Tranh vẽ bởi trẻ nhóm giáo dục đặc biệt
Khác với người lớn chúng ta, trẻ em nói chung không quan tâm tới góc nhìn của người ngắm tranh. Chúng vẽ theo chúng muốn, còn người lớn khi vẽ tranh có thể đưa TOM vào, xem góc nhìn, sở thích của người sẽ coi tranh của mình ra sao.
Với một bạn gddb có quan sát tốt, nhớ chi tiết tốt nhưng khi vẽ lại chỉ dùng các nét “que tăm” đơn giản để vẽ người thân, đó là một việc không bình thường, có thể ở mảng tâm lý hoặc vận động tinh, hoặc cả hai.
Khi trẻ em vẽ tranh, các nhà tâm lý luôn tìm kiếm ý nghĩa của các bức tranh đó . Quý phụ huynh nên cẩn thận vì đôi khi chúng ta “cố quá sức”, diễn giải những cái mà các em không hề có ý định, hoặc chúng ta tin vào gì đó, rồi tìm các dấu vết trong tranh để chứng tỏ chúng ta đúng. Não bộ chúng ta luôn đi tìm bằng chứng để chứng minh cái chúng ta đã giả định. Ví dụ như quý vị sắp mua xe Honda Blade, thì tự nhiên quý vị chợt nhận ra: “Sao người ta đi nhiều Honda Blade ở ngoài đường vậy ta?”
Vậy thì đừng quá sức phân tích tại sao con mình vẽ vậy, hay có ý nghĩa tiềm ẩn gì? Cái quan trọng hơn là coi nó như một cơ hội để tiếp cận, tương tác với con mình. Trong giáo dục đặc biệt, có những phương pháp cụ thể để từ một bức tranh bạo lực, chúng ta có thể hướng trẻ tới những đề tài tích cực hơn. Hãy dùng các câu hỏi ai/cái gì/ở đâu … để hỏi con mình. Thu thập thông tin và cung cấp cho Trường để họ phân tích, biết nên làm gì.
Khi con mình vẽ các bộ phận sinh dục thật to, đừng quá lo lắng. Có thể đó chỉ là độ tò mò của một bé đang vào tuổi dạy thì.
Khi con mình vẽ tranh bạo động, đừng chất vấn, đè nén các em. Cho các em kể về câu chuyện đó, hỏi về các nhân vật đó là ai, sau cùng mới hỏi tới ở đâu và như thế nào. Có thể đó chỉ là cuốn phim hay một trò chơi video mà các em không nên coi, không nên chơi.
Nên để ý các vấn đề sau khi con bạn hay vẽ tranh:
• Tranh vẽ của con mình đột nhiên thay đổi về màu sắc, nội dung hay bố cục, hoặc đang vẽ các đề tài miêu tả (danh từ), đột nhiên vẽ đề tài hành động (động từ) có tính bạo lực.
• Nếu bức tranh dùng quá nhiều màu đỏ hoặc màu đen trong khi bộ bút chì vẽ thì có đủ loại màu sắc khác nhau.
• Tranh con mình vẽ về gia đình, về thày/cô giáo trên lớp và luôn loại bỏ một nhân vật nào đó ra.
• Tranh vẽ không thể hiện kỹ năng của con mình . Ví dụ bé có nhận thức tốt về chi tiết nhưng tranh vẽ đơn sơ, vận động tinh tốt nhưng chỉ dùng nét vẽ đơn giản, có kỹ năng tự phục vụ như tranh vẽ không theo các bước logic, vẽ tranh với chi tiết, sequence tốt nhưng không thể kể lại được câu chuyện của tranh…
• Vị trí tranh, ví dụ như vẽ vào góc của tờ giấy trắng thay vì trung tâm tờ giấy.
• Nhân vật trong tranh to/nhỏ, gần/xa, màu sắc, chi tiết không đồng đều.
• Những bức tranh có vẻ liên quan tới một sự kiện trong gia đình, ví dụ vẽ tranh đào hố khi ông nội mới mất.
• Bé chỉ cho một số người nào đó coi tranh, và nhất quyết không cho một số người khác coi, phản ứng quyết liệt kiểu tức giận hay sợ hãi.
tải file đính kèm để đọc toàn bài