Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 5 12, 2016 11:41 am

Hôm qua tôi có phỏng vấn mọt bạn sinh viên mới ra trường ĐHSP ngành giáo dục đặc biệt . Bạn này hỏi tôi về pp TEACCH, VBA... Tôi có dùng một ví dụ cho bạn hiểu một khía cạnh rất nhỏ của VBA vì chỉ có 1h trao đổi thì không nói hết được . Nhân tiện viết lại nội dung trao đổi cho quý phụ huynh tham khảo .

Một quy luật của pp VBA là chú trọng vào mặt chức năng của ngôn ngữ .

vba-milk.jpg
vba-milk.jpg (19.29 KiB) Đã xem 35207 lần.


Khi dạy chữ "sữa" theo VBA, chúng ta cần làm gì?

1/ Dạy tact, cho HS nhận ra, biết được sữa, ví dụ "chỉ hộp sữa cho cô", ráp hình hộp sữa cho đúng, ráp vật thật với hình ...
2/ Dạy NN cảm nhận, cho HS nhìn+nhận ra, làm cho các kênh khác nhau nếu có thể được, ví dụ nếu đây là học "chanh" thì có thể rờ, nếm, ngửi, đập quả chanh xuống bàn nghe xem nó kêu ra sao ...
3/ Dạy chữ viết, nhận ra mặt chữ, biết viết "sữa"
4/ Dạy phát âm, bắt đầu từ việc đơn thuần lập lại theo cô giáo (echo)
5/ Dạy intraverbal. Khi đạt mục tiêu này, học sinh có thể trả lời được câu đại loại như "cái gì màu trắng trong cái hộp giấy mà con thích uống"? (trả lời được mà không có hộp sữa trước mặt)
6/ Mand, tức là học sinh biết dùng chữ "sữa" hay hình "sữa" để yêu cầu

Cách dạy trên là ý nghĨa của câu " chú trọng vào mặt chức năng của ngôn ngữ ". Phần lớn khi dạy trẻ (TK hay không TK), chúng ta chỉ chú trọng vào "tact" và "chữ viết". Các bạn thử nhớ lại khi các bạn học tiếng Anh, các bạn có đi qua các bước tương tự không ? Nếu các bạn chỉ học thuộc lòng mặt chữ và nghĩa của nó, các bạn chưa học tiếng Anh theo nghĩa chức năng.

Còn cô bạn sinh viên VT ở ĐHSP hôm qua hỏi thày, "Thưa thày, vậy Trường nào ở thành phố dạy đúng phương pháp ..."
Câu trả lời chính xác là: chỉ có em mới biết, bằng cách em vào Trường đó hỏi người giáo viên xem họ hiểu và ứng dụng cái pp họ có ra sao. Nếu họ trả lời thấu đáo, phân tích có khoa học, thì họ có TEACCH và VBA. Thày xin lỗi em là chỉ có 1h phỏng vấn nên thầy không thể giảng cho em thật sự hiểu TEACCH và VBA nó là cái gì được.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Ảnh hưởng của một lớp học ồn

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 3 08, 2017 8:48 pm

Khi lớp học ồn ào, GV có khuynh hướng nói to theo. Các nghiên cứu cho thấy ngoài tác hại lên thính lực HS, lên dây thanh quản chỏ GV, nó còn cản trở việc phát triển ngôn ngữ nói của HS.

Các thủ thuật như tới gần nói nhỏ, đụng vai nói, không gọi từ xa, không hét to ... ít khi làm thành công do thói quen của GV.

Ngoài việc dạy học, GV cần hiểu cách kiểm soát tiếng ồn ...

Teachers modulate their voices according to the background noise. And a general problem is pupils and teachers trying to make themselves heard over each other instead of keeping the noise down and speaking in turn.

In a normal classroom setting the teacher's voice is some 20-30 dB above the background noise level. For example, a teacher's voice level was measured at 50-60 dB in a classroom with a bacground noise level measured at 33 dB. The louder the background noise, the louder the teacher must speak, and this, in turn, may result in increased background noise.

Examples of average measurements of background noise levels in school settings:

Ordinary classroom: Background noise level with 17 pupils engaged in group work, 45-50 dB.

Background noise i unruly classroom with 11 students engaged in group work, 60-65 dB.

Child grabbing for lego blocks in box (measured from distance of1 meter), 82 dB.

Two children talking about toys (measured from distance of 2 meters), 78-82 dB.

Bell in hallway (peak value measured from distance of 2 meters), 115 dB.

Music class: Pupils talking (background noise without music), 68-73 dB.

School kitchen: Pupils talking and cooking (background noise without machinery noise), 67-80 dB.

Wood working room: Pupils talking and working (background noise without power tool noise), 78-90 dB.


noise-level.jpg
noise-level.jpg (73.91 KiB) Đã xem 34961 lần.


Một app dùng để dạy HS nói nhỏ, huấn luyện GV tập nói nhỏ khi giảng bài (giọng GV chỉ cần hơn giọng HS).

admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi lythaibinh » T.Sáu Tháng 9 29, 2017 8:33 am

Cảm ơn thầy rất nhiều :P
lythaibinh
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 9 28, 2017 5:09 am

Sử dụng hình ảnh

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 4 17, 2019 12:39 pm

Hôm nay một HS TK tại Trung Tâm Nhân Văn vẽ hình này xuống đất khi giáo viên nói với em rằng: đứng đây, hết 5 phút mới được bước vào.

5-phut-moi-vao.jpg
5-phut-moi-vao.jpg (13.97 KiB) Đã xem 33836 lần.


Trẻ TK đôi khi có cách giải thích đơn giản hơn chúng ta nhiều.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 6 12, 2019 11:35 pm

Các trao đổi với giáo viên Trung tâm Nhân Văn (ttnv.org), chúng tôi post lên để quý vị tham khảo. Đây là buổi họp vào giờ trưa khi chúng tôi và các giáo viên trả lời câu hỏi của PH đang theo học, rà soát các mục tiêu, phương pháp dạy cho HS.

Hỏi:
Con tôi trước đây có các hành vi như vo giấy, ném giấy. Sau một thời gian can thiệp, bé bắt đầu có các hành vi như le lưỡi trêu, không nghe lời, nhổ nước miếng phản đối… Bé năm nay 11 tuổi.

Đáp:
Các hành vi đang bắt đầu có là hành vi dạng thấp của ngôn ngữ, có tính cách từ chối, không chịu làm gì đó. Vậy thì ở mảng phát triển ngôn ngữ, nó tốt hơn là các hành vi vo giấy, ném giấy. “Tốt” hơn vì dễ cho chúng ta can thiệp, đưa ngôn ngữ nói vào thay cho hành vi đó hơn.

Các hành vi đó không phù hợp với lứa tuổi và là hành vi thông thường của các bé nhỏ tuổi hơn. Đó là triệu chứng của việc bé chưa có kỹ năng giao tiếp xã hội social skills. Với trình độ nhận thức của bé và độ tuổi, chúng ta có 2 phương án ngăn và dài hạn.

Ngắn hạn: lựa một số hảnh vi quan trọng/khẩn cấp và can thiệp hành vi.
Dài hạn: dạy social thinking (cụ thể là perspective thinking), rồi dạy social skills.

Hỏi:
Con tôi thích giao tiếp và học môn Đọc/Hiểu thì chậm tiến bộ. Trường có kế hoạch gì không? Có nên dạy giao tiếp trước?

Đáp:
Ở mục tiêu bé đang học, thì chưa nên học giao tiếp. Bé thích giao tiếp, nhưng chưa đủ nhận thức để dạy chú trọng hoàn toàn vào giao tiếp. Mục tiêu đọc/hiểu cũng không thể bỏ qua được.

Một người không có khả năng đọc sẽ gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập sau này. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 3 ví dụ.

Khi vào một trung tâm mua sắm, HS đọc bản đồ và không hiểu được lầu 1 là chợ, lầu 2 là khu ăn uống.
Khi vào rạp hát, không đọc được nội quy.
V là một HS lớn đang học ở khu Comm living. V khi bị bạn là P liên tục hỏi, V nhăn nhó, không có đủ ngôn ngữ để từ chối. Với V, đó là do bạn chưa đạt các mục tiêu đọc/hiểu bên ngôn ngữ cảm nhận, làm cho ngôn ngữ diễn đạt cũng kém theo.

Trong trường hợp xấu nhất, HS này sẽ phải học chữ như một dạng hình ảnh, rồi từ tử chuyển qua chữ. Ví dụ như cắt hình chữ "sữa" trên hộp sữa ra dạy, rồi từ từ thay bằng chữ "SỮA".

Khi lớn lên, HS sẽ có Comm book dùng hình ảnh để biết nội quy thay vì phải đọc bảng nội quy. Việc này sẽ làm cho HS bị giới hạn vì không thể cầm theo Coom book mọi nơi, hoặc nó sẽ quá dày. HS có thể không đi chợ, coi phim... nhiều hoạt động cùng một lúc được.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

hững Kỹ Năng Cần Thiết cho trẻ tư duy

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 9 30, 2019 7:50 pm

Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Trị Liệu Ngôn Ngữ
http://www.concuame.com

Lược qua những chi tiết y khoa của cấu tạo não, những khiếm khuyết của hệ thần kinh trong quá trình suy luận, bài viết này lấy ngôn ngữ làm nền của suy luận, nhìn qua lăng kính chuyên môn của khoa Ngôn Ngữ Trị Liệu.

Đại Cương

Suy luận là khả năng mỗi cá nhân phải có cho những sinh hoạt hàng ngày: từ uống ly nước đến ăn bữa tối, từ việc nổ máy xe đi làm đến quá trình làm việc suốt ngày tại hãng xưởng, từ quyết định mua cây bút đến quyết định mua nhà, sắm xe. Quá trình dự đoán, tính toán, sắp xếp mà tôi gọi chung là khả năng suy luận xảy ra với chúng ta mỗi giây phút trong ngày sống.

Thế nhưng không chỉ có người lớn với những bươn chải của cơm áo gạo tiền mới cần suy luận. Trẻ em có thế giới của chúng, nơi mà các em cũng phải dự đoán và tính toán. Thí dụ: bé Mi 2 tuổi lăn xuống nền nhà la khóc vì biết má đang nhìn, bé Quí 4 tuổi nín khóc vì biết ba không thèm để ý, bé Trúc 4 tuổi muốn chiếc kẹp mầu hồng thay vì mầu xanh, bé Khoa 6 tuổi đòi bố đưa đi học, em Nam 10 tuổi quyết định chọn câu trả lời “c” trong bốn chọn lựa abcd của bài trắc nghiệm…

Dĩ nhiên có những chọn lựa của trẻ em có vẻ như đến từ bản năng và thiếu suy xét, như trong trường hợp một bé có tự kỷ bùng nổ vì thay đổi của môi trường, hay một bé Asperger cắn bạn khi thua cuộc chơi. Khả năng suy luận trong bài viết này nói đến kỹ năng mà trẻ em cần có để thành công khi quyết định, ứng xử, và đáp ứng với môi trường tại gia đình, trường lớp, và ngoài xã hội. Là nhóm trẻ cần hỗ trợ của khoa giáo dục đặc biệt, hay nhóm trẻ ở giáo dục phổ thông, kỹ năng này vẫn cần được huấn luyện và tăng triển để các em thành công hơn.

Các Kỹ Năng Thuộc Khả Năng Suy Luận

1. Góp Nhóm
Góp nhóm là kỹ năng căn bản nhất trong khả năng suy luận. Góp nhóm là khi bé biết một sự vật thuộc nhóm nào dựa trên hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng… Chuối, khế, táo, mận thuộc nhóm trái cây. Bốn loại trái này còn được chia theo màu sắc: chuối và khế màu xanh, táo và mận màu đỏ. Muỗng, đũa, bát… thuộc vào nhà bếp, trong khi ghế sa lông hay tivi nằm ở phòng khách.

Kỹ năng góp nhóm giúp trẻ em biết đâu là món đồ chơi của mình, của bạn. Đây cũng là kỹ năng khiến bé biết sắp xếp đồ dùng riêng cũng như vật dụng trong nhà. Khi giúp mẹ cất những bộ quần áo mới mua, bé biết đem của mình vào tủ mình, của ba vào tủ ba, và của mẹ vào tủ mẹ. Bé cũng thường lấy những món đồ chơi của bé mà anh chị em để nhầm và mang trở lại thùng đồ chơi của mình.

2. Chia Nhóm
Chia nhóm là kỹ năng ở chiều ngược lại của góp nhóm. Chia nhóm là khi bé một nhóm gồm những sự vật nào. Thí dụ, bố và mẹ là nhóm người thân, còn ông phát thư hay cô bán bánh mì đầu ngõ thuộc nhóm những người bé biết nhưng không thân tình. Chúng ta không ngạc nhiên nếu thấy một em bé chỉ 6, 7 tháng tuổi đã biết lạ và không cho ai ẵm bồng trừ ba mẹ hay (ông bà nội ngoại và những người thân vẫn ở cùng nhà). Thực sự là bé đã biết chia nhóm để hiểu ai lạ ai quen.

Chia nhóm là khả năng một cá nhân sử dụng khi phải tìm vật dụng nào đó. Thí dụ, bé Mai được mẹ sai đi lấy đôi đũa, bé sẽ vào nhà bếp mà không vào phòng ngủ; bé Tuấn đi tìm đôi vớ trong tủ quần áo của mình thay vì vào ngăn trang điểm của mẹ. Người trưởng thành luôn sử dụng khả năng này: mua thức ăn ở một nơi, sắm sa lông giường tủ ở nơi khác…

3. Mô Tả Chi Tiết
Kỹ năng này phát triển sau khả năng chia nhóm và góp nhóm. Khi mô tả chi tiết, bé biết quan sát màu sắc, hình dạng, kích cỡ, công dụng… của đồ vật và sử dụng ngôn ngữ để diễn tả. Đó chính là khi bé nũng nịu với bà: “Bà ơi, bà mua cho con cái kẹo màu đỏ dài bằng ngón tay của con mà hôm trước bà thưởng cho con được không?” Đó cũng là khi ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể viết bài luận văn cao điểm thay vì cạn ý.

Kỹ năng mô tả chi tiết mới nghe có vẻ không thực dụng, bởi việc phải mô tả vật này vật kia không hẳn xảy ra mỗi ngày trong đời sống. Chúng ta cũng thường thấy rằng chuyện viết luận văn, viết văn, viết báo không phải là tài khéo của bất kỳ ai; và rằng không có tài khéo này người ta vẫn thành công trong nghề nghiệp. Thực sự, kỹ năng này là nền tảng của các kỹ năng suy luận cao cấp hơn như so sánh, phân tích, tiên đoán, vân vân.

4. So Sánh
Từ thơ ấu trẻ con đã biết so sánh. Phải biết so sánh bé mới khóc khi bị người lạ bồng bề, sờ chạm. Phải biết so sánh bé mới biết vòi vĩnh mẹ nhưng lại nghe lời ba răm rắp. Khả năng so sánh đi theo bé trong mọi tình huống, từ khi bé chưa đầy năm đến khi bé là người trưởng thành lèo lái, quán xuyến gia đình riêng.

Trong tiếng Việt, chúng ta gộp chung khả năng này và gọi là “so sánh,” trong khi khoa Ngôn Ngữ Trị Liệu chia kỹ năng này làm hai: compare and contrast, nghĩa là nhìn ra điểm tương đồng và điểm khác biệt. Trên thực tế, có những trẻ có thể nhìn ra điểm tương đồng của hai sự vật, nhưng lại không thể thấy điểm khác biệt. Ngược lại, có những em rất giỏi về quan sát điểm tương phản nhưng không nhìn thấy điểm tương đồng.

Bài khám thẩm định chính thức đã được tiêu chuẩn hóa mà tôi thường sử dụng tại Hoa Kỳ đặt kỹ năng tìm điểm tương đồng và tìm điểm dị biệt làm hai cột điểm, bên cạnh Góp Nhóm, Chia Nhóm, Mô Tả. Tôi đã từng thấy những em có khuyết tật ngôn ngữ lúng túng ở một trong hai hoặc cả hai. Thí dụ, khi cho cặp sự vật xe buýt và xe taxi, Johnny nói ngay: “Cả hai đều là phương tiện di chuyển công cộng và phải trả tiền mới sử dụng được,” nhưng rồi Johnny không thể biết xe buýt và xe taxi khác nhau thế nào. Trong khi đó, Jessica có thể chỉ ra xe buýt lớn hơn, chở nhiều người hơn, cũng như rẻ tiền hơn taxi; tuy nhiên em lúng túng khi đựơc hỏi hai xe giống nhau điểm nào. Nếu được nhắc (trong khuôn khổ giờ trị liệu mà không phải trong quá trình khám thẩm định), Jessica kể những chi tiết nhỏ như hai xe đều có vô lăng, có ghế…

Đây là kỹ năng mà trẻ trong phổ tự kỷ rất yếu trong khi các em Asperger lại nổi trội (thường là trên điểm trẻ cùng tuổi). Tôi và đồng nghiệp thường không sử dụng bài thẩm định khả năng suy luận đối với các em có TK dạng nặng hay trung bình.

5. Nguyên Nhân và Hậu Quả/Kết Quả
Đây là kỹ năng chúng ta dùng để nhìn thấy điều a đã gây ra hiện tượng b, hoặc vì c mà d xuất hiện. Có kỹ năng này, bé hiểu rằng mình có cảm giác khát nên cần uống nước, hoặc bé la khóc to vì biết mẹ có thể chiều mình.

Những trẻ yếu khả năng ngôn ngữ thường không định được đâu là nguyên nhân của một hiện tượng. Thí dụ, Đức nghe hết câu truyện về con mèo bỏ đi tìm con, rồi lạc đường về. Đức có thể trả lời chi tiết của truyện theo kiểu: “Ai phải bỏ nhà đi? Mèo mẹ đi tìm ai? Mèo mẹ có bao nhiêu con? Mèo mẹ về nhà chưa?” Tuy nhiên, Đức có thể yên lặng khi được hỏi: “Vì sao mèo mẹ bỏ nhà đi? Mèo mẹ bỏ nhà đi để làm gì?”

Các em có khuyết tật học tập vì trí hiểu giới hạn cũng có thể gặp khó khăn này. Những em chỉ đơn thuần có Thiếu Chú Ý, Thiếu Chú Ý Hiếu Động, yếu khả năng Thẩm Định Âm Thanh thường không bị ảnh hưởng. Nếu có, đó cũng chỉ vì các em không tập trung đủ để trả lời, hoặc không nghe đủ thông tin để phân tích. Khi câu hỏi được trình bày bằng hình ảnh, chữ viết… các em hoàn toàn có khả năng nêu ra điểm tương đồng và dị biệt.

Kỹ năng này là thử thách cho trẻ trong phổ TK. Với các em Asperger, dù có thể bám được mọi chi tiết của một câu truyện, thường ra lại không tìm được liên đới nguyên nhân và kết quả/hậu quả của chúng. Chính vì yếu điểm này, các em trong phổ TK và Asperger rất khó khăn khi nghe người lớn lý luận theo kiểu: “Vì con đánh bạn nên con bị phạt,” “Nếu con thôi cào cấu mẹ, mẹ sẽ thôi ôm chặt tay con.” Các em cần phải học như học hai cộng hai là bốn: đánh bạn, bị phạt; cào mẹ, mẹ giữ chặt hai tay.

6. Tiên Đoán
Kỹ năng tiên đoán ở đây không phải là kết quả của giác quan thứ sáu. Tiên đoán là khi bé biết rằng bé đến bên mẹ nũng nịu, mẹ sẽ ôm bé mà hôn. Tiên đoán là khi Hoàng vẽ lên sách của ba, Hoàng biết mình sẽ bị ba la rầy hoặc xử phạt.

Kỹ năng này quan trọng vì một cá nhân luôn phải ước lượng về những gì sẽ xảy ra chung quanh mình, dù đó là hay không là hậu quả/kết quả trực tiếp từ hành động của mình. Kỹ năng này cũng cần những kỹ năng căn bản khác như so sánh, hầu tiên đoán có thể chính xác.

Kỹ năng tiên đoán còn cần kinh nghiệm làm nền để chúng ta không cần phải nhìn thấy, trải qua mới có thể tiên đoán. Chúng ta gọi đây là kinh nghiệm bậc hai. Thí dụ, Hải biết rằng ớt thì cay dù Hải chưa bao giờ ăn ớt mà chỉ nghe ba mẹ nói thế, hay Loan hiểu rằng đổ nước mía lên áo sẽ khiến áo bị dơ dù Loan chỉ một lần làm đổ súp lên áo mẹ, hoặc Hiếu biết không làm bài sẽ bị cô giáo quở trách dù Hiếu chưa bao giờ bị phạt mà chỉ mới thấy bạn bị phạt.

Các em TK hay Asperger yếu cả hai khả năng cần thiết cho kỹ năng tiên đoán: 1) ước lượng, và 2) rút ra kết luận khi quan sát tình thế hay người chung quanh. Vì thế, các em gặp khó khăn khi phải tiên đoán những gì sẽ xảy ra. Đây là lý do vì sao các em lo âu thường xuyên, và cần có hỗ trợ để biết điều gì xảy ra trong tương lai gần hay xa.

7. Phân Tích Vấn Đề
Phân tích vấn đề có lẽ là kỹ năng cộng góp tất cả những kỹ năng nói trên. Phân tích vấn đề là khi Hoàng vẽ lên sách của ba, biết sẽ bị ba phạt, biết trốn vào phòng vào giờ ba sắp về đến nhà, biết lấy gôm cố gắng tẩy xóa những hình vẽ ấy, biết núp sau lưng bà ngoại khi ba gọi Hoàng ra hỏi tội… Ở thế giới của người trưởng thành, chúng ta sử dụng khả năng phân tích vấn đề thường xuyên, mỗi ngày, liên tục nhiều ngày… trong sinh hoạt từ gia đình đến nơi làm việc. Nhìn thấy mặt bà xã không vui, ông chồng phân tích ngay: cô ấy nhờ mình ghé chợ mua bó rau và một cân thịt mà mình quên, có lẽ đấy là lý do cô phật ý. Thấy mẹ chồng loay hoay trồng cây ớt, cô con dâu phân tích: Mẹ anh ấy bảo mình đi tìm chậu để bà trồng ớt cho ông ăn. Mình đã mua chậu, nhưng không để đất vào, và bà phải trồng xuống đất.

Các em TK hay Asperger vì yếu một hay nhiều kỹ năng từ 1 đến 6, nên thường gặp khó khăn khi phân tích vấn đề. Ngoài ra, vì thế giới làm việc và sinh hoạt của chúng ta lien đới rất nhiều đến những tình cảm và cảm xúc biểu hiện qua lời nói, vẻ mặt, hay chỉ hành động. Các em TK hay Asperger gặp khó khăn hiểu cảm xúc, nên cũng sẽ gặp khó khăn phân tích vấn đề với những suy diễn lien quan đến tâm lý và cảm xúc.

Kết Luận
Khả năng Suy Luận rất cần thiết để một cá nhân điều nghiên hành động và lối ứng xử của mình cho thích hợp với môi trường chung quanh. Có những bài khám thẩm định một chuyên viên Ngôn Ngữ Trị Liệu sử dụng để đánh giá khả năng thẩm định của trẻ. Tôi thường dùng Language Processing Test và Test of Problem Solving Skills. Hai loại bài thẩm định này có thể giúp tìm ra yếu điểm của trẻ, từ đó cung cấp hỗ trợ và can thiệp.

(Riêng về khả năng giải quyết vấn đề, một số em Asperger có thể đưa ra những phương cách giải quyết đúng đắn, chính xác, và thích hợp sau khi nghe những câu chuyện mà chuyên viên thẩm định đưa ra. Điểm số của các em qua bài thẩm định rất cao. Tuy nhiên, các em lại không thể ứng xử thích hợp trong đời thực. Chuyên viên thẩm định không chỉ dựa trên điểm số của bài thẩm định mà còn quan sát và thảo luận cùng giáo viên và phụ huynh để thấy rõ yếu điểm của các em).

Con Của Mẹ sẽ tiếp tục đăng tải những loạt bài kế tiếp, nói đến cách can thiệp và hỗ trợ yếu điểm về Suy Luận.

Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh
ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

BA THÀNH PHẦN CỦA "NÓI"

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 12 22, 2021 5:39 pm

Bài viết này giúp các phụ huynh có con chậm nói hiểu hơn về vấn đề ngôn ngữ, từ đó có thể giúp con mình tốt hơn.

Cái chúng ta gọi nôm na là “dạy con nói” mà bên chuyên môn gọi là communication / truyền thông thường được giới ngôn ngữ trị liệu tách ra làm 3 thành phần: Nội dung, Dạng và Cơ hội (communication content, communication form and communication opportunity). Nếu thiếu 1 trong 3 hoặc không hiểu rõ, một phụ huynh hay giáo viên sẽ không giúp trẻ có ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất được.

Nội dung là gì?

Chúng ta sẽ dùng ví dụ này để phân tích. Hai bé A và B đều nói câu 3 từ như nhau. A nói: “ăn cơm thôi”, “đi chơi thôi”, “ăn kẹo thôi”. B thì nói “ăn cơm”, “thôi ăn cơm”, “kẹo nữa”.
Khi phân tích độ chức năng của câu, từ “thôi” của A không có ý nghĩa chức năng. Nói nôm na là gỡ “thôi” ra câu vẫn có nghĩa vì đó chỉ là một từ đệm. B nhìn có vẻ ít từ hơn nhưng độ nhận thức (thể hiện qua cách dùng câu) của B có thể cao hơn. B đang dùng chữ “thôi” để nói “việc hiện tại (ăn cơm)” cần được “thôi”. Nói theo chuyên môn của VBA và social thinking thì B đang có cả tact, mand và perspective thinking.

(perspective thinking là kỹ năng khi trẻ được dạy hiểu được người khác muốn gì, mong đợi mình làm gì... Một kỹ năng rất quan trọng để phát triển ngôn ngữ)

Người giáo viên dạy cho cả A và B sẽ đo độ chức năng của câu (là một phương pháp các giáo viên dạy ngôn ngữ sẽ được huấn luyện bởi các nhóm chuyên gia hành vi / ngôn ngữ). Phương pháp này được dùng không chỉ đo câu đơn giản, mà là đo các bài văn của độ tuổi từ lớp 6 tới lớp 12 để tìm ra các vấn đề trong ngôn ngữ diễn đạt.

Ngoài việc biết đo độ hiệu quả của câu, nười giáo viên cũng biết những mẫu câu căn bản mà A và B cần học, chứ không nhất thiết là chỉ chú tâm vào dạy cho trẻ nói câu dài hơn, nói được nhiều từ hơn. Ưu tiên của phát triển ngôn ngữ tầng 1 này là nói đủ 8 dạng câu đơn giản cần có ở độ tuổi.

Dạng là gì?

Nếu “nội dung” là cái ý trong câu nói, câu viết thì “dạng” là cách người nói chuyển tải. “Dạng” hay gặp nhất là tiếng nói, tức là trẻ nói lên thay vì viết ra. Tuy nhiên, đây không phải là kênh duy nhất nên dùng để dạy trẻ nói. Các thống kê cho thấy khi trẻ được dạy nói song song với dùng hình ảnh thì những việc tốt sau đây sẽ xảy ra:

Trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh hơn, tốt hơn.
Trẻ không hề bị hiện tượng “dùng hình chứ không chịu nói” như nhiều phụ huynh nghĩ (nghĩ sai lầm).
Trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, tốc độ nói câu phức tạp, độ hiểu các quy trình logic tốt hơn.

Cơ hội là gì?

Nếu quý vị nói “lấy cho mẹ cái bút” và bé chưa hiểu, rồi quý vị lại lập lại lần 2 ngay, tức là đã làm mất đi “cơ hội” để bé xử lý thông tin, phản ứng xem nên làm gì.

Tương tự như khi dạy trẻ nói gì đó. Trẻ chưa nói mà giáo viên đôi khi đã nhảy vào “nói đi con, nói ‘bánh’ đi. Oh yeah, đúng rồi”. Việc này làm trẻ càng rối hơn, và các thống kê cho thấy trẻ sẽ lại càng “vờ” đi yêu cầu nói của phụ huynh, giáo viên.

Thường thường, khi chưa hiểu rõ về baseline xử lý ngôn ngữ của trẻ, người ta sẽ dùng luật 2-giây (một trẻ ở độ tuổi 5+ tuổi sẽ cần 2 giây để hiểu). Đừng liên tục lập lại.

Khi dạy trẻ nói cũng thế, cần cho trẻ thời gian để tập nói. Khi chưa nói thì dùng các phương pháp hỗ trợ chứ đừng liên tục lập lại yêu cầu ban đầu “nói bánh đi con, nói bánh đi rồi mẹ cho đi chơi chỗ vui lắm…”

+++

Tóm lại, khi giúp con học nói, quý vị nên để ý không chỉ là nội dung (con nói gì) mà còn là cách nói, và cơ hội cho con mình nói/nghe/hiểu. Ở mảng nội dung thì đừng chú trọng vào câu dài, mà là các dạng câu trẻ cần nói. Ở mảng từ vựng thì cần xem những từ nói ra có phải từ chức năng hay không.

Một cách quý vị có thể làm an toàn là ghi lại câu con mình đang nói, loại những từ không cần thiết ra xem có được không. Nếu bé nói một câu mà mình không thể loại được, nếu loại thì câu mất ý nghĩa ban đầu, thì đó là tin vui. Con bạn đang có “độ dùng từ chức năng” cao.

Ví dụ như câu “Mẹ ơi, con muốn sữa” chỉ là câu “Con muốn sữa”. Câu “thêm sữa” có ý nghĩa ngôn ngữ, tầng cao hơn là câu “con muốn sữa” trong ngữ cảnh trẻ muốn uống thêm.

Dù tự giúp con ở nhà hay đang đưa đi can thiệp, hiểu 3 góc cạnh khác nhau của “nói” sẽ giúp chúng ta hiểu cần điều chỉnh gì, con mình đang yếu ở mảng nào, nói câu dài nhưng có đủ ý chức năng hay không.

child-speech.jpg
child-speech.jpg (8.9 KiB) Đã xem 32177 lần.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 5 21, 2023 10:59 pm

AAC App bản mới nhất đang phát triển / viết tại Trung Tâm Nhân Văn cho học sinh dùng.

https://www.facebook.com/TrungTamNhanVa ... 2724872715
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Trang vừa xem

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách.

cron