Ác mộng và Hoảng loạn ban đêm

Ác mộng và Hoảng loạn ban đêm

Gửi bàigửi bởi staff » T.Hai Tháng 12 06, 2010 1:16 am

Ác mộng

Trẻ có ác mộng là một chuyện bình thường xảy ra trong giai đoạn Chớp mắt nhanh (Rapid Eye Movement), thường xảy ra vào ban đêm sau khi trẻ đã ngủ say được vài tiếng đồng hồ. Nếu trẻ giật mình dậy khi ác mộng xảy ra, trẻ sẽ nhớ cơn ác mộng đó. Theo tiến sĩ Gwen thì cha mẹ nên nói cho trẻ biết đây chỉ là một cơn ác mộng, không có thật. CCM sẽ có một bài viết khác giải thích tại sao chúng ta mơ. Giấc mơ có lợi/hại tới tâm lý như thế nào.

Xin đừng nhầm lẫn ác mộng với hoảng loạn ban đêm (HLBĐ). HLBĐ khác với ác mộng ở các điểm sau đây:

- HLBĐ không xảy ra ở giai đoạn Chớp mắt nhanh, tức là thường xảy ra khoảng từ 1 tới 2 tiếng từ lúc bắt đầu ngủ. Theo khoa học thì việc bắt đầu ngủ xảy ra khi cơ bắp thả giãn, ví dụ như nếu trẻ đang cầm đồ chơi thì tay sẽ thả lỏng, đồ chơi rớt ra ngoài tay.

- Khi gặp HLBĐ, trẻ vẫn chưa hoàn toàn tỉnh giấc. Trẻ sẽ hoảng sợ, khóc, la hét và người có thể tê cứng. Trẻ có thể chạy quanh hoặc mộng du, nhưng các cha mẹ nên chú ý điều này: Vì trẻ chưa hoàn toàn tỉnh giấc, trẻ sẽ không biết là cha mẹ đang có mặt bên cạnh.

Không ai biết đích xác nguyên nhân của HLBĐ là gì. Người ta biết rằng nó có thể di truyền trong gia đình, hay xảy ra cho những trẻ bị stress, trẻ hay lo lắng và trẻ quá mệt mỏi vì học tập. Một số trẻ bị Rối loạn thở và sinh ra HLBĐ. Một ví dụ của Rối loạn thở là cổ họng đóng chặt không đủ ô xi cho não. Những người này không thể chìm vào giấc ngủ say vì luôn phải tỉnh dạy khi não không đủ ô xi, làm người luôn mệt mỏi. Các trường hợp nhẹ có thể chữa trị bằng ngậm ống thở ban đêm, trường hợp nặng có thể phải mổ.

Các nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ ngủ chung với trẻ, trẻ có thể sẽ giảm bị HLBĐ hoặc ác mộng, nhưng có thể làm tăng khả năng trẻ bị Separation anxiety disorder, hội chứng Bám cha mẹ. Ở những người trưởng thành, khi đi ngủ với tâm trạng lo lắng buồn phiền, cơ thể sẽ sản xuất hormone cortisol (hormone gây stress). Nếu không có hỗ trợ tâm lý xã hội (qua các nhóm sinh hoạt hay diễn đàn), điều này sẽ gây ra depression.

Nếu người trưởng thành như vậy, trẻ TK sẽ ra sao khi các em không có kỹ năng hay nhận thức cần thiết để đối phó? Cha mẹ nên giúp cho trẻ biết được, qua thời khóa biểu, rằng sáng ra trẻ sẽ gặp lại mẹ (nếu ngủ riêng), giúp trẻ nhận được việc giả và việc thật. Phương pháp Social stories mà CCM có lần trình bày tại hội thảo là một phương pháp tốt để dạy trẻ phân biệt, nếu trẻ có trình độ nhận thức tốt.

Nếu trẻ thường xuyên bị HLBĐ vào giờ nhất định, nên thử bàn với bác sĩ việc đánh thức trẻ dạy trước đó khoảng 30 phút. Cho trẻ đi vệ sinh rồi vào ngủ lại. Thử nghiệm tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ cho thấy kết quả rất tốt, làm giảm mức độ trẻ bị hoảng loạn và kết quả cũng có tính cách lâu dài.

Nguồn:

Tạp chí Tâm lý Nhi
Chữa trị Hoảng loạn ban đêm cho trẻ TK, Tạp chí Can thiệp Hành vi tốt
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Ác mộng và Hoảng loạn ban đêm

Gửi bàigửi bởi staff » T.Hai Tháng 12 06, 2010 1:35 am

Hoảng lọan ban đêm thường xảy ra sau khi trẻ đã ngủ được 2 giờ. Tệ nhất là chúng hay xảy ra cho các trẻ Tự kỷ, ADHD, và Asperger. Có nhiều nguyên nhân gây ra từ thể chất mà phụ huynh cần để ý. Đối với trẻ sơ sinh có thể do bị ứ gaz nên trẻ giật mình thức giấc khóc thét lên. Chúng ta cần bế bé lên và vỗ để bé ợ ra. Trẻ lớn hơn, thường từ 2 đến 6 tuổi, có các hoảng loạn ban đêm có thể do có những cơn đau bụng vì sữa hoặc lúa mạch mà cơ thể không chịu được. Có trẻ thì bị chuột rút ở chân nên thức giấc giữa chừng và khóc thét lên gây hỏang loạn. Phụ huynh cần bóp chân và nắm bàn chân kéo về phía trẻ (không được duỗi bàn chân ra).

Ngoài ra, có trẻ do thiếu ngủ, stress và hay lo lắng cũng đưa đến các hoảng lọan ban đêm. Trẻ Tự kỷ thường có nhiều lo lắng bởi vì chúng đang bơi trong một thế giới mà khả năng truyền thông của chúng thì yếu. Một nghiên cứu cũng nói rằng các hoảng loạn ban đêm này là do có những họat động về não gia tăng. Để tránh các đêm bị thức giấc này, có người đã cho trẻ uống thuốc ½-1 giờ trước khi đi ngủ hoặc ngay khi trẻ vừa thức giấc (tùy vào trẻ) để trợ giúp việc cơ thể không sản xuất ra đủ hóa chất giúp trẻ rơi vào giấc ngủ mau. Tuy nhiên, việc uống thuốc này thường có tác dụng phụ mà phụ huynh cần hỏi rõ bác sĩ trước khi cho trẻ uống.

Các bác sĩ khuyên phụ huynh cần biết rõ sau bao nhiêu giờ thì trẻ thường có hỏang lọan này? Khi đã rõ, phụ huynh cần đánh thức trẻ dậy trước đó 15-30 phút bằng cách ôm, hôn trẻ. hỏi câu gì đó để trẻ trả lời rồi lại tiếp tục ngủ, hoặc cho trẻ uống ngụm nước, hoặc cho trẻ đi tiểu xong vào ngủ tiếp. Mục dích để trẻ dần dần nhận biết giấc mơ không phải là sự thật tránh cho trẻ tiếp tục bị hoảng loạn và tăng khả năng nhận thức đối phó với ác mộng cho trẻ.
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách.

cron