Cách đây vài tháng, CCM có gặp 1 bé đang học tại 1 trường quốc tế . Ba/mẹ bé nhờ coi dùm xem tại sao bé liên tục bị khó khăn về các môn Văn và Toán đố. Một điều mà ba/mẹ phàn nàn rất nhiều là bé rất vụng về, tay chân không khéo léo, đọc bài thì vội vàng nên hay sai. Mẹ cho bé cúi xuống cài dây giày ở cửa trường và chỉ ra cho CCM coi là bé cúi xuống cũng còn vụng về, nói chi là cài dây giày vào. Ở nhà thì thích giúp mẹ nhưng mỗi khi giúp là làm đổ vỡ đồ đạc. Ba của bé có hỏi 1 câu đại khái là bé nó vụng về hay có rối loạn. Nay tôi muốn kể lại case này nhân việc 1 PH khác đang hỏi là sao mấy cái vận động/não bộ nó rắc rối quá.
Những em bé có các rối loạn nào đó, ví dụ như Rối loạn khả năng đọc ( http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=143 ), thường cũng có "hội chứng đoảng". Nhưng chúng ta biết thì trong não bộ có phần kiểm soát phối hợp tay chân và ghi lại/nhớ lại các phối hợp đó. Ngoài phần não thì phần vestibular (nằm phía trong tai) cũng giúp trẻ giữ thăng bằng, nó hoạt động giống như cái thước thợ có bong bóng nước bên trong. Bị trục trặc phần này sẽ làm cho trẻ đi mất thăng bằng, tay chân luống cuống.
Tôi mô tả 2 tình trạng trên để quý phụ huynh thấy rằng để trả lời là vụng về hay rối loạn thì nằm ngoài khả năng, và cũng không bác sĩ nào khám qua mạng hay qua video được . Với em bé trên thì tôi nghi rằng em có thể có Rối loạn khả năng đọc, nhưng điều đó chỉ có bác sĩ địa phương mới có thể xác định . Điều mà tôi khuyên ba/mẹ bé ngưng ngay là đừng mắng con là vụng về, đoảng hay không nên việc nữa vì các lý do sau:
+ Nếu quả thật bé có Rối loạn thì các câu mắng đó là sai
+ Nếu bé không có Rối loạn gì thì mắng như vậy chẳng giúp ích gì, lại càng làm bé mất tự tin
Ngoài chuyện vụng về, cha mẹ còn than là bé nói lắp bắp (tôi không thấy cụ thể vì lúc vào trường bé rất im lặng chẳng nói gì). Ba bé hỏi tiếp là làm sao cho bé hết cà lăm. Lại một câu hỏi không thể trả lời vì các bé Rối loạn đọc thì thường không hình thành được câu nói . Tuy câu nói hình thành trong đầu nhưng thần kinh không điều khiển ra thành câu nói ở miệng được .
Chúng tôi cho bé vẽ lên bảng để giải 1 bài toán đố tương tự như 1 bài bé đã làm trong trường ("vẽ" nhé, không phải "viết"). Vậy thì coi như nhận thức OK, ý nghĩ giải toán đố có hình thành trong đầu, vậy tại sao nhìn bài toán "vẽ" thì hiểu, mà nhìn toán đố có lời thì không hiểu ? Thêm 1 lý do nghi ngờ về Rối loạn Đọc . Đã vậy các bé có Rối loạn khả năng đọc phần lớn dính thêm Tăng động thiếu chú ý .
Vậy một trường học nên làm gì ? Tìm bác sĩ khám cho bé để biết đích xác là rối loạn gì ? Hay can thiệp sao để bé làm được toán đố ? Hay nói chuyện với trường quốc tế nơi bé đang học để thay đổI dạng bài bé phải làm ?
Ba mẹ bé rất bi quan vì nếu bé tiếp tục học trường quốc tế, khả năng bé vào được đại học thì rất thấp . Để bé vào học trường công lập thì bé không theo nổi chương trình . Ông Charles Swab, người sáng lập và điều hành công ty https://www.schwab.com/ cũng có Rối loạn đọc đó thôi, vậy mà vẫn thành công . Có những em có Rối loạn khả năng đọc nhưng cái thông minh của em không được khai thác, và lại bị che mờ bởi các cách dạy học lỗI thời và cứng nhắc . Nếu bạn nghĩ con mình "học dốt", hãy chịu khó tìm tòi xem bé có khó khăn gì không, và có cách nào khác để dạy cho bé không?
(tạm ngừng)