Họp PH toàn Trường Nhân Văn 25/8/2019

Họp PH toàn Trường Nhân Văn 25/8/2019

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 8 25, 2019 5:35 pm

Agenda / đề tài

1. Nguyên lý hoạt động, can thiệp của Trường / Doctrines, principles of intervention and operations at Nhan Van
2. Các con đường tương lai / Intervention roadmap
3. Case study Hòa nhập học đường và Hòa nhập xã hội / Case studies to demonstrate the intervention roadmap

How does it help parents? / hội thảo giúp gì cho PH?
1. Biết nguyên lý hoạt động, can thiệp của Trường à Phối hợp tốt hơn / Knowing how Nhan Van operates leads to better collaboration between parents, teachers and specialists.
2. Biết lộ trình giáo dục à Gia đình lên kế hoạch tương lai cho con. / Knowing the intervention roadmap helps parent plan for the child’s future.

What is special education?

1. “giáo dục đặc biệt” == ? (cá nhân hóa thay vì loại trừ) / “special” means the child needs a special way to learn.
2. Môi trường được dựng lên từ “Thích ứng cho trẻ” tới “Thay đổi, chêm khó khăn vào” và từ từ chỉnh tới “Giống môi trường xã hội” / The teaching environment is set up to help the child learn efficiently. We gradually change and inject obstacles deliberately, finally turning it as close as “reality” as possible.

DO and DON’T / Nên và Không nên

1. PH nên hiểu các MT đang can thiệp là gì, giúp cho con tôi như thế nào trong tương lai để tạo các ngữ cảnh khác nhau cho con tôi áp dụng (tổng quan hóa) / Parents should know how the current intervention goals help their child in the future so they can set up different scenario for the child to generalize the skills (cognition-wise, language-wise…).

2. Ngôn ngữ có 4 thành phần là “nội dung”, “cách chuyển tải”, “ý định” và “cơ hội”. Phụ huynh nên chú ý tới “ý định” và “cơ hội” / The four components of communication are content, form, intention and opportunity. Parents should focus on intention and opportunity while the school focuses on all four.

3. Chú ý tới tiến triển qua mỗi mùa học thay vì các chi tiết hàng ngày. Nếu có tiến bộ, trẻ sẽ tiến bộ theo đồ thị răng cưa. / Focus on the overall progress over a quarter / semester instead of daily details. The goal is to win the war – not to win every battle.

4. Những thông tin liên quan tới MT học nên trao đổi qua diễn đàn. Nếu không làm vậy, PH đã vô tình gạt nhóm chuyên gia hỗ trợ ra ngoài vòng trao đổi. Nhóm CG tuy không thường xuyên làm việc trực tiếp với trẻ, họ đã và đang làm việc với rất nhiều trẻ nhóm gddb. / Put all discussions related to intervention on your private forum. Otherwise you unknowingly push aside the specialist team that backs your child up from behind. A specialist may not work directly with your child but he/she has intervened many cases over the years – valuable knowledge and experience that the school cannot afford to skip.

5. Đừng kể lại cách hành vi. Nên viết lại dưới dạng báo cáo ABC. Nó giúp Trường làm việc hiệu quả và giữ thống kê cho trẻ, tốt cho trẻ ở cả mặt can thiệp và pháp lý trong tương lai. / Do not just tell the teachers about the child’s behaviors. Take time to learn and to write in ABC forms. That helps parents, teachers and specialists work collaborate better. The collection of those ABC reports will help your child in the future both intervention-wise and law-wise.

6. Cần phân biệt OT với PT và Tập thể dục. Cần thấy khác biệt giữa “phục hồi lại các khả năng, kỹ năng bạn từng có nhưng do gì đó mà mất đi” với “dạy cho bạn các khả năng, kỹ năng mà đáng lẽ ra bạn đã có ở độ tuổi này”. / We need to differentiate between physical therapy and occupational therapy and daily exercise. We also need to know the difference of “restoring the skills you once had” versus “teaching the skills you should have had at this age.”

Behavior intervention at Nhan Van

1. Hành vi, ngay cả hành vi vì sensory, đều là các cố gắng truyền thông (communication attempt) ở dạng thô sơ. Đó là cơ hội để dạy NN diễn đạt / Behaviors, even sensory-based ones, are communication attempts. They are opportunities to teach expressive language.

2. Tâm vận động (OT) là một nhánh trong can thiệp hành vi. OT còn có cả mục tiêu dạy NN diễn đạt chứ không chỉ là trị liệu sensory / OT is grouped under Behavior intervention for both efficacy and efficiency reasons. The ultimate goal is sensory therapy plus developing expressive language skills.

3. Với trẻ nhỏ, Gia đình cần đi sau Trường một bước. Với trẻ lớn, Gia đình cần đi song song, cử ra một người đại diện gia đình để hiểu các MT can thiệp, phương thức làm việc. Người này có trách nhiệm nói lại để mọi người ở nhà đồng ý và can thiệp hành vi nhất quán với nhau. / For small-age children, behavior intervention is done at school first then at home. For teenagers and up, it must be done in parallel. Both parents must agree and act consistently at home. The family should have a lead person who communicates with the school.

4. Tránh hiện tượng “Máy đánh bạc” làm cho trẻ tăng cao hành vi. / Avoid the “gambling phenomenon”.

Trong buổi hội thảo, chúng tôi trình bày các case studies (hình bên dưới) ở các Lớp để PH thấy con mình đang được can thiệp ra sao, đang đi trên con đường hòa nhập vào học đường hay hòa nhập vào xã hội ra sao. Song song với việc trình bày case, chúng tôi cũng giải thích việc phối hợp giữa chuyên gia và giáo viên quan trọng ra sao. Chúng tôi cho các ví dụ cụ thể dựa trên case, cho thấy tại sao can thiệp cho trẻ cần một team các chuyên gia làm việc với nhau, từ Hành vi, NN trị liệu, Giáo dục đặc biệt, OT (và có thể có cả PT).

The following picture shows the presented case studies which serve 2 purposes: to let parent experience how their child is being intervened at Nhan Van, and to show the road map the child travels in the future. We also took the opportunities to analyze the cases, to show how teachers and specialists interact for the best of your child. We took a few detailed, concrete example to show the importance of having a team of specialists behind, including but not limiting to Behavior analysts, Speech therapist, Special education specialist, Occupational therapists and maybe even Physical therapists.

Trân trọng cảm ơn quý phụ huynh Nhân Văn đã tới nghe buổi trao đổi. Chúng tôi cũng mong quý vị thông cảm cho những lỗi hoạt động liên quan tới âm thanh, giờ giấc và hoạt động.

We would like to thank each of you for coming the Nhan Van to listen to our presenting our doctrines and principles, and to follow the case studies we presented. We apologized for incidents related to the sound system, the timing and the operations.
For parents whose don’t speak Vietnamese, we apologize for not being able to provide a translator for you. If you have any question about the parent conference, our teachers will be happy to assist.


Cảm ơn các giáo viên và các anh chị CCM đã trình bày, hỗ trợ từ sau cho buổi hội thảo hôm nay. Cảm ơn các bạn khác đứng sau hội trường chuẩn bị case studies, lên kế hoạch, xắn tay áo nhảy vào một cách chủ động khi cần...

Thank you teachers and CCM for presenting and/or supporting from behind (writing cases, collecting statistics, planning, proactively join to solve urgent issues). We are proud of you, and it is a privilege having you on board.

Trân trọng / Sincerely,

case-studies.jpg
case-studies.jpg (36.43 KiB) Đã xem 1091 lần.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Một số câu hỏi của PH chưa trả lời tại HT

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 8 25, 2019 5:54 pm

Một số câu hỏi của PH.

1/ Can thiệp của TT Nhân Văn có cập nhật theo sự thay đổi của quốc tế không?

Các chuyên gia mảng giáo dục đặc biệt, theo Luật của tiểu bang California và của các Hiệp hội, sẽ có số giờ hàng năm để tu nghiệp, cập nhật kiến thức. Nếu có thay đổi nào đó mà khoa học, có lợi cho việc can thiệp học sinh, thì chúng tôi sẽ được cập nhật qua một môi trường nhà nghề. Các giáo viên của Nhân Văn sau đó cũng được cập nhật tương ứng.

2/ Hiện nay, mô hình JASPER/ESDM được xem là cải thiện rất nhiều cho trẻ về phát triển tương tác, chơi đùa, giao tiếp xã hội. Liệu mô hình của Nhân Văn có sự điều chỉnh cho phù hợp không?

Kiến thức, hoặc cụ thể như mô hình, phương pháp... có tính cách kế thừa và bổ xung chứ không có tính cách thay thế hay loại trừ. Chúng tôi có những nhận xét, đánh giá riêng về mô hình trên, có thể sẽ khác với nhận định của anh/chị khi anh/chị đi tham gia hội thảo về mô hình đó. Mô hình của Nhân Văn (nói cho chính xác là mô hình can thiệp giáo dục đặc biệt dựa trên hệ thống can thiệp của California) luôn có sự điều chỉnh ở mặt "địa phương hóa". Những thay đổi xảy ra ở mặt tactics, có thể ở mảng strategies, ở mảng implementation hơn là mảng design. Các doctrines, principles và triết lý can thiệp thì rất hiếm khi được bổ sung hay cần thay đổi.

Nhân Văn không xây dựng mô hình nào riêng cả (không thể và không nên). Việc chọn hệ thống can thiệp giáo dục của California làm nền giúp chúng tôi không những làm việc khoa học, mà còn có ý nghĩa mảng liên kết, chia sẻ thông tin, dữ liệu can thiệp với các Trường khác. Việc chuyển tiếp học sinh cũng xảy ra nhanh gọn và hiệu quả hơn.

3/ Các câu hỏi khác về OT...

Các câu hỏi này đã được trả lời bằng cách trình bày cách Nhân Văn làm OT ra sao, phối hợp với các mục tiêu can thiệp khác ra sao để vừa có thể can thiệp sensory, làm OT mà không mất mục tiêu học tập.

4/ Một số câu hỏi các đi sâu và cá nhân, case của HS

Những câu hỏi này sẽ được giáo viên/chuyên gia trả lời qua kênh diễn đàn cá nhân.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách.

cron