Nhắc không phải là Can thiệp

Nhắc không phải là Can thiệp

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 9 09, 2020 5:12 pm

Nhắc không phải là Can thiệp.

Một người TK khi trưởng thành cũng như bao nhiêu người khác, vòng tròn giao tiếp mở rộng, ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp mở rộng. Đó là cơ hội để phát triển kỹ năng sống tự lập và dĩ nhiên theo xác xuất, sẽ có nhiều sự cố, tình huống sai xảy ra.

Tương tự như vậy, một học sinh TK khi ra ngoài học hòa nhập, vòng tròn giao tiếp mở rộng, gặp rất nhiều các ngữ cảnh mà phụ huynh không tiên liệu trước được. Vì vậy cách dạy biết trước để đối phó sẽ không hiệu quả.

Thiếu một chiến lược can thiệp, chúng ta thường nhắc Người TK trưởng thành, chỉnh khi các tình huống đó xảy ra. Ví dụ như khi A với tay qua lấy điện thoại của B, chúng ta sẽ nhắc “Con phải xin phép trước chứ”. Hoặc khi A nói to, chúng ta sẽ nhắc “con có nhớ là khi ở trong nhà, nói số 5 không?”
Đó là những lời nhắc nhở, phần lớn không mang lại lợi ích lâu dài, thậm chí còn dẫn tới ức chế cho người TK trưởng thành. Vậy như thế nào mới là can thiệp?

Nhắc là gì?

Nhắc là giải quyết vấn đề tại chỗ, hy vọng học sinh hiểu tình huống, nhớ giải pháp và áp dụng cho các lần sau. Các bạn việc này khó với người TK trưởng thành như thế nào không? Nó giống như là người lớn chúng ta tự nhủ “không được nổi giận”. Chúng ta đọc sách, thiền, nghe lời thánh hiền, nghiên cứu tâm lý... và rồi khi sự việc xảy ra, chúng ta vẫn nổi giận. Nhắc người TK trưởng thành và mong họ thay đổi cũng khó tương tự như vậy đó.

Can thiệp là gì?

Can thiệp là có một chương trình với các mục tiêu chia nhỏ rõ ràng, đi từ cái đơn giản như nhận ra emotion cho tới các phức tạp hơn như dựng ngữ cảnh giả định cho học sinh thực hành. Dạy “Nếu con nóng giận…” khác với “Nếu con thở dốc, tay run như vầy… “(dựa trên tâm sinh lý của người đó).

Một ngữ cảnh giả định, dạy kèm với perspective thinking / hiểu hành động/lời nói của mìnhthay đổi hành vi người khác ra sao cho phép Người TK trưởng thành thực hành kỹ năng trong môi trường kiểm soát, không bị bấn loạn, bị rối vì các stimuli, các emotions bên trong.

Ví dụ của một buổi học Perspective thinking / Hệ quả của hành vi/lời nói của mình.

Ngữ cảnh: Học sinh A nhờ cô bạn B làm bài. Cô bạn B từ chối. Lưu ý là B không nói “Không” một cách rõ ràng như ngôn ngữ giáo dục đặc biệt. Câu “tôi giúp được nhưng…” là một câu nói tầng NN xã hội, A sẽ không hiểu được nếu NN của A chưa tới tầng NN xã hội.

nhac1.JPG
nhac1.JPG (19.72 KiB) Đã xem 1968 lần.


Sau đó người TK trưởng thành A cần chọn 1 trong 3 câu trả lời.
Chú ý là các câu trả lời này cần được cá nhân hóa để đúng với cách A tư duy, cách A dùng từ ngữ.

nhac2.JPG
nhac2.JPG (14.76 KiB) Đã xem 1959 lần.


Giáo viên hướng dẫn A chọn 1 trong 3 câu trả lời.
Tình huống 1: A chọn câu 2, không hiểu B nên vẫn nhờ B giúp “Cảm ơn, bạn giúp tôi làm nhé”.

nhac3.JPG
nhac3.JPG (30.5 KiB) Đã xem 1965 lần.


Học sinh cần học được các kỹ năng sau

a) Nối gương mặt của B qua những dạng emotion đã được học từ trước dưới dạng visual cue.
b) Từ đó, hiểu được câu “tôi đã nói là tôi…”

Bước (b) là một bước quan trọng. Chúng ta không thể lường trước được các tình huống, không thể đoán tất cả những câu hỏi phản ứng để dạy cho A ứng phó được. Ngay cả chúng ta mà đoán được B sẽ nói gì, thì nhớ là baseline ngôn ngữ của A không thể hiểu được mọi câu nói ở tầng xã hội, nếu được vậy thì A đã không phải can thiệp mục tiêu này.

Tương tự như trên, giáo viên để cho A chọn các phương án trả lời khác nhau (các phương án được soạn ra dựa trên chính đặc điểm của A), rồi giúp A nhận, nối được cách phản ứng, thấy được phương án khác nhau làm cho B thay đổi emotion ra sao.

Xin lưu ý đoạn văn trên không nhắc tới cụm từ “giáo viên giúp A hiểu…” Chúng ta không thể dùng ngôn ngữ dạng xã hội, dạy một khái niệm trừu tượng cho A ở tầng xã hội. Nó tương tự như chúng ta dạy A bơi và dặn là: nếu con bị chìm, thì con nhớ đứng nước. A không hề có kỹ năng đứng nước, cho nên A mới đi học bơi. Đây là một lỗi mà một nhà giáo dục (giáo viên, chuyên gia, giáo sư…) hay mắc phải: để giải thích một khái niệm gì đó, họ dùng ngôn ngữ tầng tương đương. Để dạy một kỹ năng nào đó, họ mặc định học sinh đã có các kỹ năng tương đương. Để dạy một tình huống nào đó, họ mặc định học sinh phải dùng ngôn ngữ để hiểu được tình huống.

Tâm sinh lý

Các vấn đề trao đổi ở trên là khác biệt của Nhắc và Can thiệp ở mặt can thiệp. Ở mặt tâm sinh lý và cơ hội thì sao?
Ngoài việc sách vở nói tới, giáo viên TTNV ở Nhóm can thiệp người TK trưởng thành từng trải nghiệm điều này trong thực tế. Người TK trưởng thành sẽ cáu gắt, căng thẳng ở một môi trường mà giáo viên chỉ nhắc thay vì can thiệp. Nếu phải nối qua thế giới người lớn, nó tương tự như bạn lập gia đình, hoặc ở chung với một người bạn và liên tục bị nhắc phải làm như vầy, phải làm như kia. Dù ý định có tốt tới đâu, bạn sẽ bị căng thẳng, hoặc bùng ra gây (hành vi tâm lý trong gddb), hoặc rút vào trong im lặng (mất NN diễn đạt trong gddb).

Kết luận

Nếu bạn từng nhắc nhở con mình nhiều lần khi chúng còn nhỏ, các bạn cần nhận ra cách can thiệp đó mất dần hiệu quả khi đứa trẻ lớn lên, thành một người trưởng thành. Với người TK trưởng thành, “nhắc” không phải là can thiệp. Nó không có lợi ích lâu dài, thậm chí có thể gây ra căng thẳng và các vấn đề tâm lý khác. Chúng ta cần nhìn vào chính bản thân mình để chấp nhận rằng nếu “nhắc” mà hiệu quả như vậy, chúng ta đã không bao giờ nổi giận, không bao giờ lỡ lời… huống chi là một người TK trưởng thành đang được can thiệp.

Với người TK trưởng thành, “nhắc” dùng cho những trường hợp khẩn cấp và liên quan tới an toàn. Ví dụ khi dọn về một khu nhà mới, “tránh xa khu vực…” hay “không tự vào thang máy” là các mục tiêu cần dạy ngay, cần nhắc ngay (qua NN, qua visual cue…) Song song, cần có chương trình can thiệp, giúp con mình tổng quan hóa được cho các trường hợp khác. Đừng thấy nhắc có hiệu quả, và dùng nó như phương pháp can thiệp vĩnh viễn.
Việc nhắc liên tục đưa người bị nhắc vào tình huống luôn đề phòng, dẫn tới quá nhạy cảm với mọi stimuli chung quanh. Trong tâm lý, hiện tượng này gọi là Hypervigilance, cũng là một triệu chứng mà DSM nhắc tới cho các Rối loại PTST, Anxiety disorder hoặc Schizophrenia. Ở mảng hành vi và cảm xúc, người TK trưởng thành sẽ thay đổi mood / tâm trạng đột ngột, phản ứng quá đáng, lo lắng, hay hoảng sợ, ngay cả việc thoái triển về ngôn ngữ diễn đạt.

Nguồn:
Chương trình H2 @ TTNV (Hỗ trợ hòa nhập học đường), http://www.ttnv.org
Bài học lấy từ môn Social thinking / perspective thinking, nhóm H2.

Everyday speech, Emotional learning platform, giáo dục đặc biệt, California.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách.

cron