Chào bạn,
Rất mong sự giúp đỡ của các bạn liệu cháu Minh nhà mình có mắc bệnh tự kỷ không và biện pháp chữa trị thế nào.
Qua mô tả, CCM không thể đưa ra chẩn đoán "có tự kỷ hay không". Chỉ có bác sĩ nhi khoa hay psychiatrist gặp trực tiếp mới có thể làm điều này cho bạn. Tôi đứng đầu nhóm chuyên gia, có thể giúp bạn thấy đâu là điểm yếu của bé, và tìm cách hỗ trợ. Những khó khăn của bé như bạn mô tả là dạng rối loạn, khong phải bệnh, nên không có cách chữa trị mà có những lối hỗ trợ.
Năm nay cháu 5 tuổi nhưng cháu không để ý gì đến những việc xảy ra xung quanh, cháu giao tiếp kém,
nhiều lúc không để ý đến câu hỏi người khác, cháu nói câu cú không rõ ràng (lộn xộn), cháu chưa nhận biết được thời gian
như ( sáng, trưa, chiều, tối, ban ngày hay ban đêm, thứ mấy trong tuần), cháu hay lặp lại câu hỏi của người hỏi,
khi không đồng ý việc gì thì cháu hay hét to ( chẳng hạn mẹ bảo đi rửa tay cháu không thích nó hét "không" ),
cháu thích đọc báo nhất là nhìn hình quảng cáo trên báo, hay quay tròn những vật, ít chơi với bạn.
1. Không chú ý đến câu hỏi của người khác: Bạn có thể giúp con bằng cách gợi chú ý của con trước khi hỏi. Ngồi ở xa, gọi tên, rồi hỏi... không có hiệu quả. Bạn nên đến sát bên con, tìm ánh mắt của con, giúp con nhìn mình khi hỏi.
2. Câu lộn xộn: tôi đoán là ngữ pháp không chuẩn. Chủ từ, tính từ chạy sai chỗ. Bạn nên giúp con nói lại cho đúng bằng những câu hỏi "ai, làm gì.." để lấy mẫu chủ từ + động từ. Bạn có thể tìm một s ốhình ảnh đơn giản, rồi làm các thẻ màu: Ai, Làm Gì, Ở đâu. Bạn dậy cho con mô tả hình ấy theo mẫu câu chuẩn bằng các thẻ màu.
3. Nhận biết thời gian: Bạn có thể dùng lịch để dậy ngày tháng, thứ... Về đêm và ngày, bạn chụp hình sáng và tối để dậy cho con. Bạn nên sắp xếp một số công việc lập đi lập lại của gia đình kèm vào các ngày trong tuần, sáng, tối để con hình dung ra.
4. Lập lại câu hỏi: Có thể có hai lý do. Có thể M lập lại câu hỏi do không hiểu và cần thời gian suy nghĩ. Có thể M lập lại lời nói (dạng echolalia). Ở đây bạn bảo M chỉ lập lại câu hỏi nên tôi đoán là M lập lại vì không hiểu. Bạn nên giúp con hiểu bạn hỏi điều gì, và đừng hỏi những câu quá sức hiểu của con.
5. Hét to khi không đồng ý: Hành vi này là không chấp nhận được theo lễ giáo. Vì thế bạn có thể có những hình thức phạt mà gia đình bạn đồng thuận. Chúng tôi thì thường làm lơ ngay khi trẻ cao giọng, to giọng.
6. ?Thícn nhìn hình/báo quảng cáo: BẠn có thể biến sở thích này của M từ việc M tự tìm đọc sang việc M ngoan thì được đọc. Như vậy bạn giới hạn được thời gian M đọc vô bổ, và lại khuyến khích được M thực hiện những việc cha mẹ yêu cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt những mẫu quảng cáo ấy làm bài học cho Minh, thí dụ học mô tả, học gọi tên sự vật, học chức năng sự vật...
7. Quay tròn: cũng tương tự như báo/hình, bạn có thể biến chúng làmn phần thưởng. Theo tôi thì bạn không nên có kế hoạch để "triệt" sở thích này.
8. Không chơi với bạn bè: Bạn nên tìm những trò chơi hấp dẫn, và mời bạn sang chơi với M. M cần có người lớn hỗ trợ và điều hợp để M biết luật chơi, biết chờ đến lượt, biết điều đình với bạn thay vì chỉ theo ý mình.
Bạn nghiên cứu rồi áp dụng những gì bạn thấy thích hợp, rồi quay lại cho mình biết xem "chiến sự" đến đâu nhé.