Con trai yêu 4 tuổi rồi

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Con trai yêu 4 tuổi rồi

Gửi bàigửi bởi phudung » T.Năm Tháng 10 21, 2010 7:53 pm

Em chào chị Tường Anh, anh Phi, và các anh chị phụ huynh trong diễn đàn.
Con trai em gần tròn 4 tuổi (T12/2006), hiện nay em đang rất lo lắng và dường như mất phương hướng, hết vốn trong việc dạy cháu, mong anh chị tư vấn giúp mẹ con cháu:
Cháu đi học hòa nhập sau 1 năm can thiệp tương đối tích cực. Cháu biết nói dù rất ngọng, cũng thuộc nhiều bài hát, bài thơ cô giáo trên lớp dạy, rất thích chơi với các bạn nhưng không được các bạn chơi vì không biết hoà nhập. Nói chung, phải thật tinh mới nhận thấy cháu khác biệt. Các hành vi mà mẹ cháu muốn sửa cho cháu cụ thể là:
- Nói được rất nhiều, nhưng người thân quen thì nghe ra, người ngoài khó nghe được.
- Cháu ít khi nhường đồ chơi cho các bạn, nếu đó là ô tô thì nhất quyết không nhường. Cháu ham mê ô tô thái quá, có thể chơi ô tô 2-3 tiếng liền ko chán, mẹ hỏi “con chán chơi ô tô chưa” ‘chưa chán’, rất khó để bắt cháu cất dọn ô tô sau khi chơi, mẹ thưởng/phạt cũng chỉ được vài hôm lại đâu vào đấy, ko chịu cất dọn ô tô. Quyết tâm cất dọn thì cháu nổi cơn thịnh nộ, đập phá đồ đạc khác gần kề mình, rồi khóc mếu đủ cả, cấu, nhảy xổ vào ai đó đứng bên cạnh. (Chỉ ô tô thôi, đồ chơi khác dù cháu thích nhưng mẹ nói cháu nhường em/bạn là cháu nhường ngay dù mắt vẫn nhìn theo tiếc nuối)
- Khi các bạn chơi, chạy cháu cũng chạy theo nhưng cứ thích nhảy xổ, va chạm vào người bạn, dù đau cháu cũng thích và cười, còn bạn thì mếu máo khóc, cháu cũng biết là đau, mẹ cũng nhắc nhiều là "không xô bạn" --> không ăn thua, lần sau vẫn thế.
- Sẵn sàng chiến đấu với bạn khi ko vừa lòng, biết nhận ra sai lầm nhưng ko chịu thừa nhận, dễ đầu hàng nếu cuộc hoà nhập không thành công. Hay nói “con thích chơi một mình”.
Ví dụ: mẹ đứng từ xa, bảo Đ lại chơi với các bạn đi, Đ vui vẻ chạy lại chỗ bạn, có 5 bé, 4 bé ngồi vừa 1ghế đá, còn 1 bạn đứng, Đ cứ đòi ngồi xen giữa, ko được thì kéo 1 bạn ra để tranh chỗ, bạn ko chịu đứng dậy thì Đ giơ nắm đấm đứng tư thế chuẩn bị đánh nhau, các bạn thấy thế kéo nhau đi chỗ khác. Đ liền chạy ra chỗ mẹ “mẹ ơi về đi”. (bỏ cuộc ngay, ko đi theo các bạn). Về đến cửa mẹ nhìn thấy bàn cờ tướng, liền cầm 5 quân, chọn 1 đoạn gỗ để xếp vừa đúng 4 quân, còn lại 1, mẹ hỏi Đ ‘Mẹ có xếp quân này được nữa ko nhỉ?’ “Không được” “Vì sao thế con?” “Hết chỗ rồi”  Đấy chứng tỏ Đ hiểu nhưng vẫn cố tình đuổi bạn đi. Làm sao để Đ cởi mở hơn, dễ dàng chấp nhận hơn.
phudung
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 8 13, 2009 12:38 am

Re: Con trai yêu 4 tuổi rồi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 10 21, 2010 8:58 pm

Chào bạn, bạn đăng bài rất tốt, đầy đỦ chi tiết

Sẵn sàng chiến đấu với bạn khi ko vừa lòng, biết nhận ra sai lầm nhưng ko chịu thừa nhận,


Có 2 khái niệm ở trẻ chúng ta thường lầm lẫn: đó là xấu hổ và biết lỗi. Khi bé làm sai, việc bé biết là sai có thể chỉ đơn thuần là "mình biết mẹ không muốn mình làm thế, nhưng vì mình cứ làm nên mình xấu hổ, quê với mẹ". Việc này rất khác với "biết lỗi", là khi bé nghĩ "mình làm vậy làm cho bạn đau, nghĩ lại mình thấy áy náy". Nói nôm na thế này: "xấu hổ" làm cho bé bớt làm sai, nhưng "biết lỗi" mới là cái bé cần phải học.

Khi bạn phạt bé, bạn phải cho bé biết rõ là bạn đang phạt hành vi chứ không phải con người. Khái niệm "hành vi" và "con người" không được phân tích rõ ràng trong cách giáo dục của người Á châu. Chúng ta hay quát "con ồn ào quá" trong khi cái chúng ta muốn dạy con là "nói to và nói nhỏ là 2 hành vi khác nhau. Trong hoàn cảnh này thì con nên dùng giọng nói nhỏ".

Tôi cho bạn 1 ví dụ khác cụ thể hơn. Các cha mẹ hay mắng con "nhà đang có khách mà sao con ồn quá". Vào luc' khác thì lại mắng "con trai gì mà nói lí nhí không ai nghe gì cả". Thằng bé chắc rất hoang mang, bé không hiểu tại sao lúc nói to thì bị mắng, mà lúc nói nhỏ thì cũng bị mắng. Tự bé phải mất 1 thời gian mới hiểu được tại sao.

Cách giáo dục rõ ràng hơn là nói với con như thế này: "Con có 2 giọng nói. Một giọng to và 1 giọng nhỏ . Giọng to dùng ở ngoài trời khi vui chơi với bạn, giọng nhỏ dùng ở trong nhà". Với cách giáo dục đó, trẻ ngay từ nhỏ hiểu đươc rằng "hành vi" khác với "con người". Mẹ mắng mình vì "hành vi" mình sai, nhưng mẹ vẫn yêu "con người" mình.

Trở lại trường hợp của bạn, bạn nên chú ý tới việc dạy hành vi như trên, chú ý tới dạy khái niệm "hối lỗi" thay vì "xấu hổ". Người chỉ biết xấu hổ sẽ vẫn làm sai khi không ai thấy mình làm, người biết "hối lỗi" sẽ không bao giờ làm sai mặc dù biết chắc là không ai thấy mình làm.

Việc bé thích ô tô quá độ và chống đối quá đáng khi bị dẹp đi ... có lẽ bạn sợ bé có OCD. OCD thường liên quan tới sợ hãi, sợ cái gì đó mất đi chứ không liên quan tới "thích cái gì quá". Việc bé không chịu cất đi có thể do bé sợ là "cất" đồng nghĩa với "mất".

Việc bé "sẵn sàng chiến đấu" thì tôi phải xin lỗi bạn trước nếu làm bạn phật lòng . Nếu cha mẹ hay cãi cọ nặng lời, hoặc có đánh đòn anh/chị của bé, hoặc bé chứng kiến các cảnh đó ở nhà hàng xóm ... sẽ làm cho bé có khuynh hướng giải quyết bằng sức mạnh, và sau này khi có con cái, bé cũng sẽ dùng roi vọt . Dân tâm lý và gddb gọi đó là "vòng xoay bạo lực". Bạn để ý xem trong lớp cô giáo có hay phạt các bé khác bằng roi vọt không? Bé coi những phim hoạt hình có bạo lực không (Mèo Tom và chuột Jerry là ví dụ 1 phim bạo lực).

Việc bé không chia sẻ đồ chơi, tôi đoán đại là lỗi cô giáo dạy bé năm trước. Ở tuổi đó, giáo trình phải bao gồm các bài học chia sẻ . Các cô có thể cho bé mang 1 con thú thích nhất của mình lên lớp (bé của bạn là ô tô), để bé nói về ô tô, rồi cô cho các bạn chuyền nhau xem. Việc chuyền nhau xem là việc tập cho bé "bớt sợ sẽ bị mất ô tô" và cho bé quen việc chia sẻ . Bạn nói chuyện lại với cô, nếu bé chưa từng được học, bạn phải dạy lại thôi (sẽ mất thì giờ nhé). Bạn phải tạo tình huống tương tự như tôi tả để dạy bé từ đầu .

Xin lỗi bạn nhé, vì 1 câu hỏi đơn giản nhưng trả lời không đơn giản. Hiểu được cốt lõi vấn đề sẽ giúp bạn giáo dục con tốt hơn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Con trai yêu 4 tuổi rồi

Gửi bàigửi bởi phudung » T.Năm Tháng 10 21, 2010 11:50 pm

Em cảm ơn anh Phi đã giúp em đáp án cho 3/4 số câu hỏi. Em cũng ngộ ra được kha khá trong việc điều chỉnh hành vi từ cha mẹ, người lớn. GĐ em thuê nhà ở khu tập thể có nhiều trẻ, mong cho anh em cháu được giao lưu nhiều, nhưng đó cũng là môi trường mà bé bị tác động của cái mà anh gọi là "vòng xoay bạo lực". Em sẽ rút kinh nghiệm xử lý trong những tình huống đó, ko để cháu nhìn thấy những điều tương tự.
Còn 2 một câu nữa nhờ anh chị tư vấn giúp:
- Về giọng nói, phát âm: Cháu nói được nhiều xong vẫn ngọng lắm, bố mẹ và người thân có thể nghe được 90% cháu nói, nhưng người ngoài thì khó. Ở tuổi của cháu, chuẩn phát triển về ngôn ngữ phải như thế nào ạ? Em có đọc bài "chuẩn phát triển" của CCM ở trang chủ rồi nhưng em muốn hỏi cụ thể hơn về mức độ "Nói rõ ràng" cho bé trai 4 tuổi ??? các âm vần như thế nào?? Em nên bắt đầu lại như thế nào?
Hiện tại, em thường khuyến khích cháu nói, hát, đọc thơ bằng cách cả nhà ngồi cổ vũ cháu làm ca sỹ, cháu thuộc rất nhiều nhưng cứ líu la líu lo, nghe buồn cười lắm, (nhưng ko ai dám cười), và cũng nắn lại câu cháu nói ngọng với giọng bình thường (nhưng hạn chế vì cứ nhắc lại thôi, ko biểu hiện gì cháu đã như tự hiểu ra và tắt lịm, ko hát nữa).
- Về tình huống cháu thích chơi 1 mình: nhiều lúc cháu cứ khẳng định với mẹ: "con thích chơi 1 mình" dù mẹ đã dụ con đi chơi chỗ này chỗ kia, đi làm giúp mẹ cái này cái kia, ... Em cũng thường phải để cháu chơi 1 mình trong 1 số khoảng thời gian trong ngày do mẹ bận em còn nhỏ (em cháu 1 tuổi). Có nên để bé chơi 1 mình như bé muốn ko?
phudung
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 8 13, 2009 12:38 am

Re: Con trai yêu 4 tuổi rồi

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 10 22, 2010 9:10 am

Em có đọc bài "chuẩn phát triển" của CCM ở trang chủ rồi nhưng em muốn hỏi cụ thể hơn về mức độ "Nói rõ ràng" cho bé trai 4 tuổi ??? các âm vần như thế nào?? Em nên bắt đầu lại như thế nào?


Chuẩn phát triển âm thanh cho biết "nói rõ ràng" ở mấy tuổi. Bạn đọc rồi, và lại hỏi là sao?

Thí dụ, ở 4 tuổi thì 90% trẻ em sẽ nói rõ vần b, m, k/c, g. Cứ dò theo số tuổi bạn sẽ biết. Bạn ngồi viết lại mọi vần mà bé ngọng, rồi đem so với chuẩn.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai yêu 4 tuổi rồi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 10 22, 2010 12:06 pm

Về tình huống cháu thích chơi 1 mình: nhiều lúc cháu cứ khẳng định với mẹ: "con thích chơi 1 mình"


Bạn thử tìm các loại đồ chơi mà phải 2 người mới chơi được thử xem sao. Bạn cũng để ý rằng "thích chơi 1 mình" khác với "không có khả năng tương tác". Theo tâm lý học thì 1 trẻ thích chơi 1 mình cũng chẳng có vấn đề gì nếu trẻ đó có khả năng tương tác, tức là nếu cần phải giao tiếp với bạn, trẻ vẫn có thể làm.

Ví dụ như bạn bè rủ bạn đi uống cà fê, bạn nói "không" và sau đó đi uống 1 mình ở quán khác. Bạn bước vào quán, thấy bàn bên cạnh họ có cái ipad mới hay quá, bạn chạy qua hỏi xem họ mua ở đâu, mượn coi 1 phut' rồi trả lại, sau đó bạn về lại góc của mình nghiền ngẫm sự đời . Nếu bạn là týp người trên tức là bạn có khả năng tương tác, có kỹ năng tương tác, nhưng thích tư lự 1 mình. Điều này có thể bạn không thích với tư cách một bà mẹ, nhưng với 1 nhà tâm lý thì nó chẳng có gì sai cả.

Trường hợp bé nhà bạn thì có vẻ thích chơi 1 mình, có vẻ có khả năng tương tác nhưng không có kỹ năng tuong tác (bé kéo bạn ra chỗ khác). Mình chỉ đoán được thôi vì không gặp trực tiếp, không tiến hành các test thì không thể khẳng định được.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách.

cron