Không ngôn ngữ, biết thể hiện cảm xúc

Không ngôn ngữ, biết thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 9 23, 2012 12:47 am

Email của phụ huynh gửi . Tên trường và tên cá nhân đã được xóa . Mình đăng và trả lời tại diễn đàn để các PH khác tham khảo

Mình là xxx, lâu rồi không vào diễn đàn để trao đổi. Bé xxx giờ đã 7 tuổi 4 tháng, hiện bé đang theo học trường xxx của Bác Sĩ xxx.

...có khi mình quá tập trung vào phần ngôn ngữ nên mình đôi khi thấy nản, vì nhìn bé ( cao 1m3 nặng 34kg) mà vẫn y như đứa bé 3 tuổi ( vì ngôn ngữ vẫn là chữ "m"), cảm xúc của bé thì rõ rệt lắm ( vui buồn đều thể hiện được tốt và đúng thời điểm). Dạo này mình lại hay nóng tính và khó kiểm soát cơn nóng giận của mình, mình không biết làm sao để khắc phục Mẹ và dạy tốt cho con. Mong concuame sớm hồi âm cho mình. Xin cảm ơn! Chúc concuame nhiều sức khoẻ và nhiều thông tin bổ ích cho mọi người.


Trả lời:

vì ngôn ngữ vẫn là chữ "m"

Đây là phụ âm căn bản nhất, vậy ít ra bé cũng nên ráp được phụ âm này với các nguyên âm khác. Bạn nên hỏi bên trường là các phụ âm căn bản khác mà bé cần học là gì, bé đã đươc dạy chưa và nếu có thì bị khó khăn gì .

vui buồn đều thể hiện được tốt và đúng thời điểm

Vậy hiện tại, bé thể hiện bằng cách nào ? Cách thể hiện là cầu nối rất tốt cho ngôn ngữ diễn đạt . Trong trường hợp bé không có ngôn ngữ nói, nên có phương án B để dạy cho bé cách thể hiện, giao tiếp ... Bạn có biết phương án B là gì chưa ?

mình lại hay nóng tính và khó kiểm soát cơn nóng giận của mình

Có vẻ như bạn bực bội vì cảm thấy bế tắc . Bế tắc thì ai cũng sẽ đụng phải khi can thiệp, nhưng nếu bạn có trong tay nhiều mục tiêu khác nhau thì bạn sẽ biết khi nào cần buông mục tiêu này, dạy mục tiêu kia, khi nào tiến hay lùi . Nếu không có trong tay các mục tiêu để lựa chọn, cân nhắc mà chỉ có 1 số mục tiêu ngắn hạn, việc bế tắc sẽ trầm trọng hơn . Bạn nên lập các mục tiêu phụ, và khi mục tiêu chính bị bế tắc, ngoài việc tìm hiểu tại sao, bạn xoay qua dạy các mục tiêu phụ có tính hỗ trợ . Nói theo ABA thì bạn cần biết lúc nào phải lùi lại dạy các mục tiêu nhỏ hơn, rồi mới quành lại, ráp lại để vượt qua phần bị khựng .

Chúc bạn may mắn . HÌnh ần cuối gặp bé đã là mấy năm rồi, có đúng là bé mặc đầm trắng tới hôn tôi chào để rời SG về ... không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Không ngôn ngữ, biết thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi mecuasu » CN Tháng 9 23, 2012 5:02 pm

Đúng rồi anh Phi. Cảm ơn vì trả lời của anh. Tôi cũng có liên hệ bên trường trao đổi việc can thiệp ngôn ngữ cho bé, nhưng các cô cũng nói do bé Su lớn quá nên cơ hàm có phần cứng lại và khó khăn trong phát âm. Dạo này bé đi ra đường thì hay hát các từ trong bài hát thay thế bằng: Mẹ mẹ, Ba á Ba á mà mà, ....và múa hát rất nhiệt tình. Ở nhà nhờ Mẹ cái gì Mẹ cũng yêu cầu nói mà Bé không chịu nói, chỉ khi đi xe ngồi sau Mẹ mới nói chuyện hoặc hát hò.
Có khi áp lực về ngôn ngữ làm tôi mất kiểm soát về nóng giận. Tôi hy vọng thời gian tới CCM có thể mở khoá tập huấn xuyên suốt cho phụ huynh để phụ huynh biết cách kiểm soát stress và biết cách làm cô giáo của con khi ở nhà. Chân thành cảm ơn anh Phi và CCM. Cho tôi gửi lời chúc sức khoẻ đến toàn thể những anh chị đã xây dựng CCM như ngày hôm nay.
Mẹ của Su
mecuasu
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 17, 2009 5:03 pm

Re: Không ngôn ngữ, biết thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 9 23, 2012 6:58 pm

Đúng rồi anh Phi. Cảm ơn vì trả lời của anh. Tôi cũng có liên hệ bên trường trao đổi việc can thiệp ngôn ngữ cho bé, nhưng các cô cũng nói do bé Su lớn quá nên cơ hàm có phần cứng lại và khó khăn trong phát âm. Dạo này bé đi ra đường thì hay hát các từ trong bài hát thay thế bằng: Mẹ mẹ, Ba á Ba á mà mà, ....và múa hát rất nhiệt tình.


Các giáo viên giải thích là cơ hàm cứng làm phát âm các từ nào khó khăn, hay làm cho phát âm nói chung bị khó khăn? Nếu là phát âm nói chung thì mình thấy không hợp lý vì bé hát tốt mà.

Ở nhà nhờ Mẹ cái gì Mẹ cũng yêu cầu nói mà Bé không chịu nói, chỉ khi đi xe ngồi sau Mẹ mới nói chuyện hoặc hát hò.


Câu này nhiều phụ huynh hay hỏi. Bạn đặt mình vào vai bé xem: nếu chỉ 1 cái là người khác hiểu các mình muốn thì tại sao phải mất công nói? Đây không phải là lý do duy nhất, nhưng là lý do thường gặp phải. Tại trường hay tại nhà, bạn phải tạo những ngữ cảnh đê cho bé nhận ra và đảo ngược tình trạng ở trên, tức là nói ra thì người khác hiểu mình ngay, còn không nói thì không ai hiểu gì cả. Cái khó là bạn phải tạo ngữ cảnh sao cho bé tưởng là như vậy, chứ nếu chỉ đơn thuần là bắt ép nói thì mới cho, thì bạn sè bị lấn sang bên hành vi.

Bạn cũng lưu ý là có 1 số bé sẽ không có ngôn ngữ, cho nên ngoài việc dạy ngôn ngữ nói cho bé, bạn / trường nên chuẩn bị phương án B. Nếu bé tiếp tục không có ngôn ngữ nói trong tương lai thì bé sẽ cần các kỹ năng gì. Mai mốt khi lớn bé sẽ sinh hoạt ra sao nếu không có ngôn ngữ nói, bé đi chợ ra sao, giao tiếp với người khác ra sao. Đừng can thiệp theo ý nghĩ là điều may mắn nhất sẽ xảy ra. Hy vọng điều tốt nhất và chuẩn bị cho điều xấu nhất, ý mình là vậy. Cái đó cần được thể hiện qua các mục tiêu can thiệp đường dài. Một điều bạn cần chú ý tới là bé sẽ đi vào tuổi thành niên, và bạn sẽ đụng phải các vấn đề về giới tính, về tâm lý giao động của trẻ ở khúc 1/2 lớn, 1/2 bé.

Về việc stress thì tôi hay nhắc là tập thể dục. Việc này tốt vì khi tập, cơ thể tạo ra các chất chống stress chứ không phải đơn thuần là tập thể dục làm mình tạm thời quên đi các vấn đề nhức đầu. Bạn bỏ ra bao nhiêu phút nào đó trong ngày để làm việc này, và tập thói quen là lúc đó bạn không nghĩ gì về vấn đề ngôn ngữ hay khó khăn gì của bé cả. Bạn cần có khối giờ riêng cho mình, nếu không thì bạn sẽ gục trong quãng đường dài đó. Phụ huynh tại Mỹ họ khỏe hơn phu huynh VN vì ít ra vào ban ngày, họ tin tưởng vào trường học, vào hệ thống can thiệp, cho nên họ yên tâm làm việc và sinh hoạt.

Tôi hy vọng thời gian tới CCM có thể mở khoá tập huấn xuyên suốt cho phụ huynh


Tôi có nhắc việc này với cô Xuyến, rằng ở VN có 1 số phụ huynh tự dạy con ở nhà . Cho nên có thể mở 1 khóa huấn luyện chỉ chú trọng thật cụ thể vào phạm trù dạy 1-1. Một lớp học như vậy có chừng 15 học viên, dựa vào các case study thực tế tại VN hay US thì rất đẹp.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Không ngôn ngữ, biết thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi bichchau » CN Tháng 9 23, 2012 9:05 pm

phi đã viết:Tại trường hay tại nhà, bạn phải tạo những ngữ cảnh đê cho bé nhận ra và đảo ngược tình trạng ở trên, tức là nói ra thì người khác hiểu mình ngay, còn không nói thì không ai hiểu gì cả. Cái khó là bạn phải tạo ngữ cảnh sao cho bé tưởng là như vậy, chứ nếu chỉ đơn thuần là bắt ép nói thì mới cho, thì bạn sè bị lấn sang bên hành vi.
.

Mình cũng đang bối rối vì dễ nhầm lẫn ở phần này, Phi có thể cho ví dụ "phải tạo ngữ cảnh sao cho bé tưởng là như vậy" . Thực sự phần này nói thì nghe đơn giản nhưng lại rất khó khi thực hiện vì mình hay làm theo bản năng tức thời và không kịp nghĩ ngay ra tình huống, ngữ cảnh để giải quyết với bé.
phi đã viết:Tôi có nhắc việc này với cô Xuyến, rằng ở VN có 1 số phụ huynh tự dạy con ở nhà . Cho nên có thể mở 1 khóa huấn luyện chỉ chú trọng thật cụ thể vào phạm trù dạy 1-1. Một lớp học như vậy có chừng 15 học viên, dựa vào các case study thực tế tại VN hay US thì rất đẹp.

Mình cũng mong điều này lắm.
bichchau
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 6 08, 2012 12:45 am

Re: Không ngôn ngữ, biết thể hiện cảm xúc

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 9 23, 2012 9:18 pm

Mình cũng đang bối rối vì dễ nhầm lẫn ở phần này, Phi có thể cho ví dụ "phải tạo ngữ cảnh sao cho bé tưởng là như vậy" .


Giả sử 1 bé luôn chỉ vào tủ lạnh đòi sữa và mẹ bắt nói "sữa" thì mới cho. Mẹ bắt nói "sữa", bé không chịu vì biết rằng mình chỉ vào tủ lạnh thì mẹ hiểu . Cho nên mẹ bắt chỉ thì bé đổ lì dẫn tới bùng nổ.

Giả sử bây giờ bé chỉ vào tủ lạnh, mẹ mở ra và nói "à, con muốn nước hả" và đưa nước cho bé . Bé lắc đầu . Mẹ hỏi "muốn mẹ lấy nước đá hả", lại không đúng ý bé . Lúc bé sắp bùng nổ vì tức tối thì ba xen vào nói "sữa". Mẹ quay qua nói "À, sữa hả ", rồi lấy ngay bình sữa đưa cho bé. Đó là tạo tình huống để bé thấy lợi điểm của ngôn ngữ, hay nói chính xác hơn là lợi thế của giao tiếp (communication) vì tình huống này có thể dùng để dạy các bé không có ngôn ngữ.

Để tạo các tình huống tương tự cho các lĩnh vực khác, mình cần nắm rõ hành vi của bé . Vì vậy rất khó cho mình đưa ra các ví dụ cụ thể khi phụ huynh hỏi trên diễn đàn, vì mình có biết các bé ra sao đâu.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.211 khách.

cron