Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 1 21, 2016 7:19 pm

Tình cờ nhận được link 1 trang web trong FB, cặm cụi ngồi dịch mà quên copy link nên chả biết giờ ở đâu rồi, P sẽ copy sau nếu tìm gặp nhé, xin gửi bài P dịch đến các anh chị PH xem :

Khi bài viết của tôi "Mười điều các trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết" được xuất bản vào năm 2004, tôi hầu như không thể tưởng tượng được sự hưởng ứng. Độc giả trên khắp thế giới đã viết cho tôi biết rằng điều này nên được đọc cho tất cả các nhân viên dịch vụ xã hội, giáo viên và người thân của trẻ tự kỷ. Một người mẹ đã nói "Đây chính là những gì con gái tôi muốn nói nếu cháu nói được”. Một người khác nói : “Tôi ước gì tôi đọc được những điều này 5 năm về trước. Chúng tôi phải mất một thời gian dài để tìm hiểu những điều này”. Với sự hồi đáp rộng rãi như vậy, tôi có thể kết luận rằng sự cộng hưởng từ tiếng nói của từng thành viên, từ đứa trẻ, những lời nói chưa đầy đủ. Có nhu cầu lớn - và sẵn sàng tăng - để hiểu được thế giới của trẻ em rối loạn tự kỷ. Mười điều để trẻ em tự kỷ mong bạn biết trở thành một cuốn sách vào năm 2005, và tiếng nói của các trẻ chúng ta hiện hữu trong bài viết này nêu lên những mong muốn của trẻ tự kỷ mong các giáo viên của trẻ nên biết. Nó cũng trở nên khá phổ biến và cuốn sách cùng tên của tôi được xuất bản năm 2006.

Đây là 10 điều các trẻ tự kỷ mong các giáo viên biết :

1. Hành vi là 1 cách giao tiếp : Tất cả hành vi xảy ra điều có lý do của nó. Hành vi đó cho bạn biết, ngay khi tôi chưa có ngôn ngữ nói, rằng tôi đã làm thế nào để cảm nhận được sự việc xảy ra chung quanh tôi. Hành vi tiêu cực làm cản trở quá trình học tập của tôi. Nhưng việc các thầy cô ngăn cấm hành vi này là không đủ, hãy dạy cho tôi cách thay thế những hành vi đó bằng những hoạt động thay thế thích hợp giúp cho bài học đúng của chúng tôi được trôi chảy.
Hãy bắt đầu bằng sự tin tưởng này: Tôi thực sự muốn học để tương tác một cách thích hợp. Không có đứa trẻ nào muốn nhận lại phản hồi tiêu cực vì các hành vi “xấu” của chúng tôi cả. Hành vi tiêu cực xảy ra có nghĩa là tôi đang bị quá tãi bởi sự rối loạn của hệ thống giác quan không thể giao tiếp nói lên được điều tôi muốn hay cần hoặc không hiểu tôi đang được yêu cầu làm gì. Nhìn xa hơn hành vi xảy ra để tìm ra nguồn gốc của sự kháng cự của tôi. Hãy ghi chú lại những gì vừa mới xảy ra trước khi có hành vi: người liên quan, ngày giờ, các hoạt động, các thiết lập. Theo thời gian, một mô hình có thể thiết lập.

2. Đừng bao giờ phán định bất kỳ điều gì.
Sự giả định chỉ là suy đoán khi không có phòng bị xác thực. Tôi không thể biết hay hiểu các quy tắc. Tôi có thể nghe hướng dẫn nhưng lại không hiểu chúng. Tôi có thể biết điều đó hôm qua nhưng lại không thể khôi phục lại vào ngày hôm nay. Bạn hãy tự hỏi lại mình:
Bạn có chắc rằng tôi thực sự biết làm gì đối với việc tôi được yêu cầu làm hay không? Nếu bất ngờ mà tôi cần phải chạy vào nhà vệ sinh cứ mỗi lần tôi được yêu cầu làm bài toán, thì có thể là tôi không biết cách làm hay tôi đang sợ cố gắng của tôi không thể giải ra bài toán đó. Hãy cùng tôi thực hiện nhiều lần các mục tiêu xuyên suốt đến khi nào tôi cảm thấy thành thục. Tôi có thể cần thực hành nhiều hơn để đạt được mục tiêu giỏi hơn các trẻ khác.
Bạn có chắc rằng tôi thực sự hiểu được các quy tắc? Tôi có hiểu được lý do vì sao có những quy tắc đó không (an toàn, kinh tế, sức khỏe)? Tôi không thực hiện những quy tắc đó bởi vì có nguyên do nào đó đằng sao đó? Tôi có thể lôi 1 bịch snack khỏi cái túi đựng thức ăn trưa sơm bởi vì việc tôi đã lo lắng về bài học khoa học của tôi khiến tôi đã không ăn sang và bây giờ tôi đang đói lắm đây.

3. Trước tiên tìm các vấn đề về cảm giác.
Rất nhiều hành vi phản kháng của tôi từ sự khó chịu của cảm giác. Một thí dụ là ánh sáng huỳnh quang là vấn đề chính liên tục gây khó chịu cho các trẻ giống tôi. Tiếng kêu ong ong từ cây đèn huỳnh quang cực kỳ gây rối nhiễu thính giác nhạy cảm của tôi và trạng thái xung điện của cây đèn có thể làm sai lệch thị giác của tôi khiến cho đồ vật trong phòng như chuyển động liên tục. Bóng đèn sử dụng sợi đốt trên bàn của tôi sẽ giảm đi độ nhấp nháy cũng như vậy cây đèn hình ống có ánh sang tự nhiên cũng đỡ hơn (đèn tube). Hoặc là có thể tôi cần ngồi gần bạn; tôi không hiểu bạn đang nói gì bởi vì có quá nhiều tiếng ồn xen vào. Jasine thì thầm với Tanya rằng tiếng máy cắt cỏ ngoài cửa sổ, tiếng ghế cào, tiếng cái chuốt viết chì đang chuốt.
Hãy yêu cầu các chuyên gia trị liệu hướng dẫn làm sao tạo không khí thân thiện trong lớp học. Điều đó thực sự tốt cho các trẻ, không chỉ riêng tôi.

4. Hãy cho tôi khoảng thời gian nghỉ để tôi tự điều chỉnh mình trước khi tôi cần tới nó.
Sự yên lặng, 1 góc phòng có thảm với vài cái gối nằm, sách và tai nghe cho tôi 1 chỗ trước khi tôi trở lại học nhóm trong lúc tôi bị quá tãi, nhưng chỗ đó không quá xa để tôi có thể hòa nhập trở lại với các hoạt động lớp học 1 cách yên ả.

5. Hãy nói với tôi bằng cách tích cực khi bạn yêu cầu tôi làm gì hơn là bắt buộc tôi.
“Em bỏ đống bừa bộn ở bồn rửa kìa” chỉ là 1 câu nói cho thấy thực tế đối với tôi. Tôi không thể nào suy luận ra được thực sự bạn đang muốn nói là “em hãy rửa cái chén màu của em và bỏ khăn giấy vào thùng rác” . Đừng bắt tôi phải suy đoán hay phải đoán cho ra tôi phải làm gì.

6. Hãy giữ cho yêu cầu của bạn được hợp lý.
Hàng trăm các học sinh của các trường học phải tập họp và 1 khán đài và vài anh chàng đến cứ o o bán kẹo là điều khó chịu và vô nghĩa đối với tôi. Có lẽ tốt hơn là tôi giúp cô thư ký trường làm các bản tin.

7. Hãy giúp tôi chuyển tiếp các hoạt động. Phải tốn 1 ít lâu cho tôi có kế hoạch vận động chuyển từ 1 hoạt động này qua hoạt động kế tiếp. Cho tôi khoảng 5’ thông báo trước và 2’ cho hay trước khi có thay đổi hoạt động – và cho dư ra vài phút khi bạn kết thúc hoạt động để bù vào. Một đồng hồ có mặt chữ đơn giản để trên bàn tôi cho tôi tín hiệu nhìn khi tới lúc có hoạt động tiếp theo và giúp cho tôi tự xử lý độc lập hơn.

8. Đừng khiến cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Tôi biết rằng dù bạn là 1 người trưởng thành, có lúc bạn cũng đưa ra 1 quyết định xấu trong lúc nóng giận. Thật sự tôi không muốn bùng nổ, bộc lộ sự giận dữ của mình hay bằng cách nào đó làm rối lớp học của bạn. Bạn có thể giúp tôi vượt qua được cơn bùng nổ nhanh hơn bằng cách đừng trả lời bằng hành vi kích động của bạn. Hãy chú ý rằng cách phản hồi như vậy làm kéo dài tình trạng bùng nổ hơn là giải quyết nó :
• Nâng cao cường độ hay giọng nói của bạn thì tôi chỉ nghe tiếng la hét chứ không nghe được lời nói
• Chế giễu hay nhại tôi, lăng mạ tôi hay gọi tên tôi sẽ không hạn chế được tôi
• Đưa ra những cáo buộc vô căn cứ
• Dẫn chứng tiêu chuẩn gấp đôi
• So sánh tôi với anh chị em nào đó hay học trò khác
• Đưa ra những sự việc không liên quan trước đó
• Ném tôi vào 1 dạng chung (“mấy đứa trẻ giống em cũng vậy thôi”)

9. Phê bình nhẹ nhàng.
Hãy thành thật – làm thế nào để bạn có thể chấp nhận lời phê bình “có tính chất xây dựng” tốt ? Sự trưởng thành và tự tin có thể làm vài năm ánh sáng ngoài khả năng của tôi bây giờ. Bạn có nên chẳng bao giờ chỉnh đốn tôi? Tất nhiên là không, nhưng hãy làm điều đó với tấm lòng như vậy thì tôi thật sự nghe bạn.
• Vui long đừng bao giờ cố gắng áp đặt kỷ luật hay chỉnh đốn gì khi tôi đang trong cơn giận dữ, mất tự chủ, bị kích thích quá độ, đang tự bế mình, đang lo lắng hay các cảm xúc khác mà không thể tương tác với bạn.
• Lại nữa, hãy nhớ rằng tôi sẽ phản ứng lại rất nhiều hơn đến chất lượng giọng nói của bạn hơn là lời bạn nói. I sẽ nghe lời quát tháo và khó chịu nhưng tôi sẽ không hiểu gì lời nói và do đó sẽ không thể hiểu ra tôi đã làm gì sai. Hãy nói với tôi bằng giọng nhẹ nhàng và hạ thấp người bạn xuống cùng tôi, như thế bạn có thể tương tác với tôi ở cùng mức độ của tôi chứ không phải là cao chót vót trên tôi.
• Giúp tôi hiểu hành vi không phù hợp bằng sự thông cảm, cách giải quyết vấn đề hơn là trừng phạt hay la mắng tôi. Giúp tôi giảm đi cảm xúc khiến tôi có hành vi bùng nổ. Tôi có thể nói rằng tôi đã rất tức giận nhưng có thể tôi đã rất sợ hãi, thất vọng, buồn bã hay ghen tức. Hãy thăm dò ngoài phản ứng đầu tiên của tôi.
• Thực hành hay chơi trò chơi thế vai – chỉ cho tôi cách tốt hơn để xử lý tình hình lần tới. Một cốt truyện, phóng sự ảnh hay câu chuyện xã hội có thể là giải pháp. Dự trù là việc chơi đóng vai sẽ kéo nhiều thời gian. Không thể chỉ làm trong 1 lần là được. Và khi bạn làm đúng “lần tới” “hãy cho tôi biết ngay lập tức” . Nó giúp cho tôi nếu bạn thiết lập
• được mẫu 1 hành vi thích hợp để trả lời cho các lời chỉ trích.

10. Cung cấp sự lựa chọn thực - và chỉ lựa chọn thực sự.
Không bắt tôi phải chọn lựa và hỏi "Con có muốn ...?" Trừ khi câu hỏi ước liệu cho câu trả lời “không” có thể câu trả lời chân thành của tôi là "Bạn có muốn đọc to lên bây giờ?" Hoặc "Bạn có muốn chia sẻ với các loại sơn màu với William không?" Thật khó cho tôi tin tưởng bạn khi lựa chọn đó không thực sự lựa chọn nào cả.
Cho là bạn có một số lựa chọn hết sức lạ mà bạn có hằng ngày, bạn liên tục chọn một việc trong các việc kia biết rằng có cùng 2 sự lựa chọn và có thể chọn cho bạn quản lý được cuộc đời mình và tương lai. Đối với tôi, sự lựa chọn là hạn chế hơn nhiều, đó là lý do vì sao tôi khó cảm thấy tự tin về bản thân. Hãy cung cấp cho tôi được lựa chọn thường xuyên để giúp tôi trở nên năng động hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Bất cứ khi nào có thể, cung cấp một sự lựa chọn với yêu cầu 'phải nên'. Thay vì nói: "Viết tên của con và ngày trên đầu trang," thì nên nói rằng: "Con có muốn viết tên của con trước không”, hoặc “Con có muốn viết ngày trước không?" Hoặc "Con muốn viết gì trước, chữ hay số? Sau đó thì giới thiệu với tôi "Con xem cách Jason đang viết tên của bạn trên giấy kìa”
Cho tôi sự lựa chọn giúp tôi học được hành vi thích hợp, nhưng tôi cũng cần hiểu rằng cần có thời gian khi mà bạn không thể . Khi điều này xảy ra, tôi sẽ không bị thất vọng nếu tôi hiểu lý do tại sao:
1. "Cô không thể cho con lựa chọn trong tình huống này bởi điều đó nguy hiểm. Con có thể bị đau”
2. "Cô không thể cho con lựa chọn bởi điều đó không tốt cho Danny" (có hiệu ứng tiêu cực về một đứa trẻ khác).
3. "Cô cho con chọn nhiều rồi nhưng lần này thì để cho người lớn được chọn”
Cuối cùng: hãy tin tưởng. Anh chàng xe Henry Ford nói: "Cho dù bạn nghĩ rằng bạn có thể hoặc cho dù bạn nghĩ rằng bạn không thể, bạn thường đúng." Hãy tin rằng bạn có thể làm 1 sự khác biệt nào đó cho tôi. Điều đó đòi hỏi phương tiện sinh sống và thích nghi, nhưng tự kỷ là một khuyết tật mở. Không có giới hạn cao cố hữu cho thành tựu. Tôi có thể cảm nhận nhiều hơn cái tôi có thể giao tiếp và trước tiên tôi có thể cảm nhận được là dù bạn có hay không có nghĩ tôi “có thể làm điều đó được” . Hãy mong nhiều và bạn sẽ được nhiều. Hãy khích lệ tôi làm tất cả mọi thứ tôi có thể làm, như thế tôi có thể gắn bó với quá trình trị liệu lâu sau khi tôi rời lớp của bạn.

P dịch mà chưa kịp kiểm tra lại, nếu có gì thiếu sót mong anh chị thông cảm, vừa làm việc, vừa tranh thủ dịch đó mà. :)
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi meque » T.Hai Tháng 2 01, 2016 6:43 pm

Chào chị Phương,

Em đã in bài dịch của chị để về chuyền tay cho nhiều người đọc. Cám ơn chị.

Cuối năm vc em cắm đầu lo cơm áo gạo tiền, Tết đến mà lòng ngổn ngang.

Em chúc chị Phương, các anh chị chuyên gia cùng tất cả phụ huynh năm mới nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

Em, Tú
meque
 
Bài viết: 115
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 17, 2014 7:23 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 2 02, 2016 7:07 pm

Cám ơn Tú, chị cũng mến chúc em cùng gia đình an khang thịnh vượng, năm mới phát tài, phát lộc, riêng con cái thì mau tiến bộ như lòng ba mẹ mong đợi để cả nhà được mừng vui.
Bài viết trên chị đọc thấy tâm sự của trẻ TK mà mỗi chúng ta nên biết để giúp các cháu, nên tranh thủ dịch ra, phải mất mấy ngày vì vừa làm vừa dịch. Khi làm xong thì cái link nó trôi đâu mất tiêu trong FB tìm không ra ;) -
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 2 17, 2016 12:37 am

Có 1 tin vui cho trẻ đặc biệt khi cộng đồng quan tâm hơn đến nhu cầu của trẻ, tiếc là điều này chưa có tại VN hiện nay, chỉ mới từ nước ngoài thôi.

http://www.huffingtonpost.com/entry/car ... =good-news

This is the kind of news that will make you spring out of your seat.

Caroline’s Carts, a shopping cart with an extra-large, forward-facing seat that's specially designed for kids and adults with special needs, is going to be available nationwide, Today.com reported.

Starting in March, Target will offer the seriously sweet seat in most of its stores so more kiddos can roll down its aisles in style.

Drew Ann and David Long created Caroline’s Carts for their daughter, Caroline. The idea came to Drew Ann during a trip to the grocery store with her toddler son and Caroline, who uses a wheelchair, in tow.

“I remember so desperately struggling with a wheelchair, 2-year-old and a shopping cart,” Drew Ann says in a video on Caroline Cart’s site. “I remember, I thought, ‘What would help me?’” Later that night she sat down and designed a shopping cart that would suit her and her family’s needs.

In October, King Soopers, a supermarket in Loveland, Colorado ordered a Caroline’s Cart for Melody Leach’s 2-year-old daughter, Beatrice, who has cerebral palsy after management noticed the mother struggling to push a cart and a wheel chair at the same time. The store presented the cart to the two decked out ribbons and flowers and re-named it Beatrice’s Cart.

Yet, regardless of the moniker, the arrival of this innovation at a national level will help parents and kids, with a variety of names and disabilities, feel like they’re finally in the driver’s seat.

Tạm dịch :
Đây là một thông tin giúp đem lại mùa xuân cho bạn.
Theo tờ báo Today.com cho biết xe chứa hàng hóa Caroline, là loại xe đựng hàng dùng trong siêu thị có kích thước khá lớn, đối diện phía trước xe được thiết kế đặc biệt cho trẻ em và người lớn có nhu cầu đặc biệt, loại xe này sắp có trong toàn quốc.
Bắt đầu từ tháng Ba, Target sẽ nghiêm túc cung cấp dạng xe có phương tiện thoải mái này trong hầu hết các cửa hàng của họ, như vậy thì có nhiều trẻ em có thể cử động trong đó.
Drew Ann và David Long đã chế tạo ra xe chứa hàng này cho con gái của họ tên là Caroline. Drew Ann đã nảy sinh ý tưởng này trong một chuyến đi đến cửa hàng tạp hóa với con trai của mình và Caroline, cháu Caroline phải sử dụng xe lăn di chuyển.
Drew Ann nói trong một video đăng trên trang web Caroline’s cart:"Tôi nhớ là tôi đã đấu tranh một cách tuyệt vọng với chiếc xe lăn cho đứa con 2 tuổi và chiếc xe chứa hàng, tôi nhớ, tôi nghĩ rồi cái gì sẽ giúp tôi?” Sau đêm đó cô ngồi xuống và thiết kế một xe chứa hàng phù hợp với mình và nhu cầu của gia đình cô.
Vào tháng mười, King Soopers, một siêu thị ở Loveland, Colorado đặt hàng xe chứa hàng Caroline’s Cart cho cô con gái 2 tuổi tên Melody Leach, Beatrice, bé này bại não sau khi ban quản lý nhận thấy các mẹ đang gặp khó khăn để cùng lúc đẩy một giỏ hàng và một chiếc xe lăn. Các cửa hàng giới thiệu các xe chứa hàng có 2 sàn đựng đồ trang hoàng băng và hoa và đặt tên là Giỏ Beatrice.
Tuy nhiên, bất kể các biệt danh nào thì sự sự đổi mới này ở cấp quốc gia sẽ giúp các bậc cha mẹ và trẻ em có các khuyết tật khác nhau cuối cùng cảm thấy như đang được ngồi ở ghế lái xe hơi vậy.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Sáu Tháng 2 26, 2016 12:07 am

Dear anh Phi,

I suddenly find out this text article in my FB, here is the link :
http://blog.theautismsite.com/cs-blood- ... ion_022516

As per your knowledge, what do you think and if you've ever heard about it, please ?


Tạm dịch :
Một loại thuốc huyết áp có thể cải thiện kỹ năng xã hội của người Tự kỷ.
Một loại thuốc chuẩn được sử dụng điều trị cao huyết áp có thể có một lợi ích tiềm ẩn. Nghiên cứu sơ bộ tại Đại học Missouri cho thấy propranolol có thể giúp cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ và xã hội nói chung của những người có rối loạn tự kỷ.
Theo nghiên cứu của trường đại học Missouri, người tự kỷ được cho dùng propranolol cho thấy một khả năng gia tăng về tương tác và điều khiển được vào cuộc trò chuyện luân phiên. Cụ thể, họ có thể chia sẻ thông tin tốt hơn với các đối tác đối thoại của họ, để xử lý sự gián đoạn và duy trì chủ đề đang nói được trong một giờ sau khi uống một liều 40 mg propranolol. Các đối tượng nghiên cứu cũng đã được tăng cường kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ và khả năng giao tiếp bằng mắt.
Propranolol dùng để điều trị cao huyết áp, nhưng nó cũng đã làm giảm bớt sự lo lắng vô căn trong nhiều năm. Nghiên cứu của trường đại học Missouri là thử nghiệm đầu tiên về khả năng của propranolol có giúp được những người tự kỷ cải thiện kỹ năng đối thoại qua lại hay không. Mặc dù kết quả trước đó vào năm 1987 ám chỉ khả năng sử dụng của thuốc, nghiên cứu này là sự ngẫu nhiên đầu tiên kiểm tra kết nối đặc biệt này.
Bước tiếp theo của nhà nghiên cứu là mở rộng nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng lớn. Các nhà khoa học hy vọng sẽ xác định xem liều thường xuyên của propranolol tiếp tục tạo sự khác biệt trong kỹ năng giao tiếp của người tự kỷ. Họ cũng hy vọng chỉ định ra người hầu như được hưởng lợi từ bất kỳ việc điều trị tiềm năng nào có được từ các nghiên cứu này.
Nghiên cứu của trường đại học Missouri đã không giúp phác thảo ra 1 phác đồ điều trị cho những người có rối loạn tự kỷ, nhưng nó là một bước đầu quan trọng trong tiến trình đó. Nhiều nghiên cứu cần được điều tra vấn đề liều lượng và các câu hỏi trị liệu cụ thể khác. Trong khi chờ đợi kết quả của các nghiên cứu trong tương lai, bạn có thể tham gia tiếp tục nghiên cứu chứng tự kỷ.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 3 29, 2016 9:26 pm

http://www.baomoi.com/3-ly-do-ban-nen-n ... aign=share

Nếu các mẹ nào hay cho con ăn bún thì nên giảm bớt và càng ăn ít càng tốt nhé. Trên là link để tham khảo.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Sáu Tháng 4 08, 2016 1:18 am

Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 4 10, 2016 7:32 pm

Có người bạn share bài này, tuy người viết chưa hiểu lắm về rối loạn TK và dùng từ "bệnh" để mô tả trong bài viết, nhưng cái mà P muốn share đến các PH chúng ta là "niềm tin" và "lòng mẹ" trong nội dung của bài viết. Xin gửi đến các PH làm động lực đồng hành với con :

http://kenh14.vn/chang-trai-17-tuoi-mac ... 052073.chn
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 4 25, 2016 8:47 pm

Lá thư gửi Ba Mẹ của đứa trẻ Tự Kỷ chưa có ngôn ngữ:

https://www.autismspeaks.org/blog/2015/ ... -nonverbal

A letter I would have written for my parents when I was nonverbal

This guest post is by Autism Speaks staffer Kerry Magro, a motivational speaker and best-selling author who’s on the autism spectrum. You can learn more about Kerry on Facebook and Twitter. You can also read this blog here.

Dear Mom and Dad,

I know it’s breaking your heart to see me as I am now. Most of the kids we know are starting to talk while I’m just making sounds. I’m lashing out because I’m struggling. I can’t communicate my needs, and things are just not going the way I wish they would. I scream and fight with you every time you try and bathe me because I can’t stand the feeling of water. I cringe anytime I hear thunder, and I don’t like to be touched because of my sensory issues. Even now, as we make all the adorable videos of me dressed up as one of the best looking toddlers of all time, I know things aren’t easy, and we don’t know what my future has in store.

I want to tell you, though, to keep fighting for me and believing in me because without you both — my best advocates — I’m not going to be the person I am today. There’s hope, and you both play a huge part in that. Things are going to get better, and without you that wouldn’t be possible.

At age two and a half, I’m going to say my first words, and at four you’re going to find out from a doctor that I have something called autism. In 1992, it will be something you would have only heard from some of the leading experts in the field and from the 1988 movie “Rain Man.” The road now is going to be difficult, but we’re going to get through it together.

Supports are going to be difficult to come by. The numbers of autism are 1 in 1,000 right now and so many people still don’t understand. Life is going to be difficult. Challenges are coming. But here’s why you should fight through the challenges…

By fighting for me every day and helping me go through occupational, physical and speech therapy for the next 16 years, while giving me support at home and in school, I’m going to grow into an adult who is a national motivational speaker and gives talks about autism across the country.

Because if you fight for me right now and never give up, not only will I be that speaker, but I’ll have the opportunity to write an Amazon Best Seller, consult for a major motion picture that makes 30 million dollars, and be someone who gives you love every single day. I will grow into an adult who embraces affection.

Love,

I hope for any parent who reads this letter — coming from a now 27-year-old adult on the autism spectrum — that you never give up on your loved ones. The autism spectrum is wide and everyone’s journey is going to be slightly different. Become an advocate because by doing what you’re doing now, you not only give hope to your loved ones but you give hope to the autism community. We’re learning more and more about autism every day and more and more answers are coming to help our community progress.

Most importantly, I hope you take this letter as a sign that all parents of children on the autism spectrum can make a difference. Some days are going to be more difficult than others, but just know that you’re never alone in this community. And if you ever need someone to talk to, I’m just one message away if you click on my Facebook page.

The Autism Speaks blog features opinions from people throughout the autism community. Each blog represents the point of view of the author and does not necessarily reflect Autism Speaks' beliefs or point of view.


Xin tạm dịch như sau:
Một lá thư tôi đã viết cho cha mẹ tôi khi tôi chưa có ngôn ngữ nói.
(Người đăng bài này là một nhân viên của Autism Speaks tên là Kerry Magro, anh là một nhà diễn thuyết và cũng là tác giả có sách bán chãy nhất trong những người có rối loạn phổ tự kỷ.Bạn có thể tìm hiểu thêm về Kerry trên Facebook và Twitter. Bạn cũng có thể đọc blog này tại đây.

Bố mẹ yêu dấu,

Con biết điều này làm tan vỡ trái tim của Ba Mẹ khi nhìn con như hiện tại. Hầu hết những đứa trẻ mà chúng ta biết đang bắt đầu nói chuyện trong khi con chỉ bật ra âm thanh mà thôi. Con tự đánh mình vì con đang gặp phải khó khăn. Con không thể nào giao tiếp nêu lên được như cầu của bản thân mình hay yêu cầu những việc mà con mong muốn. Con hét lên và đánh trả ba mẹ mỗi lần ba mẹ cố gắng và tắm cho con bởi vì con không thể chịu được cảm giác của nước. Con co rúm người lại mỗi khi nghe thấy tiếng sấm và con không muốn ai chạm vào người mình vì con có vấn đề về cảm giác. Ngay cả bây giờ, khi mà chúng ta quay tất cả các video yêu quý của con được ăn mặc đẹp như một trong những trẻ mới biết đi thì con biết rằng điều đó cũng không dễ dàng gì và chúng ta cũng không thể biết được rồi tương lai của con sẽ đi về đâu.

Tuy thế, con muốn thưa với Ba Mẹ rằng hãy vẫn giữ sự chiến đấu vì con và tin tưởng vào con bởi nếu không có cả hai Ba Mẹ - những người ủng hộ con hết mình – thì con đã không thể nào trở thành người như hôm nay. Đó là niềm hy vọng và cả hai Ba Mẹ đóng một vai trò cực kỳ lớn trong đó. Mọi việc rồi sẽ trở nên tốt đẹp hơn và nếu không có Ba Mẹ thì sẽ không thể nào được như thế.

Vào lúc con được hai tuổi rưỡi, con bật ra được những từ đầu tiên và vào lúc 4 tuổi Ba Mẹ tìm được 1 vị bác sĩ nói rằng con có biểu hiện tự kỷ. Năm 1992, Tự kỷ là một điều gì đó mà Ba Mẹ chỉ nghe từ một vài chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này và kể từ 1988 bộ phim “Rain Man.” Con đường bây giờ trở nên khó khăn nhưng chúng ta cùng nhau vượt qua nó.

Những hổ trợ trở nên khó khăn để vượt qua. Tỷ lệ tự kỷ là 1 trong 1000 vào thời điểm bây giờ và có rất nhiều người vẫn không hiểu về nó. Cuộc sống lại rất rất khó khăn. Nhiều thách thức đang ùa tới. Nhưng đây là lý do mà Ba Mẹ nên chiến đấu vượt qua mọi thách thức… Bằng cách chiến đấu cho con mỗi ngày và giúp cho con trong suốt quá trình trị liệu, thể lý, phương pháp điều trị ngôn ngữ đặc biệt cho 16 năm sắp tới đồng thời hỗ trợ cho con ở nhà và ở trường, con dần phát triển thành một người trưởng thành có khả năng diễn thuyết cấp quốc gia và đưa ra những diễn thuyết về tự kỷ trên khắp đất nước.

Bởi vì nếu Ba Mẹ chiến đấu cho con ngay bây giờ và không bao giờ bỏ cuộc, con không chỉ là một nhà diễn thuyết mà con còn sẽ có cơ hội viết sách bán chạy nhất ở Amazon nữa, tư vấn cho bộ phim điện ảnh lớn có trị giá kiếm được 30 triệu đô la, và con sẽ là người luôn dâng hiến tình yêu thương của mình đến Ba Mẹ trong từng ngày. Con sẽ lớn lên như một người trưởng thành bao trùm tình cảm.
Con yêu Ba Mẹ,
Kerry

Là một người hiện tại được 27 tuổi và có rối loạn phổ tự kỷ, tôi hy vọng bất kỳ phụ huynh nào đọc lá thư này – sẽ không bao giờ từ bỏ những người thân yêu của mình. Phổ tự kỷ rộng và hành trình của từng người sẽ có chút khác biệt. Trở thành người ủng hộ vì bạn làm những điều mình đang làm bây giờ, bạn không chỉ đem lại hy vọng cho những người thân yêu của bạn mà còn mang niềm hy vọng cho cộng đồng tự kỷ. Chúng tôi đang học nhiều hơn nữa về tự kỷ mỗi ngày và ngày càng có nhiều câu trả lời để giúp phát triển cộng đồng của chúng ta.

Quan trọng nhất là tôi hy vọng bạn lấy bức thư này là một dấu hiệu cho tất cả các bậc phụ huynh trẻ tự kỷ có thể làm nên một sự khác biệt. Sẽ có khó khăn hơn trong vài ngày so với những người khác nhưng xin biết rằng bạn không bao giờ cô đơn trong cộng đồng này. Và nếu bạn cần một ai đó để nói chuyện, hãy gửi cho tôi một tin nhắn vào trang Facebook của tôi.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 4 26, 2016 11:51 pm

Bởi vì nếu Ba Mẹ chiến đấu cho con ngay bây giờ và không bao giờ bỏ cuộc...


Cảm ơn Phương đăng và dịch bài. Làm ngay, và làm gì đó thay vì đắn đo, hy vọng tự nhiên mọi sự tốt đẹp

À, một từ bắt đầu được dùng nhiều là "neurodiversity". "neuro" là về thần kinh, não bộ; "diversity" là sự đa dạng . Khuynh hướng bây giờ họ coi TK là một sự đa đạng, khác biệt của não bộ chứ không phải 100% là rối loạn nữa. Với góc nhìn đó, đang có nhiều nghiên cứu về cách dạy trẻ TK (dạy chứ không phải can thiệp nhé). Hy vọng trong một ngày gần, các bạn này của mình sẽ đi học bình thường khi chúng ta biết, hiểu được cách các bạn học khác người khác ra sao.

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Neurodiversity (Phương dịch lại dùm cho PH đọc được không?)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.49 khách.

cron