Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Gửi bàigửi bởi BeDoanh » T.Hai Tháng 4 06, 2009 10:17 pm

Kính gửi các Anh Chị Chuyên Gia,
Năm nay bé Doanh 4 tuổi vào ngày 1.4 vừa qua.
Doanh sinh bình thường, bé rất xinh, kháo khỉnh, nhanh nhẹn.

2 tháng tuổi Ba Mẹ đã gửi Bé Doanh đến nhà trẻ vì Ba Mẹ đều lo công việc làm ăn. Bé được gửi nhà trẻ từ sáng đến chiều mới đón Bé về. Đến 9 tháng tuổi Bé bắt đầu bập bẹ nói a, ê, ba. Nhưng rồi đến 11 tháng tuổi Bé im lặng luôn, bé không bập bẹ gì nữa, Ba Mẹ mới bắt đầu lo lắng cho bé Doanh. Mẹ đưa Bé đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm lý tai mũi họng. Ai cũng la Mẹ là bé không có bịnh gì, về đi. Từ từ rồi bé biết nghe, biết nói.

Từ 2 tuổi – đến 3 tuổi Mẹ đề nghị xin các Bác sĩ đo tai bé 3 lần. Có lần bị viêm tai giữa, Có lần tai phải điếc sâu, tai trái điếc nhẹ. Bắt đầu 2 tuổi bé đeo máy trợ thính. Khi bác sĩ đeo máy cho bé, bé rất khó chịu, bé hay đập bàn tay vào đầu. Bác sĩ nói tai bé nhạy quá! Bác sĩ đặt máy trợ thính tầng số nhỏ nhất, Bé đeo máy trợ thính lúc 2 tuổi đến 3 tuổi, bé chỉ đeo khi đi nhà trẻ, về nhà thì Ba Mẹ bỏ máy ra cho bé.

Nhận thức của bé rất tốt, bé rất nhanh, học bắt trước giống các Bạn khác, Bé gửi ở nhà trẻ bình thường nhưng bé ra dấu tay rất chuẩn giống như người câm điếc, chuyện gì bé cũng diễn tả rất tốt. khi bé muốn yêu cầu điều gì, hay muốn gì. Bé tự lo tự làm mọi việc giống như bao trẻ khác, khả năng nhìn & bắt trước rất tốt nhưng Bé không toàn không nghe, không nói.

Năm 2008 trên báo tuổi trẻ [ báo Sài Gòn] có một bác sĩ nói về “ sang chấn tâm lý”: khi bé bị bỏ rơi, nên bé tự hủy hoại 1 bộ cơ thể mình, để người khác quan tâm đến bé nhiều hơn.………Vậy từ lúc 2 tháng tuổi bé Doang đã gửi nhà trẻ, Ba Mẹ ít tiếp xúc với bé, rồi đến 11 tháng tuổi bé không còn ê, a, ba nữa. Em đọc trong bài viết của các Anh Chị chuyên gia dịch: Nguyên nhân gây khó khăn tiếng nói, bé Doanh có vướng trong nguyên nhân “ tâm lý/ bị bỏ rơi” không? Hay bị “ sang chấn tâm lý” không?

Tháng 3.2009’ Bé được học với Cô giáo dạy tự kỷ, sau 1 tháng Cô dạy bé, Cô nói bé không có bị tự kỷ, Bé càng ra rời chậm phát triển. Cô nhận xét bé: Doanh tiếp thu rất tốt, khả năng nhanh nhẹn, khi Cô dạy Bé, Cô nói Bé không nên đeo máy trợ thính để Cô test tai bé bằng tiếng còi xe hơi, [ còi xe hơi cắm bình điện], kèn thổi vì khi bấm kèn bấm còi đều bấm lén nên bé không biết là bé giật mình. Cô dạy giọng nói rất to, âm rõ nhưng Bé không nghe mà chỉ nhìn miệng Cô bung âm mà bé phát ra âm giống & gần giống, thường là hơi gió nhiều hơn là tiếng rõ.………Sau học 1 tháng với Cô giáo dạy tự kỷ, Bé Doanh bỏ được nhiều tính xấu, cào cấu, đập đầu, hay chạy ra đường. Cô dạy tất cả những động tác thô, động tác tinh rất nhanh mà bé vẫn bắt kịp làm theo rất tốt, ngay khi cả Cô đọc 1 chữ để bé nghe, Cô đọc nhiều lần, Bé bắt chước theo phát âm rất tốt nhưng toàn là âm gió, âm hơi. Vậy bé Doanh có cần đeo máy trợ thính khi học không?

Riêng ý kiến Cô giáo nói hãy khoang đeo máy, cho Cô 6 tháng dạy Doanh không đeo máy để tai Bé có tự phục hồi thính giác không? Vì Cô nói trong lúc dạy bé, bé có cảm nhận lúc nghe lúc không.
Thời gian từ 2t - 3t, Bé đeo máy trợ thính 1 năm, Bé không phát âm và không nghe được tiếng nói. Nhưng tiếng còi xe honda người đi đường bấm là làm Bé giật mình.
Bé bỏ đeo máy từ đầu năm 2009, đến tháng 3 _2009 là Bé học Cô, bé cũng chưa nghe được, nhưng nói thì khả năng bắt trước của Bé là có âm nhưng toàn là âm hơi gió.

Gia đình em rất mong các Anh Chị tư vấn để giúp bé trở về cuộc sống bình thường. vợ chồng Em đã bỏ mọi công việc làm ăn, em lên Sài gòn tìm được Cô dạy bé Doanh. Cô giáo rất có chuyên môn về dạy Bé Doanh rất giỏi nhưng khi nhận xét về Doanh thì Cô khẳng định Bé Doanh không liên quan tới tự kỷ, chậm phát triển thì gia đình em mong được ý kiến của các Anh Chị giúp bé Doanh để cô giáo có hướng dạy bé Doanh tốt hơn.

Em chân thành cảm ơn các Anh Chị.
Đinh Thanh Phong/Ba Bé Doanh
BeDoanh
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 4 04, 2009 3:17 am

Re: Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 4 07, 2009 10:24 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào mừng anh chị Phong và bé Doanh tham gia diễn đàn nhé.

Từ 2 tuổi – đến 3 tuổi Mẹ đề nghị xin các Bác sĩ đo tai bé 3 lần. Có lần bị viêm tai giữa, Có lần tai phải điếc sâu, tai trái điếc nhẹ. Bắt đầu 2 tuổi bé đeo máy trợ thính. Khi bác sĩ đeo máy cho bé, bé rất khó chịu, bé hay đập bàn tay vào đầu. Bác sĩ nói tai bé nhạy quá! Bác sĩ đặt máy trợ thính tầng số nhỏ nhất, Bé đeo máy trợ thính lúc 2 tuổi đến 3 tuổi, bé chỉ đeo khi đi nhà trẻ, về nhà thì Ba Mẹ bỏ máy ra cho bé.
Tháng 3.2009’ Bé được học với Cô giáo dạy tự kỷ, sau 1 tháng Cô dạy bé, Cô nói bé không có bị tự kỷ, Bé càng ra rời chậm phát triển. Cô nhận xét bé: Doanh tiếp thu rất tốt, khả năng nhanh nhẹn, khi Cô dạy Bé, Cô nói Bé không nên đeo máy trợ thính để Cô test tai bé bằng tiếng còi xe hơi, [ còi xe hơi cắm bình điện], kèn thổi vì khi bấm kèn bấm còi đều bấm lén nên bé không biết là bé giật mình. Cô dạy giọng nói rất to, âm rõ nhưng Bé không nghe mà chỉ nhìn miệng Cô bung âm mà bé phát ra âm giống & gần giống, thường là hơi gió nhiều hơn là tiếng rõ.
Riêng ý kiến Cô giáo nói hãy khoang đeo máy, cho Cô 6 tháng dạy Doanh không đeo máy để tai Bé có tự phục hồi thính giác không? Vì Cô nói trong lúc dạy bé, bé có cảm nhận lúc nghe lúc không.
Thời gian từ 2t - 3t, Bé đeo máy trợ thính 1 năm, Bé không phát âm và không nghe được tiếng nói. Nhưng tiếng còi xe honda người đi đường bấm là làm Bé giật mình.
Bé bỏ đeo máy từ đầu năm 2009, đến tháng 3 _2009 là Bé học Cô, bé cũng chưa nghe được, nhưng nói thì khả năng bắt trước của Bé là có âm nhưng toàn là âm hơi gió.


Thưa anh, về thính giác, tôi sẽ trả lời bằng chuyên môn, vì chúng tôi được huấn luyện chính thức về thính giác. Chính danh của học vị là chuyên viên ngôn ngữ và thính giác trị liệu (Speech, Language and Hearing Specialist).

Qua những mô tả của anh, tôi nghĩ là cháu có khiếm thính. Ở mức độ nào thì tôi không thể biết. Anh xem lại trên giấy tờ giùm tôi xem họ ghi độ khiếm thính ra sao, rồi cho tôi biết, anh nhé. Tôi chỉ có thể đoán là cháu không nghe ra tiếng chúng ta, nhưng tiếng còi hay tiếng kèn xe được phát ra ở âm độ và cao độ lớn (với mục đích làm người nghe cảnh tỉnh và chú ý) nên bé nghe thấy. Ngoài ra, một trong những dấu hiệu của trẻ khiếm thính là các em nhìn miệng người nói để đoán chữ. Đặc biệt, lối phát âm hơi gió nhiều hơn rõ âm chính là vì cháu khiếm thính.

Về lý do, anh có thể an tâm là cháu không tự hủy hoại mình vì ba mẹ đã đưa cháu vào nhà trẻ đâu. Tôi nghĩ rằng khoảng thời gian cháu thôi bập bẹ cũng là lúc cháu mất thính giác. Trẻ con phải nghe mới có thể nói.

Có điều anh cần nhớ: thính giác khó có thể phục hồi. Nếu khiếm thính xảy ra do các bé đang viêm tai, đây là khiếm thính tạm thời, thì khi hết viêm tai bé sẽ lại nghe rõ. Tuy nhiên, khiếm thính vĩnh viễn thì chỉ ở mức cũ hay tệ hơn mà không khá hơn dù có đeo hay không đeo máy trợ thính.

Máy trợ thính là cần thiết, thưa anh. Tuy nhiên, có những loại máy khiến trẻ nghe thấy tất cả mọi âm thanh thay vì chỉ tiếng cô giáo. Có lẽ anh có thể tưởng tượng ra là 1001 âm thanh chim chóc, tiếng chân, tiếng xe máy xe hơi, tiếng bạn khóc ở phòng bên... đồng loạt chen nhau vang lên thì khó chịu thế nào. Ở Mỹ chúng tôi có loại máy đeo thêm vào máy trợ thính, rồi vặn trợ thính nhỏ, và máy này thì nối (không giây) với một micrô mà cô giáo đeo khi giảng bài. Thế là mọi âm khác thì nhỏ, mà tiếng cô thì lớn hơn. Loại máy này tên là FM System. Tôi chỉ sợ bên ấy không có, và giá cũng khoảng 3 ngàn USD.

Vì máy trợ thính là cần thiết, anh nên trở lại gặp bác sĩ và tham khảo trước khi cho cháu thôi sử dụng. Có thể ngày trước cháu đeo máy nhưng không bắt chước để nói chính là vì cháu chưa ở tuổi sẵn sàng nói, và máy trợ thính không phải là lý do cản trở khả năng này. Riêng với cô giáo, anh xin cô đừng bấm còi hay kèn sát tai cháu nhé. Dù cháu nghe không nhậy, chúng ta cũng không đưa những âm thanh lớn vào bên tai cháu. Những âm thanh này sẽ làm hại dàn lông nhỏ xíu xiu trong tai cháu khiến thính giác trở thành tệ hơn.

Vậy tôi đề nghị anh đưa cháu đi bác sĩ về tai, xin ý kiến họ. Anh cũng cho tôi biết độ khiếm thính của cháu ở mỗi tai. Anh nên hỏi bác sĩ xem loại khiếm thị của cháu có sẽ tệ hơn không. Về ngôn ngữ, Ra dấu tay có thể là ngôn ngữ mà anh nên cho cháu bắt đầu sử dụng, dù rằng cạnh đó học phát âm cho chuẩn vẫn là mục tiêu chính.

Về tự kỷ, tôi không thấy anh mô tả gì nhiều về những biểu hiện tự kỷ ở cháu, ngoài cào cấu, đập đầu, chạy ra ngoài... Những bé có khó khăn về ngôn ngữ cũng có những biểu hiện như thế. Hy vọng là khi có thể diễn tả được ý nghĩ của mình, Doanh sẽ học được nhiều nhiều nhiều kiến thức, và nỗi bực tức kia sẽ hoàn toàn biến mất.

Mong tin anh và bé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Gửi bàigửi bởi BeDoanh » T.Tư Tháng 4 08, 2009 5:03 am

Ba Mẹ bé Doanh chân thành cảm ơn Chị Tường Anh.
Ngày mai, Mẹ sẽ đưa Bé Doanh lên trung tâm tai mũi họng đo lại thính giác.
Bé có mua 1 máy trợ thính của Đức mấy chục triệu đồng VN, Bs khám đo kết quả như thế nào sẽ cho Chị Tường Anh biết để nhờ Chị tư vấn tiếp cho bé Doanh trong thời gian tới. Bé sẽ đo tai và đeo máy trợ thính lại.

Chị Tường Anh mến,
Trung Tâm tai mũi họng, có cấy ốc tai, theo Chị có nên làm cho bé Doanh không? Khả năng có khả quan không? kết quả lâu dài như thế nào?
Thật sự, cấy ốc tai rất mắc, khoảng 300 triệu đồng VN = 16.500 dollas. Nguồn tài chính này cao quá so với gia đình khi muốn làm cho bé Doanh.
Rất mong được nghe ý kiến của Chị tư vấn.
Kính thư,
Đinh Thanh Phong.
BeDoanh
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 4 04, 2009 3:17 am

Re: Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 4 08, 2009 8:03 am

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Ngày mai, Mẹ sẽ đưa Bé Doanh lên trung tâm tai mũi họng đo lại thính giác.
Bé có mua 1 máy trợ thính của Đức mấy chục triệu đồng VN, Bs khám đo kết quả như thế nào sẽ cho Chị Tường Anh biết để nhờ Chị tư vấn tiếp cho bé Doanh trong thời gian tới. Bé sẽ đo tai và đeo máy trợ thính lại.


Hy vọng lời nhắn đến kịp anh trước khi chị đưa Doanh đi khám thính giác. Anh nhớ xin kết quả, nhưng cũng nhắc chị để ý xem họ đo thính giác thế nào, máy móc ra sao. Tôi mong được biết là các bác sĩ chỉ đo âm thanh "tút tút" hay sử dụng cả tiếng người lúc thử độ khiếm thính đấy mà. Như anh thấy, đôi khi "tút tút" như tiếng còi thì nghe tốt, mà tiếng người thì không.

Chị Tường Anh mến,
Trung Tâm tai mũi họng, có cấy ốc tai, theo Chị có nên làm cho bé Doanh không? Khả năng có khả quan không? kết quả lâu dài như thế nào?
Thật sự, cấy ốc tai rất mắc, khoảng 300 triệu đồng VN = 16.500 dollas. Nguồn tài chính này cao quá so với gia đình khi muốn làm cho bé Doanh.
Rất mong được nghe ý kiến của Chị tư vấn.


Thưa anh, đây là câu hỏi mà tôi cũng cần biết về mức khiếm thính cùng lý do mới có thể trả lời. Thông thường thì nếu bác sĩ bảo "CẦN" thì phải làm theo (nếu chẩn đoán chính xác). Trường hợp cha mẹ chọn "Không" là vì ngại phản ứng phụ, hoặc vì một lý do mà theo tôi hoàn toàn chính đáng: "không đủ khả năng tài chánh". Anh cũng nhắc chị hỏi bác sĩ xem có nên cấy ốc tai không, tại sao nên, sẽ giúp cho bé nghe khá hơn không, trong bao lâu, có phản ứng phụ gì không...

Mong tin bé Doanh.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Bé Chỉnh Thính Giác

Gửi bàigửi bởi BeDoanh » T.Năm Tháng 4 16, 2009 4:11 am

Mến gửi Chị Tường Anh,
Sau 1 tuần, Mẹ đưa Bé Doanh để chỉnh tai tai BV TMH, kết quả chưa được hoàn chỉnh. Bs Tai nói Bé phải đến BV 3, 4 lần nữa nhưng Mẹ xin kết quả đo tai, Bác sĩ không cho, thật buồn Mẹ nói mấy BS cũng không cho kết quả, cách làm quan liêu ở VN là vậy đó! Trong khi Mẹ xin kết quả đo tai Bé không cho, lại nói Bé tai sao không đi cấy ốc tai, không mua máy tốt hơn cho Bé, mấy Cô y tá giới thiệu máy trợ thính 77 triệu= 4.300dollas, các Cô cứ nói máy cũ không tốt, chỉ muốn Mẹ mua máy khác hay đăng ký đi cấy ốc tai.

Mẹ đưa Bé đến gặp Anh Đức kỹ thuật viên đo tai [ Nơi Bé mua máy], chuyên viên đo thính giác cho các em Khiếm thính . Anh Đức đo cho Bé tai Phải=80amper [ đo máy tút tút], không đo bằng giọng nói. Anh Đức nói tai Trái nhẹ hơn, do Bé quậy quá nên không đo được tai Trái. Anh nói tai Bé không nặng hơn, vì lúc trước Anh Đức cũng đo tai cho Bé, Anh nói Bé phải đeo máy này trên 12h/ngày. Máy này tốt không cần mua máy mới. Anh cũng nói bé phải đo tai 2,3 lần nữa thì mới chỉnh máy trợ thính cho Bé tốt hơn, nên tuần này Mẹ đưa Doanh đi tiếp. Nhờ Anh Đức nói vậy, Ba Mẹ yên tâm cho bé Doanh nhiều hơn.

Thưa Chị, Tai Phải đo 80amper kết quả như vậy, Tai của Bé Doanh có khả quan hơn không? Phương pháp nào học hiệu quả nhất cho Bé, nhờ Chị có kinh nghiệm hiểu biết xin giúp bé Doanh.

Anh Đức nói bé Doanh nên học riêng với các Cô dạy đặc biệt 2h-4h/ngày, sau đó cho Bé đến trường mẫu giáo bình thường để Bé hòa nhập, như vậy tốt hơn là cho Bé vào trường khiếm thính vì Anh nói tai Trái điếc nhẹ lắm [ gọi là nặng tai] nên cho Bé học với trẻ bình thường để bé nghe các Bạn nói mà Bé bắt trước tốt. Gia đình vẫn muốn các Cô dạy pp ABA cho bé Doanh được không? và vẫn áp dụng pp Tâm Vận Động như: tập Chéo cho Bé có tốt, có hiệu quả không?

Chân thành cảm ơn Chị nhiều nhiều.
Chúc Chị nhiều sức khỏe, niềm vui trong công việc đang giúp các em, các phụ huynh.
Đinh Thanh Phong/Ba của bé Doanh.
BeDoanh
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 4 04, 2009 3:17 am

Re: Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 4 16, 2009 7:59 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào anh chị Phong và bé Doanh.

Sau 1 tuần, Mẹ đưa Bé Doanh để chỉnh tai tai BV TMH, kết quả chưa được hoàn chỉnh. Bs Tai nói Bé phải đến BV 3, 4 lần nữa nhưng Mẹ xin kết quả đo tai, Bác sĩ không cho, thật buồn Mẹ nói mấy BS cũng không cho kết quả, cách làm quan liêu ở VN là vậy đó! Trong khi Mẹ xin kết quả đo tai Bé không cho, lại nói Bé tai sao không đi cấy ốc tai, không mua máy tốt hơn cho Bé, mấy Cô y tá giới thiệu máy trợ thính 77 triệu= 4.300dollas, các Cô cứ nói máy cũ không tốt, chỉ muốn Mẹ mua máy khác hay đăng ký đi cấy ốc tai.


Rất tiếc là bệnh viện đã không trao cho chị kết quả tai của bé. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi cũng hiểu chút chút là có những nơi làm việc quan liêu, có những người ôm chút học vị đã trở thành quan, thành thầy. Tuy nhiên, cứ nói cho đúng lý lẽ thì mình trả tiền khám cho con, mình có quyền có bản copy của toàn bộ hồ sơ bệnh án. Ngoài ra, nếu đề nghị cấy ốc tai hay mua máy đắt tiền, lẽ ra họ phải cho mình biết vì sao để mình dễ quyết định. Tôi không biết khuyên anh thế nào, anh ạ, vì thiếu hẳn những chi tiết cần thiết về tình trạng khiếm thính của Doanh. Riêng về máy trợ thính, tôi biết là máy đắt tiền thì tốt hơn, nhưng 4.300 đô không phải là nhỏ. Vì thế mình cần biết mẫu mã của máy này để xem mình tận dụng được bao nhiêu phần trăm cho Doanh. Nếu máy cũ giúp Doanh 60%, máy mới 70% thì không nên tốn phí nhiều đến thế.

Mẹ đưa Bé đến gặp Anh Đức kỹ thuật viên đo tai [ Nơi Bé mua máy], chuyên viên đo thính giác cho các em Khiếm thính . Anh Đức đo cho Bé tai Phải=80amper [ đo máy tút tút], không đo bằng giọng nói. Anh Đức nói tai Trái nhẹ hơn, do Bé quậy quá nên không đo được tai Trái. Anh nói tai Bé không nặng hơn, vì lúc trước Anh Đức cũng đo tai cho Bé, Anh nói Bé phải đeo máy này trên 12h/ngày. Máy này tốt không cần mua máy mới. Anh cũng nói bé phải đo tai 2,3 lần nữa thì mới chỉnh máy trợ thính cho Bé tốt hơn, nên tuần này Mẹ đưa Doanh đi tiếp. Nhờ Anh Đức nói vậy, Ba Mẹ yên tâm cho bé Doanh nhiều hơn.


Khi đo tai ở các trường hợp khiếm thính nặng, nhất là với các bệnh nhân sử dụng máy khiếm thính, chúng tôi buộc phải sử dụng dàn máy phức tạp. Trong phòng cách âm, chúng tôi cho bệnh nhân nghe tiếng người thuần túy, rồi tiếng người nói trên hậu cảnh có những âm thanh khác, tiếng người và tiếng động của nhiều tần số... Rất tiếc bé Doanh chưa được sử dụng phương tiện này. Ngoài ra, về độ 80 amper ở tai phải, tôi không biết độ khiếm thính này đo ở tần số nào. Tuần này anh chị dậy thêm cho bé cách đáp ứng, trả lời để anh Đức dễ có kết quả chính xác. Nhờ chị xin kết quả nơi anh Đức chi tiết hơn: khi đo thì có nhiều tần số cao thấp, vậy mỗi tần số của mỗi tai là bao nhiêu amper?

(Tôi hy vọng là anh Đức có chuyên môn, và đã không mở máy tút tút lớn mãi, lớn mãi cho đến khi Doanh nghe thấy ở tai phải. Máy mở ở độ lớn sẽ làm chết những chiếc lông tai bé xíu dùng để đón âm thanh).

Thưa Chị, Tai Phải đo 80amper kết quả như vậy, Tai của Bé Doanh có khả quan hơn không?


Tôi không trả lời được câu hỏi này của anh, anh ạ. Khiếm thính có hai loại chính: bone và air conduction. Tôi không biết nguyên nhân là loại nào, nên khó trả lời. Lần tới đi gặp anh Đức, nhờ chị hỏi xem trên hồ sơ hay giấy giới thiệu có nói gì hơn hai chữ "khiếm thính" không. Có thể anh Đức biết chút chút về bệnh án của Doanh. Tôi cũng muốn trấn an anh chị, nhưng các bác sĩ ở BV TMH "bí mật" quá nên tôi "bí". Điều tôi có thể nói là độ khiếm thính thường không khá hơn. Mình chỉ có thể mong cho Doanh đừng mất thêm thính giác thôi. Và để biết tình trạng có sẽ xấu hơn theo thời gian không, thì phải biết loại và nguyên nhân khiếm thính.

Phương pháp nào học hiệu quả nhất cho Bé, nhờ Chị có kinh nghiệm hiểu biết xin giúp bé Doanh.

Anh Đức nói bé Doanh nên học riêng với các Cô dạy đặc biệt 2h-4h/ngày, sau đó cho Bé đến trường mẫu giáo bình thường để Bé hòa nhập, như vậy tốt hơn là cho Bé vào trường khiếm thính vì Anh nói tai Trái điếc nhẹ lắm [ gọi là nặng tai] nên cho Bé học với trẻ bình thường để bé nghe các Bạn nói mà Bé bắt trước tốt. Gia đình vẫn muốn các Cô dạy pp ABA cho bé Doanh được không? và vẫn áp dụng pp Tâm Vận Động như: tập Chéo cho Bé có tốt, có hiệu quả không?


Nếu Doanh còn tai trái khá tốt, anh nên khuyến khích và dậy cho Doanh nghe bằng tai bên ấy. Chỗ ngồi trong lớp cũng nên được sắp đặt để tai trái hướng về phía cô giáo.

Tôi đồng ý phần nào với anh Đức: vì tai trái còn nghe thấy nên bé cần học với trẻ không khiếm thính vì cần nghe bạn nói mà bắt chước phát âm.

Về ABA, đây là pp dành cho trẻ tự kỷ dạng nặng. Tôi không thấy anh mô tả những biểu hiện tự kỷ, nên không nghĩ là Doanh cần đến. Tuy nhiên, anh có thể tìm những bài dậy về từ vựng, so sánh, viết, đọc... ở bất kỳ phương pháp nào mà dậy cho Doanh. Doanh còn lăng xăng hay bực bội là vì Doanh gặp khó khăn thính giác. Khi Doanh đã xây được chiếc cầu để giao tiếp với người chugn quanh bằng máy trợ thính đúng độ, anh sẽ thấy Doanh ham nói hơn, ngoan hơn.

Về Tâm Vận Động, vì Doanh còn lăng xăng, phần tập này sẽ tốt cho Doanh. Tập chéo, tập cầm bút, tập cò cò một chân... đều là những hình thái tốt. Dù Doanh đã làm được đúng độ tuổi mà anh chị có thời gian tập cho Doanh những kỹ năng ở tuổi trên Doanh, vẫn tốt, rất tốt. Tuy nhiên, anh chị nên để ý hơn đến phần nào có thể giúp Doanh bớt hiếu động. Những bài vận động thô như cò cò, chạy, nhảy... giúp Doanh tiêu tốn năng lượng, và dễ ngồi yên hơn. Trong thức ăn thì chắc anh chị biết: bớt đường, bớt chất cà phê trong sô cô la, bớt nước có gas...

Phần quan trọng nhất vẫn là dậy bé đáp ứng với khiếm khuyết nặng tai của mình:
1) nghe bằng tai trái
2) nhìn miệng để đoán âm
3) tập phát âm cho đúng
4) đề nghị người nói nói lại khi nghe chưa rõ
5) giữ vững niềm tự tin

Chúc Doanh đi đo tai lần tới thật giỏi. Tôi mong biết thêm về hồ sơ bệnh án của Doanh để giúp Doanh hiệu quả hơn.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Năm Tháng 4 16, 2009 7:05 pm

Nguyen,Anh đã viết:
Sau 1 tuần, Mẹ đưa Bé Doanh để chỉnh tai tai BV TMH, kết quả chưa được hoàn chỉnh. Bs Tai nói Bé phải đến BV 3, 4 lần nữa nhưng Mẹ xin kết quả đo tai, Bác sĩ không cho, thật buồn Mẹ nói mấy BS cũng không cho kết quả, cách làm quan liêu ở VN là vậy đó! Trong khi Mẹ xin kết quả đo tai Bé không cho, lại nói Bé tai sao không đi cấy ốc tai, không mua máy tốt hơn cho Bé, mấy Cô y tá giới thiệu máy trợ thính 77 triệu= 4.300dollas, các Cô cứ nói máy cũ không tốt, chỉ muốn Mẹ mua máy khác hay đăng ký đi cấy ốc tai.


Rất tiếc là bệnh viện đã không trao cho chị kết quả tai của bé. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi cũng hiểu chút chút là có những nơi làm việc quan liêu, có những người ôm chút học vị đã trở thành quan, thành thầy. Tuy nhiên, cứ nói cho đúng lý lẽ thì mình trả tiền khám cho con, mình có quyền có bản copy của toàn bộ hồ sơ bệnh án. Ngoài ra, nếu đề nghị cấy ốc tai hay mua máy đắt tiền, lẽ ra họ phải cho mình biết vì sao để mình dễ quyết định. Tôi không biết khuyên anh thế nào, anh ạ, vì thiếu hẳn những chi tiết cần thiết về tình trạng khiếm thính của Doanh. Riêng về máy trợ thính, tôi biết là máy đắt tiền thì tốt hơn, nhưng 4.300 đô không phải là nhỏ. Vì thế mình cần biết mẫu mã của máy này để xem mình tận dụng được bao nhiêu phần trăm cho Doanh. Nếu máy cũ giúp Doanh 60%, máy mới 70% thì không nên tốn phí nhiều đến thế.
Ở Việt Nam thì họ sợ trách nhiệm, họ sợ nếu chẩn đoán sai thì bị kỷ luật...vì vậy sẽ họ sẽ ko cho xem kết quả đo . Hôm nay, trên báo Tuổi trẻ cũng có bài viết về vấn đề này Không cho xem bệnh án vì... sợ!( http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=12 )
Theo tôi, thì Anh nên đưa cháu khám nhiều chổ khác nhau để tìm thấy kết quả thông nhất , chứ 1 bệnh viện ko thì chưa đủ tin tưởng đâu (những chuyện tương tự cũng đã xảy ra nhiều lần rồi, lỡ khám trúng bác sỹ tại chức thì chí nguy, chưa kể vì các mục đích tiêu cực khác)
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Bé Doanh 4t/ không nghe không nói

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 4 16, 2009 8:40 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Cám ơn anh My Lăng góp ý với ba mẹ bé Doanh. Tôi đã đọc bài báo đăng trên Tuổi Trẻ. Thông thường, bệnh nhân không xin nguyên hồ sơ bệnh án, trừ những trường hợp bệnh nan giải mà bệnh nhân muốn được chuyển sang bệnh viện khác, hoặc hai nhóm chuyên gia bắt tay cùng chữa trị. Khi khám xong, thường thì có một report mô tả loại xét nghiệm, kết quả, và đề nghị của bác sĩ/chuyên gia. Về mục bệnh nhân có quyền sửa chữa thông tin, tôi không đồng ý lắm. Những phán đoán y khoa là của chuyên gia/bác sĩ y khoa với kinh nghiệm và chuyên môn của họ. Bệnh nhân có đồng ý hay không, hội đồng y khoa (giỏi) vẫn tin vào chẩn đoán của mình.

Việc đi khám ở nhiều hơn một nơi cũng là những gì tôi thấy bên này phụ huynh thường thực hiện. Đa số, vì bảo hiểm sức khỏe không đồng ý chi trả hai lần khám định, nên chỉ xin ý kiến thẩm định của nhóm thứ nhì thay vì khám lại từ đầu.

Thành thật mà nói thì có một số nhỏ bác sĩ (và nhiều bác sĩ người Việt) có thể tự ái: "Bà đem con tới cho tôi mà bà không tin, mời bà đem nó đi luôn qua chỗ khác!" Đa số còn lại rất tự tin: "Vâng, nếu bà muốn có second opinion/ý kiến thẩm định của bác sĩ khác, bà cứ cầm bản report của chúng tôi cho họ xem."

Trong những trường hợp khác, các chuyên gia và bác sĩ hội chẩn, hay ít nhất là email, fax, điện thoại cho nhau để phương án chữa trị của mỗi chuyên gia/bác sĩ được những chuyên gia/bác sĩ khác biết hầu có thể hỗ trợ nhau tốt nhất.

Tôi cũng thấy đa số các bác sĩ tôi làm việc chung rất dễ thương. Họ giầu có, kiến thức rộng, nhưng tôn trọng và thông cảm với bệnh nhân hơn là tỏ thái độ cha chú, trịch thượng, nhìn xuống... Dĩ nhiên, cũng vẫn có những vị.... khíu chọ! ;)

Tôi hy vọng rồi sẽ có ngày giới y khoa Việt Nam làm việc với nhau và với bệnh nhân thật tốt.

Với anh Phong, điều anh cần biết nhất nơi các bác sĩ là
1) nguyên nhân khiếm thị
2) độ khiếm thị của từng tai, từng tần số
3) độ khiếm thị có sẽ tăng không, tăng trong khoảng thời gian ra sao.
4) vì sao cần cấy ốc tai

Các bác sĩ chọn áo blouse trắng cũng vì lòng nhân ái. Thế nào anh cũng tìm ra vị bác sĩ dễ mến, anh ạ.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.59 khách.

cron