Structured teaching

Structured teaching

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 9 09, 2020 4:47 pm

Structured Teaching

BA là một thiếu nữ trưởng thành, đang được can thiệp tại Comm living, TTNV. Khi giáo viên đang bận và BA muốn nhờ sửa bài, BA sẽ nói to lên “Cô ơi, cô ơi”. NT, một người TK trưởng thành khác thì trong cùng tình huống đó, sẽ nói “Cô ơi, cô tập trung lại đi, cô tỉnh táo lại đi”.

Ngoài lý do rõ ràng là chưa đủ kỹ năng giải quyết vấn đề, chưa đủ ngôn ngữ tầng xã hội, có một vấn đề khác chúng tôi muốn nhắc tới. Đó là structured teaching.

st1.jpg
st1.jpg (14.88 KiB) Đã xem 1972 lần.


Phương pháp (và triết lý) TEACCH sử dụng structured teaching, được nhiều người biết tới như một hệ thống dựa trên thị giác, visually based environment để tạo ra một môi trường can thiệp rõ ràng, không mù mờ, có các khu chức năng rõ rệt cho học sinh TK.

Mục đích bài viết này không phải để chỉ cách làm, hoặc giải thích structured teaching là gì hoặc nó hiệu quả trong TEACCH ra sao. Bài này có nội dung từ các trình bày tại các training, hội thảo về TEACCH của Nhóm CCM (http://www.concuame.com), được tóm tắt lại, đưa ra cái nhìn bao quát hơn. Structured teaching, tạm dịch Dạy có hệ thống, không chỉ là một môi trường có visual cue, dựa vào thị giác như người ta thường nghĩ. Structured teaching còn có 2 yếu tố Không gian và Thời gian.

Không gian

Yếu tố Không gian là cái người ta biết về structured teaching nhiều nhất. Không gian được bố trí thành từng khu với các chức năng riêng biệt, có hỗ trợ thị giác visual cue. Cách lập khu học này cùng với Thời khóa biểu sinh hoạt giúp học sinh TK, vốn không thích sự mù mờ, hiểu rõ chuyện gì đang và sẽ xảy ra. Nó giúp các em gạt bớt các stimuli khác để chú ý học tập.
Về mặt nhận thức, các em cũng hiểu Lớp học có nhiều chức năng khác nhau, được sử dụng ở nhiều khu vực khác nhau. Về mặt can thiệp, người giáo viên sẽ từ từ thay đổi các hỗ trợ visual để vừa đi sát hơn với môi trường thực tế trong xã hội, vừa dựa vào thay đổi để khử nhạy, hoặc để can thiệp các mục tiêu như Chấp nhận sự thay đổi, Đối phó với các thay đổi bất ngờ, Không gian chung cần xin phép…


Thời gian

Yếu tố Thời gian là cái người ta ít biết về structured teaching nhất. Thời khóa biểu hoạt động thay đổi là một ví dụ của structured teaching ở mặt thời gian. Giáo viên ở các thời điểm sinh hoạt khác nhau, sẽ có thể tương tác nhiều/ít với người TK trưởng thành khác nhau.
Ví dụ như giờ học 1-1, học sinh luôn có sự trợ giúp trước mặt. Giờ tự học, học sinh hiểu sự trợ giúp có gián tiếp nhưng không chỉ cho riêng mình. Giờ học sinh hoạt nhóm, học sinh hiểu sự trợ giúp có trực tiếp nhưng cần đợi tới lượt.

st2.JPG
st2.JPG (33.04 KiB) Đã xem 1968 lần.


Bảng phân tích giờ học trên cũng cho thấy việc quan trọng của có nhiều hình thức học khác nhau trong một Lớp.

Yếu tố không gian của một Lớp học trong TEACCH cũng giống như phần cứng của một máy tính: bàn phím nằm đâu, màn hình nằm đâu, nút khởi động ở đâu.Yếu tố thời gian của một Lớp học trong TEACCH cũng giống như phần mềm của một Lớp học. Nhờ vào sự sắp xếp yếu tố thời gian trong structured teaching, học sinh hiểu được có giáo viên A sẽ không hoàn toàn chú ý giao tiếp toàn thời gian trong ngày với mình được. Có lúc mình cần, sẽ có ngay sự tương tác. Có lúc mình cần phải đợi, có lúc mình cần xin phép.

Trở lại 2 ví dụ của BA và NT ở trên, vấn đề không chỉ đơn giản là dạy các kỹ năng xin phép, đợi tới lượt, biết chờ. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, vì vậy ở mặt nhận thức, người TK trưởng thành cần được dạy “sự sẵn có” / availability của giáo viên thay đổi trong ngày. Nếu chúng ta chỉ dạy xin phép như là kỹ năng chính, người TK trưởng thành sẽ bối rối, và có lúc sẽ xin phép ở ngữ cảnh không cần phải xin phép, sẽ chờ ở ngữ cảnh không cần phải chờ, v...v…

Việc có yếu tố thời gian trong structured teaching cũng giúp giáo viên can thiệp một mục tiêu tự lập quan trọng hơn. Đó là học sinh nhận ra cảm xúc của mình thay đổi trong ngày, thay đổi trong ngày vì yếu tố gì. Những kỹ năng tự mình rà, nhận ra sẽ là nền để can thiệp các mục tiêu tự lập khác như trong tình huống bị sốt, biết đo nhiệt độ, biết làm gì khi sốt tới mức độ nào.

Và dĩ nhiên nhận ra cảm xúc của mình thay đổi trong ngày, sau đó nhận ra lý do thay đổi, là tiền đề để dạy học sinh điều tiết cảm xúc, hòa nhập vào cộng đồng tốt hơn. Chúng ta sẽ nói về đề tài lý thú này ở một bài viết khác.

Nhận ra cảm xúc của mình trong ngày là baseline để nhận ra cảm xúc của giáo viên cũng thay đổi trong ngày, là một bước nền quan trọng để dạy Social thinking và Social skills / kỹ năng xã hội.

Kết luận

TEACCH là một phương pháp nhiều thành công và nhiều thất bại. Thành công vì đó là phương pháp can thiệp chủ đạo cho các trường công lập tại Hoa Kỳ, mảng giáo dục đặc biệt. Nó cũng là phương pháp thất bại nhiều vì được nhiều nơi khác nhau thử và nhanh chóng từ bỏ.

Chúng tôi tin rằng lý do thường bị từ bỏ không phải do TEACCH không hiệu quả, mà là người làm TEACCH chưa thực sự hiểu nó. TEACCH không chỉ là một phương pháp can thiệp. Nó là một triết lý can thiệp với các nguyên lý hoạt động mà Nhóm can thiệp (chuyên gia, giáo viên) cần hiểu, thay đổi, ứng dụng cho học sinh khác nhau theo độ tuổi, từ lúc nhỏ tới tuổi vị thành niên, và ở cả tuổi trưởng thành.

Như trình bày trong bài, việc dựng structured teaching ở mảng thời gian cho phép chúng ta can thiệp tận gốc nhiều mục tiêu, kỹ năng quan trọng cho học sinh TK, người TK trưởng thành. Và dĩ nhiên những ví dụ nêu trên chỉ là một phần rất nhỏ của structured teaching / thời gian.

st3.jpg
st3.jpg (42.79 KiB) Đã xem 1968 lần.


Nguồn

Các bài giảng, bài trình bày trong hội thảo về TEACCH, California http://www.concuame.com
Case study từ Trung tâm Nhân Văn, cơ sở Can thiệp hòa nhập xã hội (Comm. living) dành cho người TK trưởng thành, Saigon http://www.ttnv.org/commliving
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách.

cron