Bộ não con người

Bộ não con người

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 9 26, 2010 12:35 am

Corena đang nằm nghiêng bên phải, mê man trên bàn mổ bệnh viện thuộc Đại học California Los Angeles (University of California, Los Angeles). Hai bác sĩ mổ đang tìm cách cắt bỏ cục u trong não của cô. Tuy cục u có thể nhìn thấy rõ, mọi người đều cẩn thận vì họ biết ở trong phần mạch máu dày đặc đó là khu não kiểm soát ngôn ngữ của cô. Một sơ xuất nhỏ là cô Corena sẽ mất khả năng ngôn ngữ. Họ tiêm thuốc mê, cắt nửa vòng đầu của cô ra, và từ từ lột lớp màng bảo vệ óc qua một bên, để lộ ra nguyên phần não.

Và bây giờ thì họ đánh thức cô dạy. Họ có thể đụng vào não mà không làm cô đau đớn vì não của chúng ta không có các thần kinh cảm ứng đau đớn. Các bác sĩ phải đánh thức cô dạy vì họ đang tiến hành một ca mổ đặc biệt: họ sẽ chạy điện vào các phần não quanh cục u, và họ sẽ hỏi cô một số câu. Nếu khi đụng vào phần nào đó mà cô không nói được, có nghĩa là phần não đó kiểm soát ngôn ngữ.

Các bác sĩ vừa dí điện vào từng vùng vừa hỏi cô Corena:

- Con này là con gì?
- Con kỳ lân
- Đúng rồi. Y este?
- Casa
- Y este?

Cô Corena ngần ngừ rồi trả lời: Bicicleta?

Hai bác sĩ mổ đang áp dụng phương pháp Penfield. Họ đã định được vị trí cục u, đã biết là đang chạm tới vùng ngôn ngữ, nhưng họ phải thật cẩn thận. Việc cô Corena nói được 2 thứ tiếng (tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) làm cho các bác sĩ phải cẩn thận hơn. Hai vùng kiểm soát ngôn ngữ của cô Corena nằm sát nhau, và vì cô nói tiếng Anh ngay khi còn nhỏ, người ta biết rằng 2 vùng ngôn ngữ có thể sẽ nằm chồng lên nhau. Sơ xuất nhỏ sẽ làm cô mất 1 hay cả 2 ngôn ngữ. Vì thế họ phải hỏi cô bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Khi họ hỏi cô con kỳ lân tiếng Tây Ban Nha là gì, cô đã trả lời sai và lúng túng đoán tiếp. Vậy là các bác sĩ biết họ đang chạm vào vùng ngôn ngữ tiếng Tây Ban Nha của cô. Họ lấy một mảnh vải mổ nhỏ gắn lên trên đó đánh dấu và lại tiếp tục dò tìm tiếp.

brain.jpg
brain.jpg (14.75 KiB) Đã xem 7728 lần.

Hình trên: Các bác sĩ mổ thần kinh đánh dấu phần ngôn ngữ để tránh gây tổn thương khi cắt cục u

Não của chúng ta là một bộ phận kỳ diệu. Làm thế nào mà một đống bầy nhầy với mạch máu chằng chịt lại giúp chúng ta nhớ để xe chỗ nào trong bãi, hoặc nhớ cách đây 20 năm mình ra sao?

Phần não kiểm soát ngôn ngữ được gọi là Broca, là tên một nhà nghiên cứu hồi thế kỷ 19. Vào năm 1861 Broca gặp một bệnh nhân tên “Tan”. Người ta gọi anh ta là “Tan” vì anh chỉ có thể nói được chữ “Tan” trong suốt 21 năm liền. Khi Tan mất, người ta mổ và thấy phần não đằng trước bên phải của anh bị 1 cục máu đè lên sau khi anh bị tai biến mạch máu não. Điều này đã làm cho anh chỉ nói được chữ “Tan”. Vài năm sau đó bác sĩ Carl Wernicke người Đức lại tìm ra được 1 vùng não kiểm soát ngôn ngữ nằm ở đằng sau phía bên trái. Qua những khám phá này chúng ta biết nhiều về não hơn, ví dụ sự kiện một người lính hồi Thế chiến thứ Nhất bị bắn thủng phía sau đầu và kết quả là khi nhìn đi đâu anh cũng thấy có 1 cục đen xì trước mắt. Vào những năm 1950 bác sĩ Penfield người Hoa Kỳ đã dùng một cây chích điện nhỏ dí vào các phần não của các bệnh nhân bị tê liệt, và ông đã định được chính xác các vùng não kiểm soát các chức năng khác nhau. Đó chính là phương pháp Penfield mà 2 bác sĩ mổ tại bệnh viện của Đại học California, Los Angeles đang thực hiện để cắt bỏ cục u cho cô Corena.

(còn tiếp)
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Bộ não con người (2)

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 9 26, 2010 1:08 am

4 tuần sau khi mẹ thụ thai, mầm sống trong bụng mẹ đã phát triển ở tốc độ khoảng nửa triệu tế bào thần kinh mỗi phút. Trong các tuần sau đó những tế bào thần kinh này di chuyển lên óc, tụ lại ở các phần đặc biệt và bắt đầu tương tác với các tế bào khác trong vùng. Từ tháng thứ 3 tới tháng thứ 6, các tế bào thần kinh bắt đầu tủa các vòi ra như vòi bạch tuộc để kết nối vào nhau với tốc độ khoảng 2 triệu đợt mỗi giây đồng hồ. Ba tháng trước khi chào đời, trẻ có số tế bào thần kinh não nhiều nhất trong suốt cuộc đời của mình. Số lượng tế bào thần kinh khổng lồ này chắc chắn là không cần thiết cho 1 bé sơ sinh, và ngay cả khi lớn lên bé cũng không dùng hết.

Và chỉ vài tuần trước khi sinh, mọi việc lại xảy ra ngược lại. Các tế bào thần kinh tranh giành ảnh hưởng, kết nối. Rất nhiều tế bào "thua cuộc", sẽ chết đi trong một hiện tượng gọi là "thuyết Darwin cho bộ não". Phần não sống sót đã được nối dây sẵn sàng cho bé chào đời. Khi sinh ra bé đã có thể nghe được tiếng mẹ, phân biệt được với tiếng người lạ và các tiếng động của máy móc trong nhà thương. Bé có thể nhận ra mặt mẹ chỉ trong vòng 2 ngày đầu. Trong vòng 18 tháng đầu đời, bộ não bé học hỏi ngốn thông tin liên tục.

Đừng tưởng là các em bé sơ sinh chỉ nghệch mặt ra nhìn, thật ra thì các em đang liên tục quan sát và học hỏi. Với các trẻ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, não chúng bắt đầu nghe và chú ý vào các âm tiếng Việt và tiếng Anh. Các tiếng lạ khác thỉnh thoảng nghe, ví dụ như khi ba mẹ chúng nghe mở tivi đài Thái Lan, sẽ bị não các bé loại vào phần "không nên chú ý".

Một phần não nằm ngay đằng sau trán sẽ là phần lo về "bản ngã" cho trẻ. Vào khoảng 2 tuổi, phần "ngã" này bắt đầu phát triển. Trước lúc này, nếu trẻ soi gương thấy mặt bị bẩn, trẻ sẽ đưa tay lau vào gương chứ không lau vào mặt mình.

brain2.jpg
brain2.jpg (14.58 KiB) Đã xem 9653 lần.


Nhưng chúng ta muốn biết nhiều hơn thế. Não phát triển thế nào? Việc một em bé nói tiếng Việt (tiếng Việt là ngôn ngữ có dấu/tonal language) liên quan thế nào tới phát triển não? Việc bé nghe song ngữ từ bé ảnh hưởng ra sao? Phát triển của não và TK? Các kỹ thuật chụp não đã cho chúng ta bức hình ở trên.

Các vùng màu sắc khác nhau phía trên giúp chúng ta các việc khác nhau. Có vùng giúp chúng ta nhận thức, vùng giúp định vị trí, vùng giúp nhớ lại, vùng giúp phản ứng.

Arthur Toga, giám đốc phòng thí nghiệm bệnh viện Đại học California, Los Angeles nói: "Trước đây người ta tưởng não như một cái máy điện toán nhưng theo tôi thì không phải vậy. Hình ảnh được não phân tán nhỏ ra rồi gộp lại lúc cần, gần giống như thế giới mạng Internet vậy".

(còn tiếp)
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Bộ não con người (3)

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 9 26, 2010 8:08 pm

Vào khoảng 3 tuổi, trẻ bắt đầu biết nhận ra mình trong gương, và khi mặt bị bẩn thì sẽ đưa tay lau mặt thay vì lau vào gương. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm sau: Khi các trẻ chơi đùa, họ lén gắn một miếng băng keo lên đầu của trẻ rồi quay lên phim. Khi chiếu lại cho trẻ coi, trẻ sẽ đưa tay lên đầu xem miếng băng keo còn dính ở đó không. Điều này chứng tỏ trẻ biết được liên quan giữa mình và hình ảnh của mình trong gương. Trẻ dưới 3 tuổi sẽ không có khả năng này.

Trẻ thường chỉ nhớ những sự kiện từ lúc được 4 tuổi vì lúc đó phần bộ nhớ đã phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa trẻ không có trí nhớ. Những hình ảnh người chồng say rượu, hành hạ người vợ sẽ đi vào tiềm thức. Mặc dù trẻ không thể nhớ ra, nhưng những hình ảnh này ảnh hưởng đến tâm tính và tình cảm của trẻ, ảnh hưởng sâu trong tiềm thức.

Một bé gái bình thường sẽ phát triển tế bào não cao nhất, dày đặc nhất ở 11 tuổi. Bé trai sẽ chậm hơn khoảng 1 năm rưỡi. Sau độ tuổi này não bé sẽ phát triển thêm 1 đợt nữa kéo dài qua đến tuổi thành niên, liên quan tới các khả năng căn bản và cảm giác, định hướng và ngôn ngữ. Sau cùng là phần phát triển giúp chúng ta quyết định, suy nghĩ/so sánh các chọn lựa, dự định/định hướng cho tương lai, và tự xét mình, tự kiềm chế mình. Giai đoạn này kéo dài tới 25 tuổi trong khi trẻ bắt đầu trưởng thành trước đó lúc mới mười mấy. Đây chính là lý do trẻ thành niên thường làm những chuyện không suy nghĩ, dại dội hay phạm lỗi, và không có khả năng kiềm chế mình. Đây cũng chính là lý do tại Hoa Kỳ, người ta được bỏ phiếu bầu cử lúc 18 tuổi, nhưng đến 25 tuổi mới được phép mướn xe hơi tự lái.

Vùng não giúp chúng ta có cảm giác, nhìn được, nghe được, có ngôn ngữ và tình cảm được gọi là vùng xám vì khi chụp lên hình chúng quả thực có màu xám. Và cũng vì thế người ta dùng các thành ngữ "chảy máu chất xám" hay "mất chất xám" để chỉ các việc liên quan tới tri thức.

graymatter.jpg
graymatter.jpg (15.51 KiB) Đã xem 6744 lần.

Hình trên: vùng não màu xám liên quan tới tri thức, tình cảm, ngôn ngữ...

Đợt phát triển sau cùng kéo dài tới 25 tuổi không có nghĩa là sau 25, não người ta không phát triển nữa. Một khả năng kỳ diệu của não là nó dẻo dai, nó có khả năng thay đổi và tự điều chỉnh. Những người trưởng thành khiếm thính sẽ có một vùng não phát triển lớn mạnh hơn bình thường. Trẻ chơi đàn violin có vùng não liên quan tới tay trái phát triển mạnh hơn phần liên quan tay phải (vì tay trái sử dụng quan trọng hơn khi chơi đàn violin).

(còn tiếp)
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách.

cron