Con trai 9 tuổi - cần điều trị thế nào?

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Con trai 9 tuổi - cần điều trị thế nào?

Gửi bàigửi bởi HuongLy » T.Ba Tháng 4 07, 2009 6:07 pm

Chào các anh chị chuyên gia trên diễn đàn!
Con trai tôi sinh năm 2000, năm nay cháu đang học lớp 3.
Khi cháu 3 tuổi, gia đình tôi đã phát hiện ở cháu một số dấu hiệu của bệnh tự kỷ: cháu chậm nói (2 tuổi mới bập bẹ gọi mẹ), cháu biết đọc khi 3,5 tuổi, thích các con số, đặc biệt quan tâm và yêu thích ôtô... Tuy nhiên cháu không thích giao tiếp, đi học không biết chơi với bạn, cô hỏi câu nào thì nhắc lại câu hỏi, không nhìn vào người nói chuyện,không hiểu những câu chuyện ngụ ngôn, hay sợ hãi v.v...
Với sự tích cực quan tâm dạy dỗ của cha mẹ và sự phối hợp tốt với các thầy cô giáo, tình trạng của cháu đã được cải thiện rất nhiều. Cháu học ngày càng khá hơn và giao tiếp nhiều hơn.
Tuy nhiên, hiêẹ nay so với các bạn thì cháu có một số điẻm đặc biệt. Đây là vấn đề mà chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của các chuyên gia trên diễn đàn này.
- Thứ nhất, về nhâạ thức, cháu rất thích đọc và say mê với kiến thức về ôtô (cháu biết rõ về thương hiệu, xuất xứ, đặc tính kỹ thuật, lịch sử... của khoảng 500-700 xe) và gặp ai cháu cũng nói chuyện về ôtô. Cháu đọc sách, vào mạng tra cứu thông tin nhiều và lưu giữ kiến thức tìm hiểu được một cách máy móc.
- Thứ hai, về hành vi, cháu rất chậm chạp, ít vận động, phản xạ kém, hay bị ngã.
- Thứ ba, về quan hệ với bạn bè, cháu chỉ chơi với rất ít bạn (mặc dù rất thích có bạn). Các bạn không thích chơi với cháu vì cháu chậm chạp, thường nói những câu chuyện không ăn nhập gì với bối cảnh.
- Thứ tư, về ngôn ngữ, cháu hay nói lắp, thỉnh thoảng tức giận với sự trêu chọc của các bạn trong lớp, cháu thường nói những câu như "tao giết mày", "nhà ngươi sẽ phải trả giá"... làm các bạn rất bât bình. Cháu học khá tiếng Anh song nói tiếng Việt bằng ngôn ngữ của văn viết.
Với những biểu hiện trên, chúng tôi mong muón các chuyên gia xác định mức độ tự kỷ của con trai tôi và đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng trên của cháu.
Cháu rất ham hiều biết và có khả năng lưu giữ tốt các thông tin mà cháu quan tâm. Tôi có nên cho cháu sử dụng máy tính không, việc sử dụng máy tính có làm cháu hạn chế phát triển ngôn ngữ và ít giao tiếp tính cảm với mọi người không?
Chân thành cảm ơn ý kiến của các chuyên gia và các bạn trên diễn đàn!
HuongLy
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 4 07, 2009 5:39 pm

Re: Con trai 9 tuổi - cần điều trị thế nào?

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 4 07, 2009 9:31 pm

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

- Thứ nhất, về nhâạ thức, cháu rất thích đọc và say mê với kiến thức về ôtô (cháu biết rõ về thương hiệu, xuất xứ, đặc tính kỹ thuật, lịch sử... của khoảng 500-700 xe) và gặp ai cháu cũng nói chuyện về ôtô. Cháu đọc sách, vào mạng tra cứu thông tin nhiều và lưu giữ kiến thức tìm hiểu được một cách máy móc.
- Thứ hai, về hành vi, cháu rất chậm chạp, ít vận động, phản xạ kém, hay bị ngã.
- Thứ ba, về quan hệ với bạn bè, cháu chỉ chơi với rất ít bạn (mặc dù rất thích có bạn). Các bạn không thích chơi với cháu vì cháu chậm chạp, thường nói những câu chuyện không ăn nhập gì với bối cảnh.
- Thứ tư, về ngôn ngữ, cháu hay nói lắp, thỉnh thoảng tức giận với sự trêu chọc của các bạn trong lớp, cháu thường nói những câu như "tao giết mày", "nhà ngươi sẽ phải trả giá"... làm các bạn rất bât bình. Cháu học khá tiếng Anh song nói tiếng Việt bằng ngôn ngữ của văn viết.


Như vậy là cháu có khả năng đọc chữ, có trí nhớ đối với những thông tin có tính dữ kiện. Cháu có khó khăn khi chơi đùa vì có thể nổi giận khi bị trêu ghẹo. Cháu phát âm rõ dù hơi nói lắp. Cháu có khó khăn về vận động.

Về mức độ tự kỷ, tôi chưa thể nói chắc vì chưa được gặp cháu để khám thẩm định. Tôi dựa trên khả năng đọc và nói của cháu mà nghĩ rằng cháu ở dạng trung bình đến nhẹ. Có thể cháu ở vào dạng Asperger, tuy nhiên để biết thì tôi cần phải biết nhiều hơn về cháu.

Về biện pháp can thiệp, tôi nghĩ mình cần chú ý trên khả năng ngôn ngữ (từ vựng) và đọc hiểu đối với những bài đọc/truyện/sách có tính tiểu thuyết (vì hiện thì cháu có thể đọc hiểu những thông tin dữ kiện). Khả năng hiểu xúc cảm cũng là quan trọng. Khả năng giao tiếp và chơi đùa đang có yếu điểm, vì thế cũng nên được chú tâm. Về vận động, rõ ràng là cháu cần hỗ trợ.

Về đọc hiểu, chị thử theo dõi xem trong lớp trình độ cháu ra sao. Chị có thể sử dụng những bài đọc/truyện của học trình tại trường, hoặc mua cho cháu truyện sách ở ngoài. Chị chọn những truyện ngăn ngắn trước nhé. Chị cho cháu đọc, rồi cho cháu trả lời câu hỏi để đo độ hiểu biết của cháu. Những câu hỏi vì sao, làm thế nào là câu hỏi khó. Chị có thể hỗ trợ cháu bằng cách nhắc câu, nhắc ý lúc đầu.

Về xúc cảm, chị thử xem trình độ cháu đang ở đâu rồi cho tôi biết nhé.

Về giao tiếp, chị dậy cháu một số câu mẫu để cháu trả lời khi nào bị bạn chọc ghẹo. Chị thử thảo luận với cô giáo xem có cách nào giới hạn những lần cháu bị chọc ghẹo không. Khi không tránh khỏi, cháu cần biết cách trả lời thay vì nói "tao giết mày" hay "nhà ngươi sẽ phải trả giá". Cháu có thể nói: "Bạn không nên nói thế" hay "Tôi yêu cầu bạn ngưng ngay thái độ ấy"... Chị cùng cháu chọn một vài trò chơi mà cháu thích, rồi tập cho cháu cách mời bạn cùng chơi. Những kỹ năng này học qua việc nghe mẹ giải thích thì khó, nhưng cháu có thể học dễ hơn nếu chị đóng vai bạn của cháu, rồi trò chuyện qua lại với nhau.

Về vận động, tôi thấy chị mô tả vận động thô. Vậy cháu có khó khăn khi cắt kéo, cầm bút... không? Chị cho tôi biết nhé. Về vận động thô, chị cũng chưa nói nhiều nên tôi khó hỗ trợ. Cháu phản xạ kém là sao? Hay té ngã vào những lúc nào, đang đứng, đi, chạy, hay đang ngồi mà té?

Bên Nguồn liệu và bài vở có nhiều thông tin khá hữu ích. Chị đọc và tìm vài gợi ý chị nhé.

Chào mừng chị đến với Con Của Mẹ. Hy vọng chúng tôi có thể hỗ trợ chị và cháu. Mong tin.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai 9 tuổi - cần điều trị thế nào?

Gửi bàigửi bởi HuongLy » T.Năm Tháng 4 09, 2009 1:15 am

Chào chị!
Xin chân thành cảm ơn chị rất nhiều!
Tôi sẽ dành thời gian để đọc các thông tin khoa học về bệnh TK trên concuame.com và tiếp tục xin ý kiến chị với các vấn đề của cháu hiện nay.
* Đúng là hiện nay cháu đang gặp vướng mắc trong giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi:
- Về giao tiếp, cháu ít bạn, không hòa đồng, thích chơi một mình hoặc đọc sách báo ở bất kỳ nơi nào. Các câu chuyện mà cháu muốn bày tỏ thì chỉ có bố mẹ lắng nghe, các bạn không thích và đôi khi cho cháu là "ngớ ngẩn".
- Về ngôn ngữ, cháu vẫn nói lắp nhiều và khó diễn đạt ý.
- Về hành vi cháu khá vụng về, chậm chạp: viết chậm, mực lem nhem, chưa thạo cầm đũa, không biết cầm kéo, hay làm đổ vỡ, không nâng được vật nặng... Cháu cần có mẹ nhắc nhở và giúp đỡ khi vệ sinh cá nhân. Cháu mới biết đi xe đạp hai bánh.
* Một số đặc điểm về xúc cảm tình cảm:
- Cháu đã biết quan tâm hơn đến mọi người trong gia đình nhơ hỏi han mẹ khi ốm, chuyện trò với em... Tuy nhiên cháu không biết hành động để giúp đỡ người khác (ví dụ có lần tôi giả vờ đau bụng nhờ cháu lấy thuốc, cháu đã rất dửng dưng quay đi).
- Cháu rất hiền nên bị các bạn bắt nạt, em trai cũng bắt nạt. Cháu hiếm khi giận dữ ai.
- Cháu hay sợ hãi, rất nhạy cảm với các chuyện buồn (khi cháu 6 tuổi, tôi kể cho cháu nghe chuyện "Cô bé bán diêm" cháu đã khóc hàng giờ), cháu xem phim buồn là khóc...
* Khả năng độc lập, tự giác của cháu rất kém, luôn cần có mẹ chỉ bảo, hướng dẫn, giải thích...nhưng lại khá máy móc, thiếu linh hoạt.
Cháu không hề có sự thiếu hụt tình cảm trong gia đình hay sự chăm sóc từ cha mẹ, bởi gia đình chúng tôi luôn chăm lo cả về đời sống tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên. Chúng tôi đều là trí thức, có thu nhập tốt và khá thành đạt. Tôi luôn trăn trở rằng mình còn có thể làm gì hơn nữa để giúp cháu và luôn hy vọng cháu sẽ tiến bộ.
Mong nhận được những lời tư vấn từ các anh/chị. Một lần nữa xin cảm ơn rất nhiều!
HuongLy
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 4 07, 2009 5:39 pm

Re: Con trai 9 tuổi - cần điều trị thế nào?

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 4 09, 2009 8:17 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Đúng là hiện nay cháu đang gặp vướng mắc trong giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi:
- Về giao tiếp, cháu ít bạn, không hòa đồng, thích chơi một mình hoặc đọc sách báo ở bất kỳ nơi nào. Các câu chuyện mà cháu muốn bày tỏ thì chỉ có bố mẹ lắng nghe, các bạn không thích và đôi khi cho cháu là "ngớ ngẩn".
- Về ngôn ngữ, cháu vẫn nói lắp nhiều và khó diễn đạt ý.
- Về hành vi cháu khá vụng về, chậm chạp: viết chậm, mực lem nhem, chưa thạo cầm đũa, không biết cầm kéo, hay làm đổ vỡ, không nâng được vật nặng... Cháu cần có mẹ nhắc nhở và giúp đỡ khi vệ sinh cá nhân. Cháu mới biết đi xe đạp hai bánh.
* Một số đặc điểm về xúc cảm tình cảm:
- Cháu đã biết quan tâm hơn đến mọi người trong gia đình nhơ hỏi han mẹ khi ốm, chuyện trò với em... Tuy nhiên cháu không biết hành động để giúp đỡ người khác (ví dụ có lần tôi giả vờ đau bụng nhờ cháu lấy thuốc, cháu đã rất dửng dưng quay đi).
- Cháu rất hiền nên bị các bạn bắt nạt, em trai cũng bắt nạt. Cháu hiếm khi giận dữ ai.
- Cháu hay sợ hãi, rất nhạy cảm với các chuyện buồn (khi cháu 6 tuổi, tôi kể cho cháu nghe chuyện "Cô bé bán diêm" cháu đã khóc hàng giờ), cháu xem phim buồn là khóc...
* Khả năng độc lập, tự giác của cháu rất kém, luôn cần có mẹ chỉ bảo, hướng dẫn, giải thích...nhưng lại khá máy móc, thiếu linh hoạt.
Cháu không hề có sự thiếu hụt tình cảm trong gia đình hay sự chăm sóc từ cha mẹ, bởi gia đình chúng tôi luôn chăm lo cả về đời sống tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên. Chúng tôi đều là trí thức, có thu nhập tốt và khá thành đạt. Tôi luôn trăn trở rằng mình còn có thể làm gì hơn nữa để giúp cháu và luôn hy vọng cháu sẽ tiến bộ.


Tôi có cảm giác rối loạn Asperger có thể là lý do của những yếu điểm nơi cháu, Hương Ly ạ. Mà tôi cũng nói với nhiều phụ huynh rằng cách nào đó, tên bệnh, tên rối loạn... nói cho cùng không phải là điều quan trọng nhất hay duy nhất. Biện pháp can thiệp chính đáng cần hơn.

Điều tốt là cháu không hay giận dữ, bùng nổ. Tại nhà, tình cảm đầy tràn nơi mọi thành viên sẽ là thí dụ điển hình mà cháu quan sát và học theo. Tôi rất tiếc là ở Việt Nam chưa có nhiều những sách truyện, computer programs để mình giúp cháu nghe và hiểu về xúc cảm, về thái độ thích ứng khi thấy người khác đau, buồn, vui... Chị có thể tự làm lấy những truyện ngắn rồi cho cháu học mẫu. Thí dụ: hôm ấy cô Mai đau đầu. Cô nằm từ sáng mà không ăn gì. Bé Ti con của cô đi học về thấy thế nên vào sờ đầu mẹ. Bé thấy mẹ nóng quá, bé lấy nước cho mẹ uống, rồi gọi điện thoại cho bố. Sau đó bé lấy thuốc cho mẹ, và nói: "Mẹ nghỉ nhé. Có con yêu mẹ lắm." Bé lấy tay xoa trán mẹ, rồi cầm tay mẹ xoa xoa mãi. Cô Mai mệt lắm nhưng vẫn nói: "Có bé Ti yêu mẹ, xoa mẹ, mẹ vui lắm."

Những câu chuyện như vậy là để dậy "kiến thức" cho bé: phải nói gì, làm gì khi người khác đau, buồn, vui... Rồi chị hỏi câu hỏi để bé trả lời. Bước kế tiếp là chị đóng vai đang buồn, và giúp cháu nói những lời thăm hỏi.

Về việc bị bắt nạt, chị bênh cháu nhé. Đừng để cháu ghi nhớ rằng "mình quái lạ nên người ta không thích mình, người ta ghét và ăn hiếp mình." Chị cũng chơi trò đóng vai mà dậy cháu tự bảo vệ mình. Tôi hay dậy cho bệnh nhân của tôi hiểu rằng các em có khác người khác thật, nhưng "khác" không có nghĩa là yếu hơn, dở hơn, tệ hơn, kỳ quái..., và người khác không có quyền đánh giá các em như thế.

Về ngôn ngữ, tôi đã hỏi chị: cháu nói lắp, hay chỉ đơn giản ngưng lại nhiều lần để nghĩ. Chị có thấy cháu ậm ừ thành tiếng khi nghĩ không? Cháu có lập lại từ trước để nghĩ ra từ sau không? Chị tả rõ hơn chị nhé. Khi khả năng diễn tả ngôn ngữ đang gặp trục trặc, bệnh nói lắp không phải người đồng hành tốt. Vì thế chúng ta cần biết ngay để can thiệp ngay.

Chúc chị có thêm nhiều ngày ấm cúng trong gia đình nhỏ đầy tình yêu nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Viên TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách.

cron