Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi My Lăng » CN Tháng 3 22, 2009 10:23 pm

Chào các anh chị !
Tôi có cháu trai năm nay lên 10 (gần sinh nhật thứ 10), cháu hiện đang học lớp 2 với các học sinh bình thường (trể 2 năm với các cháu khác), cháu có em gái cũng học lớp 2 (khác trường).
- Cháu được định bệnh là chậm nói và chữa trị tại bệnh viện (BV) từ 3,5 tuổi ( tuần chỉ 1 lần trong 45', vì BV chỉ có thể chừng đó thời gian cho cháu), 4 tuổi mới nhìn vào mắt người đối diện
- 5 tuổi cháu có đi châm cứu 3 lần, 1 lần /1,5 tháng , nghĩ quảng giữa mỗi lần tối thiểu là 1,5 tháng tại Viện châm cứu tại Hà Nội , ở lần thứ 2 cháu tiến bộ hẳn về nhận thức , ba mẹ nói vâng lời hơn.
- 6 tuổi (ba chẩn đoán là Tk sau khi đã học tập huấn với Thầy Thành (GS.NVT)năm 2005 (do 1 số triệu chúng trước đã ko còn như hành vi tự hủy hoại , chơi mãi 1 đồ chơi ko chán, chơi đồ chơi xếp hàng dài, ko nhìn vào mắt, ...), lúc này mới chỉ nói khoảng 10- 20 từ đơn , còn Thầy thì cho rằng cháu ko có TK, chắc là cháu đã làm tốt theo 1 số việc theo yêu cầu của Thầy và cũng có thể Thầy sợ ba mẹ bị stress.
- 7 tuổi cháu được khám tại BV và sau gần 1 năm theo yêu cầu của gia đình (để đi học) cháu được BV chẩn đoán: Rối loạn phát triển lan tỏa không điển hình.
- Cũng 7 tuổi cháu bắt đầu học chữ với cô Mẫu giáo và sau đó can thiệp song song tại trng tâm (cháu tiến bộ hơn nhiều vào thời điểm này).
- Từ 8 tuổi tới nay, đi học lớp 1 và lớp 2 :
* cháu học môn toán giỏi (đã thuộc cửu chương , trả lời nhân chia cửu chương đúng khi vừa đi bộ tập thể dục , điểm thi và kiểm tra lớp 2 môn Toán : giữa học kỳ (HK) 1 : 9, cuối HK1 :9 , giữa HK II (mới đây) : 10 điểm , các bài tập trong lớp gần như chỉ có điểm 9 và 10.
* Tiếng Việt : Chính tả thì viết đúng từ , giọng đọc khá , có vài từ vẫn còn nói đớt , nhưng nếu yêu cầu đọc lại thì đọc đúng , bài viết làm từ khá đến giỏi (trả lời đúng các câu hỏi , đặt câu hỏi và tập làm văn ( trả lời các câu hỏi gợi ý và thành bài văn, khoảng 4 câu). Điểm thi và kiểm tra : giữa học kỳ (HK) 1 : 8, cuối HK1 :7 , giữa HK II (mới đây) : 9 điểm , các bài tập trong lớp gần như chỉ có điểm 9 và 10
Chữ viết khá đẹp (khi tâm lý bình thường, còn khi bực bội chữ viết xấu) . Đã làm hoàn tất các bài tập (Toán và TV) tại lớp vào đầu HK II, nếu cháu nào làm chưa xong thì đem về nhà làm tiếp.
Xưng hô tên vì đại từ nhân xưng dùng trật nên ít dùng (anh, chị , em ) xưng hô cô con , ba -P (tên cháu), mẹ-P , em-P, chủ yếu xưng tên.Các bài viết môn Tiếng Việt tại trường thì khá giỏi nhưng ngôn ngữ nói thì lủng củng, trật tự trong câu ko đúng , nói chung nói vẫn còn kém , nói ngắn hơn các bài viết khá nhiều. Hiện nay , ở nhà vẫn đang tập cho cháu như nối thêm các từ vào (thường thiếu chủ từ), chỉnh sửa câu nói như: xanh bầu trời thay vì bầu trời xanh
không biết làm thế nào để cháu có thể nói nhiều hơn và đúng hơn. Nhờ các anh chị giúp đỡ.
Cũng xin nói thêm, cháu đi học với các trẻ BT từ lúc nhà trẻ (27 tháng tuổi) liên tục đến nay , ngoại trừ thời gian đi châm cứu tại HN (khoảng 6 tháng) và thời gian học lớp 1 thì lại học chung với các trẻ chậm phát triển khác (do yêu cầu của trường đối với các cháu khuyết tật: CPTTT, down, TK...) đến năm lớp 2 cháu nào tiến bộ mới được sang học với các cháu BT. khác.
*Cháu hiện nay bắt đầu ham thích đọc báo thiếu nhi (chủ yếu hình nhiều chữ ít), đọc tại trường trước giờ ngũ trưa (học bán trú), trước giờ ngũ tối tại nhà.
*Cháu tuân thủ tốt nội quy trường lớp (ngồi im học cho đến giờ ra chơi, ra về, ăn uống dọn dẹp bàn ghế, nể sợ thầy cô, ..). Vui vẽ, thích chơi với bạn (chỉ thích trò chơi rượt bắt), ko chơi các trò chơi khác dù bạn đã hướng dẫn và kéo vào chơi => cuối cùng chơi 1 mình trong giờ ra chơi.
*Mỗi ngày cháu đi bộ tập thể dục với ba (sau giờ học vào buổi chiều) khoảng 20' (ba đi nhanh, cháu đi ko kịp thì chạy theo hoặc ba con vừa đi vừa chạy), sau đó đánh cầu lông (30'-40'), cháu phán đoán điểm rơi cầu tốt, phản xạ nhanh . Tập ko thấy mệt chỉ thấy ba mệt trước :mrgreen:
Sau khi tập Thể dục xong là về nhà ăn nhẹ và đi học thêm (Toán và tiếng Việt). Tuần học 5 buổi, 1g30' / buổi , lớp học có các cháu chậm phát triển (từ lớp 1-lớp 4). Tôi thấy cháu học thêm nhiều nên có trao đổi với cô giáo (dạy các cháu CPT)để giảm giờ nhưng cô nói day ko kịp, nên phải chọn giải pháp dung hòa hơn là đi trể về đúng giờ để giảm thời gian học lại. Học môn Toán trước chương trình(đã học Toán lớp 3), còn Tiếng Việt học song song hặc trước chương trình vài buổi.
Cháu ăn uống tốt, ba mẹ đang cho con ăn uống vừa phải (ko cho mập), hiện nay ăn uống được nhiều món ăn (các món lạ, cháu đều ăn thử trước (ăn ít vừa ăn vừa nếm))
Ở nhà cháu chủ yếu chơi đùa với em gái cháu (tối nào anh em cũng giỡn ồn ào và kết thúc là tiếng khóc của 1 trong 2 cháu :mrgreen: , cháu rất nhường nhịn em nhưng khi giỡn chưa biết giỡn nhẹ tay và mạnh tay. Cháu nghe lời và dễ dạy bảo (ít khi đòi cho bằng được sự ham muốn của mình) . Cháu áp dụng sự lựa chọn lên ba mẹ mình :lol: (nếu ba đang xem TV mà con muốn xem thì kiếm báo đưa cho ba đọc, nói " ba đọc báo" hoặc "ba vi tính", nói rất ngắn .
* Năng khiếu : Vào năm 8 tuổi khi đưa cháu đi chơi trong công viên, cháu có thể vẽ lại nhưng nơi mình đã đi qua, phương hướng chuẩn xác, vẽ đầy đủ từ cột điện, băng rôn quảng cáo, bờ sông, trò chơi... Cháu cũng vẽ khá tốt đường phố khi treo đèn chào mừng năm mới(2008 và 2009) và các chi tiết khác (biển báo giao thông, băng rôn..). Nhìn vật rồi vẽ lại rất giỏi, nhưng khả năng phối màu chưa tốt (thích mỗi vật khác nhau phải 1 màu khác). Trước đây mỗi lần bức xúc cháu đều vẽ lên các sự kiện để trao đổi hoặc phản đối ba mẹ, còn hiện nay thì cũng dùng giấy vẽ để viết chữ rất to để bày tỏ cảm xúc của mình.
*Thứ 7 , chủ nhật đi lên các trung tâm chơi các game ( lái xe mô tô, ô tô , ném bowling, banh bàn ...) hoặc đi xe đạp (cháu đi xe 2 bánh từ lúc 6 tuổi , hiện nay thích đi nhanh và rất thích có bạn cùng cỡ với mình khi đạp xe)... giải trí hoàn toàn thời gian.
* Tuần vừa qua xảy ra các sự kiện lạ (chưa xảy ra trước đó)với cháu :
- a/trước đây khi đi cầu xong luôn luôn luôn đòi ba mẹ chùi rửa (dù tập cho cháu tự chùi rửa) nhưng cháu kiên quyết ko chịu , khóc la um sùm cả nữa tiếng đồng hồ trong phòng WC cương quyết ko tự mình chùi rửa. Nhưng vừa qua, cháu lại tự mình đi và tự chùi rửa . Nhìn nét mặt hớn hở của con chợt nghĩ ko biết vì con đã tự vượt qua cửa ải do chính con đặt ra - cửa ải "sự ghê sợ", hay con đang có vấn đề tâm lý nào đó chăng.
-b/ Sự việc chưa dừng lại, hai ngaỳ sau con lại tự mình đi don đồ chơi do em bày ra khắp phòng sau đó lại quét nhà , lau nhà rồi mới don lại đồ chơi ra như cũ .
-c/ Tiếp tục, một đêm nọ khi đang ngủ cháu són tiểu ra quần, cháu lại tự mình dậy qua phòng kế bên bật đèn lên và thay đồ, đây là điều trước đây cháu rất sợ, mỗi khi như vậy cháu đều kêu ba dậy và dắt cháu đi .
trường hợp a và b đã lập đi lập lại 3 lần trong tuần vừa qua.
Xin hỏi các chuyên gia, với các trường hợp trên có phải đã có sự thay đổi nào đó chăng trong nhận thức, suy nghĩ của cháu hay có chăng tâm sinh lý biến đổi ?
Xin cảm ơn !
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 3 23, 2009 12:16 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Xin chào anh My Lăng. Chúc mừng cháu có điểm tốt tại trường.

Tôi có cháu trai năm nay lên 10 (gần sinh nhật thứ 10), cháu hiện đang học lớp 2 với các học sinh bình thường (trể 2 năm với các cháu khác), cháu có em gái cũng học lớp 2 (khác trường).
- Cháu được định bệnh là chậm nói và chữa trị tại bệnh viện (BV) từ 3,5 tuổi ( tuần chỉ 1 lần trong 45', vì BV chỉ có thể chừng đó thời gian cho cháu), 4 tuổi mới nhìn vào mắt người đối diện
- 5 tuổi cháu có đi châm cứu 3 lần, 1 lần /1,5 tháng , nghĩ quảng giữa mỗi lần tối thiểu là 1,5 tháng tại Viện châm cứu tại Hà Nội , ở lần thứ 2 cháu tiến bộ hẳn về nhận thức , ba mẹ nói vâng lời hơn.
- 6 tuổi (ba chẩn đoán là Tk sau khi đã học tập huấn với Thầy Thành (GS.NVT)năm 2005 (do 1 số triệu chúng trước đã ko còn như hành vi tự hủy hoại , chơi mãi 1 đồ chơi ko chán, chơi đồ chơi xếp hàng dài, ko nhìn vào mắt, ...), lúc này mới chỉ nói khoảng 10- 20 từ đơn , còn Thầy thì cho rằng cháu ko có TK, chắc là cháu đã làm tốt theo 1 số việc theo yêu cầu của Thầy và cũng có thể Thầy sợ ba mẹ bị stress.
- 7 tuổi cháu được khám tại BV và sau gần 1 năm theo yêu cầu của gia đình (để đi học) cháu được BV chẩn đoán: Rối loạn phát triển lan tỏa không điển hình.


Thưa anh, về chẩn đoán, không biết anh chị có đang bối rối muốn tìm ra một chẩn đoán cho cháu không. Theo như anh mô tả, có những biểu hiện tự kỷ khi cháu còn nhỏ, và có những biểu hiện đã được khắc phục. Những tiến bộ này của cháu có lẽ là lý do vì sao GS Thành không xếp cháu vào dạng tự kỷ, và cũng là lý do mà BV xếp cháu ở rối loạn phát triển lan tỏa không điển hình. Với GS Thành, tôi không nghĩ là GS muốn trấn an anh chị mà bảo cháu không phải tự kỷ đâu. Có thể vào lúc GS đưa ra chẩn đoán của mình, ông đã nhận thấy những phát triển ngôn ngữ của cháu. Có lẽ anh cũng biết ở đầu bên kia của tự kỷ có rối loạn Asperger. Điểm phân biệt giữa Asperger và tự kỷ là các cháu Asperger có khả năng ngôn ngữ rất khá, và trí thông minh nhiều trường hợp trên trung bình. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ gọi Asperger là tự kỷ thần đồng.

Từ 8 tuổi tới nay, đi học lớp 1 và lớp 2 :
* cháu học môn toán giỏi (đã thuộc cửu chương , trả lời nhân chia cửu chương đúng khi vừa đi bộ tập thể dục , điểm thi và kiểm tra lớp 2 môn Toán : giữa học kỳ (HK) 1 : 9, cuối HK1 :9 , giữa HK II (mới đây) : 10 điểm , các bài tập trong lớp gần như chỉ có điểm 9 và 10.
* Tiếng Việt : Chính tả thì viết đúng từ , giọng đọc khá , có vài từ vẫn còn nói đớt , nhưng nếu yêu cầu đọc lại thì đọc đúng , bài viết làm từ khá đến giỏi (trả lời đúng các câu hỏi , đặt câu hỏi và tập làm văn ( trả lời các câu hỏi gợi ý và thành bài văn, khoảng 4 câu). Điểm thi và kiểm tra : giữa học kỳ (HK) 1 : 8, cuối HK1 :7 , giữa HK II (mới đây) : 9 điểm , các bài tập trong lớp gần như chỉ có điểm 9 và 10
Chữ viết khá đẹp (khi tâm lý bình thường, còn khi bực bội chữ viết xấu) . Đã làm hoàn tất các bài tập (Toán và TV) tại lớp vào đầu HK II, nếu cháu nào làm chưa xong thì đem về nhà làm tiếp.
Xưng hô tên vì đại từ nhân xưng dùng trật nên ít dùng (anh, chị , em ) xưng hô cô con , ba -P (tên cháu), mẹ-P , em-P, chủ yếu xưng tên.Các bài viết môn Tiếng Việt tại trường thì khá giỏi nhưng ngôn ngữ nói thì lủng củng, trật tự trong câu ko đúng , nói chung nói vẫn còn kém , nói ngắn hơn các bài viết khá nhiều. Hiện nay , ở nhà vẫn đang tập cho cháu như nối thêm các từ vào (thường thiếu chủ từ), chỉnh sửa câu nói như: xanh bầu trời thay vì bầu trời xanh
không biết làm thế nào để cháu có thể nói nhiều hơn và đúng hơn. Nhờ các anh chị giúp đỡ.


Có thể anh đang thắc mắc nếu cháu là Asperger, vì sao cháu lại lúng túng trong ngôn ngữ. Tôi nghĩ rằng cháu chỉ lúng túng về bày tỏ ngôn ngữ mà không ngắc ngứ gì lắm trong tiếp thu ngôn ngữ. Để đọc bài và viết luận văn ở điểm 7 đến 9, khả năng tiếp thu ngôn ngữ là khá (dù cháu học trễ 2 năm). Theo tôi thì cháu có thể chỉ chậm về bày tỏ ngôn ngữ. Tôi mừng cho cháu vì khả năng tiếp thu ngôn ngữ sẽ là nền móng cho cháu tập bày tỏ ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với các cháu biết đọc, việc luyện khả năng bày tỏ tư tưởng đơn giản hơn rất nhiều. Mình nói đến việc nói đúng văn phạm trước, anh My Lăng nhé.

Trước tiên, cháu có thể trả lời câu hỏi của bài đọc và bài gợi ý viết luận văn. Anh thử để ý xem những câu hỏi ấy là dạng câu hỏi có/không (con mèo trong câu truyện em vừa đọc có phải là con mèo mà ông Tư nuôi từ nhỏ hay không?, con mèo ấy màu đen hay tam thể?) hay dạng mở (tác giả đã mô tả màu sắc của con mèo ra sao?). Câu hỏi có/không là câu hỏi loại dễ, và cháu không cần vận dụng khả năng hành văn để đặt câu có đủ chủ từ, động từ, túc từ, tính từ... Câu hỏi dạng mở là câu hỏi khó mà cháu phải đặt câu cho xuôi chảy và đầy đủ chi tiết. Dù sao, cháu cũng đã đạt tiêu chuẩn khá - giỏi ở cấp lớp của mình.

Hiện cháu đã biết cơ bản chủ từ, động từ, túc từ... Chúng ta nên dừng ở việc giúp cháu xếp câu cho chuẩn trước, sau đó mới chuyển sang nói một cách tự nhiên (spontaneous speech). Anh có thể cắt giấy màu, mỗi màu là một bộ phận của câu. Những màu này không nên thay đổi. Cháu có thể tham gia chọn màu để chính cháu dễ ghi nhớ các bộ phận của một câu hoàn chỉnh hơn. Trên những tấm giấy này, anh và cháu bàn với nhau để viết xuống nhiều từ: chủ từ thì có tôi, anh, cô, bà ấy, ông kia, chị này... (tránh để tên riêng vì cháu đang cần học sử dụng tôi, con...), động từ thì có ăn, nghĩ, nói, nhìn... Rồi tính từ, rồi túc từ, vân vân. Sau đó, anh giúp cháu hiểu rằng một câu phải bắt đầu bằng chủ từ, rồi động từ, túc từ. Có câu thì chủ từ và tính từ. (Tiếng Anh thì trước túc từ luôn là động từ, nhưng tiếng Việt mình lại tắt động từ "to be" khi mô tả). Cũng phương pháp này, khi cháu lớn và cần viết câu phức tạp với hai mệnh đề cùng những chữ "nhưng," "tuy nhiên," "thế mà"... anh sẽ ghép thêm mầu nữa vào cho cháu.

Anh có thể mời cháu ngồi ở bàn, những tấm giấy kia nằm theo đúng mầu của chúng, rồi anh và cháu mỗi người rút đại mỗi mầu một tấm. Sau đó thì xếp câu lại theo thứ tự màu mà anh đã dậy quy lệ. Những câu nói đôi khi sẽ trở thành hài hước (Tôi ăn cây bút chì, Bà kia uống cuốn sách...). Nếu muốn anh có thể dậy cháu thêm: hãy chỉnh lại những bộ phận không thích hợp của câu (Tôi ăn bánh mì, Bà kia đọc cuốn sách). Cũng xin nói thêm: khả năng nhận ra những phi lý và chỉnh sửa cho câu thích hợp là một yếu điểm của một số em rối loạn khả năng ngôn ngữ.

Ngoài ra, anh có thể lấy bất kỳ bài đọc hay truyện tranh mà cháu thích xem và bảo cháu tô màu những chủ từ, động từ, túc từ, tính từ của câu.

Từ kỹ năng nhận biết và sử dụng những bộ phận của câu qua mầu sắc, anh có thể nhắc cháu bằng mầu sắc. Lý do chúng tôi sử dụng mầu sắc là vì các cháu rất giỏi về hình ảnh, và các cháu suy nghĩ bằng hình ảnh thay vì lời nói và ngôn từ như chúng ta. Thí dụ, cháu nói "Xanh bầu trời," và anh thì đã định màu đỏ là chủ từ, màu vàng là túc từ, anh sẽ nói: "Ô, màu đỏ trước màu vàng chứ!" Nếu cháu nói: "P. thích đi với ba," anh sẽ hỏi: "Có chữ nào màu đỏ thế vào chữ P. được không con?"

Về khả năng nói dài hơn, nhiều hơn, anh có thể cắt giấy thành những con số 4, 5, 6, 7... Những con số này là số từ trong câu mà anh mong muốn cháu có thể nói, dựa trên khả năng hiện tại của cháu. Thí dụ, cháu đang nói được 4 chữ, anh sử dụng từ số 5 trở đi. Anh giới thiệu trước với cháu về mục đích của những con số này, rồi chọn những truyện mà cháu thích, và đặt câu hỏi về nội dung truyện, yêu cầu cháu trả lời với số chữ trên tấm giấy kia. Mình tăng con số này từ từ theo thời gian. Khi hỏi, dù là câu hỏi có/không, anh cũng yêu cầu cháu trả lời cho đủ số chữ. (Con cọp có bị con mèo lừa không? Con cọp không bị con mèo lừa - thay vì chỉ nói "không").

Anh cũng có thể soạn sẵn những câu hỏi cho nhiều chủ đề chung quanh cuộc sống của cháu. Đó có thể là câu hỏi về bài địa lý cháu vừa học, hay về chuyến đi chơi của cuối tuần rồi. Đó cũng có thể là những mơ ước hay tưởng tượng của cháu về mặt trăng và ngôi sao trên trời đêm, hay là những hoạch định của cháu về tối mai đi bộ với ba. (Điều cần để ý là nếu cháu có khó khăn khi phân biệt đâu là sự thật, đâu là tưởng tượng, anh khoan hãy chạm đến phần tưởng tượng).

* Tuần vừa qua xảy ra các sự kiện lạ (chưa xảy ra trước đó)với cháu :
- a/trước đây khi đi cầu xong luôn luôn luôn đòi ba mẹ chùi rửa (dù tập cho cháu tự chùi rửa) nhưng cháu kiên quyết ko chịu , khóc la um sùm cả nữa tiếng đồng hồ trong phòng WC cương quyết ko tự mình chùi rửa. Nhưng vừa qua, cháu lại tự mình đi và tự chùi rửa . Nhìn nét mặt hớn hở của con chợt nghĩ ko biết vì con đã tự vượt qua cửa ải do chính con đặt ra - cửa ải "sự ghê sợ", hay con đang có vấn đề tâm lý nào đó chăng.
-b/ Sự việc chưa dừng lại, hai ngaỳ sau con lại tự mình đi don đồ chơi do em bày ra khắp phòng sau đó lại quét nhà , lau nhà rồi mới don lại đồ chơi ra như cũ .
-c/ Tiếp tục, một đêm nọ khi đang ngủ cháu són tiểu ra quần, cháu lại tự mình dậy qua phòng kế bên bật đèn lên và thay đồ, đây là điều trước đây cháu rất sợ, mỗi khi như vậy cháu đều kêu ba dậy và dắt cháu đi .
trường hợp a và b đã lập đi lập lại 3 lần trong tuần vừa qua.
Xin hỏi các chuyên gia, với các trường hợp trên có phải đã có sự thay đổi nào đó chăng trong nhận thức, suy nghĩ của cháu hay có chăng tâm sinh lý biến đổi ?


Anh chị đã đưa cháu đi ăn kem, hay có quà thưởng cho cháu chưa nào? Nếu chưa, anh chị cho chúng tôi gửi ké theo một cái bắt tay để chúc mừng cháu nhé. Một bước vượt khá dài, phải không anh?

Tôi nghĩ rằng đây là thay đổi cả trong nhận thức, lẫn tâm sinh lý, lẫn khả năng điều hòa ngũ giác. Hy vọng anh chị sẽ khích lệ cháu, và đặt kỹ năng này thành một thói quen cho cháu. Anh thử sử dụng bảng khen xem sao. Bảng này có các cột dọc cho ngày tháng, và cột ngang cho những kỹ năng (tự lau rửa, biết dọn dẹp, tự thay đồ ban đêm...) Mỗi lần cháu làm được, cháu có quyền đánh dấu lên, rồi hết tuần thì ba mẹ đếm dấu mà thưởng. Đây là khả năng phải được duy trì phải không anh?

đi lên các trung tâm chơi các game ( lái xe mô tô, ô tô , ném bowling, banh bàn ...) hoặc đi xe đạp (cháu đi xe 2 bánh từ lúc 6 tuổi , hiện nay thích đi nhanh và rất thích có bạn cùng cỡ với mình khi đạp xe)... giải trí hoàn toàn thời gian.
Cháu nghe lời và dễ dạy bảo (ít khi đòi cho bằng được sự ham muốn của mình)
Cháu tuân thủ tốt nội quy trường lớp (ngồi im học cho đến giờ ra chơi, ra về, ăn uống dọn dẹp bàn ghế, nể sợ thầy cô, ..). Vui vẽ, thích chơi với bạn
cháu rất nhường nhịn em
Cháu ăn uống tốt, ba mẹ đang cho con ăn uống vừa phải (ko cho mập), hiện nay ăn uống được nhiều món ăn (các món lạ, cháu đều ăn thử trước (ăn ít vừa ăn vừa nếm)
mỗi lần bức xúc cháu đều vẽ lên các sự kiện để trao đổi hoặc phản đối ba mẹ, còn hiện nay thì cũng dùng giấy vẽ để viết chữ rất to để bày tỏ cảm xúc của mình.


Thưa anh, đây chính là những gì đã xóa đi hai chữ tự kỷ trong hồ sơ của cháu. Chắc anh cũng biết các bé tự kỷ không thường có những khả năng này. Do chính cháu hay do can thiệp, kết quả đang là những kỹ năng trên đây. Mừng cho cháu quá. Hy vọng anh chị tiếp tục cho phép cháu bày tỏ cảm xúc bằng cách viết. (Tôi nghĩ "người ta" viết chữ to vì "người ta" đang bức xúc. Thật dễ thương).

thích chơi với bạn (chỉ thích trò chơi rượt bắt), ko chơi các trò chơi khác dù bạn đã hướng dẫn và kéo vào chơi => cuối cùng chơi 1 mình trong giờ ra chơi.


Vậy là vẫn có tí chút yếu điểm ở khả năng giao tế. Anh có tưởng tượng được không, chơi rượt bắt là trò chơi yêu thích của đa số các em mà tôi có dịp làm việc với. Nhiều khi các em chơi rượt bắt với chính thầy cô giáo: bé đứng ở cuối sân, cô bước một bước, bé lùi một bước, cô lùi một bước, bé tiến một bước. Khổ là cô cứ tiến thì bé cứ lùi, và nếu bé lùi mãi ra đến bãi đậu xe thì cô chỉ có nước mất bằng hành nghề!!! :o

Tôi nghĩ cháu thích rượt bắt không phải vì cháu hiếu động. Anh đã cho cháu sử dụng năng lượng nhiều qua cầu lông, đi bộ, đạp xe... Cháu thích trò này có thể vì đây là trò chơi không cần nhiều kỹ năng: bạn rượt thì tôi chạy, tôi rượt thì bạn chạy! Các trò khác như cò cò, xếp hình, vân vân phức tạp hơn: cần quan sát, cần chờ đến phiên, ... Anh thử để ý xem các bạn của cháu hay rủ cháu chơi trò gì, và anh chơi với cháu ở nhà, rồi hướng dẫn luật chơi, dậy cháu cách chơi... Sau đó, anh cũng dùng bảng đánh dấu và thưởng nếu cháu tham gia chơi với bạn. Hy vọng cháu thấy được khen thưởng thì sẽ cố gắng giao tế với bạn nhiều hơn.

Tôi thấy cháu học thêm nhiều nên có trao đổi với cô giáo (dạy các cháu CPT)để giảm giờ nhưng cô nói day ko kịp, nên phải chọn giải pháp dung hòa hơn là đi trể về đúng giờ để giảm thời gian học lại.


Nếu tôi đang ở Việt Nam, tôi sẽ... thuê taxi hay xe ôm ( :oops: ) chạy đến gõ cửa xin bắt tay anh một cái. Tôi mừng cho cháu vì ba mẹ cháu không chủ ý nhồi nhét kiến thức vào đầu con. Ngày tháng tuổi thơ của các cháu đẹp quá. Ép các cháu học ngày học đêm là cướp đi tuổi thơ ấy, phải không anh? Hơn nữa, một thời khóa biểu quá bận rộn sẽ khiến các cháu không thanh thản đủ để thấm những kiến thức được dậy. Cá nhân tôi vẫn ủng hộ một em bé cười tươi với bài thi 8 điểm hơn là một em bé mệt mỏi để có bài thi 10 điểm.

Những tiến bộ của cháu có công anh chị nhiều lắm, từ những lần lau rửa cho cháu, thay quần cho cháu ban đêm, đến kỹ năng đỡ trái cầu lông chính xác, hay bài toán bài văn điểm 8, 9. Cháu may mắn có đấng sinh thành như thế.

Anh thử những đề nghị của tôi xem nhé. Kết quả thế nào anh cho tôi biết, để chúng ta có thể điều chỉnh phương pháp cho thích ứng và kịp thời. Chúc anh nhiều sức khỏe để bám theo cậu bé 10 tuổi trong những lần dụng sức, và nhiều nghị lực để tiếp tục hỗ trợ con.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Ba Tháng 3 24, 2009 12:12 am

Nguyen,Anh đã viết:Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Thưa anh, về chẩn đoán, không biết anh chị có đang bối rối muốn tìm ra một chẩn đoán cho cháu không. Theo như anh mô tả, có những biểu hiện tự kỷ khi cháu còn nhỏ, và có những biểu hiện đã được khắc phục. Những tiến bộ này của cháu có lẽ là lý do vì sao GS Thành không xếp cháu vào dạng tự kỷ, và cũng là lý do mà BV xếp cháu ở rối loạn phát triển lan tỏa không điển hình. Với GS Thành, tôi không nghĩ là GS muốn trấn an anh chị mà bảo cháu không phải tự kỷ đâu. Có thể vào lúc GS đưa ra chẩn đoán của mình, ông đã nhận thấy những phát triển ngôn ngữ của cháu. Có lẽ anh cũng biết ở đầu bên kia của tự kỷ có rối loạn Asperger. Điểm phân biệt giữa Asperger và tự kỷ là các cháu Asperger có khả năng ngôn ngữ rất khá, và trí thông minh nhiều trường hợp trên trung bình. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ gọi Asperger là tự kỷ thần đồng.


Cảm ơn chị đã sớm trả lời và có lẻ sau bài vừa rồi tôi mới hiểu rỏ hơn về TK !
Thực sự thì tôi chưa nghĩ đến AS dù trong thâm tâm cứ nghĩ giá như cháu thuộc AS thì đỡ cực và lo lắng hơn TK một chút.
Ở môn Toán tôi hài lòng về cháu, riêng môn Tiếng Việt thì còn lo lắng nhiều, nhiều khả năng cháu nhớ bài giảng - học vẹt nhiều hơn, do cháu được học nhiều lần.
Tôi có đọc bài về Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT),trong đó họ bao gồm cho tất cả các trẻ down, bại não, Tự kỷ.. về khả năng :chậm nhớ mau quên ; phát triển chậm hơn và kết thúc sớm hơn. Đây là lý do chính mà tôi cho cháu học trước chương trình tại nhà, mặt khác thời gian đầu khi học lớp 1 , cháu học rất khó tiếp thu bài vỡ, phải qua HK II của lớp 1 cháu mới có những tiến bộ khả quan.
Phải nói rằng , gia đình rất vui vì bài Tiếng Việt đạt điểm cao, ngay cả chính cô giáo dạy cháu tại nhà cũng bất ngờ vì điều này, cô chỉ hy vọng vào bài tập đọc và chính tả , các câu hỏi gợi ý cho bài làm văn (và trong vỡ bài tập lớp 2) đều là câu hỏi mở, chị ạ ! Thế mà cháu làm rất tốt, cháu làm bài văn liên tục có dấu chấm dấu phẩy, ko phải trả lời mỗi câu lại xuông hàng như trước đây nữa. Môn Toán thì cháu rất thích, hay tự mình làm bài tập trên phần mềm máy tính, thậm chí còn tự mình ra đề Toán rồi giải nữa, còn phần mềm Tiếng Việt thì hầu như chẳng bao giờ đụng đến, mỗi lần nhắc cháu làm thì cháu lại trả máy vi tính cho ba :cry:

* Tuần vừa qua xảy ra các sự kiện lạ (chưa xảy ra trước đó)với cháu :
- a/trước đây khi đi cầu xong luôn luôn luôn đòi ba mẹ chùi rửa (dù tập cho cháu tự chùi rửa) nhưng cháu kiên quyết ko chịu , khóc la um sùm cả nữa tiếng đồng hồ trong phòng WC cương quyết ko tự mình chùi rửa. Nhưng vừa qua, cháu lại tự mình đi và tự chùi rửa . Nhìn nét mặt hớn hở của con chợt nghĩ ko biết vì con đã tự vượt qua cửa ải do chính con đặt ra - cửa ải "sự ghê sợ", hay con đang có vấn đề tâm lý nào đó chăng.
?
khả năng tự phục vụ mình còn sót lại này là điều tôi lo lắng nhất nay đã hoàn thành nên rất vui :mrgreen: , các khả năng khác cháu thể hiện rất tốt và rất lâu rồi : ăn bằng đũa, đánh răng, tắm rửa, rửa ly, thay đồ... Dạo gần đây còn tự chọn cho mình quần áo đẹp trước khi đi chơi .
đi lên các trung tâm chơi các game ( lái xe mô tô, ô tô , ném bowling, banh bàn ...) hoặc đi xe đạp (cháu đi xe 2 bánh từ lúc 6 tuổi , hiện nay thích đi nhanh và rất thích có bạn cùng cỡ với mình khi đạp xe)... giải trí hoàn toàn thời gian.
Cháu nghe lời và dễ dạy bảo (ít khi đòi cho bằng được sự ham muốn của mình)
Cháu tuân thủ tốt nội quy trường lớp (ngồi im học cho đến giờ ra chơi, ra về, ăn uống dọn dẹp bàn ghế, nể sợ thầy cô, ..). Vui vẽ, thích chơi với bạn
cháu rất nhường nhịn em
Cháu ăn uống tốt, ba mẹ đang cho con ăn uống vừa phải (ko cho mập), hiện nay ăn uống được nhiều món ăn (các món lạ, cháu đều ăn thử trước (ăn ít vừa ăn vừa nếm)
mỗi lần bức xúc cháu đều vẽ lên các sự kiện để trao đổi hoặc phản đối ba mẹ, còn hiện nay thì cũng dùng giấy vẽ để viết chữ rất to để bày tỏ cảm xúc của mình.
Thưa anh, đây chính là những gì đã xóa đi hai chữ tự kỷ trong hồ sơ của cháu. Chắc anh cũng biết các bé tự kỷ không thường có những khả năng này. Do chính cháu hay do can thiệp, kết quả đang là những kỹ năng trên đây. Mừng cho cháu quá. Hy vọng anh chị tiếp tục cho phép cháu bày tỏ cảm xúc bằng cách viết. (Tôi nghĩ "người ta" viết chữ to vì "người ta" đang bức xúc. Thật dễ thương).
Nếu chị ko nói thì tôi cũng đã quên đi những điều trên , dù khi cháu còn nhỏ tôi cố gắng để cháu đạt được như bao trẻ khác.
Trước đây, tôi luôn cố găng phá vỡ "những nguyên tắc của trẻ TK" : chơi những đồ chơi quen thuộc, ăn uông những món quen, đi trên những con đường hằng ngày phải đi..., tập cho cháu mỗi điều lạ hay một sự khác biệt nào đó đối với cháu là cả 1 sự khó khăn. Tập cho cháu sự linh động thay vì "lập trình ".
Các hướng dẫn của chị, tôi sẽ cố gắng thực hiện và sẽ trao đổi với chị thêm. Một lần nữa, cảm ơn chị và nhóm chuyên gia nhiều !
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 3 24, 2009 3:36 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Phải nói rằng , gia đình rất vui vì bài Tiếng Việt đạt điểm cao, ngay cả chính cô giáo dạy cháu tại nhà cũng bất ngờ vì điều này, cô chỉ hy vọng vào bài tập đọc và chính tả , các câu hỏi gợi ý cho bài làm văn (và trong vỡ bài tập lớp 2) đều là câu hỏi mở, chị ạ ! Thế mà cháu làm rất tốt, cháu làm bài văn liên tục có dấu chấm dấu phẩy, ko phải trả lời mỗi câu lại xuông hàng như trước đây nữa. Môn Toán thì cháu rất thích, hay tự mình làm bài tập trên phần mềm máy tính, thậm chí còn tự mình ra đề Toán rồi giải nữa, còn phần mềm Tiếng Việt thì hầu như chẳng bao giờ đụng đến, mỗi lần nhắc cháu làm thì cháu lại trả máy vi tính cho ba :cry:


Như tôi đã nói, khả năng ngôn ngữ (cả tiếp thu lẫn bày tỏ bằng cách viết) là ưu thế đã kéo cháu từ dạng tự kỷ sang Asperger. Anh tiếp tục khuyến khích cháu viết văn, anh nhé.

Trước đây, tôi luôn cố găng phá vỡ "những nguyên tắc của trẻ TK" : chơi những đồ chơi quen thuộc, ăn uông những món quen, đi trên những con đường hằng ngày phải đi..., tập cho cháu mỗi điều lạ hay một sự khác biệt nào đó đối với cháu là cả 1 sự khó khăn. Tập cho cháu sự linh động thay vì "lập trình ".


Anh My Lăng ạ, việc huấn luyện cho cháu linh động là mục tiêu, nhưng tôi hy vọng anh không nhất định "thay đổi" cháu. Tôi không nuông chiều các cháu đâu, nhưng anh cũng hiểu cháu là một cá thể riêng, và thay đổi một cá nhân đôi khi điều không tưởng. Mình sẽ giới thiệu với cháu về thế giới của mình, và lối sinh hoạt của thế giới ấy, rồi mời cháu bước vào. Nếu những thói quen của cháu không ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành của cháu, đến sinh hoạt hàng ngày cùng những thành viên khác trong gia đình, anh cứ kệ cháu. Chúng tôi hay nói "we have to pick the battle." Mình sẽ phá vỡ những thói quen tiêu cực, và để yên những thói quen khác vì không muốn cháu bị áp lực quá mức.

Chúc anh chị tiếp tục thành công, và chúc cháu học giỏi nữa.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Ba Tháng 3 24, 2009 10:04 pm

Anh My Lăng ơi, em thích quan điểm của anh về việc không "lập trình". Có lần em thấy một chị khác in hàng trăm bức tranh các loài cá để dạy con. Em thì nghĩ, em bằng này tuổi, đi chợ mua đồ ăn suốt mà chỉ biết trên dưới 5 loại cá, thế thì dạy con em thành "cá học" làm gì. Em cũng nói với chị ấy thế, chị ấy cười hì hì thôi. :roll:
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Hai Tháng 3 30, 2009 11:26 pm

Khoaiyeu đã viết:Anh My Lăng ơi, em thích quan điểm của anh về việc không "lập trình". Có lần em thấy một chị khác in hàng trăm bức tranh các loài cá để dạy con. Em thì nghĩ, em bằng này tuổi, đi chợ mua đồ ăn suốt mà chỉ biết trên dưới 5 loại cá, thế thì dạy con em thành "cá học" làm gì. Em cũng nói với chị ấy thế, chị ấy cười hì hì thôi. :roll:

Gần một năm trước, mỗi khi con đi học chỉ đi khoảng 4,5 con đường khác nhau. Khi anh thay đổi đường khác, cháu khó chịu và phản đối khi đi đường khác. Và chính vì vậy ko dám áp dụng khi đưa cháu đi học mà chỉ áp dụng khi đón cháu về, thay đổi dần dần 1-2 đường đi khác nhau rồi thay đổi hẳn. Đến nay thì "chẳng có gì mà ầm ỉ nữa cả ", cháu cũng đã quen dần với sự thay đổi nói trên. Đi chơi cũng áp dụng "chiêu thức" này và khi đưa cháu đến những nơi xa lạ cháu ko còn ý kiến khác, mặc dù cũng ướm thử cháu " vào đây chơi ko con", con đồng ý cái rụp!

*Vừa rồi, trường của cháu tổ chức đi công viên nước. Tối về nhà ăn cơm xong liền lên phòng, tự soạn quần bơi, khăn tắm, quần áo dự phòng rồi bỏ vào túi đi chơi. :mrgreen: Sáng dậy, mẹ bảo con phải mặc đồ đồng phục (đồ tập thể dục) con cũng chấp hành nhưng vẫn muốn chọn đồ khác. Lên trường, thấy bạn bè mặc quần áo đi chơi, con ấm ức khóc . Về nhà, con treo khẩu hiệu lên giấy vẽ ( bằng chữ in hoa), để phản đối mẹ: KHÔNG ĐƯỢC THỂ DỤC NỮA
MẶT ÁO BÓNG RỔ
, chiếc áo bóng rổ này là chiếc áo mà con cho rằng đẹp nhất.

*Buổi trưa, trường tổ chức cho ăn tại nhà hàng (khác với mọi khi là ăn cơm hộp). Ba bảo con dùng đũa bưng chén cơm lên, các bạn trong lớp cũng nghe theo cùng dùng đũa, nhưng có lẻ chưa dùng đũa lần nào nên ăn còn lọng cọng, thấy vậy ba nói "các cháu xúc cơm ăn bằng muỗng đi !", chỉ còn con ăn bằng đũa. Ba vui mừng vì khả năng này của con. :mrgreen:
*Ra tắm biển (nhân tạo), dặn dò con cùng bạn bè nhớ chơi với nhau, nhưng khi ra tới trò chơi, con lại tự chơi một mình :(
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Ba Tháng 3 31, 2009 6:53 pm

Mỗi khi đi họp phụ huynh tự kỷ, thấy hầu hết toàn các mẹ, nên cứ gặp ông bố chăm con nào lại thấy cảm động. Em thật khâm phục anh đấy, anh My Lăng ạ.
Có đến thăm từng nhà, mới biết mỗi người mỗi quan điểm dạy dỗ với con anh nhỉ. Chắc là tuỳ mỗi bé thôi. Cách của em chắc gần giống với anh, cứ lựa dần, lựa dần, tạo ra sự "đổi thay trong hoà bình". Em lúc nào cũng nhớ lời thầy Thành: nương theo trẻ mà dạy, không nôn nóng, phải biết "ngưỡng" của nó mà dừng đúng lúc. Cu cậu nhà anh tiến bộ như vậy thật là mừng rồi anh nhỉ. Con trai em sang năm là đến tuổi đi học rồi, không biết sẽ thế nào. Em cứ nhìn bác đi trước mà cố bám theo sau vậy. Ơn trời, cháu được đến trường hoà nhập, để đi học, đi chơi công viên nước như vậy thì thích quá.
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Cháu trai 10 tuổi, học lớp 2, ít nói, giao tiếp kém

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Hai Tháng 4 13, 2009 6:17 pm

Khoaiyeu đã viết:Mỗi khi đi họp phụ huynh tự kỷ, thấy hầu hết toàn các mẹ, nên cứ gặp ông bố chăm con nào lại thấy cảm động. Em thật khâm phục anh đấy, anh My Lăng ạ. Có đến thăm từng nhà, mới biết mỗi người mỗi quan điểm dạy dỗ với con anh nhỉ. Chắc là tuỳ mỗi bé thôi.
Ba và mẹ , mỗi người có mỗi phần việc khác nhau trong việc dạy con em à! Mẹ lo phần dạy, ba lo phần dỗ , kế hoạch dạy con của mẹ phải có sự đồng ý của ba dù mẹ ko lên forum nhưng mẹ gọi điện thoại hỏi trực tiếp. Ba mẹ thông tin kịp thời những sự thay đổi, thói quen... rồi ba phân tích, suy luận ---> và ba Quyết định kế sách dạy con :lol: .Những việc mới bắt đầu hay khó chỉ bảo khó khăn ( khởi đầu nan) trong việc dạy con là ba giao trách nhiệm cho mẹ day. Ba quan sát cách con học, tiếp thu hay qua lời kể của mẹ và tiếp tục định hướng :mrgreen: . Và Ba lãnh trách nhiệm cao cả hơn ko biết có nặng nề ko : đọc sách về TK, lên mang và chịu trách nhiệm chính là dẫn con đi chơi :lol: . Cả 2 con đều thích ba dẫn đi chơi vì dễ đòi hỏi hơn :roll:
Tổng chỉ huy là ba :mrgreen: .
Cách của em chắc gần giống với anh, cứ lựa dần, lựa dần, tạo ra sự "đổi thay trong hoà bình". Em lúc nào cũng nhớ lời thầy Thành: nương theo trẻ mà dạy, không nôn nóng, phải biết "ngưỡng" của nó mà dừng đúng lúc.

"Tôn trọng con nhưng yêu cầu cao" : đó là câu nói cần nhớ, nhưng cái vế sau anh ít áp dụng được. 3 năm rồi ko còn đánh con nữa, mà bây giờ có muốn đánh cũng ko được. Con ngoan bất ngờ, có gì sai anh chỉ nghiêm mặt lại, hai tay chắp phía sau là con chạy lại 2 kéo tay ba ra để ôm con vào lòng.
Và căn cứ"tình hình thực tế trước mắt" của con : "ngưỡng" ( như em nói ), mà dạy con!
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Hai Tháng 4 13, 2009 7:12 pm

Hu hu, anh càng nói em càng tủi thân. Ở nhà em, em làm tất tật à, bố cháu không giúp gì hết. Nhà anh ở đâu vậy, nhắn cho em, sang năm nghỉ hè em vào trong ấy một chuyến để dẫn ông xã em lên anh coi giúp có bị tự kỷ không? Hix! :cry:
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Cháu trai 10 tuổi , học lớp 2 , ít nói ,kém giao tiếp

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Hai Tháng 4 13, 2009 7:15 pm

Nguyen,Anh đã viết:Anh My Lăng ạ, việc huấn luyện cho cháu linh động là mục tiêu, nhưng tôi hy vọng anh không nhất định "thay đổi" cháu. Tôi không nuông chiều các cháu đâu, nhưng anh cũng hiểu cháu là một cá thể riêng, và thay đổi một cá nhân đôi khi điều không tưởng. Mình sẽ giới thiệu với cháu về thế giới của mình, và lối sinh hoạt của thế giới ấy, rồi mời cháu bước vào. Nếu những thói quen của cháu không ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành của cháu, đến sinh hoạt hàng ngày cùng những thành viên khác trong gia đình, anh cứ kệ cháu. Chúng tôi hay nói "we have to pick the battle." Mình sẽ phá vỡ những thói quen tiêu cực, và để yên những thói quen khác vì không muốn cháu bị áp lực quá mức.
Chị Tường Anh thân !
Trong quan điểm của tôi, các cháu TK đã và đang chịu rất nhiều áp lực . Từ việc người khác nói mình ko hiểu, đó là áp lực. Mình nói gì cũng ko ai hiểu hết cũng áp lực. Ăn uống, sở thích, nhu cầu.. ko được đáp ứng cũng chính là áp lực. Và khi giảm được áp lực cho các cháu thì các cháu học hành mới vô, đi chơi có hứng khởi. Giảm được áp lực cho cháu thì những nét TK cũng sẽ dần biến mất. Cảm ơn chị đã lo lắng, chia sẽ !
Tôi quan sát cháu kỹ mỗi khi tạo sự thay đổi nào đó, có cái áp dụng và có điều làm nhẹ nó đi 1 chút . Vd như việc thay đổi con đường đi học, cháu phản ứng mạnh khi thay đổi hàng loạt con đường. Vậy là tôi ko dám thay đổi khi đưa cháu đi học, nhưng áp dụng thay đổi dần 1 con đường và chỉ áp dụng khi đưa cháu đi học về. Rồi từng bước nhỏ, cháu đã chấp nhận và hoan nghênh !
Tôi nghĩ rằng đây là thay đổi cả trong nhận thức, lẫn tâm sinh lý, lẫn khả năng điều hòa ngũ giác.
Phải nói rằng mỗi ngày cùng sự thay đổi của cháu tôi ngày càng hiểu hơn về điều này. Giấc ngũ cũng ko kém phần quan trọng . Hôm nay và trong tuần vừa qua ,cháu đã có giấc ngũ nhanh hơn mọi lần (từ 30'-45', trước đây từ 45' đến cả 2g). Ba cũng thoải mái hơn nhiều vì cháu mà chưa ngũ thì ba khó mà ngũ trước được! Có thể cháu đã cảm thấy an toàn khi đi ngũ vì trước đây tôi luôn thấy cảm giác bất an nơi cháu, dù phòng ngũ, giờ giấc ko thay đổi hoặc xáo trộn.
Tôi cũng chưa áp dụng được những lời chị hướng dẫn về dạy cháu cách xưng hô, nhưng tạm áp dụng bằng việc dẫn cháu đến nhà cô bác nhiều hơn (gần nhà) để dễ áp dụng thực tế hơn là ngồi vào bàn học.
Sau khi tôi có trao đổi cùng cô giáo và các bạn bè trong lớp thì được biết cháu có kém nhiều điều và còn copy bài của bạn nữa trong môn tiếng Việt. Và tôi cố gắng để dạy và giải thích các bài tiêng Việt, nhưng cháu hiện đang phản ứng với ba mẹ qua việc dạy con học thêm , vì khi con ngũ mớ con nói " Ko (học) tiếng Việt nữa !". Đây là lý do mà tôi chưa áp dụng vào điều gì mới .
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Trang kế tiếp

Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.106 khách.

cron