Bàn về vấn đề Hòa nhập

Bàn về vấn đề Hòa nhập

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 1 21, 2017 8:38 pm

1.2 Cần hiểu rõ “Hòa nhập” là gì

1.2.1 Phân tích khái niệm Hòa nhập

Chúng ta cần hiểu cụm từ “Hòa nhập” chính xác hơn. “Hòa nhập” không chỉ là cảnh một trẻ TK được cắp sách vào học ở một ngôi trường phổ thông. Nếu hiểu sai, chúng ta sẽ thỏa mãn khi con mình đi “hòa nhập” trong khi về mặt thực tế, chúng ta đang càng cô lập các em.

Ở Hoa Kỳ, không có Trường Tự kỷ (ngoài các trường tư hay trung tâm can thiệp tư nhân). Đại đa số các trẻ TK đi học tại Trường công lập, trong đó có các lớp giáo dục chuyên biệt.

Ngay cả trẻ không TK cũng học hòa nhập tại Hoa Kỳ! Tại sao vậy?

Nếu bé Linh 12 tuổi đang học lớp 7, nhưng trình độ môn Toán thì tương đương với lớp 8 còn môn Văn thì chỉ lớp 6, bạn Linh sẽ qua học với các bạn lớp 8, còn giờ Văn thì đi học với các bạn lớp 6. Vậy thì bản chất nền giáo dục tại Hoa Kỳ đã có sự hòa nhập rồi, chứ nó không phải là cái gì đó làm ra cho trẻ TK. Hiểu được điều này, phụ huynh sẽ hiểu được trẻ TK cần được hòa nhập ra sao.

Bạn Jason M. tại Trường Laneview là một ví dụ tiêu biểu. Jason là trẻ TK, nên Jason học ở Lớp gddb trong Trường công lập Laneview, là một trường phổ thông tại Bắc California. Vào một số giờ nào đó, giáo viên sẽ đưa Jason qua học chung với các bạn không TK. Nhờ cấu trúc can thiệp như vậy, các giáo viên gddb, giáo viên phổ thông và các chuyên gia có thể phối hợp với nhau rất nhịp nhàng.

Hòa nhập là một quá trình chuyển tiếp, không phải đích tới. Chúng ta không nên đột ngột nhấc một bạn TK từ Trường chuyên biệt A tới Trường công B rồi gọi là hòa nhập. Chúng ta cần chú trọng vào quy trình chuyển tiếp, biết trước con mình mạnh/yếu chỗ nào trong bảng đánh giá hòa nhập, và coi xem quy trình hòa nhập có giải quyết các khó khăn con mình có không.

Chúng tôi giải quyết bài toán này tại Việt Nam ra sao?

Chúng tôi đàm phán với các cơ sở giáo dục khác trong khu vực, và giáo viên của chúng tôi theo học sinh qua các cơ sở đó học một số giờ nào đó. Giáo viên đi theo, gọi là shadow teacher, sẽ quan sát, đánh giá dựa theo Bảng chỉ số khả năng hòa nhập. Nếu cần, họ sẽ bước vào phụ giáo viên phổ thông khi học sinh của họ cần giúp đỡ. Nếu không, họ chỉ đóng vai trò hỗ trợ với fading, rút dần prompt.

Vì ngôn ngữ sử dụng tại Trường phổ thông (NN xã hội) khác với ngôn ngữ tại Trường chuyên biệt (TĐAT), chúng tôi cũng lập ra Lớp phổ thông ngay tại cơ sở của chúng tôi. Giáo viên chuyên biệt lúc đó sẽ đóng vai giáo viên phổ thông để cư xử, giao tiếp, nói chuyện … như một giáo viên phổ thông không có kiến thức giáo dục chuyên biệt. Lớp phổ thông này cho phép chúng tôi từ từ giúp học sinh quen dần với môi trường ở ngoài một cách khoa học, có đo đạc cụ thể.

Chị Phương trên diễn đàn CCM, mẹ bạn HN, là một phụ huynh ở Việt Nam có cái nhìn chính xác hơn so với các phụ huynh khác ở Việt Nam, do đã từng gặp chúng tôi tại Hoa Kỳ, và được sắp xếp đi tham quan Trường Laneview. Tình cờ, chị Phương cũng gặp được một người cháu TK đã sang Hoa Kỳ sinh sống, và chứng kiến sự tiến bộ khác biệt của cháu mình khi được can thiệp đúng đắn.

Vì môi trường can thiệp chuyên biệt kém với môi trường phổ thông ở mảng giao tiếp xã hội, chúng tôi tổ chức các chuyến học ngoại khóa, từ đi vài chục phút, nửa ngày, đi nguyên ngày. Đó là dịp các em học thực tập kỹ năng giao tế, giao tiếp, gặp gỡ người lạ, quản lý hành vi nơi công cộng… Đó là tiền đề cho trẻ hòa nhập vào học đường hoặc hòa nhập vào xã hội.
Là phụ huynh, chúng ta cảm thấy vui lòng, hạnh phúc khi con chúng ta cắp sách đi học như bao bạn bè đồng lứa khác. Đó là một cảm xúc trân trọng.Chúng tôi có cùng mục đích đó với quý phụ huynh. Chúng tôi muốn nhắc quý phụ huynh rằng hòa nhập không phải là cảm xúc tâm lý qua quan sát. Hòa nhập phải là một quy trình có mục tiêu, đánh giá cụ thể. Trẻ cần hòa nhập thật sự ở mảng ngôn ngữ, nhận thức và xã hội.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

1.2.2 Mô hình Farming cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 1 21, 2017 8:42 pm

1.2.2 Mô hình Farming cho trẻ TK

Phụ huynh tại Hoa Kỳ đã có thời tin rằng trẻ TK nên được đưa về các vùng quê để can thiệp. Điều này mang lại các lợi ích ngắn hạn có thể thấy ngay lập tức như

• PH không phải chứng kiến, đau đầu với hành vi của con mình tại nhà.
• PH tin rằng sống ở vùng quê, tập trồng trọt, tưới cây … sẽ làm con mình hết stress, bớt bùng nổ.
• Học phí rẻ do cơ sở vật chất rẻ hơn, không cần đội ngũ chuyên gia hỗ trợ.

Tuy nhiên, mô hình này mau chóng lộ ra các điểm yếu về mặt nguyên lý như sau

• Các kỹ năng trồng trọt, tưới cây… không phải là kỹ năng sống tự lập mà trẻ cần. PH vô tình đánh mất thời gian can thiệp quý báu.
• Trẻ đụng thêm khá khăn về mảng tâm lý khi phải sống tập trung với nội quy chặt chẽ.

Mô hình này đã bị từ chối cả về mặt xã hội và khoa học. Mong rằng chúng ta không đi vào con đường mà PH tại Hoa Kỳ đã trả giá. Ngay cả khi một trẻ TK đang sống ở dưới quê, suốt đời sẽ ở dưới quê, thì các em vẫn cần các kỹ năng sống tự lập, giới tính như trẻ ở thành phố.

Hình một Farm cho Trẻ TK tại Hoa Kỳ

farm-for-TK.jpg
farm-for-TK.jpg (13.75 KiB) Đã xem 3392 lần.


(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Tiêu chí chọn Trường học tốt

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 5 12, 2019 10:40 pm

Một phụ huynh của Trung tâm Nhân Văn dọn nhà ra thành phố khác. Chúng tôi viết bài này hỗ trợ phụ huynh đó tìm Trường học gddb ở thành phố đang dọn tới. Xin đăng lại cho mọi người tham khảo.

1. Sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa Chuyên gia, Giáo viên và Phụ huynh.

Các giáo viên trong Lớp và Chuyên gia có thường xuyên gặp nhau trao đổi không? Thường họ gặp nhau để: a/ lên kế hoach can thiệp, chỉnh các strategy can thiệp b/ chỉnh sửa các bài học, cách phương pháp can thiệp cụ thể nào đó.

Phụ huynh có thể kiểm tra bằng cách hỏi xem họ đang can thiệp cho một học sinh khác ra sao? Dựa trên Hồ sơ can thiệp cá nhân, mục tiêu học thì chuyên gia, giáo viên gặp nhau ở đâu, gặp thường xuyên ra sao?

Các mục tiêu can thiệp xong sẽ được chuyển về nhà. Các khó khăn ở nhà do phụ huynh quan sát thấy, dù chưa được can thiệp, cũng nên được giáo viên biết tới và được chuyên gia cho lời khuyên.

Phụ huynh có thể kiểm tra bằng cách nói 1 khó khăn cùa con mình ra, rồi hởi xem họ có phương án / strategy can thiệp ra sao.

Các giáo viên có gặp nhau thường xuyên để trao đổi, cập nhật về hành vi, ngôn ngữ, nhận thức của học sinh không? Vì mỗi giáo viên phụ tránh chính một mảng khác nhau, để can thiệp hiệu quả thì họ có rất nhiều thứ để trao đổi với nhau sau giờ dạy học. Phụ huynh nên hỏi lịch làm việc cá nhân của họ, sẽ phần nào hiểu được việc họ phối hợp với nhau ra sao.

2. Chất lượng, nội dung của chương trình can thiệp là gì? Có tính cách ứng dụng vào cuộc sống, thực tế hay không?

Giáo viên can thiệp cần giải thích được mục tiêu đang dạy liên quan tới cuộc sống của con mình sau này ra sao. Giáo viên là người thực hiện chương trình can thiệp, vậy nhóm giáo viên nhìn chung có lý luận, kiến thức tổng quan và chuyên sâu tốt không? Họ làm việc có khoa học, có góc nhìn tích cực về cuộc sống không?

3. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc có đặt quyền lợi của học sinh lên đầu không? Họ làm gì cụ thể cho điều đó, có ví dụ nào chứng minh không?

Môi trường có tự do phản biện để mỗi giáo viên có thể đòi hỏi chuyên gia, giáo viên khác giảng cho mình hiểu trước khi mình dạy một mục tiêu nào không? Văn hóa trong Trường đó có tạo điều kiện cho giáo viên tranh luận quyết liệt một cách khoa học nhưng vẫn giữ được hòa khí không?

Người giáo viên có được đào tạo không? Đào tạo mọi mặt (tư duy, cách làm việc khoa học, cách làm việc nhóm, pp về chuyên môn...).

Chính người giáo viên mình gặp họ có vui, yêu thích được làm việc ở đó không?


4. Thống kê can thiệp

Một ngôi trường tốt không những can thiệp tốt mà còn có giữ các thống kê về học sinh, các báo cáo hành vi, ngay cả báo cáo tai nạn... Khi tham quan Trường, phụ huynh nên hỏi về các thống kê đó một cách cụ thể, ví dụ như "cho tôi biết tai nạn trầm trọng nhất trong năm qua là gì".

Một ngôi trường tốt, dù chưa can thiệp và biết rõ con bạn, nhưng sau khi làm test sàng lọc, họ có thể dựa vào thống kê để đoán các case tốt nhất, xấu nhất và trung bình. Phụ huynh có thể hỏi: các bạn đã nhận học sinh nào tương tự con tôi chưa? hãy tìm một học sinh giống con tôi nhất và cho biết kế hoạch can thiệp của các bạn là gì.

Hỏi về một tai nạn gần đây là gì? Họ đã làm gì? Họ có chương trình gì để bảo vệ an toàn cho con mình không (kể cả mặt an toàn và chống bạo lực).

5. Tính chất phối hợp

Một ngôi trường không thể có mọi thứ như chợ, siêu thị, sân đá bóng, quán cafe... mà trẻ TK, nhất là tuổi trưởng thành, thì cần các nơi như vậy để thực tập các kỹ năng như mua sắm, sống tự lập. Vậy một ngôi trường tốt sẽ biết cách phối hợp với các cơ sở vật chất trong khu vực, các đon vị, tổ chức khác để hoạt động tốt hơn. Ví dụ như họ sẽ liên kết với một trường Mầm non nào đó để cho học sinh của họ tập học hòa nhập.

(còn tiếp)
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1410
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách.

cron