Chị Châu và Mỹ đang bàn về 2 lĩnh vực khác nhau. Để mình phân tích trước rồi giải thích sau.
1) Can thiệp TK qua thú vật nuôi (animal-assisted interventions):
Không chỉ dành cho trẻ TK, như mình đã kể trước đây, tại bệnh viện của Hoa Kỳ, các tình nguyện viên hay dẫn chó, mèo vào chơi với bệnh nhân để các bệnh nhân vui vẻ, thoải mái ... tăng sức đề kháng, mong lành bệnh . Đọc bài <Đi thăm bệnh viện HP ...> của mình nhé.
Riêng cho trẻ TK thì sao ? Aubrey Fine, Giáo sư ở Đại học Cal Poly, California tin rằng vật nuôi, nhất là chó, thường "thông cảm" và "dễ hiểu" các hành vi của trẻ TK (có khiếm khuyết trong giao tế). Nhiều nghiên cứu khoa học trước đó đã chứng minh các bệnh nhân tim phục hồi nhanh hơn khi vuốt ve chó vì nó tạo ra cảm giác an toàn, yên lành và dễ chịu. Các nghiên cứu khác cho thấy trẻ TK phát triển quan hệ giao tiếp với thú vật nuôi nhanh hơn với người.
2) Can thiệp bằng nước (Aquatic therapy):
Ngâm người trong hồ bơi làm mình thoải mái, làm người nổi lên, cung cấp sensory, body awareness và kinesthesia. Khi bơi thì có thêm sensory cho mắt, vestibular và tactile (xin lỗi nhe, chịu khó dò Từ điển).
Nhiều trẻ TK sợ hất nước vào mặt, vậy thì hồ bơi cũng là nơi desensitize tốt nhất cho trẻ . Nhiều trẻ có vấn đề với thăng bằng cho nên hồ bơi cũng rất tốt ...
Ở Hoa Kỳ Plymouth, MN có vùng chuyên trị vụ Aquatic này . Người Mỹ cũng hay dùng 1 mẹo vặt chữa bệnh khóc dai của trẻ con. Bà vợ vào bồn tắn ngồi trước, mở nước ngập tới bụng . Ông chồng bế con vào đưa cho vợ, rồi vợ cho con ngồi vào chung ngập nước . Nhiều em bé sẽ nín ngay và thích thú hay tò mò nghịch nước . Vụ này mang về VN thì sao ? Mình không biết vì tại Hoa Kỳ, trẻ con làm quen với bồn tắn ngâm người, hồ bơi ... rất sớm cho nên chúng không sợ .
-------------
Giờ trở lại vụ cá heo. Nó liên quan tới cả thú vật nuôi và dùng nước. Nếu Châu và Mỹ hỏi có nên nuôi 1 con cá heo không thì mình nghĩ là có . Còn như phải lặn lội đi để có cá mà chơi thì chắc là không nên . Các pp điều trị trên tại Hoa Kỳ đều là phụ, phối hợp chung với giáo dục đặc biệt. Chúng không phải là pp can thiệp chính .
Vậy có nên nuôi chó không ? Mình không biết . Con bạn có dị ứng lông chó không ? Chó có chích ngừa đầy đủ không ? Chó có sán để bé đụng phải bị lây sán không ? Chó có lây ve từ chó hàng xóm rồi ve nhảy sang cắn bé không ? Ông xã bạn nhìn con chó có nghĩ tới củ riềng không ? Mình không có các câu trả lời đó . Nếu bạn nuôi được 1 con chó sạch sẽ đúng vệ sinh không cắn bậy, và bé không có dị ứng gì với chó cả thì mình nghĩ là nên nuôi . Còn bạn đủ tiền để nuôi con cá heo thì mình nghĩ cũng không nên, đem mình về nuôi có lợi hơn.
Cái vụ tần số cá heo kích động não thì không có đâu . Cá heo đúng là phát ra sóng, nhưng để cho 2 mục đích khác nhau . Một là để dò đường như radar vậy đó, 2 là để chúng "nói chuyện" với nhau. Tần số nằm từ 100 Hz tới 8000 Hz, còn cái kia thì rất cao, khoảng 150000 tới 200000 Hz.
Thẩm Quyến là thành phố có nhiều công ty ngoại quốc tới làm ăn, cho nên có cộng đồng người Hoa từ ngoại quốc trở về nhiều . Họ có nhiều tiền nên đầu tư nhiều cho TK, và đôi khi họ cũng dư tiền ... nuôi cá heo.
Ở TP.HCM mình hình như cũng có dịch vụ thăm và chơi vui cùng cá Heo dó chị Châu
VN thì không biết, chứ ở Florida thì có sự kiện 1 bé cá heo đớp cánh tay 1 em bé đó . May là không sao vì người ta lấy cây đập con cá heo kịp . Cá heo nó khôn lắm, nó cũng bị stress khi bị nhốt và đối xử không đàng hoàng. Cẩn thận nhe.