hành vi sợ mẹ không đón, sợ bạn lạ

hành vi sợ mẹ không đón, sợ bạn lạ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 11 24, 2012 1:02 am

Các câu hỏi về hành vi của HS

sáng đi học vẫn bị mắc ói (tâm lý sợ Mẹ bỏ đón muộn ,mặc dù chưa bao giờ Tôi đón muộn


Bạn làm 1 cái TKB có hình bé đi học và hình mẹ đi đón . Dán vào cặp hay cuốn vở để bé thường xuyên thấy . Nếu bé quá sợ thì làm hình mẹ dán vào cây thước kẻ để trên mặt bàn cho bé .

Cháu làm 1 chuyện gì đó là Cháu hẹn làm rất chậm ,thí dụ sáng mặc quần áo là Cháu cứ nói chuyện lung tung lo nói lung tung quen nhiệm vụ là mặc quần áo đi học


Cũng tương tự như trên, bạn làm TKB công đoạn, cho biết bé phải mặc quần áo rồi đi học . Dán công đoạn này lên cho bé làm theo thay vì nhắc bằng lời nói .

Khuyết điểm ở trường : không biết tự làm quen với bạn


Bạn chơi đóng kịch, bạn đóng vai người lạ lại làm quen với bé . Nếu có đầu tóc giả thì đội vào . Sau đó dẫn bạn bè của bạn tới, cho cháu tập giới thiệu, nói chuyện với họ theo như kịch bản đã chơi với mẹ .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: hành vi sợ mẹ không đón, sợ bạn lạ

Gửi bàigửi bởi chó cÆ°ng » T.Bảy Tháng 12 22, 2012 4:27 am

Chào Anh Phi !!Cám ơn Anh ,Tôi sẽ chụp hình Mẹ đưa con đi học và đón con đi học về để dán vào ba lô của Cháu giúp Cháu an tâm hơn khi đến trường ,Cháu rất thích những gì mới lạ ,Tôi sẽ áp dụng cách này của Anh Phi có gì thay đổi tích cực thì Tôi báo cáo Anh ngay .
- Dạo này Cháu có vẻ lì và hay cãi lại Anh giúp Tôi nhé
- Cháu biết Bố của Cháu không thích Anh G (Anh G là con riêng của Tôi) nên Cháu thường nhắc đến Anh G trước mặt Bố và nói những chuyện không bao giờ xảy ra để Bố của Cháu tức giận Anh G và chửi Anh G thậm tệ .
Thí dụ: Cháu rất thích Anh G đến nhà chơi ,Cháu thường xuyên gọi điện thoại gọi Anh G đến nhà chơi với Cháu .Nhưng Cháu lại thích kể với Bố là hôm nay có Anh G đến nhà chơi để chọc tức Bố -
Thí dụ : Bố dặn với Cháu "tuyệt đối không được đi chợ chung với Anh G ,nếu Bố biết được Bố không cho Cháu ngủ chung với Bố " Cháu biết rõ cái không thích của Bố nên Cháu thường tự dựng chuyện để chọc Bố như là Mẹ chở Con và Anh G đậu xe ở chỗ này ,Mẹ chở Con và Anh G quẹo vào bãi đậu xe mở đèn xi nhan bên phải .... (mặc dù sự việc không có nhưng cháu dựng chuyện rất hợp lý khiến người nghe phải tin ).
- Vấn đề cà lăm của Cháu vẫn như vậy không có tiến chuyển gì tốt hơn .theo Anh thì phải làm sao đây ?có nên yêu cầu chuyên viên trị liệu ngôn ngữ hỗ trợ thêm không, hay là gia đình tiếp tục tập cho Cháu .
Điều quan trọng nhất Tôi muốn giúp Cháu vượt qua bệnh cà lăm và tập trung trong công việc ,bởi vì mùa thu năm 2013 Cháu vào học lớp vỡ lòng mà tình trạng không tập trung này thì Tôi sợ ảnh hưởng đến học tập .Mong Anh cho Tôi ý kiến .Cám ơn Anh Phi .
Chúc Anh Phi và 2 Chị Tường Anh , Chị Xuyến Giáng Sinh vui vẻ
chó cưng
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 11 10, 2012 2:56 am

Re: hành vi sợ mẹ không đón, sợ bạn lạ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 12 24, 2012 12:59 pm

Chào chị,

Tôi không biết rõ về cháu, nên những gì tôi nói đây chỉ dựa vào các case khác mà tôi thấy có nét tương đồng. Trong trường hợp của cháu, khi bị "kẹt giữa 2 lằn đạn" như vậy, thì phản ứng của cháu theo tôi lại là phản ứng tốt. Nó là outward defensive, bộc lộ ra ngoài để giải quyết mâu thuẫn. Thà là cháu như vậy còn hơn là rút vào trong vỏ, im lặng, đó mới là đáng sợ . Ở tuổi cháu, cháu cần bộc lộ ra ngoài, và cháu chưa đủ nhận thức , và mình cũng không muốn, để cháu đè né các xích mích trong tiềm thức như vậy .

Chị nên xin hỗ trợ thêm về NNTL và nếu được thì cả về tâm lý cho trẻ nữa chị ạ . Có 1 dòng can thiệp cho trẻ chỉ dựa trên cách cho trẻ kể chuyện, kể các giấc mơ khi ngủ của mình mà tôi nghĩ rằng phù hợp với bé nhà chị (vì trí tưởng tượng phong phú của cháu).

Còn người lớn chúng ta thì sao? Dám công nhận mình có khó khăn là bước đi khó nhất, lại càng khó hơn khi cái man ego nó to quá. Nếu tôi là chị, tôi sẽ làm những việc mạnh tay hơn và sẽ không phù hợp với cách xử sự mà chị đã quen. Tôi quan niệm rằng, một khi đã có chứng cớ rõ ràng là ai đó đang làm ảnh hưởng tới một đứa trẻ, thì quyền lợi đứa trẻ là cao nhất. Việc này khi bé nhà chị đi gặp psychologist, họ sẽ hiêu rõ tình trạng gia đình chị, hiểu rõ ai cần làm gì ra sao và có các quyết định chính xác hơn, có tính thuyết phục và tính áp đặt theo luật địa phương hơn.

Một điều chị nên để ý là cách giải quyết mâu thuẫn . Khi người lớn cấm không cho bé đi gặp anh trai (tôi không bàn việc đúng sai ở đây), thì chúng ta đang vô tình dạy cho bé cách giải quyết mâu thuẫn là cắt đứt liên lạc (containment) thay vì trao đổi để giải quyết (engagement). Có lẽ chị không muốn bé lớn lên thành 1 chuyên gia khoa học, và khi xích mích với đồng nghiệp hay với xếp thì thay vì nói chuyện để giải quyết, bé lại lánh mặt . Và sau này lập gia đình, bé xích mích với vợ, con... thì sao? Về mặt giao tế, kỹ năng sống, chúng ta (cha mẹ) là những người thầy cô có ảnh hưởng trực tiếp nhất, sâu xa nhất lên bé, chị đồng ý không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách.

cron