Bài tập, hoạt động, trò chơi... cho trẻ TK

Bài tập, hoạt động, trò chơi... cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 25, 2009 11:41 pm

Thời Khoá Biểu Hoạt Động Cho Trẻ Tự Kỷ

Đây là bản lược dịch từ cuốn sách cùng tên trong chủ đề “Dạy Bé Tự Lập” của Tiến sĩ Lynn McClannahan và Tiến sĩ Patricia Krantz.

http://www.amazon.com/Activity-Schedule ... 993&sr=8-1

Thời Khoá Biểu Hoạt Động (Activity Schedule) là chuỗi hình ảnh và từ ngữ để ra hiệu cho trẻ làm một số việc nào đó. TKBHĐ có nhiều dạng, nhưng thường bắt đầu là cuốn sách có hình ảnh mỗi trang để ra hiệu cho bé làm một việc. Tùy vào mỗi bé mà ta có thể làm một TKBHĐ tổng quát hay thật chi tiết:

· Tổng quát: dùng một hình ảnh duy nhất để chỉ cho bé làm gì đó như đánh răng chẳng hạn.
· Chi tiết: chia nhỏ việc ra thành nhiều bước khác nhau, như đánh răng thì có lấy thuốc, rồi bôi thuốc...

Sau đó ta dạy bé tự mở sách tới trang cần làm, nhìn hình ảnh để tự làm, rồi lại lật qua trang mới làm việc kế tiếp. Mục đích là để bé có kỹ năng tự sinh hoạt mà không cần mẹ trực tiếp chỉ dẫn hay nhắc nhở.

Một vấn đề bạn cần chú ý là bé có nhìn hình ảnh không hay chỉ nhìn vào phần hậu cảnh? Đưa một tấm ảnh cánh hoa, có thể bé chỉ nhìn cây cỏ sau lưng cánh hoa mà không chú ý gì tới cánh hoa cả. Vậy thì phải dạy cho bé tập trung đúng hình ảnh cần nhìn trước khi dạy bé dùng THBHĐ.

Muốn biết bé có chú ý tới đúng hình ảnh mình muốn trình bày hay không, hoặc muốn biết cách để dạy bé chú ý cho đúng hình ảnh, thì các bạn làm thế này:

1. Cắt nhiều miếng giấy nhỏ và vẽ một vài hình ảnh gì đấy quen thuộc vào, tức là bạn có cùng nhiều hình ảnh quen thuộc trên nhiều mảnh giấy nhỏ khác nhau.
2. Lấy một cuốn vở trắng 10 trang rồi dán những miếng giấy có hình vẽ ở trên vào. Mỗi trang chỉ dán một miếng nhưng ở vị trí khác nhau.
3. Sau đó bạn mở từng trang ra và hỏi bé: “Tấm hình nằm ở đâu?” hoặc “Chỉ cho mẹ xem hình ở đâu nào”

Lời người dịch: “vở trắng” đây không phải là một cuốn vở màu trắng, mà là cuốn vở không có chữ viết lên, và tất cả 10 trang đều có chung một màu. Tác giả dùng chữ “construction paper” tức là giống như giấy thủ công chúng ta thường dùng. Dưới đây là hình giấy “construction paper”.
construction-paper.GIF


Vậy thì việc đầu tiên các bạn cần làm là xem bé nhà mình có biết nhìn đúng hình ảnh cần nhìn không, nếu chưa thì tập cho bé trước khi làm Thời Khóa Biểu Hoạt Động.

Khi dạy cho bé coi cuốn vở 10-trang nói trên, bạn nhớ ghi lại xem bé có tiến bộ không, chẳng hạn như tuần trước thì bé chỉ đúng được 3 lần, giờ thi lên được 4 lần... Các bạn nên tập cho nhiều lần trong ngày. Và nếu bé ít có tiến bộ thì bạn phải chú ý đoán trước hành động của bé để chỉnh trước khi bé làm sai. Ví dụ như sau khi hỏi “Hình vẽ nằm đâu?” thì bạn chú ý tay của bé. Nếu bé sắp sửa chỉ sai thì mình dìu tay bé vào chỗ đúng ngay và khen bé: “Giỏi, con đoán đúng rồi đấy”. Nhưng bạn chỉ khen thôi mà không thưởng quà vặt hay đồ chơi: để dành những thứ đó mỗi khi bé tự mình chỉ đúng.

Bây giờ tạm dừng ở đây, lần tới chúng ta sẽ nói tới khả năng tìm tương xứng, thí dụ như nhìn hình con thỏ và biết được nó tương xứng với con thỏ nhồi bông trên giường. Và trước khi nói tới khả năng tìm tương xứng, bé phải có khả năng nhận ra những vật tương đồng thí dụ như 2 quả chuối hoặc 2 cái ly.

Lần tới chúng ta sẽ bàn về khả năng tìm tương xứng và khả năng nhận vật tương đồng.


Xin chào tạm biệt
Phi
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Dạy Cho Bé Nhận Thấy Nét Tương Đồng

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 22, 2009 10:36 pm

Dạy Cho Bé Nhận Thấy Nét Tương Đồng

Một kỹ năng quan trọng cho bé là nhận thấy được nét tương đồng giữa các vật khác nhau. Ví dụ như khi bạn đưa ra hình con thỏ, bé phải biết được hình đó “liên quan” tới con thỏ nhồi bông trên giường chứ không phải con gấu nhồi bông trong góc nhà. Để phát triển kỹ năng trên (nhận thấy nét tương đồng giữa hình ảnh và đồ vật), ta phải luyện cho bé kỹ năng nhận ra những vật giống nhau.

Các bé TK thường có khả năng nhận ra các vật giống nhau trong thế giới 3 chiều, ví dụ như nhận thấy 2 quả táo trong 1 rổ vừa táo vừa chuối. Tuy nhiên các bé sẽ bị khó khăn hơn khi phải tìm các vật trong thế giới 2 chiều, ví dụ như cái chìa khóa, miếng giấy cắt ra, hoặc cái dĩa DVD. Điều này có nghĩa là bạn nên chú ý luyện cho bé khả năng nhận thấy vật 2 chiều. Tại sao kỹ năng này quan trọng? Các tấm bảng chỉ đường giao thông, các bảng hiệu gắn trên phòng vệ sinh... thường là vật 2 chiều phải không các bạn?

Cách dạy nhận ra vật 2 chiều giống nhau dễ nhất là đặt các vật trên bàn rồi nói bé làm theo bạn. Ví dụ như bạn đặt 2 chìa khóa, 1 cái kéo, 1 miếng giấy và 1 cái tăm lên bàn. Sau đó bạn lấy 1 chìa khoá ra rồi nói: “Con lấy cho mẹ cái chìa khoá còn lại đi”. Tất nhiên bạn phải dạy cho bé biết “chìa khoá” là gì trước.

Sau khi bé thành thạo kỹ năng nhận vật 2 chiều giống nhau, bạn bắt đầu tập cho bé nhận ra liên quan giữa hình ảnh và đồ vật. Trong ví dụ dưới đây, tôi có 1 tấm hình cái chìa khoá, và tôi để phía trên 5 vật khác nhau: bút chì, chìa khoá, thià (muỗng), cái kẹo và cuốn truyện.

key-and-objects.GIF
key-and-objects.GIF (6.61 KiB) Đã xem 13107 lần.


Tôi nói: “Đây là cái chìa khoá” rồi cầm tay bé chỉ vào hình cái chìa, sau đó tôi nói: “Con tìm cho mẹ cái chìa khoá đi”. Nếu bé không biết nhận ra chìa khoá thì tôi sẽ cầm tay bé đưa vào cái chìa khoá để bé cầm lên. Còn như bé biết nhận ra thì tôi sẽ làm những hình ảnh khó nhận ra hay trừu tượng hơn. Bạn chú ý là hình ảnh đồ vật phải giống hệt như vật bạn muốn bé tìm, và trong đám đồ vật bé phải tìm, bạn chỉ để một vật giống trong hình thôi chứ đừng để nhiều. Tức là trong ví dụ chià khoá ở trên, bạn chỉ để 1 chià khoá cho bé tìm, đừng để 2 hoặc 3 chià.

Trong những bài học như trên, bạn nên cho bé khoảng 5 giây đồng hồ để bé suy nghĩ. Nếu quá 5 giây mà bé chưa làm được thì coi như là bé không biết. Mỗi lần bé học thì bạn đo xem phản ứng của bé có tiến triển không. Và bạn nên làm khoảng 5 bài khác nhau cho mỗi lần học, chứ không phải chỉ sử dụng 1 bài về chìa khoá.

Bạn cũng nên lưu ý rằng nhiều bé không thích để người khác đụng vào mình. Trong khi đó các bài học trên đòi hỏi người dạy (mẹ hoặc cô giáo) phải cầm tay hướng dẫn bé. Vậy thì bạn phải để ý xem bé có phải đối điều đó không (vì nhiều khi bé phản đối âm thầm, không rõ ràng để ta nhận biết). Bạn để ý và thử bé xem, ví dụ như giúp bé cột giầy, buộc tóc, đánh răng hay dùng thìa muỗng ăn cơm. Để ý nét mặt của bé, quan sát xem những bé thích hoặc không thích những hình thức đụng chạm nào. Nếu bé không thích thì ta phải làm từng bước, ví dụ như hôm nay vuốt tóc bé, ngày kia buộc tóc cho bé.

Một khi bé đã học được kỹ năng tìm kiếm các vật giống nhau, nhận được liên quan giữa hình ảnh và đồ vật thì ta mới dạy bé bước kế tiếp, tức là soạn ra một thời khoá biểu bằng hình ảnh cho bé tự làm theo. Kỹ năng làm theo thời khoá biểu là một kỹ năng rất cần thiết để bé tự lập sau này.

Phi / concuame.com
Sửa lần cuối bởi phi vào ngày CN Tháng 3 22, 2009 10:38 pm với 1 lần sửa.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Nắm Tay Hướng Dẫn Bé: 5 giai đoạn khác nhau

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 22, 2009 10:38 pm

Nắm Tay Hướng Dẫn Bé

Trong các bài tập trên, các bạn thấy chúng tôi có nhắc đến việc bạn nắm tay hướng dẫn bé chỉ vào hình ảnh hoặc đồ vật cần chỉ. Vào phần này chúng tôi muốn nói rõ thêm về các cách thức nắm tay hướng dẫn bé.

Mục đích của phần này là chỉ cho bạn cách hướng dẫn bé có kỹ năng tự làm việc độc lập. Để làm được việc này chúng ta phải đi qua 5 giai đoạn khác nhau dưới đây.

Giai Đoạn I: Nắm tay hướng dẫn
Trong giai đoạn này ta hoàn toàn chủ động hướng hoặc lái tay bé tới những hình ảnh đồ vật cần chỉ.

Giai Đoạn II: Dìu thay vì nắm tay
Lúc mới dạy cho bé, ta phải nắm hay hướng dẫn bé chỉ vào hình ảnh đồ vật cần chỉ. Một khi bé đã quen và ta cảm thấy được bé đã bắt đầu tự chủ, ta nên bớt “hướng dẫn” mà chỉ dìu theo tay bé.

Giai Đoạn III: Từ từ rời tay
Một khi chỉ cần dìu tay bé, ta nên tập cho bé qua giai đoạn III này gọi là “từ từ rời tay”, tạm dịch từ chữ “spatial fading”. Ví dụ như trong giai đoạn II thì ta dìu bàn tay bé. Trong giai đoạn III này thì ta dìu ở phần cổ tay, sau đó dìu ở cùi chỏ, rồi giữa cùi chỏ và vai, và sau cùng là chỉ cần chạm nhẹ vào vai cho bé biết. Mục đích của giai đoạn III là càng ngày để bé càng chủ động và bớt phụ thuộc, bớt cảm nhận việc được nguời lớn dìu mình làm chuyện gì.

Giai đoạn IV: Theo bóng (shadowing)
Trong giai đoạn IV ta chỉ cần làm theo hành động của bé mà không cùng phải đụng vào bé. Ví dụ như ta đưa tay ra lấy chìa khoá thay vì dìu tay bé tới chỗ chìa khoá. Khi bé nhìn thấy ta đưa tay ra lấy, bé có thể bắt chước đưa tay ra theo. Mới đầu thì có thể bé còn đợi và quan sát tay ta, nhưng dần tập cho bé chủ động, và ta chỉ làm theo để nhắc bé.

Giai đoạn V (giai đoạn cuối): Từ từ để bé làm một mình
Trong giai đoạn cuối này ta từng bước giảm việc có mặt của mình bên cạnh bé. Ví dụ như lúc đầu thì ngồi cạnh, sau đó ngồi xa ra, rồi ngồi xa hơn nữa. Nếu bé tiếp tục làm đúng các bài học bạn đưa ra thì bạn cứ tiếp tục ngồi xa bé hơn, và đến một lúc nào đó thì ngồi biệt lập hẳn (hoặc ngồi làm 1 chuyện khác) để bé nhận thấy chẳng có ai bên cạnh nữa.

Trên đây là những giai đoạn bạn tập cho bé để bé có thể từng bước tự lập, và cuối cùng là có thể làm một việc nào đó một cách độc lập.

Phi / concuame.com
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Từ hình qua chữ

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 22, 2009 10:40 pm

Từ hình qua chữ

Trong phần này chúng ta xem xét cách tập cho bé từng bước nhận được chữ viết. Mục đích là trong thời khoá biểu làm việc của bé, lúc đầu ta để toàn hình ảnh, sau đó từ từ chuyển sang toàn chữ viết. Nếu bé luyện được kỹ năng làm theo thời khoá biểu bằng chữ thay vì bằng hình ảnh, bé sẽ khả năng hội nhập cao hơn.

Hãy xem xét một ví dụ thật cụ thể dưới đây. Chúng ta sẽ chụp hình một thanh kẹo, chụp như hình màu. Sau đó chúng ta chuyển sang hình trắng đen. Sau đó ta tiếp tục cắt miếng giấy gói thanh kẹo ra lấy phần có chữ viết. Và cứ như thế từ một hình màu của thanh kẹo, ta tập cho bé nhận ra được thanh kẹo chỉ qua chữ viết (tên sản phẩm của thanh kẹo đó). Khi bé nhận ra được chữ viết trên miếng giấy cắt từ thanh kẹo ra, bạn lại từ từ thay vào đó bằng chữ viết lên một tờ giấy: mới đầu là viết giống phông chữ cắt ra, và từng buớc một viết lại theo loại phông chữ thường dùng.

candybar.GIF
candybar.GIF (8.57 KiB) Đã xem 13108 lần.


Chúc các bạn thành công

Phi / concuame.com
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Một cách dạy khác

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 29, 2009 6:58 pm

Một cách dạy khác

Tại sao chúng ta lại làm một thời khóa biểu bằng hình ảnh hay từ ngữ cho bé? Tại sao chúng ta phải nâng tay, dìu tay bé chỉ vào các hình ảnh? Trong bài này chúng tôi muốn giải thích các bé chậm phát triển học và làm theo mệnh lệnh như thế nào.

Mệnh lệnh là những câu nói, cử chỉ, hành động làm gương... chúng ta làm để bé làm một việc chúng ta muốn. Ví dụ như khi mẹ nói “đứng dậy” mà bé không có phản ứng, mẹ sẽ dìu bé đứng lên để bé hiểu “đứng dậy” là gì, và mục đích là không cần phải dìu bé trong những lần tới.

Có một phương pháp dạy gọi là Discrete-Trial Training (DTT). Người ta đưa một quả táo ra rồi nói: “con nói ‘quả táo‘ đi”, và thường khen/thưởng khi bé làm theo. Tóm lại là DTT gồm có 3 bước: ra lệnh, đợi bé làm, và khen thưởng. Một hiệu ứng phụ là quá trình ngồi đợi thụ động (passive waiting): bé thấy là mình đợi, làm theo, và sẽ có quà. Và khi được thưởng thì nhiều khi bé lại tưởng là mình được thưởng vì mình ngồi đợi chứ không phải vì mình làm theo. Điều này giải thích tại sao nhiều bé biết nói chuyện và biết tự làm việc lại không chịu làm gì cả trừ khi bố/mẹ kêu làm. Đây là điểm mấu chốt của loạt bài viết này. Chúng ta dùng thời khoá biểu hình ảnh/từ ngữ để bé tự làm và tự hoàn thành công việc, không đợi ai nhắc.

Cách dạy dùng thời khóa biểu cũng khác với kiểu DTT ở trên. Ví dụ: khi mẹ hỏi “bàn chải đánh răng của con đâu” và bé không trả lời, mẹ sẽ nói tiếp: “con nhìn mẹ chỉ vào bàn chải đánh răng này”. Và nếu bé vẫn không làm được thì bước kế tiếp là dìu tay bé vào chỗ để bàn chải.

Tại sao phải dìu tay bé? Như đã nói ở những bài trước, lúc đầu là ta dìu bé 100%, sau đó từ từ giãn ra, chỉ dùng bóng tay cho bé làm theo, rồi sau cùng là ngồi ra xa bé, thậm chí thật xa để bé làm một mình. Những “thủ thuật” này giúp bé ngày càng tự chủ để tự làm và hoàn thành một công việc mà không cần ai nhắc nhở.

concuame.com
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bài tập, hoạt động, trò chơi... cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 4 17, 2009 10:33 pm

Chào các PH,

Các ý tưởng trong sách trong các chương sắp tới cũng tương tự như các trò chơi/bài tập mà CCM đang phát triển, ví dụ như khả năng so sánh, tìm 2 vật giống nhau...
Tôi sẽ dừng việc dịch sách và sẽ đưa các ý tưởng này vào trong bài học/trò chơi trên máy điện toán. Như thế có lẽ tiện dụng hơn cho các PH.

Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bài tập, hoạt động, trò chơi... cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi admin » T.Bảy Tháng 5 09, 2009 12:24 am

Các bài tập đã được đưa thành trò chơi trên máy tính

viewforum.php?f=15

Xin mời các bạn vào tải về
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Đưa bé đi chơi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 5 21, 2009 7:07 pm

Đưa Bé Đi Chơi

Các bé Tự Kỷ thường không thích bị thay đổi, thường theo cái thông lệ. Mà đi chơi tức là đi ra ngoài những thông lệ hàng ngày. Có lẽ vì thế các bà mẹ có con Tự Kỷ ngại dẫn con mình đi chơi.

Bài này tóm tắt các mẹo để chuẩn bị việc đi chơi của bé cho ổn thoả. Bài viết bản quyền của Tạp chí Time đúc kết từ những nguồn liệu từ Autism Speak. Chúng tôi bỏ thêm vào các mẹo trong các bài viết của chị Tường Anh trên ConCủaMẹ.com.



Chuẩn bị

Trước khi đưa bé đi, bạn hãy chuẩn bị cho bé làm quen bằng cách cho coi phim, hình ảnh về nơi sắp tới, nói cho bé biết đường đi ra sao, có thể gặp những ai, tới đó làm gì. Làm một tờ lịch rồi đánh dấu hàng ngày cho bé biết còn bao nhiêu ngày nữa thì khởi hành.

Các bé cũng chẳng khác người lớn là mấy. Bạn tưởng tượng đi khám bệnh, nếu ông bác sĩ cứ loay hoay khám, nghe, rồi mang ống tiêm ra lau, rôi ghi ghi chép chép, ngay cả người lớn cũng không thích. Một ông bác sĩ giỏi phải biết giải thích cho bệnh nhân: Cô bị như vầy, tôi sẽ phải khám và làm những việc sau... Sau đó khi ông ta tiến hành, chúng ta yên tâm hơn.

Chỗ vui chơi

Các chỗ vui chơi ở Hoa Kỳ như Disney World sẽ cho bé đeo một sợi thun vào cổ tay, bé được ưu tiên không phải sắp hàng, để bé khỏi nổi cáu. Nếu ở những nơi chưa được như vậy thì bạn có nghĩ tới chuyện thuyết phục anh bảo vệ để anh ta thông cảm?

Coi chừng nhiều nơi nhạc quá ồn làm bé khó chịu. Nhớ mang theo đồ nút tai hoặc các headphone nghe nhạc cho bé đeo, tránh tiếng ồn

Lên máy bay

Chuẩn bị tinh thần cho bé. Mẹ và bé có thể tập chơi trò mẹ làm bảo vệ, phải khám con mới cho vào nhà, chuẩn bị cho bé quen với việc ra phi trường có thể bị khám người. Nhớ để ý là người ta có thể bắt bé tháo giầy ra nhé.

Nếu chuyến bay dài thì mang theo đồ chơi như gạch lego, đất sét đồ chơi... Những thứ mà bé có thể chơi lâu nhưng không chán.

An toàn cho bé

Trẻ con nào mà chẳng dễ bị đi lạc. Bạn nhớ làm một tấm giấy ghi rõ địa chỉ, tên tuổi, ngày sinh, số đt... cho bé đeo vào cổ. Nếu bé không thích thì cột vào giày hay bỏ trong túi áo bé. Bạn cũng phải bỏ một tấm hình mới nhất của bé vào ví, phòng khi bé đi lạc thì mình còn có hình ảnh để đưa cho các chú Công An.

Tất nhiên gặp mẹ mìn thì gì cũng thua. Ở nhiều nước họ có bạn một dụng cụ chống đi lạc. Nó là 2 cái máy không dây giống như máy bộ đàm. Bạn bỏ vào túi mình 1 cái, cái kia vào túi bé. Nếu bé đi ra khỏi một phạm vi nào đó, 2 cái máy sẽ tự động hú lên.

Một giải pháp rẻ tiền hơn là nếu bé chịu, đeo một sợi dây vào cổ tay bé, sợi kia vào cổ tay mình. Người ta còn bán cả một bộ dây đàn hồi, thu ngắn dài được để 2 mẹ con đi khỏi bị vướng.


Để bé khỏi chán

Nên đưa bé đi những chỗ bé thích, và kèm vào những hoạt động mới. Nếu bé thích coi cá sấu thì nói với bé rằng: bây giờ mình đi coi cái này, xong mẹ sẽ dẫn con qua bên cá sấu.

Nhớ đừng lôi bé đi nhiều quá. Không phải coi/chơi được nhiều trò chơi là điều tốt cho bé đâu. Chọn chỗ nào gần, tránh kẹt xe. Nếu biết trước đường đi dài thì mang gì theo cho bé chơi dọc đường.

Nguyễn Phi
ConCủaMẹ.com
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bài tập, hoạt động, trò chơi... cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi Lan Dao » T.Năm Tháng 6 18, 2009 5:33 am

Hôm nay tôi được biết đến mạng Con Của Mẹ chuyên về trẻ với bịnh tự kỷ qua mạng mầm non.com. Thật là hạnh phúc biết bao cho các phụ huynh có con với TK sẽ kiếm được nhiều thông tin bổ ích từ mạng. Mạng Con Của Mẹ cũng rất có ích cho các giáo viên ở Việt Nam học hỏi thêm về Tự Kỷ bởi vì Tự Kỷ còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
Tôi cũng được biết mạng www.do2learn.com có rất nhiều tài liệu và các hoạt động cho phụ huynh và giáo viên về trẻ với TK nhưng bằng tiếng Anh. Mong mạng Con Của Mẹ sẽ cung cấp các hoạt động giống như vậy bằng tiếng Việt để phụ huynh và giáo viên áp dụng dễ dàng hơn dễ dàng hơn trong việc dạy dỗ các em.
Chân thành cảm ơn các toàn thể nhân viên mạng Con Của Mẹ và người sáng lập ra mạng.
Lan Dao
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 6 18, 2009 5:01 am

Re: Đưa bé đi chơi

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 6 18, 2009 7:51 am

An toàn cho bé
Trẻ con nào mà chẳng dễ bị đi lạc. Bạn nhớ làm một tấm giấy ghi rõ địa chỉ, tên tuổi, ngày sinh, số đt... cho bé đeo vào cổ. Nếu bé không thích thì cột vào giày hay bỏ trong túi áo bé. Bạn cũng phải bỏ một tấm hình mới nhất của bé vào ví, phòng khi bé đi lạc thì mình còn có hình ảnh để đưa cho các chú Công An.
Tất nhiên gặp mẹ mìn thì gì cũng thua. Ở nhiều nước họ có bạn một dụng cụ chống đi lạc. Nó là 2 cái máy không dây giống như máy bộ đàm. Bạn bỏ vào túi mình 1 cái, cái kia vào túi bé. Nếu bé đi ra khỏi một phạm vi nào đó, 2 cái máy sẽ tự động hú lên
Một giải pháp rẻ tiền hơn là nếu bé chịu, đeo một sợi dây vào cổ tay bé, sợi kia vào cổ tay mình. Người ta còn bán cả một bộ dây đàn hồi, thu ngắn dài được để 2 mẹ con đi khỏi bị vướng

Anh Phi thân mến,
Ông xã P kỹ tính cho thêu hẳn cái phù hiệu giống như phù hiệu học sinh đi học ở tiểu học, bao gồm: tên bé, địa chỉ nhà, số điện thoại nhà vào trong phù hiệu và đính dính luôn vào tất cả áo nào bé mặc đi ra ngoài (áo đi học, áo đi chơi) - Chứ nếu cho bé đeo vào cổ hay tay thì có bé không thích sẽ không chịu đeo, hoặc lúc bé vui chơi chạy nhảy làm rơi mất, còn để trong túi áo thì sợ không ai thấy .
Còn hình của bé thì chắc đa phần phụ huynh nào cũng lưu hình con vào điện thoại di động (cellphone) của mình, việc cất hờ một tấm hình mới nhất của bé trong ví rất hay, P sẽ làm theo anh Phi ạ.
Thân mến,
Phương
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Trang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách.

cron