố, dùng chân bật tivi giong bố, quét nhà giống mẹ, lấy khăn lau nhà, xi tè giống mẹ, giả vờ che mắt khóc, giả vờ cươì, giả vờ tiếng khóc em bé là oe oe, đá chân như mẹ, nhảy lên như mẹ, nghe nhạc vui nhộn thì nhảy.
• Ngày càng nhận biết mình khác biệt với những người khác: Cháu rất thích xem ảnh cả nhà, xem ảnh biết chỉ bố, mẹ, bà nội, bà ngoại, thấy mình thì kêu lên Bon, em chỉ cho cháu ảnh của cậu, mợ cháu thì cứ đến ảnh đó là cháu nhớ gọi tên cậu, mợ. Bảo chỉ mọi người cháu chỉ, hỏi Bon đâu cháu chạy ra gương chỉ mình trong gương và nói Bon, hoặc chỉ vào mình và nói Bon.
• Ngày càng thích thú việc có trẻ khác ở cạnh/chơi cùng mình hơn: Đây là điểm em lo lắng vô cùng ở con em các anh chị ạ. Khu nhà em là nhà tập thể, có rất nhiều trẻ con nhưng không có đứa trẻ nào cùng tuổi con em mà toàn hơn 3 tuổi hoặc có em bé hơn 1 tuổi. Nhà em ít người, chỉ có vợ chồng và bà ngoại cùng cháu, VC em đi làm cả ngaỳ nên cháu không có điều kiện tiếp xúc với mọi người. Nhưng em thấy trẻ con cùng tuổi rất thích chơi với bạn nhưng con em không thấy, cháu thấy bạn đến nhà thì rất vui, tỏ rõ sự mừng rỡ khi gọi tên bạn ấy, gặp bạn ấy ở ngoài đường thì gọi tên nhưng không biết chơi thế nào, và hay cắn bạn. Cháu thấy bạn đi xe thì trèo lên ngồi cùng hoặc tranh xe của bạn. Em vừa cho cháu về quê nội, ở nhà có 3 ah chị em nữa cùng tuổi cháu, em thấy cháu không chơi với các anh chị, không cho mọi người ngồi xe lắc cùng mặc dù ở ngoài này ngồi cùng xe với các anh chị, bạn hàng xóm. Nhưng khi một anh nhà bác hơn cháu hơn 4 tuổi chơi trò trốn tìm thì chaú laị thích tham gia.
- Về giao tiếp mắt: con trai em có đôi mắt sáng ngời, ai nhìn vào cũng bảo là đôi mắt thông minh biết nói. Cháu rất hay nhìn mắt người khác khi muốn gì, cháu hay nhìn vào mặt người lạ khi họ đến nhà, mẹ kể chuyện thì cháu chăm chú nhìn mắt mẹ, cháu rất thích được khen nên khi làm gì thì cháu thường nhìn vào mắt mẹ hay người lớn để chờ tán thưởng, khi được khen thì ánh mắt cháu rạng ngoi.
- Về trí nhớ và nhận thức: Cháu đặc biệt rất nhớ chữ, số: cháu có thể nhớ chữ số từ 0 đến 10, biết đếm từ 1 đến mười, có thể đếm tiếp nối theo mẹ được, nhưng dạo này cháu hay đếm linh tinh như 1, 2, 3 rồi đến chin, mười và chỉ chính xác số dù nó ở đâu, trên đường hay biển xe, số nhà, rất thích lắp ghép bảng chữ số; nhớ được tên của các bảng tên đường, biển hiệu (đi qua phòng thường trực thì bảo là trực, đi qua phòng đọc thì nói là đọc); hầu như các quyển truyện của cháu thì cháu đều nhớ, em không biết cháu có nhớ được cốt truyện và hiểu nội dung gì không, nhưng nếu em kê chuyen thì cháu có hành động như: đến đoạn Bạch Tuyết gõ cửa bước vào thì cháu chạy ra gõ cửa, con gà trống gaý thì cháu nói ò ò, cháu có thể tiếp lời mẹ như: mẹ nói có một ông thì cháu nói vua, tức là chỉ nói được một từ; có thể kể tiếp chuyện như chuyện Thỏ ngoan của cháu thì em kể bác gấu noí: cháu liền nói: thỏ ngoan quá, ơn (Nguyên văn câu nói này là Thỏ ngoan quá, bác cảm ơn cháu) còn thơ và hát thì hầu như thuộc hết, nhưng cũng chỉ một từ, mà toàn từ cuối của câu như: hát bài “ bà ơi bà” thì cháu nói tiếp là bà….; cháu cũng có thể chỉ chính xác và nói đúng tên được khoảng hơn 20 con vật trong tranh: con voi, con hổ, con chó, con mèo, con châu chấu, con mèo, con ngựa, con tắc kè, con khỉ, con cừu, con cáo, con gà, con gấu, con vịt, con thỏ, con ếch, con chuột, con chim, con bướm, con kè, con bò, con dê…và nói đúng âm thanh của hầu hết các con vật đó, đi ra đường thấy chó thì bảo chó hoặc gâu gâu, chim thì kêu là chim cúc cu cu, về quê thấy con bò thì nói bò, thấy gà thì bảo gà, mèo bảo mèo …. Em đọc truyện cho cháu thì thường nói các nhân vật trong truyện trước như chuyện thỏ ngoan thì có bác gấu, con cáo, con thỏ, em thường hỏi nguoc lại cháu cháu nói đúng nhân vật; hay em kể chuyện thì em thường nói mẹ kể chuyện cho con truyện tích chu nhé, hay hát bài nào em thường nói trước, nếu cháu không thích cháu thường phản ứng và nói không, sau đó em phải liệt kê các tên chuyện, bài hát còn lại nếu cháu đồng ý thì cháu yên lặng mẹ kể hoặc hát, tối qua em thử nói với cháu là kể chuyện Tích chu nhưng lại kể chuyện cậu bé tý hon, vừa nghe xong cháu phan ứng, em phải kể đúng chuyện cháu mới yên. Tối nay sẽ thử hát hoặc kể chuyện khac xem sao.
- Cháu biết sự sở hữu: chỉ các bộ phận trên cơ thể hỏi của ai thì nói đúng, đồ vật của ai khi hỏi đều nói đúng, sử dụng mẹ đúng từ nhân xưng khi bố hỏi là mắt ai, miêng ai…? Cháu thường chỉ vào bộ phận của người khác và nói đúng tên và sở hữu người đó: mắt mẹ, mắt bà, mắt bố, mắt bác, mắt con…
Về hiểu biết: mẹ nói gì hầu như cháu hiểu nhưng nhiều lúc cháu cứ làm lơ, không chú ý hoặc làm giữa chừng, sai việc vặt cháu rất khó vì cháu không tập trung, bảo mang quần áo cất vào đi tủ thì mang giữa chừng lại vứt, chỉ riêng có sai đi lấy sách, truyện, đồ chơi cháu thích là cháu đi lấy đúng, nhanh. Em rất hay hỏi cháu thì em thấy cháu đáp ứng các câu hỏi của em đúng ngữ cảnh, tuy nhiên trả lời hạn chế, ví dụ em cháu đang ăn mỳ tôm em nói cháu ăn gì cháu bảo mỳ tôm, cháu trèo lên cửa sổ bảo con không được trèo nếu trèo thì làm sao nhà, cháu bảo ngã, bảo ngã thì làm sao hà cháu bảo đau; em gội đầu cháu sờ lên tóc baỏ tóc mẹ làm sao cháu bảo ướt, em đưa cháu đi chơi nhà bóng ở CV về nhà hỏi lại cháu là cháu đi đâu cháu bảo đi chơi, đi chơi ở đâu cháu bảo là bóng
Về màu sắc: cháu có thể phân biệt được 7 màu: màu đỏ, màu tím, màu cam, màu vàng, màu xanh, màu hồng. Em đã thử hỏi cháu để phân biệt màu sắc ở những trường hợp khác nhau nhưng em thấy một điều là cháu có thể biết được các màu nếu nó riêng biệt chứ không hỗn hợp trong một thứ, và chỉ đúng chính xác nếu nó là màu đỏ, màu xanh, màu vàng.
- Về nhận thức: Cháu biết tất cả mọi người trong nhà, chỉ tên, đọc tên: Biết và nhớ tên của các anh chị hàng xóm, người quen, gặp người nào thì nói tên người đấy. Cháu đứng ở nhà nhìn thấy anh chị nào thì kêu tên người đấy tỏ thái độ rất vui vẻ. Bố, Mẹ, bà đi về thì rất vui mừng ra cửa đón bố, mẹ, bà và gọi tên bố Hùng, mẹ anh, bà nội, bà ngoại. Gặp ông cụ thì cháu nói ông, em bảo cháu chào ông thì cháu khoanh tay ạ rồi nói chào ông, hoạc ông, ai đến nhà em thường giới thiệu tên thì cháu thường chỉ đúng người khách khi em hỏi lại. cháu gặp ai thường chỉ tay và bảo cô, bác, chú hoặc ê ê hỏi em để mẹ nói, cháu thường nhìn vào người lạ rất chăm chú. Mọi người thường trêu là cháu cứ chằm chằm nhìn, sau này nhìn em nào chết em đó. Gần đây bảo chào ai cháu đã biết khoanh tay va nói ạ, khi cháu muốn gì cháu cũng khoanh tay ạ và nói xin mẹ, xin bố, xin bà. Cháu biết phân biệt người già trẻ để dùng cách gọi, ví dụ như trên TV cháu thấy có chú BTV trẻ thì cháu bảo chú, chú nào già hơn thì chaú gọi là bác, ông. Cháu biết sử dụng đúng từ nhân xưng khi gặp trẻ con lớn cháu gọi là anh, chị, gặp người lớn cháu nói là cô, chú, gặp ông già thì cháu nói là ông.
- Em hỏi câu hỏi gì cháu trả lời đúng câu hỏi chứ không nhắc lại câu hỏi: ví dụ em chỉ và hỏi cái gì, ai, màu gi, con gì, ăn gì, chơi gì, làm gì, truyện gì? Cháu đều trả lời đúng câu hỏi của mình.
Về hiểu biết mọi vật xung quanh: cháu có thể nói đúng hầu hết các đồ vật trong nhà, biết nhìn ảnh nhận ra mình, mẹ, bố, bà nội, bà ngoại, anh, chị họ; hai mẹ con soi gương nhận ra mẹ, cháu trong gương và nói tên cháu là Bon.
Biết chỉ và nói đúng khoảng 10 bộ phận trên cơ thể mình và người khác.: mắt, mũi, miệng, tay, chân, tóc,….
Cháu biết khoe đồ vật và thu hút sự chú ý của cha mẹ như: cháu thấy lá cờ trên quần cháu thì cháu chạy ra chỗ bố mẹ chỉ lá cờ, cháu thấy số 3 rơi ra ngoài thì chaú cầm ra chỗ bố mẹ khoe là số 3, thấy tivi có chương trình dự báo thời tiết cháu chạy ra nhìn thẳng vào mặt bố mẹ và nói là tiết, có quyển sách cậu bé chăn cừu thì cháu mang sách đến và nói cừu, ông già nôen thì cháu chỉ và nói en.
Về ăn uống và ngủ:
- Ăn uống: Cháu ăn uống bình thường, có thể ăn cháo, cơm, mỳ, miến, các loại bánh kẹo, hoa quả thì ăn được chuối, dưa hấu, đu đủ, nước cam.
- Ngủ: Cháu không khó ngủ, ngày có thể ngủ trưa được 02-03 tiếng, tối ngủ 09 tiếng, khi ngủ tối chỉ cần yên tĩnh, tắt đèn hoàn toàn, mẹ hát và kể vài chuyện là cháu nằm yên, nhưng phải khoảng 30phut sau mới ngủ. Khi dậy thì mắt cháu tỉnh táo không có dấu hiệu của ngái ngủ, em ít khi thấy con ngáp ngủ hay buồn ngủ rục ra.
Tuy nhiên, cháu có những biểu hiện sau mà em rất lo lắng như:
- Cháu rất hiếu động, luôn luôn động chân tay, luôn chạy loăng quăng suốt ngày, ngồi trong lòng mẹ hoạt động không ngừng, em đang tập cho cháu ngồi một chỗ để ăn chứ không chạy lông rông, cháu vẫn còn phản ứng nhưng đã chịu khi mẹ phải ngồi kẹp chặt và kể chuyện hết bữa ăn.
- Khả năng tập trung của cháu rất kém, cháu không thể ngồi yên làm gì trong khoảng 05, trừ khi xem quảng cáo hay xem chương trình dự báo thời tiết mà cháu thích.
- Cháu thi thoảng vẫn đi nhón chân (nhưng đi ra đường chơi em chưa bao giờ thấy cháu đi nhón chân), đi giật luì, chồng cây chuối mà không sợ nguy hiểm là gì.đi vòng quanh, nếu cháu đòi gì bị quát vẫn lấy tay đập đầu, dạo này ít đập đầu xuống đất hơn, cứ mở cửa là cháu chạy không cần biết nguy hiểm là gì. Cháu hay ăn vạ, hay khóc lóc,hay đập đầu nếu không đáp ứng được yêu cầu của mình. Em rất điên đầu vì việc nếu cháu đòi gì em bảo không được hay bị mẹ quát là lập tức cháu lấy tay đập vào đầu, hoặc đập đầu xuống đất, khóc lóc.
- Khi chơi vẫn hay đưa đồ vậy lên miệng, hay ngậm tay ngửi thức ăn. Nếu tay cháu chạm vào miệng của ai thì cháu hay đưa tay lên vừa ngửi vừa khóc, hôm trước sinh nhật tay cháu dây vào bánh SN, bác của cháu lấy tay mút cho sạch thì cháu lập tức phản ứng là ngửi và khóc. Khi chơi đùa cùng mẹ, cháu hay có hành động quá khích như nằm ngả nghiêng hoặc là cắn mẹ hoặc cắn đồ vật. Điều này có một thời gian cháu bớt hẳn nhưng thời gian này cháu lại hay cắn lại.
- Đi đường cháu cứ cắm đầu chạy, không nhìn cống rãnh hay ô tô.
- Về hiểu biết so với các bạn cùng tuổi cháu vẫn chậm hơn các bạn khác.
- Cháu không biết “giữ của” nói như cách ông bà nhà mình hay nói, em thấy nếu mẹ bế người khác thì những đứa trẻ khác thường hay khóc, ăn vạ hoặc đánh đứa trẻ khác nhưng con em thì không sao, chỉ đòi mẹ bế cùng hoặc cũng chẳng quan tâm.
- Khi đến nhà ai cháu thường vào đến cửa rồi chạy ra, nhưng nếu đi chơi cháu thấy nhà ai mở cửa thì cháu hay chạy xộc vào.
- Khi hỏi cháu cái gì cháu không nhớ, không biết hay khi cháu không tập trung cháu thường trả lời là “tâm”, em không hiểu tại sao lại thế.
- Bạn đến nhà” cháu thường rất thích, nhưng em có cảm giác cháu thích chơi với các anh chị lớn hơn là bạn cùng lứa, nhưng cháu thường có hành vi là thường ôm và thơm bạn, và cháu hay chỉ mắt, chỉ mũi, chỉ miệng của bạn.
- Khi cháu nghe nói đến một cái gì quen thuộc ngay lập tức cháu chaỵ ra chỗ đồ vật đó và chỉ nói tên đồ vật chứ không ngồi một chỗ chỉ.
- Việc đi vệ sinh của cháu: cháu chưa chủ động, nếu mẹ thấy chổng mông lên bảo con làm gì thì cháu nói ị, bảo con cởi quần ngồi vào bô thì cháu ngồi chứ chưa chủ động gọi mẹ; việc đi tè thì hầu như là không có ý thức, nếu mọi người không xi thì cháu sẽ tè ra quần, có lúc thấy quần ướt thì cởi, còn lại phần lớn là mẹ phải nhắc mới cởi.
- Cháu chưa biết mặc quần áo, chỉ mới biết cho chân, tay vào ống khi mẹ yêu cầu, và biết kéo quần lên, cởi quần ra mẹ vẫn phải mặc hộ. Chưa biết đi dép xăngdan, chỉ cởi dép, biết xỏ dép lê nhưng chưa biết giữ dép khi đi.
- Chơi đồ chơi hay lóng ngóng, nhiều lúc thích đồ chơi mới nhưng mau chán
- Cháu quá thích hình ảnh và chữ, số, lá cờ, đồng hồ và đi đâu cháu chỉ chăm chăm nhìn chữ số, lá cờ chứ không quan tâm đến thứ khác.
- Cháu cứ đi ra đường là cắm đầu chaỵ nếu mẹ không giữ tay, cháu không nhìn thẳng mà cứ ngó nghiêng hết nơi này, nơi kia, đi cứ xiên vẹo chứ không theo đường thẳng, hay chạy vaò nhà người khác nếu họ mở cửa.
- Cháu chưa biết lắc đầu, gật đầu khi chấp nhận, từ chối. Em đã dạy nhiều nhưng chaú vẫn không làm được. Không thích cái gì thì cháu phản ứng khóc, ăn vạ, em bảo con muốn gì cháu nói không.
- Đưa cháu đi chơi đến CV, siêu thị, những nơi công cộng thì cháu thích, không tỏ vẻ gì sợ hãi, tuy nhiên đến nhà anh em hoặc họ hàng lâu không đến cháu thường không thích vào nhà mà thường chạy ra ngoài đường chơi. Cùng một người nếu ở nhà họ thì cháu sẽ không cho bế, không chơi cùng nhưng nếu mọi người đến nhà em thì cháu rất thân thiện cùng chơi, cùng cười vui vẻ.
Em đang băn khoăn hai việc sau đây khi đọc các bài trả lời của anh Phi, chị Tường Anh trên mạng như sau:
- Anh Phi có đại ý nói những bé thí chơi tìm đồ không tự kỷ, nhưng có bài anh Phi nói trẻ em tự kỷ thưg thích chơi trò trốn tìm, đuổi bắt.
- Con em thường đòi kẹo, xem ti vi nhưng khi em giải thích hôm nay con ăn kẹo rồi, đến tối mẹ cho con xem tivi, tí nữa mẹ cho con đi chơi thì cháu đồng ý không đòi nữa. Như thế con em có phải bình thường về nhận thức không?
Em thật quá lo lắng khi con em cứ như thế này, em cố gắng dành nhiều thời gian cho con để kiên nhẫn dạy con nhưng nhiều lúc em thấy vô cùng hoang mang khi cháu có những hành động không kiểm soát được. Em nghĩ cháu có những rối loạn nhất định nhưng chồng em và bạn bè em, có một người chồng là bác sỹ bảo con em không sao, chỉ chậm nói chứ thông minh, hỏi gì cũng biết, mắt giao tiếp tốt, hay nhìn mắt mọi người cười. Em muốn nhờ anh chị một số việc sau đây:

1. Anh chị tư vấn giúp em con em có phải là Tự kỷ hay TDGCY không?
2. Và cách nào để hạn chế những hanh vi xấu đó của con em?
3. Em có nên nhờ giáo viên về dạy kèm con không?
4. Em phải làm gì khi con hiếu động thái quá, thiếu tập trung?
5. Em có nên đưa con đi thăm khám lại không?
6. Em muốn tham gia thẩm định của CCM thì làm thế nào?
7. Hãy cho em một ví dụ về trẻ tự kỷ có khả năng độc lập, trưởng thành trong cuộc song để em có niềm tin sống và nuôi dạy con với.

Em xin lỗi anh chị vì em nói hơi dài, lan man thế này. Em cảm ơn anh chị rất nhiều.

conyeu
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi staff » T.Ba Tháng 12 28, 2010 3:45 pm

- Cháu hay ăn vạ, hay khóc lóc,hay đập đầu nếu không đáp ứng được yêu cầu của mình. Em rất điên đầu vì việc nếu cháu đòi gì em bảo không được hay bị mẹ quát là lập tức cháu lấy tay đập vào đầu, hoặc đập đầu xuống đất, khóc lóc

Những lúc như vậy PH đã làm gì? PH thử bỏ đi không can thiệp xem HS sẽ phản ứng ra sao.


1. Anh chị tư vấn giúp em con em có phải là Tự kỷ hay TDGCY không?
2. Và cách nào để hạn chế những hanh vi xấu đó của con em?
3. Em có nên nhờ giáo viên về dạy kèm con không?
4. Em phải làm gì khi con hiếu động thái quá, thiếu tập trung?
5. Em có nên đưa con đi thăm khám lại không?
6. Em muốn tham gia thẩm định của CCM thì làm thế nào?
7. Hãy cho em một ví dụ về trẻ tự kỷ có khả năng độc lập, trưởng thành trong cuộc song để em có niềm tin sống và nuôi dạy con với.


Câu 1 không thể trả lời qua diễn đàn được. Chỉ có bác sĩ sau khi khám sàng lọc cho HS mới có thể quyết định được.
Câu 3: GV dạy thêm luôn là điều tốt nếu bài vở tốt và HS không bị quá tải
Câu 4: PH đọc trang chủ http://www.concuame.com về phần Tăng động thiếu chú ý để biết thêm và biết các bài học bài tập http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=254
Câu 5: PH mong đợi gì khi đưa HS đi khám lại? Dù là kết quả ra sao thì PH cũng đã nhận thấy HS có những hành vi cần can thiệp. Có lẽ PH nên chú trọng vào việc nên làm gì hơn là hỏi có hay không có.
Câu 6: PH email cho giaoduc @ concuame.com để giữ chỗ. Việc đưa chuyên gia về nước rất khó khăn và tốn kém nên CCM chưa có lịch cụ thể và PH nên giữ chỗ trước.
Câu 7: PH đọc bài mới nhất trên concuame.com về HS Christopher viewtopic.php?f=8&t=1036&p=11124&sid=d6cacd765e3618cc7b63b697b6c53b2e#p11124 hoặc theo dõi bài của chị Phương ptran213 viewtopic.php?f=3&t=80 anh Lê Mộng Bảo viewtopic.php?f=3&t=74 và rất nhiều các PH khác trên diễn đàn này để thấy được kiên nhẫn + can thiệp sẽ đưa đến kết quả gì. PHị đọc bài http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=252 để hiểu được điều gì đang xảy ra với mình. Trẻ TK hay không TK cũng đều cần PH can thiệp giúp đỡ cho tới lúc lớn. Hãy chuẩn bị tinh thần làm việc lâu dài với HS.

- Anh Phi có đại ý nói những bé thí chơi tìm đồ không tự kỷ, nhưng có bài anh Phi nói trẻ em tự kỷ thưg thích chơi trò trốn tìm, đuổi bắt.

Anh Phi chắc đang nói về bài kiểm tra này http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=150
PH cho trẻ thử xem sao.

PH hãy bình tĩnh. Mọi người sẽ từng bước giúp PH gỡ rối tìm cách can thiệp cho HS.
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi conyeu » T.Năm Tháng 12 30, 2010 10:00 pm

anh (chị)staff kính mến!
Em xin lỗi không biết giới tính của anh (chị) để tiện gọi. Em rất vui khi nhận được reply từ anh (chị), một lời an ủi, một lời động viên, chia xẻ hay lời khuyên cũng làm cho mình ấm lòng khi thấy đau khổ, hoang mang anh ạ. Em quên mất em không giới thiệu tên mình, em là Phương Anh. Mong sau này sẽ nhận được những lời khuyên của anh (chị).
thực ra cha mẹ nào cũng thế, khi con mình có điều chậm hơn bạn bè thì sẽ lo lắng, hoang mang thôi. Nhưng không thể vin vaò đấy mãi được. Thời gian qua, em đã thực sự suy sụp, lo lắng đến mình bị stress nặng. Chỉ trong vòng mấy tháng em đã sụp gần 4kg, thần kinh lúc nào cũng như lên dây đàn, đụng vào là khóc, và thường xuyên gây gổ với chồng. Nhưng thời gian gần đây em đang đọc cuốn sách "Phương án 0 tuổi" của GS Phùng Đức Toàn, chắc anh (chị) biết cuốn sách này phải không ạ? Em đọc thấy có những trường hợp em bé điếc 100% đến 3,5 tuổi chưa biết nói gì mà nhờ ý chí, lòng kiên nhẫn, sự dạy dỗ của cha bé trở thành một cô bé giỏi giang, thông minh; có cậu bé bị bại não mà bác sỹ bảo không thể sống được, có sống cũng trở thành người đần độn nhưng nhờ ý chí của bà nội mà đã trở thành một cậu bé thông minh, sáng dạ. Em rất tâm đắc một nói của nhà tâm lý Nhật bản (em không nhớ tên) là "trẻ phổ thông, trẻ bình thường, trẻ không bình thường đều là thần đồng. Mỗi đứa trẻ trên mình đều ẩn dấu một tiềm năng phát triển to lớn, đáng tiếc là tiềm lực này bị cha mẹ vì tình thương không sâu sắc làm tàn lụi đi". Em sẽ áp dụng phương án 0 tuổi dạy cháu, anh (chị) thấy có hợp lý không? Cháu thích đọc chữ, số thì em dạy cháu chữ số. Em không tham vọng , điều em muốn nói chính là khi con được dạy dỗ thì chắc chắn sẽ tốt hơn, chỉ cần cháu lớn lên khỏe mạnh, bình thường, có thể tự chăm lo cho mình là tốt lắm rồi . Anh nói đúng, trẻ em dù bình thường hay tự kỷ đều phaỉ được can thiệp, giáo dục. Đọc trên trang CCM em thấy còn may mắn hơn nhiều phụ huynh khi con vẫn nói được, vẫn hiểu biết được nhiều thứ. Có lẽ nên bình tâm lại để yên tâm nuôi dạy con phải không anh? Cảm ơn anh. Khi lòng không dậy sóng thì sẽ yên bình hơn.
conyeu
conyeu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 11 22, 2010 12:07 am

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 12 31, 2010 12:02 am

Chào PHương Anh,

Chúng tôi đã nghe tâm sự của bao nhiêu phụ huynh. Nỗi đau khi con cái có những khó khăn mặt này mặt kia là nỗi đau lớn lắm, vì mình là kẻ bảo vệ mà con thì còn bé dại và ngây ngô. Bạn cố gắng lên nhé. Phải cố ăn uống cho có sức. Phải giữ hòa khí với ông xã. Nếu bạn buồn 1, mình nghĩ anh ấy ít nhất cũng buồn 1 hay hơn. Phụ nữ có khuynh hướng kể chuyện, chia xẻ nên nỗi đau theo nước mắt tràn ra ngoài. Đàn ông không hay chia xẻ, nỗi đau theo nước máu chảy ngược về tim. Cố trò chuyện với anh ấy để hai vợ chồng cùng tìm ra phương hướng giúp con. Phải ở "cùng chiến tuyến" để tuyên chiến với rối loạn đang gây khó khăn cho con chứ. Cố lên nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi conyeu » T.Hai Tháng 1 03, 2011 10:58 pm

Kính gửi chị Tường Anh!
Em rất vui vì nhận được tin nhắn của chị, cảm ơn chị vì những gì đã giúp đỡ cho những gia đình, em bé rối loạn về hành vi trong thời gian qua. Em biết rằng trước khi muốn yêu thương ai thì phải yêu thương và chăm sóc mình trước tiên, nhưng khó quá chị ơi. Em bây giờ đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi mà không thể thuyết phục nổi chồng, mẹ đẻ, họ hàng mình về cùng một "chiến tuyến" như chị nói. Chắc chị đã đọc bài viết dài lê thê của em viết miêu tả về con mình, với những điều như thế mọi người bảo con em không sao, chỉ chậm nói và kém giao tiếp vì không được giao tiếp nhiều với bạn bè. Em cố gắng nói, thuyết phục đến khản giọng nhưng mọi người bảo em bị hoang tưởng, hay lo lắng quá vì trẻ con mỗi đứa có những giai đoạn khác nhau, và có đứa thế này, đứa thế kia. Em rất lo lắng vì mỗi ngày qua con không được can thiệp là một ngày thiệt thòi cho con, nhưng bây giờ em không biết là nên bắt đầu từ đâu nữa?
conyeu
conyeu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 11 22, 2010 12:07 am

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 1 07, 2011 11:11 am

Em rất vui vì nhận được tin nhắn của chị, cảm ơn chị vì những gì đã giúp đỡ cho những gia đình, em bé rối loạn về hành vi trong thời gian qua. Em biết rằng trước khi muốn yêu thương ai thì phải yêu thương và chăm sóc mình trước tiên, nhưng khó quá chị ơi. Em bây giờ đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi mà không thể thuyết phục nổi chồng, mẹ đẻ, họ hàng mình về cùng một "chiến tuyến" như chị nói. Chắc chị đã đọc bài viết dài lê thê của em viết miêu tả về con mình, với những điều như thế mọi người bảo con em không sao, chỉ chậm nói và kém giao tiếp vì không được giao tiếp nhiều với bạn bè. Em cố gắng nói, thuyết phục đến khản giọng nhưng mọi người bảo em bị hoang tưởng, hay lo lắng quá vì trẻ con mỗi đứa có những giai đoạn khác nhau, và có đứa thế này, đứa thế kia. Em rất lo lắng vì mỗi ngày qua con không được can thiệp là một ngày thiệt thòi cho con, nhưng bây giờ em không biết là nên bắt đầu từ đâu nữa?


Em ơi, mới đầu cái gì cũng khó cả. Em cố lên, và nhớ rằng em sẽ phải cố như thế dài dài cơ đấy. Vững lòng em nhé.

Đọc post của em, chị nghĩ rằng em có lý do để lo âu vì con. Có những biểu hiện chị thấy giống như những em bé tự kỷ (dạng trung bình) hay Asperger, hay những em rối loạn ngôn ngữ/giao tiếp. Khi người ta bảo "nó có sao đâu, chỉ chậm nói và kém giao tiếp", người ta cũng đã thấy ngôn ngữ và giao tiếp là vấn đề đấy chứ. Cũng giống như "em đâu có sao, em chỉ sốt và ho thôi!"

Em đừng bận rộn thuyết phục làm gì. Để chồng và gia đình chấp nhận rằng bé có khó khăn là điều rất khó khăn. Không phải chỉ gia đình em mới thế. Cũng không phải chỉ gia đình Việt Nam mới thế. Tàu, Mỹ trắng, Mỹ da mầu, Thái Lan, Tô Cách Lan... vẫn thế em ạ. Chị nghĩ em cứ nói:"Vâng, cháu có gì đâu. Chỉ chậm nói và kém giao tế thôi đấy mà! Vì vậy nên cháu sẽ đi học thêm về nói và giao tiếp!" Còn đấy là rối loạn gì, em đừng bắt gia đình phải đồng ý ở lúc này. Nếu chồng hay bố mẹ bảo "trẻ có giai đoạn khác nhau," em cứ vâng theo, và xin "học nói và học giao tiếp thì cũng tốt, mai mốt cháu khéo nói thì đi học đi làm dễ hơn. Cứ như đi học thêm thôi mà!"

Em cố lên nhé. Có gì cứ vào đây than thở, chị nghe. Tặng em cái mặt cười này: :lol:
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi conyeu » T.Tư Tháng 1 12, 2011 8:51 pm

Chị Tường Anh ơi!
Mới đầu thư đã than thở với chị, em đã viết thư cho chị 3 lần và cả 3 đều rụp hoặc out. Nhưng cha ông thường nói quá tam ba bận, để chắc ăn hơn em đã gõ ra word và paste vào thư sau. Hihi.

Chị ạ, em đã nhận ra con em có nét khác khác từ khi cháu hơn tuổi, khi cháu hơi chậm nói, hiếu động. Nhưng chị gái em cũng có con trai, ngày nhỏ cũng chậm nói và hiếu động (03 tuổi mới nói), bây giờ cháu học lớp 6, rất thông minh, học giỏi, và đáng yêu nên mọi người bảo con em cũng như anh nó. Em đã đấu tranh rất nhiều với bản thân và gia đình để đưa con đi khám. Em cũng đã từng hy vọng cháu giống anh họ cháu, nhưng giờ em đã chấp nhận một hậu quả xấu nhất là con em bị TK (em bị sốt virus khi mang thai cháu tháng thứ 08), nghĩ như thế em thấy hình như khi mình nghĩ đến điều tồi tệ nhất thì nó lại đỡ tồi tệ hơn mình tưởng chị ạ. Lòng em đã đỡ đau đớn hơn, đỡ day dứt hơn.
Chị ơi, từ khi đưa cháu đi khám về tới giờ tròn 4 tháng, em chưa có chương trình can thiệp gì bài bản cả, em chỉ dạy cho cháu theo những gì mình biết, có đọc tham khảo một số tài liệu nhưng chưa thực hiện một cách chính thức. Em chủ yếu dạy cháu nói qua việc nói và giải thích việc hằng ngày, những điều cháu nhìn thấy, đặc biệt con em rất thích hát, đọc thơ, nghe kể chuyện và xem sách nên em dựa vào đấy để dạy cháu thôi. Em đang cố gắng dạy cháu những kỹ năng tự phục vụ ( như mặc quần, đi tất, ý thức để tự đi VS nhưng có lúc được lúc không chị ạ), dạy cháu nói và dạy cháu giao tiếp với mọi người, còn về nhận thức thì em dạy cháu mọi lúc, đi chơi, đọc báo, xem TV, loạn cả nhà lên vì suốt ngày mẹ hỏi, mẹ nói con trả lời hoặc mẹ độc thoại. hihi.
Mẹ cháu muốn khoe với bác một số điều như sau, từ khi mẹ cháu viết phàn nàn cho các bác đến nay được một tháng thì Bon của mẹ cháu đã có một số tiến bộ như sau:
- Cháu đã nói được câu, cụm từ 4, 5 chữ rồi bác ạ, nói, hát được cả câu của khoảng 20 chục bài hát, bài thơ (nhưng mẹ phải gà bài từ đầu hoặc cụm từ đầu của các câu),tuy còn nói cứng nhắc, ít sáng tạo nhưng cháu nói hầu như đúng hoàn cảnh, ít nói linh tinh hơn, và chủ động nói hơn ạ.
- Cháu dạo này gặp ai cũng chào, rất vui vẻ. Nói về việc này mẹ cháu nức mũi vì cháu gặp ai cũng chào, nên mọi người thường khen con ai mà ngoan thế.hehe
- Muốn được gì cháu đều nói xin chứ ít khi ăn vạ hơn ạ, ai cho gì cháu đều nói xin mẹ, xin bà, xin bố; buồn cười lắm chị ạ nếu cháu cho ai cái gì cháu liền nói mẹ xin, bà xin, bố xin, như kiểu nhắc mọi người phải nói xin cháu ấy.
- Cháu dạo này ít ăn vạ, đập đầu hay đánh đầu, cắn hơn; nhưng lại nghĩ ra kiểu ăn vạ mới là nằm ngửa ra đập chân xuống đất, hoặc chồng cây chuối hihi, nhưng mẹ cháu thấy cũng không tai hại gì nhiều nên cứ lờ đi thế là cháu liền đứng lên chạy theo mẹ hoặc ra khóc mách bà, mách bố. Em không biết có phải là tín hiệu tốt không, không biết có phải vì con biết nói nên đã diễn đạt được ý của mình hay không, hay là con lại chuyển sang kiểu mới, hay vì ăn vạ bị mọi người lờ đi nên chán, hay do mẹ dạo này hiểu con hơn nên đỡ quát tháo con mà giải thích nhẹ nhàng nên con ít ức chế; chẳng biết là gì nhưng dù sao cũng là điều tốt phải không chị.
Dạo này em đang down tài liệu trên vnautism và tretuky.com về để nghiên cứu làm giáo án dạy con, nhưng phần vì nhiều, phần vì lười và mệt nên chưa biết nên bắt đầu từ đâu chị ạ!
Đợt trước em định tìm GV về dạy cho con, nhưng em thấy với con em giờ chưa cần thiết lắm vì cháu ở nhà với bà ngoại, mẹ em là GV nên cũng có phương pháp dạy cho cháu nói, dạy cháu đọc thơ và dạy giao tiếp. Nhưng ra Tết em sẽ cho cháu đi học ở trường MN gần nhà, mục đích là cho cháu chơi với các bạn cùng tuổi, dạy cháu nề nếp hơn; sau đó em sẽ tìm GV dạy cho con luôn. Nhưng đó là mong muốn của mẹ, không biết Bon có phối hợp không hay là lại khóc lóc như đợt trước.hehe.
Người ta bảo nuôi con như trứng để đầu gậy, lo lắng từ lúc mang thai cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, còn với những đứa trẻ có một số hạn chế như con em thì điều đó lại càng khó khăn chị nhỉ. Mỗi lúc nghĩ đến TK là rối loạn mang theo cà đời, không bao giờ hết được lòng em thấy đau đớn lắm chị ạ. Nhưng rồi lại nghĩ rằng thôi thì hãy cứ nghĩ đến những điều tốt đẹp, hãy cố gắng ươm mầm, chăm cây cho tốt sau đó cây có cho trái ngọt hay không thì còn phụ thuộc vào “số trời” nữa.
Cảm ơn bác vì đã an ủi và tặng mẹ cháu cái mặt cười. Mẹ cháu đã bìn tâm trở lại, lại vui vẻ, hát ca cả ngày rồi bác ạ. Mẹ cháu chúc bác luôn khỏe mạnh, vui vẻ mắt sáng tinh để đọc những bức thư dài lê thê không đầu không cuối của mẹ cháu bác nhé. :P

Em Phương Anh
conyeu
conyeu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 11 22, 2010 12:07 am

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 1 14, 2011 1:49 pm

Chào Phương Anh, thấy em vui hơn, chị mừng lắm. Em phải vui và bình tĩnh, em mới thấy con vui và bình tĩnh. Chỉ khi con bình tâm, con mới học hành và tiến bộ. Những khi em thấy nặng lòng, tốt nhất là em đừng giao tiếp với con, hoặc chỉ chơi với con mà đừng lôi bài vở ra dậy dỗ làm gì. Là người mẹ của cậu con đang gặp khó khăn, em có quyền và phải dành cho mình những giây phút thoải mái. Để làm gì? Để còn tiếp tục mà nỗ lực. Mà ngay khi em chơi đùa với con, em cũng dậy con nhiều thứ lắm, nào gọi tên, nào hỏi cái gì ở đâu, nào giúp con trả lời có yêu mẹ không, yêu bà không...

Phần bài bản và chương trình cho con thì em bảo đang lười. Chị không trách em đâu. Soạn ra một chương trình đâu phải chuyệnm phụ huynh phải làm. Lẽ ra trường lớp phải làm đấy chứ. Tiếc là ngành giáo dục của đất nước mình chưa lo được cho trẻ, nên phụ huynh phải lao tâm. Em thử liên lạc với bên CCM hay nơi nào uy tín để họ thẩm định rồi lên kế hoạch hộ em. Em có một chuyên môn khác nên khó có thể nắm bắt chuyên môn ngành này.

Nếu em có mẹ là giáo viên, em đã may mắn hơn nhiều bà mẹ khác. Em mời bà n goại vào diễn đàn này đi, để tụi chị cùng với bà bàn xem cách nào giúp cháu của bà tốt nhất. Em nói với bà rằng cháu gặp khó khăn về ngôn ngữ, thì nhờ bà dậy cháu nói năng cư xử. Việc cháu có rối loạn gì chả cần thiết phải định danh làm gì lúc này.

Nhưng rồi lại nghĩ rằng thôi thì hãy cứ nghĩ đến những điều tốt đẹp, hãy cố gắng ươm mầm, chăm cây cho tốt sau đó cây có cho trái ngọt hay không thì còn phụ thuộc vào “số trời” nữa.


Đồng ý với em. Bon có những món quà riêng từ trời, và cũng được trao những khó khăn rất riêng. Cái cây tên Bon cần loại nước nhất định, độ nắng nhất định để nở hoa. Trách nhiệm của mình là tìm cho ra độ nắng và loại nước ấy. Mà mình sẽ tìm ra thôi em ạ. Vui lên nhé. Mặt trời vẫn mọc mỗi ngày, hoa vẫn nở, Bon vẫn có đó chờ em và bà ngoại uốn nắn, hỗ trợ. Vững lòng nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi conyeu » T.Ba Tháng 1 25, 2011 10:20 pm

Hà Nội những ngày lạnh giáp Tết!
Chị Tường Anh kính mến!
Hôm này là ngày 23 tháng Chạp, là ngày ông Táo lên chầu trời, ngày hôm nay cũng được coi như ngày bắt đầu của Tết. Như tục lệ, bất kỳ người Việt nào cũng thắp hương tiễn ông Táo lên trời, kết thúc một năm cũ. Chắc bên đấy chị cũng thế chị nhỉ!
Xin lỗi chị vì nhận được phản hồi của chị hơn 10 ngày rồi mà em không viết thư đựoc cho chị, gần Tết ở bên mình bận lắm chị ạ, các cơ quan thay nhau tổng kết cuối năm, em nhiều lúc cứ nghĩ buồn cười người Việt mình dù bây giờ làm việc, tiếp xúc với lịch Tây nhiều nhưng trong tiềm thức vẫn trọng lịch âm hơn, ấy thế nên mới có chuyện năm cũ qua gần tháng rồi thì mới nô nức đi tổng kết.
Em chưa thắp hương cúng ông Táo, đến tối em về mới thắp hương. Nhưng em cứ nghĩ không biết tối em về cầu nguyện mong ước của mình, nhờ ông Táo lên tâu với Ngọc Hoàng có giúp được em không, em cầu mong cho con em chẳng sao cả, trên đời này chẳng có cái gì gọi là rối loạn TK, và nếu có thì nó là bệnh để người ta có thể chữa khỏi được nó. Hy vọng ông trời sẽ nghe thấu được lời cầu nguyện của em, không biết em có quá tham lam không chị nhỉ?
'. "Em thử liên lạc với bên CCM hay nơi nào uy tín để họ thẩm định rồi lên kế hoạch hộ em. Em có một chuyên môn khác nên khó có thể nắm bắt chuyên môn ngành này"
Chị ơi, vẫn cứ mò mẫm những ngày để tìm cách dạy con, nhưng nó chưa được bài bản vì em không đủ thời gian, đủ hiểu biết và kiên nhẫn để dạy cháu. Em muốn hỏi chị một tý, hôm trước chị nói về việc nhờ thẩm định qua CCM, em muốn hỏi chị là liên lạc với mục nào CCM?; hôm trước em chỉ mới liên lạc với CCM ở mục: Khám thẩm định, cho bé gặp chuyên gia từ Hoa Kỳ để đặt chỗ cho cháu, và đã nhận được phản hồi từ chị Xuyến, còn em không biết nếu mình muốn nhờ họ thẩm định và lên kế hoạch dạy con thì từ mục nào chị ạ? Và em cũng muốn nhờ chị giới thiệu giúp em một số chuyên gia, bác sỹ, hay phụ huynh nào có kinh nghiệm dạy con ở Việt Nam (Hà Nội) chuyên can thiệp đối với trẻ TK hay cộng tác với CCM, em có lên mạng tìm hiểu thông tin nhưng nó thường nhiễu quá, và phần lớn là mọi người giới thiệu bác sỹ khám thôi, cái em cấn bây giờ không phải là xem con có TK hay không nữa mà là làm cách nào để giúp cháu, biện pháp nào can thiệp. Em vẫn đang loay hoay một mình với câu hỏi này mà chưa biết nên làm gì cả?
Tết sắp đến rồi, em chúc chị, các anh chị ban biên tập CCM và tất cả các thành viên CCM năm mới vui vẻ, hạnh phúc và luôn lạc quan với tinh thần "Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai". Cuộc sống này luôn có những điều kỳ diệu phải không chị? Em ước mong trong đời ít nhất mỗi con người chúng ta sẽ gặp được những điều kỳ diệu. Cảm ơn CCM trong suốt thời gian qua đã giúp đỡ chúng em. Sắp đến Tết rồi, chúng ta cũng nên đặt cái ghánh của mình xuống, nghỉ ngơi một tý vì chúng ta sẽ ghánh nó cả đời phải không chị.
Chị hãy cấu ông Táo cùng em chị nhé!
Em Phương Anh
conyeu
conyeu
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 11 22, 2010 12:07 am

Re: Giup em với anh chị ơi, thanh vien conyeu

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 1 26, 2011 1:09 pm

Chào em, hôm nay thì theo ngày giờ của Mỹ, người Viẹt tại Mỹ đưa ông Táo về trời. Chị thấy người ta bán vàng mã, và nhớ da diết không khí tết của quê mình. Ngậm ngùi hơn, chị hiểu rằng sẽ rất nhiều cái Tết sắp tới chị phải sống ở xứ người.

Tết đến, bố mẹ già đi, con cái lớn hơn, mà tiến bộ của con thì chậm chạp. Có lẽ em và các phụ huynh ngậm ngùi nhiều. Chị chia xẻ với em và mọi người nhé. Thôi thì mỗi người có một gánh, mà gánh nào cũng nặng đúng với sức của mình chứ không quá đâu. Phải tin như thế mà vui.

cái em cấn bây giờ không phải là xem con có TK hay không nữa mà là làm cách nào để giúp cháu, biện pháp nào can thiệp.


Đây là bước tiến tuyệt vời từ chính em đấy. Lăn tăn làm gì chuyện tên của rối loạn. Cái chính là làm gì để giúp con. Thế em liên lạc với chị Xuyến thì chị ấy nói sao? Kế hoạch thẩm định là bên chị Xuyến lên em ạ. Sau khi thẩm định, nhóm chuyên gia sẽ soạn thảo một chương trình học cho bé trong 1 năm. Nếu em muốn thì họ gửi bài vở cho em.

"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai".


Bên Mỹ, muốn mua mai thì đắt, mà lại phập phồng chả biết nó có nở không. Tiện nhất là chạy ra đường, rình rình không có ai thấy, chặt cành đào rồi chuồn lên xe phóng mất. ha ha. Nói thế thôi chứ chị chả muốn làm thế, mất đẹp cảnh quan chung của đường phố. Thôi vui với lan vậy. Cám ơn em đã chúc tết nhé. Chị chúc em luôn vững tin bền sức gánh lấy cuộc đời mình. Có người cùng đi, đường ngắn lại.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Trang kế tiếp

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách.

cron