Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt KhóXIN LỜI KHUYÊN TỪ BACSI TƯỜNG ANH
Bạn ơi, bỏ chữ "sĩ" nhé. Dùng chữ "bác" như ở cuối phần viết bạn dùng ấy!
Nếu bạn nhất định muốn "sĩ" thì thay chữ "bác" bằng "thạc", nhưng nếu gọi mình bằng thạc sĩ thì 3 ngày sau mình mới trả lời.
Danh vị mà làm gì phải không?
E đang rất hoang mang , k biết hỏi ai xin bac xem giup e be của e có phải bị bệnh TĂNG ĐỘNG , GIẢM CHÚ Ý k ạ? bé trai 5 tuổi , 25kg, bé rất xinh , mọi việc diễn ra với bé rất bình thường bác ạ, nhưng từ bé tới giờ bé k lúc nào chịu ngồi yên cả , luôn hoa tay múa chân (khi tập thể dục ở trường bé hay khuề bạn , nghịch phá , k chú tâm lắm), ít lúc nào bé ngồi yên đc 10 phút, bé luôn chạy nhảy , hát hò , bé rất thích chơi với bạn hoăc bố mẹ , k thích chơi một mình ,bé ăn uống rất tốt , có thể ăn bất cứ thứ gì người lớn ăn
Có lẽ có dấu hiệu tăng động đấy bạn ạ. Thường thì bé trai cũng loay hoay táy máy hơn bé gái, nhưng ở 5 tuổi đã có thể ngồi yên được lâu hơn thế.
Bé luôn bị cô giáo than phiền là không chú ý, bé luôn luôn vận động k tập trung , bé học khá tốt tấ cả các môn, tuy k tự ngồi viết hết 1 trang giấy ngay 1 lúc nhưng nếu có người lớn ngồi cạnh , bé sẽ viết hết, bé thích xem ti vi , chơi vi tính nhưng khi bố mẹ k cho chơi nữa , k xem ti vi nữa thì bé cũng k đòi ma ra ngoài chơi với các bạn khác, bé k đánh bạn , chơi rất nhường bạn (đặt biệt nhường e gái của bé mới 1,5 tuổi)lúc bạn đánh bé thì bé cũng ít khi đánh lại mà chỉ méc mẹ , bé thích đc dọc chuyên cổ tích , hát ru trước khi ngủ nhưng bé k chú ý nghe chuyện (dù bé k chú ý nghe mẹ đọc nhưng bé rất rõ từng chi tiết , nếu mẹ đọc sai bé sẽ sửa lại ngay)
Có những bé tăng động và lại không kiềm chế được hành động nên cứ đánh bạn, cấu bạn, xô đẩy em, nhiều khi lại còn cắn bố mẹ mà không có lý do gì. Bạn có thể... mừng vì bé hiền lành, không có biểu hiện của loại rối loạn kiềm chế hành động. Tuy nhiên, nỗi lo còn lại là tăng động thì vẫn có.
Khi bé chỉ ngồi học ngoan khi có mẹ hay ngừoi lớn ngồi cùng, đấy là biểu hiện thường thấy của các bé tăng động dạng nhẹ hơn. Bạn nên tập cho con ngồi một mình khi học, vì rồi đây sẽ rất khó cho người lớn ngồi kè một bên.
k biết bé của e có bị bệnh k hả bác , chứ thật sự thì bé qua hiếu động ,luôn nhảy nhót , k chú ý gì trong lớp học cả(e đã từng quan sát khi bé trong lớp học) mặc dù vậy bé lại tiếp thu rất nhanh, e có nên cho bé đi khám k hả bác , e nên đưa bé tới đâu để có thể ktra chính xác nhất?nếu thật sự bé bị bệnh , vậy bệnh nay có thể chữa khỏi k hả bác?
Tăng động là rối loạn không chữa khỏi bạn ạ. Tôi nói vậy hy vọng bạn không buồn vì chỉ muốn bạn nhìn thấy rõ viễn cảnh sắp tới. Có những bé quá tăng động khiến không thể học hành, bác sĩ và phụ huynh quyết định cho uống loại thuốc giúp thần kinh dịu nhẹ lại. Dĩ nhiên thuốc thì có phản ứng phụ, nhưng nếu con uống 1 năm mà học hành ổn định và biết thẩm định tính tăng động của mình để có những kỹ thuật điều chỉnh, tôi nghĩ là nên. Ngoài ra, khi chọn uống thuốc, mình cũng nhìn đến tiến bộ. Nếu con đang học được 70% mà uống thuốc để có 80%, tôi là cha mẹ sẽ không chọn thuốc. Nếu con 20% mà lên được 50% thì tôi chọn. Những điều này sẽ được phân tích cho bạn kỹ càng bởi một bác sĩ Nhi Khoa hay Phân Tâm giỏi.
Tôi đang góp ý với bạn theo tư thế của một chuyên viên có mặt trong hội đồng giáo dục cá nhân để bàn thảo vấn đề. Tuy nhiên, bạn nhớ nhé, tôi không phải là bác sĩ nhi khoa hay phân tâm để có thể chẩn đoán chính thức rối loạn của bé. Tôi cũng không đưa ra lời khuyên chính thức nên dùng thuốc hay không.
E đang rất haong mang , hy vọng nhận đc câu trả lời của bác
Phụ huynh hoang mang là điều đương nhiên, vì bé là máu thịt bạn đã đưa vào đời. Nhưng bạn hoang mang bối rối sẽ khiến môi trường của con không quân bình, không êm lặng, mà con thì cần điều đó. Bạn cố gắng bình tâm nhé. Không có gì thất vọng đâu. Bé có nhận thức tốt, học tốt mà. Điều bạn cần là đưa con đi bác sĩ Nhi Khoa hay Phân tâm. Về bác sĩ phân tâm, tại VN mình không có khoa này ở trường Y, mà chỉ có một vị duy nhất từ Pháp về là bác sĩ Bích ở Nhi Đồng 2 trong Saigon.
Bạn thử tìm các bác sĩ Nhi khoa xem. Nếu tôi là phụ huynh, tôi sẽ đưa bé đi bác sĩ A, rồi đem kết quả tham khảo với bác sĩ B. Tuy vậy, tôi biết ở VN chưa có lối xin ý kiến thứ nhì (second opinion) này. Nhưng bạn cứ thử xem, biết đâu có những vị bác sĩ có lòng, tự tin, sẽ đồng ý làm như thế.
Cám ơn bác rất nhiều
Thế nhé, cứ "bác" như thế này là tốt này. "Sĩ" làm gì cho mệt? Gọi vậy tôi lại mắc "bệnh sĩ" thì khổ tôi!
Hiện tại, bạn cố tập cho con tập trung. Bạn mua cái đồng hồ cài giờ để con biết ngồi theo thời lượng qui định. Bạn bắt đầu bằng 15 phút thôi, rồi sau tăng dần. Tôi nghe nói ở chợ Dân Sinh trong Saigon hoặc một cửa hàng bán đồ Nhật Bản ở Hà Nội có bán đấy. Đây là loại đồng hồ để nấu ăn đấy mà! Nếu không có đồng hồ, bạn vẽ tay cũng được. Thí dụ, lúc ấy là 7 giờ, bạn muốn con ngồi đến 7g15, bạn vẽ kim dài kim ngắn lên một hình tròn, rồi dậy con ráp đúng tư thế ấy với đồng hồ treo tường của nhà bạn. Bạn đừng ngồi cạnh con, mà kéo ghế ngồi xa ra khoảng 3 mét, rồi từ từ ghế nó di chuyển xa dần, xa dần.
Bạn thử xem sao rồi quay lại cho mình biết kết quả nhé. Đừng lo nữa. Không có gì trầm trọng so với các bé có các rối loạn khác đâu.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK