Hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi Thanh Lan » T.Ba Tháng 2 10, 2009 11:04 pm

Xin chào Thạc sĩ Nguyễn Hà Tường Anh,

Tôi tên là Thanh Lan, năm nay 34 tuổi. Tôi có một con gái tên là Sao Mai, năm nay bé bước sang tuổi thứ 5.
Sau khi đọc bài viết của thạc sĩ về hội chứng Tourette, tôi nghĩ rằng con của tôi có thể mắc hội chứng TS này và thêm một vài hội chứng khác như thiếu chú ý, tâm vận động, khó ngủ …
Từ lúc sinh ra, bé đã rất khó ngủ, cứ khoảng 15 phút là thức dậy và đòi bú mẹ, tôi phải thức suốt đêm với bé và không thể cho bé ngủ riêng. Bé chỉ ngủ khi được đưa võng, càng đưa mạnh thì bé càng dễ ngủ, vừa ngưng võng là bé thức giấc và khóc quấy. Thấy bé ngủ say sưa trên võng, vừa ôm bé đặt xuống giường là lại tỉnh giấc ngay.
Bé rất khó ăn, ăn rất ít so với các bạn cùng trang lứa và thường hay nuốt trọng, trong khoảng thời gian còn bú sữa mẹ, bé cũng không chịu bú bình, gia đình hằng ngày phải lấy muỗng đổ sữa vào miệng cho bé.
Khoảng 12 tháng, bé vẫn không biết bò, bé di chuyển bằng cách ngồi và lấy chân lếch đi giống như người bị khuyết tật chân, 17 tháng bé mới biết đi chập chững, chân bé rất nhỏ và yếu
Cũng từ tháng 17, bé tự động bỏ sữa mẹ và không chịu ngủ võng nữa. Buổi sáng còn đòi bú tí, chiều tôi đi làm về bé tự động kéo áo tôi xuống và lắc đầu không thèm, sau đó tự bú bình một cách ngon lành. Tuy đã chịu ngủ giường, nhưng bé ngủ không ngon giấc, thường hay giật mình và khóc thét lên. Khi được sờ vú ba mẹ hoặc bà, được ôm ấp vỗ về, bé mới có thể ngủ lại được.
Mỗi tối trước khi ngủ (cho đến hiện nay), nếu không được sờ tí ba hoặc mẹ (thực ra là cào cào đầu vú rất khó chịu) là bé không chịu ngủ. Phản xạ của bé mỗi khi giật mình thức giấc là quơ tay tìm cho được đầu vú, cào cào vài cái lại ngủ tiếp.
Gần 3 tuổi mà bé vẫn chưa nói được một câu dài, chỉ nói được 2-5 từ thôi. Rất sợ âm thanh lạ, đèn nhấp nháy, sợ sâu bọ, côn trùng như ruồi, muỗi, gián, thậm chí sợ cả tóc và sợi chỉ … rất nhút nhát trước người lạ, trò chơi lạ, dễ tủi thân và khóc. Trước đây, đồ chơi yêu thích nhất của bé là cây tăm bông, bé có thể chơi suốt ngày mà không chán.
Trong độ tuổi này, bé cũng thường xuyên có hành động giống thủ dâm (ngồi, ép hai đầu gối vào nhau, gồng người đến vả mồ hôi, xấu hổ khi bị bắt gặp nhưng vẫn làm), gần đây thì thỉnh thoảng vẫn còn, nhưng rất ít.
Có một điều cần lưu ý, khi ba mẹ đi làm, bé ở nhà với bà ngoại và thường đòi xem quảng cáo và hoạt hình, có thể cũng ảnh hưởng nhiều đến thần kinh của bé. Trong một vài lĩnh vực, trí nhớ của bé rất tốt (đếm số, học bảng chữ cái, học tiếng Anh …)

Nghi ngờ bé bị bệnh tự kỷ, cách đây khoảng nửa năm, tôi có đưa bé đến Trường Tuổi Ngọc và nhờ chị Tâm kiểm tra dùm, sau khi cho bé thực hiện các bài kiểm tra vận động và hỏi đáp, chị Tâm bảo bé không bệnh tự kỷ, có thể là kém khả năng giao tiếp thôi.

Hiện nay, bé Sao Mai đang học ở một trường mẫu giáo tư thục. Thời gian đầu, cô giáo cũng thường phê bình bé ăn ít, thích chơi một mình, không hòa đồng với bạn, khó khăn trong giao tiếp, hay la hét, đánh bạn, cô khen bé học khá tiếng Anh và đàn organ.
Sau khi học một thời gian, tôi nhận thấy bé có nhiều thay đổi và tiến triển tốt, dễ hòa đồng với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, vẫn nói như vẹt, thiếu suy luận, không diễn đạt được ý, vẫn sợ các loại côn trùng, âm thanh lạ, ngủ chưa ngon giấc, biếng ăn, ở nhà hay đòi bú sữa bằng bình, vẫn hay sờ tí.

Khoảng một tháng nay, bé bỗng nhiên có triệu chứng nháy mắt, nhíu mũi, nhăn mày liên tục, khi mệt, bé bị nhiều hơn.
Tôi rất lo lắng, vì bản thân tôi cũng bị hội chứng này từ tiểu học. Trong gia đình tôi, ba tôi, anh tôi và một đứa con gái của anh tôi cũng bị hiện tượng co giật một số phần trong cơ thể không thể kiểm soát này (lắc đầu, rút vai, giật ngón tay, nháy mắt, hỉnh mũi, nhíu mày…), có phải đây là bệnh di truyền?
Tôi cũng đã từng đi khám thần kinh, đo điện não, thử canxi …, nhưng bác sĩ bảo không có vấn đề gì, cũng không hiểu vì sao, đôi khi có thể kiềm nén được, nhưng rất bức rức và khó chịu.

Thạc sĩ cho tôi hỏi, bệnh này chữa trị như thế nào và nơi nào nhận khám chữa bệnh TS cho bé, ngoài ra, có chữa được cho người lớn không?

Xin chân thành cám ơn thạc sĩ và các chuyên gia.

Thanh Lan
Mẹ của bé Lương Sao Mai – 5 tuổi
Sửa lần cuối bởi Thanh Lan vào ngày T.Tư Tháng 2 11, 2009 4:49 pm với 3 lần sửa.
Thanh Lan
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 8:31 pm

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 2 11, 2009 12:04 am

Phần trả lời từ chuyên gia Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị Thanh Lan, chào bé Sao Mai.

Khoảng một tháng nay, bé bỗng nhiên có triệu chứng nháy mắt, nhíu mũi, nhăn mày liên tục, khi mệt, bé bị nhiều hơn.
Tôi rất lo lắng, vì bản thân tôi cũng bị hội chứng này từ tiểu học. Trong gia đình tôi, ba tôi, anh tôi và một đứa con gái của anh tôi cũng bị hiện tượng co giật một số phần trong cơ thể không thể kiểm soát này (lắc đầu, rút vai, giật ngón tay, nháy mắt, hỉnh mũi, nhíu mày…), có phải đây là bệnh di truyền?
Tôi cũng đã từng đi khám thần kinh, đo điện não, thử canxi …, nhưng bác sĩ bảo không có vấn đề gì, cũng không hiểu vì sao, đôi khi có thể kiềm nén được, nhưng rất bức rức và khó chịu.

Thạc sĩ cho tôi hỏi, bệnh này chữa trị như thế nào và nơi nào nhận khám chữa bệnh TS cho bé, ngoài ra, có chữa được cho người lớn không?


Thưa chị, có lẽ chị đã đọc bài vắn tắt về Tourette bên trang Nguồn Liệu của chúng tôi. Để biết đó có phải Tourette không, Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ định rằng cá nhân phải (a) biểu hiện nhiều co giật ở bắp thịt và ít nhất một co giật phát âm (dù cả hai hình thức không xảy ra cùng lúc), (b) biểu hiện xảy ra trong ít nhất một năm, (c) trong năm đó, không có thời gian nào dài hơn 3 tháng liền mà không có co giật.

Tourette là một trong phổ rối loạn mang tên TICS (co giật). Nếu không có biểu hiện phát thanh, đó có thể là các dạng co giật khác không mang tên Tourette.

Tourette có di truyền, thưa chị, và các nhà chuyên môn không nghĩ rằng y dược có thể chữa lành. Cố vấn tâm lý, hỗ trợ giáo dục... là những gì có thể cần đến. Trong nhiều trường hợp, Tourette giảm đáng kể khi trẻ trưởng thành.

Về nơi chữa trị tại Việt nam, tôi xin để chị Xuyến trả lời chị.

TÂM VẬN ĐỘNG: Có vẻ như Sao Mai có khó khăn với khả năng điều hòa cảm giác (thích đưa võng mạnh, thích cây tăm bông, thích sờ chạm những bề mặt cảm giác nhất định, kén ăn, ngồi gồng người, chậm đi...) Chị có thể tìm hiểu thêm về chữa trị Tâm vận động để giúp cháu. Rất nhiều khi, vì không điều hòa nổi cảm giác của môi trường đưa đến mà cháu trở nên bực bội la hét trong lớp học. Tuy nhiên, như tôi trình bày với nhiều phụ huynh, phải có kết quả chẩn đoán tôi mới có thể góp ý với chị nên bắt đầu từ đâu. Ở thời gian hiện tại, chị thử tìm thời gian trong ngày để ôm hai vai cháu, ấn mạnh từ phía ngoài vào trong; bóp đầu ngón tay; ôm chặt cháu. "Chặt" ở độ đủ để cung cấp áp lực sâu thôi chị nhé. Khi cung cấp những áp lực này, chị giúp cháu hiểu rằng cháu có thể xin chị làm thế cho cháu, và xin vào những thời gian thích hợp. Chị tìm mua cho cháu quả banh thật mềm (cỡ gọn vào lòng bàn tay cháu) xem cháu có thích bóp chặt quả banh ấy không. (nếu tìm không ra, chị lấy bong bóng, bỏ vào khoảng 1/8 chén nước, cột chặt, rồi trùm phần dư của bong bóng choàng qua phần đã có nước, rồi xoáy lại, rồi lại xoay, lại xoáy. Cứ thế nhiều lần, chị sẽ có quả bóng nước mềm. Có thể không bền, nhưng dễ làm). Nếu chị tìm ra con thú bông nào nặng, hay loại gối nào nặng, chị mua thử xem cháu có thích để những thứ này lên người không. Bệnh nhân của tôi nhiều khi thích ngồi ép người trong hộc tủ treo cặp và áo mưa. Có em thì có hai bao cát nhỏ đeo ở hai chân (nặng vừa thôi, và đeo khéo để không ai phải thắc mắc). Có em có cái áo jean xinh xinh, bên trong là nhiều túi nhỏ chứa cát.

Với những gì cháu sợ, chị cố gắng loại bớt những thứ ấy trong môi trường của cháu. Biết đâu vì sợ âm thanh lạ, sợ côn trùng, sợ tóc... mà bé trở nên nhút nhát ở lớp, không chơi với ai, và bực bội. Trên thực tế thì không thể loại bỏ tóc hay âm thanh trong lớp được. Chị thử khuyến khích cháu chơi với những gì có bề mặt cảm xúc tương tự với những gì cháu sợ xem có thể làm giảm độ nhậy cảm với chúng không. Về âm thanh, tôi thấy có bé đeo hai ống chắn âm thanh bé xíu (loại ngừoi ta đeo khi đi máy bay), nhưng chị cẩn thận đừng để cháu nhét sâu vào bên trong.

Khi cháu sờ và cào vú bà, ba mẹ, chị tìm xem có gì có bề mặt cảm xúc giống như vậy không. Tôi có em bệnh nhân thích sờ tóc. Mỗi lần ngủ với con thì mẹ của bé tóc tai dựng đứng. Chị ấy mua cây bông đánh phấn. Một tuần sau, tóc chị lúc nào cũng đẹp!!!

KHẢ NĂNG BÀY TỎ NGÔN NGỮ: Bé gái năm tuổi thường thì nói nhiều hơn 3 chữ. Chúng tôi cũng vẫn cần phần thẩm định để có lời cố vấn chính xác với trình độ của cháu. Cho thời gian hiện tại, chị cứ tiếp tục hỏi chuyện cháu, gợi cho cháu nói bằng cách làm mẫu câu cho cháu. Hãy hỏi những câu trực tiếp và đơn giản (cái gì, ai, ở đâu) và tránh câu phức tạp (tại sao, làm thế nào). Câu hỏi có/không lẽ ra là câu hỏi dễ nhưng lại chính là loại câu dễ gây chia trí và nên tránh. Hãy cho cháu thời gian để suy nghĩ và trả lời. Cứ nhìn vào mắt cháu để cháu hiểu rằng chị chờ đợi, và cũng để làm mẫu kỹ năng mắt nhìn mắt. Vì cháu có thể có khó khăn về tâm vận động, chị thử cầm tay cháu, sờ tay cháu những khi chị hỏi xem cháu có chú ý hơn không. Chị có thể dậy cháu những ý niệm đơn giản: to nhỏ, cao thấp, xa gần. Chị cũng có thể dậy cháu liệt kê: kể cho mẹ ba món ăn, ba loại nước uống, ba người trong nhà mình, ba bạn ở lớp...; và tổng hợp: trái táo, trái nho đều là trái cây, mắt và mũi đều ở trên mặt...

Khi dậy cháu, nếu cháu trả lời chưa đúng, chị vẫn phải khuyến khích cháu: "Con cố gắng vậy giỏi quá. Mẹ hỏi lại nhé..." Khi cháu nói đúng, chị vỗ tay, hôn, bóp tay bóp chân cho cháu (nếu chị đã thử mà thấy cháu thích)...

Tôi hy vọng chị có thể sử dụng một vài ý kiến của tôi cho cháu. Bức tranh về cháu chưa rõ ràng lắm, tôi không dám quyết đoán bất kỳ điều gì bất lợi cho cháu. Chúc chị thành công, và mong nghe chị kể về những thành công ấy. Chúc Sao Mai luôn dễ thương và sáng như vì sao mà cháu mang tên.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi Thanh Lan » T.Tư Tháng 2 11, 2009 7:19 am

Xin chào thạc sĩ Tường Anh,

Thật bất ngờ và vô cùng biết ơn vì nhận được phản hồi rất nhanh từ Thạc sĩ và ban chuyên gia TK.
Tôi sẽ cố gắng áp dụng một số phương pháp mà thạc sĩ đã hướng dẫn để giúp bé Sao Mai phát triển tốt hơn.
Về phần ngôn ngữ của bé, tôi xin lỗi là đã không nêu rõ, hiện nay, 5 tuổi và sau thời gian đi học tiếp xúc với bạn bè, bé đã nói được câu dài, tuy vẫn sắp xếp có phần hơi lộn xộn các vị trí trong câu.
Gần đây, bé lại thường hay nói leo, nghe ba mẹ nói chuyện với ai, bé hay lặp lại nguyên câu và có vẻ thích thú với trò này, đã có một chút suy luận trong giao tiếp. Tuy nhiên, vẫn nói nhiều câu sáo rỗng, không tập trung , dễ cáu giận và không thích trả lời các câu hỏi về các hoạt động trong lớp học. Bé nói và cười rất to tiếng, át cả các bạn trai, nhưng chủ yếu bắt chước, các bạn nói gì thì nói theo ấy.

Về vận động, bé thích thú với trò chơi xích đu, cầu tuột, bé đưa mình lên rất cao trong không trung mà không sợ té, thường hay mơ màng, nhắm mắt tự tận hưởng các thú vui của mình. Ở nhà, bé thích múa và xoay vòng theo nhạc, hay ngẫu hứng hát một mình thật to các bài hát từ phim hoạt hình hoặc quảng cáo. Tuy nhiên, đôi khi có yếu tố bất ngờ xảy ra, ví dụ bất ngờ hỏi bé một câu gì đó, bật TV, tằng hắng, bé giật mình và bỏ chạy, lính quýnh tay chân và vấp té. Có lần bé tự nói: con sợ bóng tối, con thích ánh sáng, con thích hoa và bướm, mặc dù thấy bướm vẫn còn sợ. Bé kém các kỹ năng sử dụng tay như: vẽ, tô màu, cầm muỗng, đũa ... và có vẻ không thích thú các hoạt động này, rất mau chán.

Về giao tiếp với thế giới xung quanh, tuy vẫn còn sợ ruồi, muỗi, vết đen nhỏ trên sàn nhà ..., nhưng bé đã dám đút thức ăn cho voi, cho dê, hà mã ... ở sở thú.
Trong lớp, bé có thể kể hết tên của khoảng 15 bạn, cô giáo, kể một vài hoạt động trong lớp, nhưng nếu hỏi nhiều, bé sẽ bực mình hoặc lái sang một vấn đề khác.
Ở nhà đã ngoan hơn, ý thức được lời dạy của ba mẹ. Ba bé thường bảo: ba cho con xem TV 1 tiếng thôi. Đúng 1 tiếng, tôi tắt TV, bé đồng ý và không la hét như trước đây nữa.
Nhìn chung về mọi mặt, bé có tiến triển theo thời gian, nhưng thường chậm hơn các bạn bình thường khoảng 1 năm.
Hiện tại, trong trường, bé và một số bé có vấn đề khác được một cô giáo hướng dẫn 1 tuần khoảng 1-2 buổi theo giáo trình đặc biệt để phát triển một số kỹ năng khiếm khuyết của mình (được gần 1 tháng rồi)

Ngoài các phương pháp được thạc sĩ hướng dẫn, tôi không biết mình có cần làm thêm gì cho bé nữa không?
Nếu có thông tin nơi nào ở TP.HCM có thể kiểm tra cho bé để có thể chuẩn đoán bệnh chính xác hơn, rất mong thạc sĩ và các chuyên gia hướng dẫn dùm.


Xin chân thành cảm ơn.

Lan - mẹ bé Sao Mai
Thanh Lan
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 8:31 pm

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 2 11, 2009 10:05 am

Phần trả lời từ chuyên gia Cùng Nhau Vượt Khó

Chào Thanh Lan,

Nếu Thanh Lan có thể sử dụng một vài điều trong sô 1những gì tôi gợi ý, tôi hy vọng chúng có thể giúp cháu. Khi huấn luyện một kỹ năng, Thanh Lan kiên nhẫn tiếp tục cho đến khi Sao Mai thành thục kỹ năng ấy rồi hãy chuyển tiếp bước cao hơn. Thanh Lan cũng nên quay trở lại ôn luyện cho cháu những gì đã dậy nhé.

Gần đây, bé lại thường hay nói leo, nghe ba mẹ nói chuyện với ai, bé hay lặp lại nguyên câu và có vẻ thích thú với trò này.
Bé nói và cười rất to tiếng, át cả các bạn trai, nhưng chủ yếu bắt chước, các bạn nói gì thì nói theo ấy


Echolalia, thói quen lập lại những gì nghe thấy, là điều thường thấy nơi trẻ TK. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp mà các bé có rối loạn khả năng bày tỏ ngôn ngữ thực hiện với hai mục đích: 1) để học ngôn ngữ, 2) để hòa mình vào với môi trường. ThanhLan cũng biết là trẻ con hay nói những câu mà người lớn đã nói, đấy là vì bé đã nghe thấy, đã để ý xem câu nói này được dùng trong tình thế nào, và rồi bé đem ra thực tập. Về mục đích hòa mình với môi trường, tôi nhớ ngày xưa ngồi vào lớp học mà người ta nói toàn tiếng Anh, tôi không hiểu nhiều nhưng khi mọi người cười thì tôi cũng cười theo để không ai biết là tôi không hiểu. Có thể Sao Mai cũng đang bù đắp cho yếu điểm của mình: bé bắt chước nói cười như bạn, thậm chí bé nói cười còn to hơn để được bạn nhận ra tiếng của mình.

đôi khi có yếu tố bất ngờ xảy ra, ví dụ bất ngờ hỏi bé một câu gì đó, bật TV, tằng hắng, bé giật mình và bỏ chạy, lính quýnh tay chân và vấp té.


Tôi có em bệnh nhân Tourette cũng hay giật mình. Khi họp hội chẩn, tôi thấy bác sĩ thần kinh nhi của em cho biết giác quan nhận kích thích từ môi trường của em rất nhậy. Mẹ em thì bảo em "yếu bóng vía". Em này lúc ấy đã 14 tuổi, nhưng khi bạn hét lên té xuống, té xuống thì em té theo (dù ngay sau đó đứng lên và trách bạn). Tôi sẽ tìm thêm tài liệu về TICS đăng tải để Thanh Lan tham khảo nhé.

bé đã nói được câu dài, tuy vẫn sắp xếp có phần hơi lộn xộn các vị trí trong câu.
vẫn nói nhiều câu sáo rỗng, không tập trung , dễ cáu giận và không thích trả lời các câu hỏi về các hoạt động trong lớp học
bé có thể kể hết tên của khoảng 15 bạn, cô giáo, kể một vài hoạt động trong lớp, nhưng nếu hỏi nhiều, bé sẽ bực mình hoặc lái sang một vấn đề khác.


Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đôi khi cũng yếu về trí nhớ. Có vẻ như Sao Mai có thể ghi nhớ một sự kiện và con người trong môi trường của bé. Chúc mừng Sao Mai. Câu sắp xếp lộn xộn là vì khả năng nắm bắt văn phạm chưa vững. Chị cứ để cháu nói hết câu, rồi sửa lại câu cho cháu. Mới đầu chị chỉ cần sửa lại mà cháu không cần nhắc lại (mình làm mẫu và chờ cháu thẩm thấu). Khi cháu nói điều gì sáo rỗng, chị bắt lấy thông tin mà hỏi thêm để đưa thành điều có nghĩa. Đừng làm lơ hay bảo cháu im. Thí dụ: nếu bỗng dưng bé nói đến con ngỗng, chị có thể hỏi "ngỗng thường ở đâu con nhỉ? Mình sẽ đi xem ngỗng, nhưng xem ở đâu? Đố con có ngỗng màu đỏ bao giờ không? Con ăn trứng ngỗng bao giờ chưa?" (Hỏi từng câu một Thanh Lan nhé). Khi cháu ngại trả lời câu hỏi, biết đâu cháu đang làm điều mà bé 5, 6 tuổi hay làm: con không muốn phải báo cáo về tình hình trong lớp mỗi ngày vì con đã lớn rồi. Nói nôm na là các bé đang bắt đầu làm xếp cho môi trường riêng, nên biết quyết định nói cái này, không nói cái kia, biết giữ bí mật... Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng Sao Mai chưa diễn tả rành rẽ nên ngại trả lời. Chị thử hỏi những chuyện khác thay vì chuyện trong lớp xem sao. Chị cũng có thể mua truyện nhi đồng, loại có tranh vẽ hấp dẫn và ít chi tiết. Chị đọc rồi hỏi lại nội dung truyện, kết cấu truyện... Nếu Thanh Lan thiết lập một hệ thống khen thưởng hấp dẫn, chắc Sao Mai sẽ cộng tác. Theo tôi, câu hỏi ở đây là để giúp cháu nhớ và suy luận, không phải chỉ nhớ như nhớ thuộc lòng.

Hiện tại, trong trường, bé và một số bé có vấn đề khác được một cô giáo hướng dẫn 1 tuần khoảng 1-2 buổi theo giáo trình đặc biệt để phát triển một số kỹ năng khiếm khuyết của mình (được gần 1 tháng rồi)


Vậy là Sao Mai may mắn rồi. Chị có thể cùng với cô giáo tìm ra những gì cần phải huấn luyện ở lúc này. Theo tôi, cháu cần về diễn tả tư tưởng, hành vi, tập trung chú ý, điều hòa cảm giác, vận động thô, vận động tinh. Điều tế nhị là phải có phương án khôn ngoan để bắt đầu từ đúng mức cháu cần, không quá nhiều mục tiêu, sử dụng được ưu điểm để khích lệ cháu thăng tiến yếu điểm.

nơi nào ở TP.HCM có thể kiểm tra cho bé để có thể chuẩn đoán bệnh chính xác hơn

Chẩn đoán là cần thiết lắm, Thanh Lan liên hệ với chị Xuyến, giám đốc dự án Cùng Nhau Vượt Khó nhé. Chị ấy biết một số địa điểm tại Saigon.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi Thanh Lan » T.Tư Tháng 2 11, 2009 5:06 pm

Vâng, cám ơn chị Tường Anh rất nhiều.
Rất mong cũng sẽ tiếp tục được lắng nghe những lời chia sẽ, hướng dẫn rất tận tình của chị trong thời gian gần đây khi bé Sao Mai có sự tiến bộ rõ nét.

Cũng rất mong chị Kim Xuyến có thể chia sẽ thông tin về nơi khám chuẩn đoán bệnh cho bé tại TP. HCM.

Chúc các anh chị, các chuyên gia trong chương trình Cùng Nhau Vượt Khó thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc.

Thân ái,

Thanh Lan
Thanh Lan
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 8:31 pm

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Tư Tháng 2 11, 2009 5:42 pm

Cũng rất mong chị Kim Xuyến có thể chia sẽ thông tin về nơi khám chuẩn đoán bệnh cho bé tại TP. HCM.


Có bạn nào o+? TP HCM có thể chỉ cho chị Thanh Lan được không? Các thành viên trả lời thì sẽ hay và tế nhị hơn là để cho Xuyến làm chuyện đó.

Cảm ơn
Xuyến
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi MEMITMUOP » T.Hai Tháng 10 19, 2009 1:27 am

Tôi là thành viên moi cua dien dan. Con gai toi nam nay 10 tuoi, chau bi nac cut da 7 tuan roi, bay gio bs cung chua tim ra nguyen nhan (da loai tru nguyen nhan benh trao nguoc da day gay nac cut). Khi ngu chau khong nac nhung khi an, uong hoac sau khi an, uong xong la chau nac nhieu. Khi khong an, uong thi chau co nac nhung it hon. Tieng nac cua chau rat la to. Toi co doc mot bai bao co noi co mot co be o ben My cung bi nac cut 5 tuan va cuoi cung bs chuyen ve than kinh ket luan co be bi hien tuong tourette. Mong dien dan gioi thieu cho toi noi nao o T.P HCM co the kham va xac dinh co phai con toi bi hoi chung tourette hay khong.

Rat mong hoi am tu tat ca cac thanh vien.

Xin cam on.

MEMITMUOP
Email: maithuthuy74@gmail.com
MEMITMUOP
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 10 19, 2009 1:12 am

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 10 19, 2009 11:25 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Tôi là thành viên moi cua dien dan. Con gai toi nam nay 10 tuoi, chau bi nac cut da 7 tuan roi, bay gio bs cung chua tim ra nguyen nhan (da loai tru nguyen nhan benh trao nguoc da day gay nac cut). Khi ngu chau khong nac nhung khi an, uong hoac sau khi an, uong xong la chau nac nhieu. Khi khong an, uong thi chau co nac nhung it hon. Tieng nac cua chau rat la to. Toi co doc mot bai bao co noi co mot co be o ben My cung bi nac cut 5 tuan va cuoi cung bs chuyen ve than kinh ket luan co be bi hien tuong tourette. Mong dien dan gioi thieu cho toi noi nao o T.P HCM co the kham va xac dinh co phai con toi bi hoi chung tourette hay khong.


Chào mừng bạn tham gia diễn đàn. Để chẩn đoán Tourrette, bạn cần có nhóm bác sĩ Nhi, Phân Tâm, và đôi khi cả thần kinh. Bác sĩ phân tâm thì tại Việt Nam chỉ có bà Bích tại SAigon. Nhi và Thần Kinh thì nhiều, bạn thử dò lại xem nơi bạn ở có những vị nào kinh nghiệm về rối loạn này.

Khi bạn đưa đi bác sĩ, các bác sĩ có đề nghị phương cách nào để giảm nấc cụt không? Họ có nói gì đến Tourrette không?

Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi khueanh » T.Năm Tháng 12 10, 2009 3:45 am

Về bác sĩ Nội Thần kinh, các anh chị có thể đưa cháu đến gặp bác sĩ Lê MInh, giảng viên đại học Y dược TPHCM. Ông chuyên điều trị những dạng rối loạn vận động như tics, dystonia,... nên có thể giúp định bệnh các rối loạn này, có cả hội chứng Tourette. Địa chỉ PM: 7A Đặng Tất, quận 1.
khueanh
 
Bài viết: 133
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 11 26, 2009 6:23 am

Re: Hội chứng Tourette

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 12 11, 2009 8:56 pm

Cám ơn bạn KhueAnh nhiều lắm . Có lẽ các phụ huynh, ít nhất trong Saigon, có thể nhờ bạn mà biết nhiều các bác sĩ chuyên khoa. Răng sĩ, mắt sĩ ... đều cần lắm bạn ạ, vì mấy bé của chúng mình cần được làm quen với phòng mạch, cần các vị kiên nhẫn, rộng lượng ...
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Trang kế tiếp

Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.285 khách.

cron