Các sai lầm thường gặp khi dạy Giao tế
1/ Dạy các em kỹ năng chứ không phải dạy phép lịch sự.
Việc cấp bách nhất là dạy các em kỹ năng có thể giao tiếp sao cho người khác hiểu mình, chứ không phải là dạy các em thành các người lịch thiệp, nói năng có duyên. “Sữa ở đâu” hoặc “Xin lỗi, sữa ở đâu” là đủ, không nhất thiết phải “Xin lỗi làm phiền anh/chị, cho tôi hỏi sữa để ở quầy nào”.
2/ Các em thiếu kỹ năng nên không thể giao tiếp, chứ chưa chắc là các em không muốn giao tiếp
Những hành vi như phá ra cười trong khi bạn bị đau, xô, đánh bạn khi vui mừng, hoặc im lặng đi theo nhìn … đều có thể là biểu hiện muốn giao tiếp nhưng không biết phải làm gì. Nếu mình hiểu ra là các em cũng muốn giao tiếp, mình sẽ dễ dàng tìm ra phương án hơn.
3/ Kỹ năng giao tế cần được tổng quát hóa
Chúng ta không thể dạy trẻ TK đối thoại trong lớp, rồi nghĩ rằng các em có thể ra ngoài làm y như vậy. Người lớn chúng ta đây, học tiếng Anh trong lớp thì giỏi, nhưng khi đối đầu với một ông Tây, có ai bình tĩnh nhớ lại phải nói gì không?
Khi dạy giao tế, không thể dạy kiểu học vẹt. Cần soạn bài để các em hiểu phải làm gì, sau đó tạo cơ hội cho các em thực tập ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, kể cả việc quay video cảnh các em thực tập rồi cho coi lại.
4/ Học Giao tế khác với học Nhận thức
Học Nhận thức chỉ có 2 yếu tố là “nghĩ” và “làm” trong khi học Giao tế cần có yếu tố thứ 3 là “cảm nhận”. Khi ngữ cảnh thực tập vui vẻ và thỏai mái, các em mới có thể cảm nhận, suy nghĩ và đem ra dùng các kỹ năng đã được học . Khi môi trường stress, dù có làm được thì cũng chỉ là hình thức học thuộc rồi trả bài, các em sẽ mau quên.
Các em cũng cần được dạy các kỹ năng mà có thể đem ra tập thường xuyên. Học đếm tiền thì có thể dùng mỗi khi đi mua hàng, học cách thắt cà vạt thì chỉ dùng được vài lần trong năm. Giáo viên cần chọn các mục tiêu có tính chức năng, được sử dụng nhiều lần và có tính thực dụng cho học sinh.
Khi dạy Giao tế, chúng ta cần biết là có 2 loại kiến thức khác nhau
Declarative knowledge là loại kiến thức biết luật lệ, biết nhớ lại và kể lại các thông tin, các sự việc mình đã biết, biết áp dụng thông tin, luật lệ theo tình huống.
Ví dụ như khi ai khen mình, biết trả lời “cảm ơn” là declarative knowledge. Khi muốn nói chuyện với ai, chờ bắt ánh mắt của người đó rồi lên tiếng cũng là declarative knowledge.
Procedural knowledge là loại kiến thức biết làm, hòan tất một quy trình, công đoạn nào đó.
Khi dạy giao tế, cần khởi đầu bằng procedural knowledge và kết thúc bằng declarative knowledge.
Ví dụ như khi dạy trẻ biết nói cảm ơn khi ai khen mình, đầu tiên cần lên bài học có tính cách sequence, dạy kiểu procedural knowledge, dạy các công đoạn ai nói gì thì mình phải nói sao.
Sau đó cho coi video, cho thực tập, kể chuyện giao tế để các em có được declarative knowledge, biết đem ra sử dụng trong ngữ cảnh thật ngoài đời.
(còn tiếp)