Theo thông tin của chị ... Nguồn gốc của bệnh tự kỷ là tổn thương não (ở dạng nhẹ), từ tổn thương não dẫn tới rối loạn giác quan (các giác quan bị chai lỳ, kém nhạy hoặc lại quá nhạy) từ rối loạn giác quan dẫn đến cảm nhận và nhận thức của trẻ bị rối loạn và lệch lạc, từ đó trẻ bị chìm đắm trong thế giới của riêng bé.
Hiện tại thì có nhiều giả thuyết tại sao, cái gì gây ra, nhưng khẳng định nguồn gốc bệnh thì chưa có nhà khoa học nào có đủ chứng cớ để tuyên bố. Vậy tôi sẽ gọi cái ở trên là "giả thuyết", nói nôm na là "tôi nghe người ta nói lại là ..."
Phương pháp điều trị của .... là gồm có trị liệu phục hồi tổn thương não (các bài trị liệu như thở mặt nạ, thở đai để tăng cường oxy cho não)
Giả thuyết không thể đưa tới phương pháp điều trị. Vì vậy tôi sẽ gọi phần ở trên là "các phương pháp điều trị đặt trên giả thuyết". Điều này không có nghĩa các bài tập trên có hay không có kết quả. Để kiểm chứng các pp dựa trên giả thuyết, người ta xem xét 2 mặt:
Dựa vào Luận cứ khoa học: đưa ra các nghiên cứu cho thấy làm a, b, c sẽ phục hồi tổn thương não
Dựa vào Thống kê: trong số 100 em đã làm, có bằng đây em đã khỏi, và đây là cách anh/chị có thể kiểm chứng
Tôi nghĩ chắc chị N đã chia sẻ các thông tin trên với bạn. Nếu tiện bạn đăng cho mọi người tham khảo nhé. Các bác sĩ/chuyên gia của CCM cũng rất mong muốn được cập nhật kiến thức.
Các bài tập luyện tăng cường phối hợp chéo giữa 2 bán cầu não (trườn, bò, đi thăng bằng, đi bộ, tập bơi),
Có thể chị N nói về việc khác, còn như nếu bạn nói 2 bán cầu não theo kiểu "một bên cho ngôn ngữ, bên kia cho suy luận...) như ở đây
http://en.wikipedia.org/wiki/Lateraliza ... n_function thì những bài tập trên không có khả năng tăng cường phối hợp chéo. Bạn thử đi kiểu mấy ông lính diễn binh nhưng khi đầu gối trái nâng lên thì lấy tay phải chạm vào, còn khi đầu gối phải nâng thì tay trái chạm vào. Bạn đi như vậy khoảng vài bước thì đổi lại đi bình thường, rồi đổi lại kiểu tay này chạm đầu gối kia nhé . Bạn sẽ thấy lúc đổi về đi bình thường thì dễ như khi đổi từ đi bình thường qua kiểu chéo thì khó hơn. Đó là vì tác dụng của phối hợp chéo đó.
Khi bạn chạy xe, mải suy nghĩ gì đó rồi bất chợt nhận ra bạn sắp tông vào đít xe trước, lúc đó bạn ra sao? Tim đập nhanh, đồng tử nở rộng, chân đạp phanh gấp, adrenaline tăng cao. Đó cũng là 1 việc liên quan tới bán cầu não. Các hoạt động bạn kể ra như đi bộ, bơi.. đều là symmetrical, không có tác dụng chéo cho 2 bán cầu đâu. Có thể bạn nghe nhầm chăng?
Các phương pháp của chị N theo tôi nhận thấy là khá mới
Tôi không có tài liệu của chị N nên không dám nói hợp/không hợp. Nhưng xin bạn đừng lẫn lộn giữa cái mới và cái hiệu quả. Ví dụ như nuôi con bằng sữa ong Chúa của Nguyễn Cao KD có thể là "pp mới nhất", nhưng nó sẽ chẳng bằng được pp lâu đời là nuôi bằng sữa mẹ
Tại San Jose đang rộ lên một "pp mới cho TK", tôi nghĩ rằng 1 lúc nào đó nó sẽ chạy về tới SG hay HN thôi. Nhưng đến lúc đó ta nói sau, giờ nói trước "đụng chạm" lắm Phụ huynh ở VN khổ quá bạn nhỉ, lo cho con chưa xong, còn phải học cách phân biệt, sàng lọc kiến thức để dạy con mình.
(chị N nói là học từ BS Doman và BS Carbon ở bên Hoa Kỳ).
Doman và Carbon thì tôi không biết vì đó là 2 cái họ rất phổ biến, giống như Trần và Phạm của mình vậy, nếu chị cho biết first name (tên) thì tôi có thể tham khảo thêm. Nhưng bác sĩ nào thì cũng không liên quan lắm vì bác sĩ được đào tạo để khám sàng lọc xem bé có TK hay không, nặng nhẹ thế nào. Chuyên gia trị liệu TK được đào tạo để làm test, biết bé mạnh/yếu mặt nào, lên chuong trình can thiệp, chuyên gia giáo dục đặc biệt thì dựa vào báo cáo của cg TK để lên bài can thiệp. Bạn chỉ gặp bác sĩ 1 lần, nhưng sau đó sẽ gặp trị liệu và gdđb rất thường xuyên. Nói nôm na như ông bác sĩ xếp hạng con bạn nên học lớp mấy, cg trị liệu coi bé giỏi/yếu môn nào, nên dạy gì, rồi cg gdđb sẽ dựa vào đó mà ra bài học cho bé, dạy gì, dạy làm sao...
Có một điều tôi băn khoăn là chị N nói khi trẻ chưa giao tiếp được thì không nên cho đi học ở nhà trẻ.
Cho tôi chia sẻ điều này với bạn . Sáng nay có 1 chú tới sửa nhà cho tôi ở San Jose, và chú cho tôi biết là 1 người cần có tới 36 cái bằng khác nhau mới có thể sửa nhà từ A-Z. Nào là 1 cái chuyên cho chạy dây điện, cái chuyên cho sơn, cái chuyên cho lợp mái. Chú phàn nàn là nhiều người chỉ chuyên về làm mái nhưng nhận làm luôn cả điện, nước ...Đó là cái nhà, cùng lắm thì cháy nhà, dọn đi nhà mới thôi phải không ạ. Nhưng trẻ con thì chúng ta phải cẩn trọng hơn.
Nếu cho bé ở nhà vì chưa giao tiếp, vậy bạn có chương trình cụ thể gì để bé học giao tiếp không? Nói nôm nà là giả như tôi không biết tiếng Anh, người ta bảo tôi "về nhà học tiếng Anh đã rồi hãy ra ngoài xin việc". Vậy tôi về nhà nên làm gì? Học gì? Hay chỉ cần ngồi coi tivi đài HBO thì từ từ sẽ biết tiếng Anh?
Chắc các anh chị cũng biết về các phương pháp trị liệu của chị PN
Xin thưa là bản thân tôi thì không biết ạ. Nếu dùng tình hình TK tại Ấn độ và Trung quốc làm mẫu thì tôi đoán VN sẽ qua các giai đoạn sau:
1 - Đầu tiên các phụ huynh có con TK tự mày mò học
2 - Sau đó một số sẽ bỏ tiền ra nước ngoài học các khoá huấn luyện ngắn ngày. Phần lớn sẽ chọn học ABA (vì sao thì tôi sẽ nói sau)
3 - Sau đó họ về điều trị cho con họ
4 - Sau đó họ truyền bá kiến thức theo 2 kiểu: mở trường và mở khoá huấn luyện.
5 - Các chuyên gia nước ngoài vê` đào tạo
6- Trong nước tự đào tạo/xây dựng đội ngũ chuyên gia
Bước thứ 4 là bước khó nhâ't cho phụ huynh có con TK, vì sao? Vì cái họ học ở bước 2, do giới hạn về thời gian, sẽ chỉ tập trung học để điế`u trị cho con họ. Họ chỉ có vài tháng để học những cái mà chị Tường Anh phải mất 6 năm để học. Có nghĩa là cái họ biết rất thu hẹp cho 1 trường hợp cụ thể, họ chỉ học 1 trường phái cụ thể . Nó không thể nhân rộng, áp dụng được cho mọi người. Nói nôm na như một anh Mỹ về VN bán hàng 1 tuần thì người ta dạy tiếng Việt cho anh, sẽ chỉ dạy các câu chào hỏi, bán hàng, trả giá ... chứ đâu thể dạy ngữ pháp, dạy truyện Kiều phải không ạ
Nếu mở trường, các phụ huynh này có thời gian quan sát, làm việc với các bé không giống với con họ, từ đó họ trao dồi thêm qua kinh nghiệm, qua tu nghiệp để làm tốt hơn. Đây là một việc làm rất tốt cho cộng đồng và cho riêng họ trong tình trạng cung ít cầu nhiều. Ví dụ là trường của KT ở SG, trường của chị Y ở HN, trường của T ở HP, v...v...
Nếu mở khoá huấn luyện, các phụ huynh này sẽ phải dùng các bài test đánh giá cho trẻ để biết mạnh/yếu ra sao, có giống con họ không. Theo tôi biết thì tại VN hiện nay chưa phụ huynh nào làm nổi việc này. Một nhóm ở Pháp về có dạy 1 nhóm tại VN làm test, nhưng cách thu lượm kết quả, tính toán mạnh/yếu ra sao thì họ làm tại Pháp. Vì sao? Vì việc này cần kiến thức chuyên sâu, và cần kết hợp giữa nhiều chuyên gia các ngành khác nhau. Các bệnh viện, trung tâm giáo dục ở VN có làm, nhưng phụ huynh tự làm thì chưa thể.
Tôi viết nhiều nhưng chẳng khuyên bạn được gì cụ thể mà nhiều khi còn làm bạn hoang mang thêm phải không ạ. Cứ từ từ bạn nhé, việc thu lượm, sàng lọc kiến thức không sớm chiều, vài tuần, vài tháng là xong đâu. Chúng ta cứ từ từ học hỏi lẫn nhau nhé.