Chúng ta từ lâu nghe về trị liệu bằng âm nhạc, và nhiều phụ huynh cũng từng hỏi tôi đang thực hiện ra sao, nó như thế nào. Vậy hôm nay xin lập ra mục này để mỗi khi rảnh rỗi, tôi sẽ vào đăng cái bài cụ thể về vấn đề này.
Tác động của âm nhạc hay học nhạc lên con người thì có nhiều mặt, trong đo' các mặt thường thấy cho trẻ TK là
1) Phối hợp chân tay, mắt
2) Tập chú ý mắt (học theo ký hiệu hay nốt)
3) Luyện trí nhớ ngắn hạn (học theo giai điệu hay theo mẫu, không có bản nhạc)
4) Tạo ra các căng thẳng và thư giãn (khi đang ở các hợp âm 7 và trở về hợp âm chính)
5) Nghĩ về âm thanh
"Nghĩ về âm thanh" là khái niệm trừu tượng nhất ít ai biết tới, nhưng nó đang được áp dụng rất nhiều . Khi bạn cho bé hát vuốt đuôi, ví dụ như "Cháu lên 3, cháu vô mẫu ..." thì bạn đạng giúp bé nghĩ về âm "giáo" trong đầu rồi điền vào chỗ trống.
Có những loại nhạc cụ, hay phương pháp học đàn (cho gdđb) đi theo hướng này. Ví dụ rõ nhất là cây đàn Cổ Cầm mà tại Việt Nam hình như chúng ta hay hòa tấu chung với đàn Sắt (cho nên mới có câu "duyên cầm sắt"). Rất tiếc là loại đàn này đang dần thất truyền, không còn mấy ai chơi nữa.
Khi đánh cây đàn này, người ta vuốt dây tạo hiệu ứng câm. Ví dụ như khi đánh bài "Cháu lên ba", tôi sẽ đánh nốt tương đương với "Cháu lên ba cháu vô mẫu ...". Ở chữ cuối "giáo", thay vì gảy, tôi sẽ kéo ngón tay tạo ra nốt cho "giáo". Nhưng vì kéo tay nên nốt không phát ra, mà nó chỉ được "nghĩ" ra trong đầu khán giả, người ngồi dưới thấy tay nhạc công kéo tay nhưng không nghe ra nốt nhạc.
Mời các bạn coi video mẫu . Ở lúc đầu, giây thứ 8 tới 12, bạn sẽ thấy nhạc sĩ rê tay trên dây nhưng không nghe ra tiếng . Chỉ có những người từng biết bản nhạc này mới "nghĩ" ra các nốt nhạc trong đầu họ, ai chưa nghe thì sẽ có cảm nhận khác hẳn . Nó giống như một bé đã biết bản "Cháu lên ba" rồi thì sẽ nghĩ ra chữ "giáo", các bé khác thì chỉ cảm thấy sao sao đó, chỉ cảm nhận được sự thiếu sót thay vì hoàn hảo (fulfillment).
Trong một dịp khác tôi sẽ nói thêm về cây đàn Cổ Cầm này và giải thích tại sao Liên Hiệp Quốc chọn nó để đánh 1 bản nhạc dài nhất trong các CD nhạc được cho vào phi thuyền phóng đi vô tận vào không gian. Người ta hy vọng rằng nếu có người hành tinh nào thấy được phi thuyền này, cây đàn Cổ Cầm sẽ cho họ biết cái điều huyền diệu (về vật lý và âm nhạc) của nó. Chữ "Cầm" trong Cổ Cầm (Guqin) chính là chữ "Cầm" trong "Cầm, Kỳ, Thi, Họa" chúng ta thường nghe nói về người xưa.
Khi phối hợp được các khái niệm âm luật và ngôn ngữ, chúng ta sẽ tìm được các bài học đàn rất cụ thể và hữu ích cho học sinh.