Lan man về câu hỏi "Vụng về hay Rối loạn"

Lan man về câu hỏi "Vụng về hay Rối loạn"

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 9 13, 2012 8:48 pm

Cách đây vài tháng, CCM có gặp 1 bé đang học tại 1 trường quốc tế . Ba/mẹ bé nhờ coi dùm xem tại sao bé liên tục bị khó khăn về các môn Văn và Toán đố. Một điều mà ba/mẹ phàn nàn rất nhiều là bé rất vụng về, tay chân không khéo léo, đọc bài thì vội vàng nên hay sai. Mẹ cho bé cúi xuống cài dây giày ở cửa trường và chỉ ra cho CCM coi là bé cúi xuống cũng còn vụng về, nói chi là cài dây giày vào. Ở nhà thì thích giúp mẹ nhưng mỗi khi giúp là làm đổ vỡ đồ đạc. Ba của bé có hỏi 1 câu đại khái là bé nó vụng về hay có rối loạn. Nay tôi muốn kể lại case này nhân việc 1 PH khác đang hỏi là sao mấy cái vận động/não bộ nó rắc rối quá.

Những em bé có các rối loạn nào đó, ví dụ như Rối loạn khả năng đọc ( http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=143 ), thường cũng có "hội chứng đoảng". Nhưng chúng ta biết thì trong não bộ có phần kiểm soát phối hợp tay chân và ghi lại/nhớ lại các phối hợp đó. Ngoài phần não thì phần vestibular (nằm phía trong tai) cũng giúp trẻ giữ thăng bằng, nó hoạt động giống như cái thước thợ có bong bóng nước bên trong. Bị trục trặc phần này sẽ làm cho trẻ đi mất thăng bằng, tay chân luống cuống.

Tôi mô tả 2 tình trạng trên để quý phụ huynh thấy rằng để trả lời là vụng về hay rối loạn thì nằm ngoài khả năng, và cũng không bác sĩ nào khám qua mạng hay qua video được . Với em bé trên thì tôi nghi rằng em có thể có Rối loạn khả năng đọc, nhưng điều đó chỉ có bác sĩ địa phương mới có thể xác định . Điều mà tôi khuyên ba/mẹ bé ngưng ngay là đừng mắng con là vụng về, đoảng hay không nên việc nữa vì các lý do sau:

+ Nếu quả thật bé có Rối loạn thì các câu mắng đó là sai
+ Nếu bé không có Rối loạn gì thì mắng như vậy chẳng giúp ích gì, lại càng làm bé mất tự tin

Ngoài chuyện vụng về, cha mẹ còn than là bé nói lắp bắp (tôi không thấy cụ thể vì lúc vào trường bé rất im lặng chẳng nói gì). Ba bé hỏi tiếp là làm sao cho bé hết cà lăm. Lại một câu hỏi không thể trả lời vì các bé Rối loạn đọc thì thường không hình thành được câu nói . Tuy câu nói hình thành trong đầu nhưng thần kinh không điều khiển ra thành câu nói ở miệng được .

Chúng tôi cho bé vẽ lên bảng để giải 1 bài toán đố tương tự như 1 bài bé đã làm trong trường ("vẽ" nhé, không phải "viết"). Vậy thì coi như nhận thức OK, ý nghĩ giải toán đố có hình thành trong đầu, vậy tại sao nhìn bài toán "vẽ" thì hiểu, mà nhìn toán đố có lời thì không hiểu ? Thêm 1 lý do nghi ngờ về Rối loạn Đọc . Đã vậy các bé có Rối loạn khả năng đọc phần lớn dính thêm Tăng động thiếu chú ý .

Vậy một trường học nên làm gì ? Tìm bác sĩ khám cho bé để biết đích xác là rối loạn gì ? Hay can thiệp sao để bé làm được toán đố ? Hay nói chuyện với trường quốc tế nơi bé đang học để thay đổI dạng bài bé phải làm ?

Ba mẹ bé rất bi quan vì nếu bé tiếp tục học trường quốc tế, khả năng bé vào được đại học thì rất thấp . Để bé vào học trường công lập thì bé không theo nổi chương trình . Ông Charles Swab, người sáng lập và điều hành công ty https://www.schwab.com/ cũng có Rối loạn đọc đó thôi, vậy mà vẫn thành công . Có những em có Rối loạn khả năng đọc nhưng cái thông minh của em không được khai thác, và lại bị che mờ bởi các cách dạy học lỗI thời và cứng nhắc . Nếu bạn nghĩ con mình "học dốt", hãy chịu khó tìm tòi xem bé có khó khăn gì không, và có cách nào khác để dạy cho bé không?

(tạm ngừng)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Lan man về câu hỏi "Vụng về hay Rối loạn"

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 9 13, 2012 11:16 pm

Trở lại chuyện đi đứng nghiêng ngả ... Có một PH hỏI tại sao con họ như vậy, có lẽ do tác dụng phụ của thuốc. Vậy thì còn lý do nào khác mà 1 bé có thể đi lạng quạng không vững ?

Khả năng giữ thăng bằng trong vùng tai có thể bị hư hại làm bé đi không vững . Nó hư hại do bé bị nhiễm trùng, do bị thương (ví dụ như ai đó tát vào tai quá mạnh vì thương thì phải bạt tai cho roi cho vọt :evil: ), hoặc di chứng do các căn bệnh khác, hoặc bi bướu ... Vậy khi bé đột ngột đi không vững, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Nếu tình cờ lúc đó bé đang uống một thứ thuốc nào đó và bác sĩ nói là do tác dụng phụ, tôi nghĩ bạn vẫn nên đưa bé đi khám thêm một bác sĩ khác, xin ý kiến thứ 2. Đây (đột ngột đi không vững) là lúc mà chúng ta cần bác sĩ bước vào can thiệp ngay chứ một trường chuyên biệt thì không thể cho lời khuyên đúng được .

Bây giờ tôi sẽ nói lan man qua phần kể chuyện cho con mà các PH thường hỏi . Trẻ phát triển kỹ năng đọc qua các thời kỳ khác nhau như sau:

1) Từ mới sinh tới 6 tuổi: đây là lúc trẻ bắt đầu nhận ra các ký tự chữ, nhận ra âm thanh, và biết âm thanh đi liền với mặt chữ
2) Từ 6-7 tuổi là lúc trẻ bắt đầu hiểu các mẫu tự ráp lại để ra âm, giống như "cờ ô cô". Đây là giai đoạn mà nếu các bé có Rối loạn khả năng đọc, các bé thường vấp, gặp khó khăn .
3) Từ 7-8 tuổi là lúc trẻ hiểu rất rõ cách ghép mẫu tự ra âm, bắt đầu đọc to ra thành chữ, nhận ra chữ theo thứ tự của các mẫu tự . Nếu được chỉ dẫn đúng đắn, khả năng đọc nhanh/hiểu nhanh của trẻ bắt đầu phát triển mạnh (thay vì đọc vẹt).
4) Từ 8-14 tuổi là lúc trẻ có thể đọc dễ dàng các chữ chưa gặp bao giờ . Đây là lúc trẻ đọc để học, để nạp kíến thức thay vì đọc để học chữ . Đây là lúc PH dạy cho trẻ các "chiến thuật" đọc sao cho nhanh mà vẫn nắm được nôi dung, lợi/hại của nhiều cách đọc khác nhau, ví dụ như có bài viết thì phải đọc thật kỹ, có bài thì đọc sơ, coi câu hỏi sau đó đọc rà lại tìm phần cần chú ý ... Đây là lúc trẻ luyện kỹ năng đọc/hiểu để thành công ở bậc đại học
5) Từ 14-18 là lúc trẻ đọc để hiểu ra các ý kíến phản biện, các góc nhìn khác và chấp nhận ý kiến người khác (agree to disagree). Trẻ phải đọc các bài vở với các góc nhìn, tranh luận khác nhau, rồi từ đó đưa ra quan điểm riêng cho mình với các chứng minh cụ thể. Đây cũng là lúc trẻ học cách tranh luận, bất đồng nhưng vẫn có thể cùng làm việc với người khác.

Nếu bạn đang kể chuyện cho bé, ngay cả khi bé không biết đọc, hãy cố gắng cho bé cầm 1 cuốn sách trong tay, cho bé coi hình trong đó khi bạn kể. Đó là cách làm tốt để hy vọng chuyển bé từ giai đoạn "nghe" tới giai đoạn "đọc". Việc nghe chuyện và mắt nhìn thấy hình ảnh tương ứng sẽ tốt hơn là chỉ đơn giản kể không có sách .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách.

cron