nhieu luc nhin con choi ma nghi con phai chiu cam diec suot doi em that ko the chiu noi chi a. chi giup em xem co cach nao co the giup be nha em voi. em rat mong tin chi.
cam on chi !
em QUYEN
Chào Quyên,
Khiếm thính chưa chắc đã làm người ta không nói được. Vì không nghe được chính tiếng mình nói nên bé có thể sẽ nói giọng "phẳng", nói hơi đíu lưỡi, nhưng hoàn toàn có thể nói được. Với các tiến bộ về ngôn ngữ trị liệu ngày nay, tôi đã từng gặp các bé khiếm thính khi mới sinh ra nhưng nói rất tốt. Chỉ khi nói về 1 đề tài mới lại thì tôi mới nhận ra là bé đang đọc môi. Giọng nói của họ cũng rõ hơn rất nhiều so với các thế hệ trước do được can thiệp đúng.
Để tôi gỡ cái mũ giáo dục đặc biệt ra và nói chuyện với chị như là 1 phụ huynh khác, là 1 người bạn của chị nhé. Nếu là tôi, tôi sẽ chú trọng cho bé học các kỹ năng sau đây:
- Học cách đọc môi (lip reading). Điều này sẽ khó vì bé khiếm thính lúc còn bé, không nghe được âm thanh. Những người lớn lên mới khiếm thính thì họ học dễ hơn. Đọc môi giỏi sẽ giúp bé rất nhiều trong giao tiếp và công việc sau này.
- Học tiếng Anh dịch thuật. Do thiếu khả năng âm thanh, trẻ con sẽ phát triển mạnh suy nghĩ trừu tượng (luật bù trừ của tạo hóa). Nếu đọc được tiếng Anh, bé sẽ vào được 1 thế giới rất lý thú, và sau này cũng có thể giúp bé có 1 ngành nghề tốt liên quan tới tiếng Anh dịch thuật, báo chí ...
- Học ngôn ngữ tay (sign language). Tôi sẽ chọn American sign language vì nó có điểm tương đồng với sign language của VN, và nó giúp bé vươn tới thế giới tiếng Anh sau này.
Khó khăn lớn nhất của bé sẽ là ngôn ngữ . Người khiếm thính khó khăn hơn người khiếm thị nhiều, vì sao chị biết không? Vì người khiếm thị nghe được nên nói được, nên có ngôn ngữ, và "Người ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ". Không có ngôn ngữ, chúng ta không tư duy được. Cho nên chị tập trung dạy ngôn ngữ cho bé (biết đọc, biết viết rất quan trọng). Ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ tay sign language, không nhất thiết là ngôn ngữ nói.
Còn trước mắt thì chị tập cho bé phát ra âm thanh, rồi tìm cách dạy bé điều chỉnh âm thanh để bé biết khi nào là hét to, khi nào là thì thầm (vì bé không nghe được tiếng của chính mình). Tháng 21 tới 36 là giai đoạn quan trọng nhất để bé phát triển, chị cố gắng nhé.
Tuy khó khăn vậy, ông Beethoven khiếm thính và vẫn soạn nhạc đấy thôi. Ông ta để tiếng rung của đàn vào mình và biết được nốt nào, to nhỏ ... Cô Hoa hậu Hoa Kỳ năm nào là người khiếm thính, là sinh viên học rất giỏi. Bé có thể không phải thiên tài xuất chúng, nhưng với tình thương và sự cố gắng của ba mẹ thì chuyện bé có một cuộc sống tốt là chuyện hoàn toàn khả thi. Một ví dụ khác là các hình PAXT của CCM là do trẻ khiếm thính vẽ đó chị. Trong cuộc sống hiện đại tương lai, khiếm thính không còn là một trở ngại lớn nữa.
Chúc chị vững tin và may mắn