Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Bảy Tháng 3 14, 2009 5:03 am

Một trong những điều khiến con tôi "là lạ" so với những đứa trẻ khác là ở việc cháu nói chuyện mà không thể hiện được cảm xúc đi cùng lời nói.
Bé gái cạnh nhà tôi vừa nói chuyện vừa chúm chím như làm duyên, có lúc nũng nịu, có lúc tỏ ra thăm dò thái độ người lớn, có lúc "ngấm nguýt" trêu đùa... Con tôi chỉ tỏ vẻ giân dữ là rõ ràng thôi. Nhưng không phải cháu không có khả năng thể hiện tình cảm. Thỉnh thoảng có một tình huống bất ngờ xảy ra, tôi đọc thấy biểu hiện trên mặt cháu. Có một lần tôi đưa anh trai cháu đến trường để đón cháu, nhìn thấy anh mặt cháu sáng bừng lên. Lân khác tôi đưa cháu đi khám bệnh viêm mũi, bác sĩ sốt ruột vì cháu không nghe lời đã quát to, cháu nhìn vào mắt bác sĩ một cách thăm dò và nghi ngờ. Nhưng nói chung, cháu không thể hiện và cũng không biết cách đọc cảm xúc của người khác. Vì muốn tăng khả năng thể hiện cảm xúc và hiểu cảm xúc người khác của cháu, tôi cố gắng nói chuyện với cháu và cường điệu vẻ mặt mình để gây chú ý, cháu thường nhìn chằm chằm vẻ không hiểu. Có những cách nào khác không ạ?
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Bảy Tháng 3 14, 2009 2:27 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Nhưng nói chung, cháu không thể hiện và cũng không biết cách đọc cảm xúc của người khác. Vì muốn tăng khả năng thể hiện cảm xúc và hiểu cảm xúc người khác của cháu, tôi cố gắng nói chuyện với cháu và cường điệu vẻ mặt mình để gây chú ý, cháu thường nhìn chằm chằm vẻ không hiểu. Có những cách nào khác không ạ?


Thưa chị Hiền, hiểu cảm xúc mà người khác biểu tỏ trên mặt, trong giọng nói, hay qua cử chỉ là yếu điểm của trẻ trong phổ tự kỷ. Chị có thể đọc bên nguồn liệu hay phần bài dịch/viết của tôi về lãnh vực này. Thực ra thì hiểu cảm xúc và biểu lộ cảm xúc chỉ là hai trong những yếu điểm thuộc về giao tế xã hội.

Khi muốn bắt đầu, chị có thể tìm hình vẽ hay hình thật có những mặt người đang cười, khóc, buồn, giận, ngạc nhiên, vân vân. Chị cho cháu xem hình, chỉ cho cháu những điểm khác nhau nơi miệng, mắt, lông mày... và dậy cháu nhớ tên những cảm xúc ấy. Những hình này cần phù hợp với trình độ thẩm định hình ảnh của cháu. Có bé thì nhìn được dù hình có nhiều thông tin, background có nhiều màu sắc, đồ vật. Có bé chỉ nhìn hình trắng đen. Có bé nhìn được hình vẽ. Có bé chỉ hiểu hình người thật hay hình mình, hình cha mẹ.

Tôi biết ở Việt Nam có thể chưa có nhiều những học cụ dành cho trẻ Tự kỷ. Nếu tìm không có những bộ hình cảm xúc, chị phải đóng vai diễn viên thôi! Chị nhờ ai đó chụp hình mặt cho chị với nhiều lối biểu tỏ cảm xúc. Chị cũng nên giữ sẵn môt máy hình rồi chụp cháu khi cháu đang khóc, cười, hôn mẹ, vân vân.

Khi cháu đã rành rẽ tên của cảm xúc, chị chọn những lúc cháu vui, buồn, khóc, đau, đói... để ghép tên những gì cháu đã học. Hai mẹ con có thể chơi trò giả vờ để biểu tỏ cảm xúc. Khi ra ngoài, gặp gỡ người khác, khi coi tivi, chị có thể ghép tên những cảm xúc khi thấy biểu tỏ của người khác.

Chị cũng nên dậy cháu nói: "Con đói, con buồn, con bực bội..." để tăng khả năng bày tỏ cảm xúc bằng lời. Khi mẹ nói: "Mẹ buồn quá," hay "mẹ nhớ con quá...", Quang nên bắt đầu học cách an ủi: "Mẹ ăn đi," hay "Quang ôm mẹ nhé..."

Chị thử những cách này rồi chúng ta đi tiếp những bước kế nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » CN Tháng 3 15, 2009 7:11 am

Vâng, tôi có thể áp dụng được điều này ngay chị ạ, và sẽ báo cáo kết quả. Quả thật, con tôi đáp ứng tốt với các bài học, từ trước đến nay, tôi cứ nhận ra điểm yếu gì và tập trung khắc phục là cháu có kết quả nhất định. Hy vọng lần này cũng thế. :)
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Hai Tháng 3 16, 2009 11:54 pm

Chị Tường Anh, tôi đã thực hành rồi.
Tôi dùng máy ảnh để chụp mình. Nhưng tôi là một diễn viên tồi. Ảnh xấu quá.
Tôi chụp ảnh Quang lúc nó khóc. Nhưng nhìn thấy máy ảnh nó nín liền và cười cho mẹ chụp. Hình cười của nó nhiều lắm rồi ạ. Nó bắt chụp tay, chụp chân, chụp cả ...mông nó nữa để ...xem!
Tôi ngồi đối diện với con và chơi trò mẹ làm gì con bắt chước làm đấy nhé. Khi mẹ cười con cười với mẹ đi (con chưa bao giờ cười mỉm đáp lại mẹ). Ôi trời, nó cố nhe răng ra và nói "Ì" một cái để trả bài cho mẹ. Mẹ vờ oà khóc. Nó bần thần nhìn, rồi vụng về giơ tay ra chạm vào mặt mẹ, bảo "thôi...". Không hiểu sao tôi ứa nước mắt. Tôi cầm tay con chạm vào nước mắt của mẹ. Nó thấy ướt, ngạc nhiên, nhìn mãi vào mắt mẹ. Giải thích với con: đấy là nước mắt, khi buồn thì khóc, nên nước mắt chảy ra...
Thôi cứ bắt đầu thế, mưa dầm thấm đất, chị nhỉ.
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 3 17, 2009 11:14 am

Phần trả lời của Chuyên Viên Cùng Nhau Vượt Khó

Tôi dùng máy ảnh để chụp mình. Nhưng tôi là một diễn viên tồi. Ảnh xấu quá.


Chị Hiền nói thế nào thì chị Hiền vẫn cứ là cô tiên của Quang và Đức! Chị cứ sử dụng máy mà ghi hình sinh hoạt nhé, vì loại hình này rồi sẽ rất có ích. Nó không chỉ dùng cho cảm xúc, mà còn là đề tài cho Quang mô tả những gì đã xảy ra (chú trọng đến cả trí nhớ lẫn khả năng diễn tả).

Tôi ngồi đối diện với con và chơi trò mẹ làm gì con bắt chước làm đấy nhé. Khi mẹ cười con cười với mẹ đi (con chưa bao giờ cười mỉm đáp lại mẹ). Ôi trời, nó cố nhe răng ra và nói "Ì" một cái để trả bài cho mẹ. Mẹ vờ oà khóc. Nó bần thần nhìn, rồi vụng về giơ tay ra chạm vào mặt mẹ, bảo "thôi...". Không hiểu sao tôi ứa nước mắt. Tôi cầm tay con chạm vào nước mắt của mẹ. Nó thấy ướt, ngạc nhiên, nhìn mãi vào mắt mẹ. Giải thích với con: đấy là nước mắt, khi buồn thì khóc, nên nước mắt chảy ra...
Thôi cứ bắt đầu thế, mưa dầm thấm đất, chị nhỉ.


Bài học về nước mắt và động từ khóc của chị đã làm một người bạn của tôi đọc thấy mà khóc theo. Chị ấy ở Mỹ, và cũng có cháu bé như Quang. Bài học đẹp quá, chị Hiền ạ. Chị cứ tiếp tục nói về cảm xúc như thế nhé. Tôi xin ghi chú rằng không có nhiều bé có thể giao cảm bằng cách chạm mặt mẹ và bảo mẹ thôi khóc, hoặc chọc ghẹo anh khi anh bị phạt đâu. Chị nên mừng cho Quang.

Chắc chắn mưa dầm thì thấm đất. Tình thương chị có cho Quang đã là những cơn mưa không dứt, bây giờ đến việc dự tính cho những bài học, những biện pháp can thiệp liên tục đến với Quang. Chị sẽ thành công, chị ạ!

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Tư Tháng 3 18, 2009 8:23 pm

Tự kỷ thật là một hội chứng kỳ lạ.
Trong vài tháng đầu khi Quang mới sinh ra, cháu cứ nghe thấy tiếng khóc của anh cháu (lúc đó mới 3 tuổi, rất hay khóc nhè) là oà khóc theo. Vậy mà vào cái ngày tôi đưa cháu đi khám bệnh, lúc 3 tuổi, tôi khóc nức nở không sao kìm lại được ngay bên cạnh cháu, vậy mà nó dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra vậy, khuôn mặt cứ như được nặn bằng sáp. Tôi đọc trong một tài liệu thấy nói rằng trẻ tự kỷ không bao giờ có hiện tượng lây cơn ngáp, vì chúng không giao cảm với người khác. Bây giờ đây, tôi đang gắng xây dựng cảm xúc cho con, hy vọng cháu trở lại như lúc mới sinh ra. Cho tôi gửi cái nắm tay đến người bạn của chị, một người mẹ giống như tôi. Chúng ta Cùng nhau vượt khó nhé!
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Tư Tháng 3 18, 2009 8:24 pm

Thêm một câu nói mà tôi cũng rất thích nữa: "giữa muôn trùng gian khó, còn đó một cơ hội"
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 3 18, 2009 9:18 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Thêm một câu nói mà tôi cũng rất thích nữa: "giữa muôn trùng gian khó, còn đó một cơ hội"


Với trẻ TK hay Asperger, đúng là muôn trùng gian khó, nhưng cơ hội cũng muôn vàn. Các em là những bông hoa kén người chăm sóc. Cứ tìm cho đúng độ nắng, độ nước, hoa sẽ nở với màu sắc rực rỡ. Thế giới của mỗi em là những mảnh puzzle đầy thử thách. Ai bền chí, biết quan sát, sẽ ráp lại thành bảng hình đẹp.

Tự kỷ thật là một hội chứng kỳ lạ.


Đúng là kỳ lạ, phải không chị. Asperger còn kỳ lạ hơn: rõ ràng là thông minh vượt bạn, nhưng không được hỗ trợ đúng cách lại không thành công. Chúng tôi là chuyên gia, làm việc bao năm vẫn có lúc thấy mình bất lực: có vẻ như các em như bị trói buộc bằng sợi dây vô hình và những nút thắt kỳ quặc, rồi các em chờ mong chúng tôi gỡ sợi dây ấy ra để con chim trời chắp cánh mà bay. Gỡ được nút này, sợi dây lại rối vì nút khác. Loay hoay loay hoay, cả hội đồng loay hoay. Khi một em thành công dù chỉ một kỹ năng nhỏ như biết gọi khi đi vệ sinh, biết nói "con tức" thay vì dẫy dụa, cả hội đồng gọi nhau, email nhau mừng như trẻ con được quà. Khi các em mặc mũ mão lên nhận bằng tốt nghiệp, không chỉ bố mẹ mà cả hội đồng rơi nước mắt.

Nhiều khi thành phần giáo viên và ban giám hiệu cứ gọi đùa chúng tôi là "những người thích đùa" vì chúng tôi hóa giải những áp lực của công việc bằng cách cười với những tai nạn nghề nghiệp. Sáng nay, em R, 20 tuổi, cầm lấy tay tôi rồi hít (em tìm kiếm cảm giác qua việc hít tất cả những gì chung quanh). Hít xong, em nhổ ngay nước miếng vào tay tôi rồi xoa, rồi lại hít. Biết làm sao, nhiều khi cũng thấy "ghê" chứ, nhưng đã quen, tôi nói: "Eo ơi, bẩn thế!" và quay sang bài học "muốn hít tay nào? đừng nhổ nước miếng vào tay. phải nhổ vào giấy..."

Những lúc khác giáo viên gọi chúng tôi là "những kẻ mau nước mắt" vì chúng tôi khóc mỗi khi các em thành công. Thế đấy, chị ạ.

Hôm nay tôi được bà giám đốc bộ phận giáo dục đặc biệt khen vài câu vì đã đóng góp nhiều cho nhóm học sinh và phụ huynh người Việt. Tôi cũng vừa hoàn thành một dự thảo về huấn luyện khả năng giao tế nên bà tỏ ý biết ơn. Thực sự, tôi vui vì được khen thì ít, mà mừng vì bà hỗ trợ tôi thì nhiều hơn. Các anh chị bên ban điều hành dự án Cùng Nhau Vượt Khó cũng có sự tin tưởng cao vào kinh nghiệm của tôi. Những điều này khiến tôi vững tâm mà hỗ trợ dự án. Đặc biệt có những phụ huynh tích cực kèm con như các phụ huynh trong diễn đàn này, tôi tin rằng đường đến đích ngắn hơn chúng ta nghĩ. Tôi rất mong một ngày có thể gặp gỡ các phụ huynh và các em. Hẹn nhau thế nhé, dù biết không phải đơn giản để có thể gặp nhau.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:02 am

Tiếp tục những bài học về cảm xúc.
Cả nhà ngồi quanh bàn. Tôi thể hiện vẻ mặt vui, buồn, giận cho cháu xem và bắt chước. Anh cháu và chú của cháu đùa với nhau, tôi chỉ cho cháu xem khi hai người lườm, nháy mắt, và giải thích đấy là trêu chọc nhau đấy. Cháu bắt chước rất buồn cười. Mặc dù rất cố gắng nhưng mọi loại vẻ mặt mà cháu muốn bắt chước đều trở thành một bộ mặt nhăn nhăn như khỉ. Nhưng có vẻ cháu rất hào hứng.
Mấy hôm nay, trước khi đi ngủ chúng tôi đều áp dụng bài: "yêu hay mặc kệ?". Tôi biểu diễn cho cháu xem "yêu" là ôm vào lòng, vuốt ve và gọi "con trai bé bỏng của mẹ". Còn "mặc kệ" là quay lưng lại. Sau đó tôi hay hỏi : yêu hay mặc kệ hả con?. Cháu chọn yêu và ôm lấy tay mẹ. Tôi đùa: "thôi kệ đi", cháu níu mẹ chặt hơn: "không, mẹ yêu đi". "Nhưng Q có yêu mẹ đâu?" "Có, yêu đây" (vuốt mặt mẹ, ôm mẹ, nhưng nói chung còn cứng và vụng lắm, không được tự nhiên). Tối qua, tôi kiếm cớ giận dỗi, quay lưng đi, nhất định không yêu. Cháu lôi kéo, vuốt ve ra vẻ nịnh nọt, còn gọi mẹ là "con gái bé bỏng của "Quam"" nữa :D (cháu phân biệt rất rành về con trai, con gái)
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Nói chuyện có thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 3 23, 2009 8:43 am

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Cả nhà ngồi quanh bàn. Tôi thể hiện vẻ mặt vui, buồn, giận cho cháu xem và bắt chước. Anh cháu và chú của cháu đùa với nhau, tôi chỉ cho cháu xem khi hai người lườm, nháy mắt, và giải thích đấy là trêu chọc nhau đấy. Cháu bắt chước rất buồn cười. Mặc dù rất cố gắng nhưng mọi loại vẻ mặt mà cháu muốn bắt chước đều trở thành một bộ mặt nhăn nhăn như khỉ. Nhưng có vẻ cháu rất hào hứng.


Cháu học cảm xúc khi có diễn viên, có người thật việc thật. Tình huống tuyệt vời đấy, chị ạ. Ta thừa thắng xông lên nhé.

Mấy hôm nay, trước khi đi ngủ chúng tôi đều áp dụng bài: "yêu hay mặc kệ?". Tôi biểu diễn cho cháu xem "yêu" là ôm vào lòng, vuốt ve và gọi "con trai bé bỏng của mẹ". Còn "mặc kệ" là quay lưng lại. Sau đó tôi hay hỏi : yêu hay mặc kệ hả con?. Cháu chọn yêu và ôm lấy tay mẹ. Tôi đùa: "thôi kệ đi", cháu níu mẹ chặt hơn: "không, mẹ yêu đi". "Nhưng Q có yêu mẹ đâu?" "Có, yêu đây" (vuốt mặt mẹ, ôm mẹ, nhưng nói chung còn cứng và vụng lắm, không được tự nhiên). Tối qua, tôi kiếm cớ giận dỗi, quay lưng đi, nhất định không yêu. Cháu lôi kéo, vuốt ve ra vẻ nịnh nọt, còn gọi mẹ là "con gái bé bỏng của "Quam"" nữa :D (cháu phân biệt rất rành về con trai, con gái)


Lại người thật việc thật, lần này thì Quam là người trong cuộc! Rất tốt, rất tốt chị ạ. Chị thừa thắng xông lên ghép vào những tình cảm như ngạc nhiên, buồn man mác, buồn ghê gớm... xem sao nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Trang kế tiếp

Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.194 khách.

cron