Cách mà em đang dạy cháu là thế này: trao đổi tâm sự với cháu như với 1 người bạn, nói chuyện với cháu như cháu đã hiểu biết và phát triển ngôn ngữ bt, vẫn dạy con từ ngữ khi chỉ vào 1 đồ vật và sự việc nào đó, giải thích cho con khi thấy con không hiểu (bhiện không hiểu là nghiêng đầu nhìn lại băn khoăn, hay chỉ tay vào cái gì, vật gì, ai đó) khi hiểu rồi thì cười vui vẻ, chạy chơi tiếp, đôi lúc bhiện gật đầu cười khoái chí.
Thường ra thì những bố mẹ có thời gian nói nhiều với con, đứa trẻ sau này có nhiều cơ hội phát triển khả năng ăn nói. Cũng có bố mẹ nói mòn cả răng và lưỡi, mà cu cậu lớn lên vẫn ít nói (như cậu con lớn nhà mình). Tuy thế, để phát triển ngôn ngữ cho con, cha mẹ vẫn phải làm mẫu lời nói với ngữ điệu, ngữ cảnh.... Với những em bé yếu ngôn ngữ, có khi bố mẹ giảm bớt chiều dài của câu cho phù hợp với con, chọn từ cho hợp thay vì dùng chữ to quá.
Em hay dạy cháu đọc thơ, hát, kể chuyện, tâm sự này nọ,...dạy con nói lời yêu thương, kể con nghe những lo lắng băn khoăn và những phiền lòng của mẹ khi con chậm nói,.. tâm sự mọi nỗi lòng của "..Cô Lựu", mỗi lần như thế, cháu nghe chăm chú, đôi lúc nghiêng đầu nhìn sâu vào mắt mẹ, đôi lúc ôm mẹ và thơm mẹ thật nồng nàn.
Tốt rồi, nhưng đừng dùng từ to lớn quá nhé. Vừa tầm hiểu thôi. Từ cảm xúc đã là trừu tượng nên buồn, vui, chán, mong... là đủ. Còn ước ao, bồi hồi, rúng động... là quá số tuổi của bé hiện tại.
Em băn khoăn là nếu là tk thì mọi thứ thường biểu hiện lặp đi lặp lại, phải không ạ? Nhưng con em thường không mấy khi nói lại những gì đã nói, nhiều lắm kh 3 lần lặp lại thôi còn hầu như đổi sang từ mới hoàn toàn, đồ chơi cũng được cháu "tuyển chọn " kỹ lưỡng, không thích thì không chơi, có khi chỉ đơn giản là 1 cọng chỉ may vá, nhưng cũng thường xuyên thay đổi chứ không lặp lại.
Không hẳn tk là lập đi lập lại. Các em thoái triển ngôn ngữ thì không lập lại: nói được từ gì đấy 1 lần đúng ngữ cảnh, rồi không bao giờ nói lại. Nếu bạn không thấy con bám lấy món đồ chơi gì đó, bạn cũng nên mừng vì con không mê say quá sức thứ gì. (Chỉ mong mai này có vợ thì mê say vợ chứ hôm nay cô này mai cô kia thì chết!

)
Nói đến vd đồ chơi, con em thường được mọi người nói vui là "bố mẹ k phải tốn tiền mua đồ chơi" vì có mua về cháu cũng hay chán lắm, nhưng lại rất thích nếu "lượm" được gì đó linh tinh trong nhà. Chị cháu ngày xưa có khi chỉ có 1 cọng chỉ nhưng nhìn ngắm cả ngày không chán, có ngày chỉ ngồi ngắm 1 ngón tay của mình mà vẫn "happy"

Trẻ con ngắm tay, chân, bụng... Có khi ra trước gương chổng... mông ngắm phía đằng sau... Đấy là khi chúng quan sát cơ thể mình. Không sao cả. Về đồ chơi, nếu không bám chặt món gì là tốt, nhưng không chơi gì cả lại đáng lo. Thế bạn có thấy con chơi gì đó đúng chức năng ít nhất trong mươi, mười lăm phút không?
Con em chẳng giống ai cả. Chỉ có 1 điều em chắc chắn, đó là cả 2 đứa nhỏ nhà em đều thuộc hàng "siêu quậy". Con chị tuy là gái nhưng quậy còn hơn con trai, năng nổ cũng không kém, ở lớp chuyên cầm đầu 1 nhóm quậy phá toàn... "con trai"

. Cậu em thì siêu quậy ở nhà nhưng lại rất hiền lành, thậm chí đào hoa ở lớp. Có lần em đi đón con, thấy con đang ngồi giữa mấy bạn gái, tay cầm 4 bông hoa và phát cho mỗi bạn gái ngồi bên 1 bông, còn lại giữ 1 bông mang về để "ngửi", các bạn gái hí hửng ra mặt khi được tặng hoa còn chàng ta thì...mủm mỉm.
Chả có con ai giống con ai bạn ạ. Thì trẻ con vẫn kháo nhau: "Bố tao không giống bố mày!"
Trẻ con năng động là tốt, vì sau này tháo vát năng nổ. Nhưng nếu tăng động thì phải để ý từ bây giờ. Trẻ con phá đôi chút là trẻ con thông minh. Trẻ con thích mở cái này gắn cái kia là trẻ con giỏi kỹ thuật. Trẻ con hay chọc ghẹo bằng lời là trẻ con giỏi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trẻ con phá nát đồ chỉ để tàn phá, hay nói nặng bạn bè thầy cô chỉ để họ buồn... là trẻ con... giáo dục đặc biệt. Mình cũng cảnh giác thế thôi, chứ không thấy bạn nói bạn ngại gì cô con lớn.