1. Nhanh: Để nâng cao tối đa sự tập trung chú ý của bé (thường sử dụng trong kỹ thuật quảng cáo)
Nếu anh để ý, đây cũng là những khôn ngoan của giáo viên, dù giáo viên giáo dục phổ thông hay chuyên biệt: chọn bài học và sinh hoạt hợp với học sinh. Nét linh động này không chỉ ABA áp dụng, mà mọi phương pháp giáo dục đều thế.
2. Dừng lại trước khi bé muốn dừng (để nuôi dưỡng ý muốn học tập của bé)
Tương tự như trên. Tuy vậy, tôi có cảm giác là dừng trước khi trẻ muốn dừng sẽ không giúp trẻ tăng độ tập trung. Tuổi của con anh có thể tập trung 15, 20 đã tốt, nhưng 3 năm nữa thì không thể 15, 20 phút.
'3. Thời gian mỗi bài học (hoặc trị liệu) ngắn, nhưng lặp lại với tần suất cao
Đây là lối học và ôn luyện. Giáo dục luôn thế.
4. Bé làm được rồi thì không yêu cầu bé làm lại (không đánh đố, không kiểm tra), không mang bé ra làm biểu diễn.
Đánh đố hay khoe con thì không, nhưng kiểm tra lại cần thiết. Đặc biệt, nhóm trẻ của chúng ta có thể quên đi kỹ năng đã học nếu không ôn luyện. Điều này có lẽ ông Glenn Doman biết hơn cả, vì nhóm trẻ bại não hay thiểu năng trí tuệ sẽ quên nếu không ôn luyện, không sử dụng.
5. Đã đưa ra yêu cầu thì bắt buộc bé phải thực hiện (những việc bé chưa làm được thì người lớn giúp toàn phần, những việc bé đã làm nhưng chưa thạo thì người lớn giúp 1 phần), cách này để tạo ra bản năng nghe lời cho bé.
Nếu không phải là bé anh đang nói đến, những đứa con khác cũng cần anh dậy dỗ như thế: lệnh của cha mẹ có tính nhất định và kiên trì. Không thể hôm nay bảo đi ngủ 9 giờ, rồi mai lại cho thức đến nửa đêm chơi đùa. Không thể hôm nay không cho đánh em, mai lại cho phép cào cấu. Đấy là nói đến yêu cầu về kỷ cương. Những yêu cầu khác cũng không khác: muốn con nói, phải tích cực khuyến khích. Tuy vậy, lối "nhất định" ở tập nói với TEACCH hay Floor Time không cứng nhắc: họ khuyến khích, họ tạo cơ hội cho con yêu cầu nhưng vẫn chỉ là khuynế khích mà không ép theo kiểu "không nói thì nhịn, khỏi ăn".
6. Giữ cho bé luôn bận rộn, luôn tìm việc vừa sức cho bé làm (không để cho bé chìm đắm vào thế giới của bé). Điều này tôi cũng được nghe bà Soma chia sẻ qua video clip.
Có lẽ chính anh, chưa nghe Soma hay ABA, cũng làm thế. Anh dư biết khi con rảnh rỗi thì con sẽ tìm cảm giác hoặc chơi một mình nhiều hơn.
Nói chung, những điểm chính yếu của ABA không phải chỉ có ABA đưa ra. Mọi phương pháp giáo dục đều khởi nguồn từ những nguyên tắc như nhau. Vì thế, CCM nhận thấy không có phương pháp nào là chủ đạo, trừ khi đó là một philosophy về tự kỷ. Anh tìm hiểu TEACCH thử chưa?
Riêng về "phương pháp điều trị" thì tôi góp ý thế này: không có "điều trị" hay "chữa lành" trong địa hạt rối loạn anh ạ. Rất tiếc nếu đã là rối loạn, những khó khăn của rối loạn ấy sẽ đi theo trẻ suốt đời. Điều chúng ta có thể làm là hỗ trợ, là huấn luyện để trẻ học biết lối sinh hoạt của đại đa số thành viên trong xã hội. Đây chính là nguyên lý đẻ ra từ "hòa nhập" (dù tôi không đồng ý lắm với từ này). Khi con có rối loạn giao tế nên thích chơi một mình, mình sẽ dậy con cách chơi rồi dậy cả nguyên tắc "không thể tồn tại đơn lẻ" để con ép mình mà giao tiếp trong trường lớp, đại học, và hãng xưởng. Rối loạn giao tế ấy sẽ không biến mất, vì mãi mãi con vẫn thích cô lẻ chứ không thoải mái và mê thích chuyện gặp gỡ trò chuyện ăn uống.
Tôi góp ý thế để anh chị biết thêm về chủ trương giáo dục trẻ có rối loạn ở mọi nơi. Tôi tin rằng khi anh chị có khả năng tìm hiểu, anh chị sẽ tìm ra lối đi tốt để huấn luyện và hỗ trợ con.