Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 4 19, 2009 10:20 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

1) Bé đã có lúc giao tiếp với Mẹ bằng mắt, đặc biệt là khi Mẹ giận và la bé bằng giọng hơi to hơn, nhưng khi nói chuyện bình thường chơi đùa thì bé không nhìn vào mặt Mẹ; chỉ khi nào quá sợ hay quá vui bé mới nhìn vào mắt người đối diện mà thôi. Xin chỉ cho tôi cách khắc phục tính thờ ơ của be'.


Chào chị. Mọi kỹ năng đều cần thời gian, chị ạ. Về giao tiếp mắt, các bệnh nhân của tôi ở tuổi 20 vẫn cần được nhắc để nhìn người đối diện. Ngoài ra, chị cũng thấy khi chúng ta trò chuyện, chúng ta không nhìn người đối diện 100% thời gian. Đối với bé, chị làm hình con mắt, rồi vừa nhắc bằng lời vừa đưa hình này cho bé thấy. Chị lấy tay hướng mặt bé về phía chị. Tôi cũng muốn nói rằng không phải bé thờ ơ đâu, có thể bé vẫn đang nghe chị, nhưng bé không hiểu rằng giao tiếp mắt là thái độ phải có. Chị cứ tiếp tục tập nhé.

2) Về việc đi vệ sinh, có lúc bé chịu ngồi vào bô hay vào toilet, nhưng có lúc bé chỉ thích đâu thì làm đó , không có nhu cầu phải gọi cho Mẹ hay người trong nhà biết để giúp đỡ, tôi phải làm sao để có thể hướng dẫn bé đưa ra yêu cầu mỗi lần muốn đi vệ sinh ?


Huấn luyện đi vệ sinh là mục khó khăn cho mọi phụ huynh ở ngoại quốc, những nơi mà trẻ con dùng tã. Chị thử cách này xem: chị căn giờ và cho cháu ngồi toilet vào giờ nhất định. Đây cũng là thói quen tốt cho người lớn. Có thể cháu sẽ ngồi mà không tiêu tiểu gì trong thời gian đầu. Mình vẫn kiên nhẫn chị nhé. Chị lập một bảng thưởng phạt cho thói quen này để khuyến khích cháu.

3) Khi nghe một bài hát bé có thể ngân nga giai điệu của bài hát khá chính xác, bé ngân nga bằng các âm i, a, o, tr..... nhưng không phát ra âm chữ đúng, xin hướng dẫn làm sao tôi có thể từ đó giúp bé phát triển lên ngôn ngử nói hay hát được đúng âm chữ của bài hát ?


i, a, o... là nguyên âm, tr là phụ âm. Nếu chỉ có những âm như chị mô tả, thì cháu thiếu nhiều phụ âm. Ở tuổi này, cháu lẽ ra phải có b, m, k, g, l... Chị tập cho cháu theo kiểu vừa học vừa chơi, bắt đầu bằng b và m trước. "Bé bên ba, bé bi bẫu báo. Bô biêu bé bì bé bay bóc bè..." Chị dậy cháu nhìn miệng chị: hai môi chập lại và thoát hơi. Chị lấy tay giúp cháu khép môi. Chị thử rồi cho tôi biết nhé.

4) Bé thường hay biểu hiện sợ sệt tiếng động : tiếng chuông cửa khi có người bấm chuông nhà, tiếng điện thoại của người khác gọi đến, xin cho tôi biết là vì sao bé lại sợ như vậy vì đó là những âm thanh không đáng sợ và làm sao để khắc phục cho be' ?


Tiếng chuông cửa, tiếng điện thoại, tiếng xe cứu hỏa... là âm thanh không đáng sợ, nhưng là âm thanh có tính báo động. Hy vọng chị không cho là tôi chiều trẻ, nhưng tôi vẫn thấy trẻ con sợ những âm thanh ấy cũng không có gì là lạ. Tôi thấy mẹ tôi khi cho cháu ngủ thường gõ thật to vào tường và bảo: "Đấy, ông ngáo gõ đấy." :lol: Ngoài ra, không hẳn bé chỉ sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, mà có thể còn vì tai bé thính. Chị đừng nghĩ chị gọi cháu không quay lại nghĩa là cháu lãng tai nhé.

Chị có thể cho cháu tự bấm chuông, hay mua cái chuông đồ chơi cho cháu chơi. Chị có thể nói cho cháu biết: "tiếng động ấy là vì có người muốn gặp mẹ con mình đấy." Chị cũng có thể đưa cho cháu điện thoại, rồi chị lấy điện thoại cầm tay mà gọi cháu, dậy cháu nhấc lên nói với chị.

5) Tôi có cho bé đi đo điện não đồ và bác sĩ có cho bé uống thuốc giúp giảm bớt sự tăng động (Risperdal) và chống lo âu (Afarax) , như vậy có tốt cho bé không ? Vì uống thuốc vào tôi thấy bé ngủ được hơn (bé hay mất ngủ suốt cả đêm), ăn được hơn và có tập trung hơn, về thể lực cũng khá hơn do ăn và ngủ được. Nhưng tôi lại lo sợ không biết thuốc có gây hưởng gì về sau cho bé không ?


Thưa chị, thuốc có thể có phản ứng phụ. Nếu chị thấy phản ứng tốt, chị có thể tiếp tục. Tuy nhiên, với thuốc giảm tăng động, chị thấy hiệu quả ra sao? Thực sự thì bên này chúng tôi không sử dụng thuốc nhiều chị ạ. Cháu ruột tôi dùng thuốc, và từ một đứa trẻ gần như... mất dậy, cháu lờ đờ vài tháng, rồi học hành ngoan ngoãn. Giờ đã vào đại học. Đây là trường hợp tôi dơ hai tay bỏ phiếu để bệnh nhân uống thuốc. Nếu bệnh nhân của tôi uống thuốc để bớt tăng động 10%, 20% và trí hiểu không ở mức có thể tiếp thu học hỏi gì nhiều, tôi sẽ chọn "không uống." (Tôi nói tiêp thu học hỏi, không hẳn là cao đẳng đại học gì đâu. Học ngồi bô, học xỏ chỉ, học tên 100 món đồ dùng trong nhà... vẫn là học hỏi tiếp thu).

Chị cho tôi biết về hiệu quả của thuốc tăng động nhé.

Chúc hai mẹ con tối nay thật vui.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Sáu Tháng 4 24, 2009 8:50 pm

Chào chị Tường Anh,

1) Bé đã có lúc giao tiếp với Mẹ bằng mắt, đặc biệt là khi Mẹ giận và la bé bằng giọng hơi to hơn, nhưng khi nói chuyện bình thường chơi đùa thì bé không nhìn vào mặt Mẹ; chỉ khi nào quá sợ hay quá vui bé mới nhìn vào mắt người đối diện mà thôi. Xin chỉ cho tôi cách khắc phục tính thờ ơ của be'.

Chào chị. Mọi kỹ năng đều cần thời gian, chị ạ. Về giao tiếp mắt, các bệnh nhân của tôi ở tuổi 20 vẫn cần được nhắc để nhìn người đối diện. Ngoài ra, chị cũng thấy khi chúng ta trò chuyện, chúng ta không nhìn người đối diện 100% thời gian. Đối với bé, chị làm hình con mắt, rồi vừa nhắc bằng lời vừa đưa hình này cho bé thấy. Chị lấy tay hướng mặt bé về phía chị. Tôi cũng muốn nói rằng không phải bé thờ ơ đâu, có thể bé vẫn đang nghe chị, nhưng bé không hiểu rằng giao tiếp mắt là thái độ phải có. Chị cứ tiếp tục tập nhé.

Tôi vẫn hay gọi tên bé và nhìn thẳng vào mắt con để nói chuyện , có khi bé nhìn rất lâu vào mắt mẹ, nhìn vào môi của mẹ đang nói và sau đó ngoảnh mặt đi chú ý đến chung quanh hay chơi chỗ khác. Nhưng bé không có biểu cảm hiểu ý của mẹ đang nói gì, đôi lúc bé chơi mạnh tay với mẹ thì tôi giả vờ khóc thì mặt bé ra vẻ hối hận và ngưng ngay hành động khiến mẹ đau và chạy chỗ khác chứ không hề biết ôm mẹ vỗ về. Sau đó, chờ khi tôi "nín khóc" bé mới quay trở lại nắm tay bắt dắt đi chơi hay lấy món đồ gì đó, ý như muốn kiểm tra xem mẹ hết giận chưa; tôi nghĩ đây có lẽ là một hành động "xin lỗi" của bé vì tôi quan sát thấy nếu tôi nhưng giả vờ khóc và làm theo yêu cầu của bé thì bé giảm ngay gương mặt lo lắng (châu mày) và vui vẻ trở lại, còn nếu tôi vẫn vờ khóc thì bé sẽ ... khóc theo. Theo chị, việc tôi hiểu như vậy có đúng hay không a. ?

2) Về việc đi vệ sinh, có lúc bé chịu ngồi vào bô hay vào toilet, nhưng có lúc bé chỉ thích đâu thì làm đó , không có nhu cầu phải gọi cho Mẹ hay người trong nhà biết để giúp đỡ, tôi phải làm sao để có thể hướng dẫn bé đưa ra yêu cầu mỗi lần muốn đi vệ sinh ?

Huấn luyện đi vệ sinh là mục khó khăn cho mọi phụ huynh ở ngoại quốc, những nơi mà trẻ con dùng tã. Chị thử cách này xem: chị căn giờ và cho cháu ngồi toilet vào giờ nhất định. Đây cũng là thói quen tốt cho người lớn. Có thể cháu sẽ ngồi mà không tiêu tiểu gì trong thời gian đầu. Mình vẫn kiên nhẫn chị nhé. Chị lập một bảng thưởng phạt cho thói quen này để khuyến khích cháu.

Tôi cố gắng cho bé ngồi vào bô, cô giáo cũng khuyên tôi giống chị, nhưng sao khó quá vì bé nhất định không chịu hợp tác, dường như bé không cảm thấy thoải mái khi ngồi vào bô để đại tiện, tôi thật khó và chẳng biết phải tập cho bé thế nào. Rất ít khi bé chịu ngồi vào bô, vì thế thường không đi tiêu một lần là xong mà cứ lắt nhắt khiến tôi rất cực trong việc nầy.


3) Khi nghe một bài hát bé có thể ngân nga giai điệu của bài hát khá chính xác, bé ngân nga bằng các âm i, a, o, tr..... nhưng không phát ra âm chữ đúng, xin hướng dẫn làm sao tôi có thể từ đó giúp bé phát triển lên ngôn ngử nói hay hát được đúng âm chữ của bài hát ?

i, a, o... là nguyên âm, tr là phụ âm. Nếu chỉ có những âm như chị mô tả, thì cháu thiếu nhiều phụ âm. Ở tuổi này, cháu lẽ ra phải có b, m, k, g, l... Chị tập cho cháu theo kiểu vừa học vừa chơi, bắt đầu bằng b và m trước. "Bé bên ba, bé bi bẫu báo. Bô biêu bé bì bé bay bóc bè..." Chị dậy cháu nhìn miệng chị: hai môi chập lại và thoát hơi. Chị lấy tay giúp cháu khép môi. Chị thử rồi cho tôi biết nhé.

Cô giáo của bé đã hướng dẫn các âm cho bé bằng âm điệu bài hát và tôi ở nhà cũng thế, bé ngân nga được âm b , ch, d, m, n, i, a, o, v, ưa, chưa ... Âm b bé tự biết mím môi và hầu hết các âm phát ra rất chuẩn và không ngọng nghịu chi cả. Các âm khó như tr bé đánh lưỡi rất tốt, âm v phát âm chuẩn theo âm Bắc (răng trên chạm môi dưới), nhưng để phát ra âm có nghĩa thì bé chưa nói được, vì thế tôi đang cố tập cho bé, bé nhìn vào môi mẹ mà vẫn chưa chịu nói theo..


4) Bé thường hay biểu hiện sợ sệt tiếng động : tiếng chuông cửa khi có người bấm chuông nhà, tiếng điện thoại của người khác gọi đến, xin cho tôi biết là vì sao bé lại sợ như vậy vì đó là những âm thanh không đáng sợ và làm sao để khắc phục cho be' ?

Tiếng chuông cửa, tiếng điện thoại, tiếng xe cứu hỏa... là âm thanh không đáng sợ, nhưng là âm thanh có tính báo động. Hy vọng chị không cho là tôi chiều trẻ, nhưng tôi vẫn thấy trẻ con sợ những âm thanh ấy cũng không có gì là lạ. Tôi thấy mẹ tôi khi cho cháu ngủ thường gõ thật to vào tường và bảo: "Đấy, ông ngáo gõ đấy." :lol: Ngoài ra, không hẳn bé chỉ sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, mà có thể còn vì tai bé thính. Chị đừng nghĩ chị gọi cháu không quay lại nghĩa là cháu lãng tai nhé.
Chị có thể cho cháu tự bấm chuông, hay mua cái chuông đồ chơi cho cháu chơi. Chị có thể nói cho cháu biết: "tiếng động ấy là vì có người muốn gặp mẹ con mình đấy." Chị cũng có thể đưa cho cháu điện thoại, rồi chị lấy điện thoại cầm tay mà gọi cháu, dậy cháu nhấc lên nói với chị.

Tôi biết tai cháu rất thính và cháu ngủ cũng rất sẽ thức dù tiếng động rất khẽ cháu cũng thức dậy, và khi thức rồi thì tỉnh như sáo chứ không hề có chút biểu hiện ngái ngủ chút nào. Nếu bé tự tay bấm chuông cửa thì rất thích, nhưng ai khác bấm chuông gọi cửa thì bé sợ, phải chăng bé sợ vì biết có người lạ tới nhà chứ không hẳn là sợ tiếng chuông cửa, thưa chị? Về việc nghe điện thoại thì bé lúc hơn 2 tuổi thấy người lớn cầm điện thoại gọi rồi "alô" thì bé cũng bắt chước bấm số rồi kê vào lỗ tai nói alo..alo... giống người lớn, nhưng từ sau khi gặp phải người làm bạo hành (đánh mắng bé khi tôi vắng nhà) thì bé mất hẳn kỹ năng bắt chước nầy và tới nay dù là ba hay mẹ gọi cho bé thì bé cũng không nghe điện thoại mà cầm điện thoại quăng đi.

5) Tôi có cho bé đi đo điện não đồ và bác sĩ có cho bé uống thuốc giúp giảm bớt sự tăng động (Risperdal) và chống lo âu (Afarax) , như vậy có tốt cho bé không ? Vì uống thuốc vào tôi thấy bé ngủ được hơn (bé hay mất ngủ suốt cả đêm), ăn được hơn và có tập trung hơn, về thể lực cũng khá hơn do ăn và ngủ được. Nhưng tôi lại lo sợ không biết thuốc có gây hưởng gì về sau cho bé không ?

Thưa chị, thuốc có thể có phản ứng phụ. Nếu chị thấy phản ứng tốt, chị có thể tiếp tục. Tuy nhiên, với thuốc giảm tăng động, chị thấy hiệu quả ra sao? Thực sự thì bên này chúng tôi không sử dụng thuốc nhiều chị ạ. Cháu ruột tôi dùng thuốc, và từ một đứa trẻ gần như... mất dậy, cháu lờ đờ vài tháng, rồi học hành ngoan ngoãn. Giờ đã vào đại học. Đây là trường hợp tôi dơ hai tay bỏ phiếu để bệnh nhân uống thuốc. Nếu bệnh nhân của tôi uống thuốc để bớt tăng động 10%, 20% và trí hiểu không ở mức có thể tiếp thu học hỏi gì nhiều, tôi sẽ chọn "không uống." (Tôi nói tiêp thu học hỏi, không hẳn là cao đẳng đại học gì đâu. Học ngồi bô, học xỏ chỉ, học tên 100 món đồ dùng trong nhà... vẫn là học hỏi tiếp thu).

Thưa chị, tôi quan sát thấy từ khi cho uống thuốc bé có được giấc ngủ tốt hơn, nhờ thế bé ăn được và tập trung hơn. Trước khi uống thuốc bé khó tập trung, hay chạy nhảy, khó ngủ, có khi thức trắng cả đêm (1 tuần bé chỉ ngủ được khá khá 1 đêm thôi, còn các đêm khác bé thức suốt) và vì thế ban ngày bé thường cáu bẳn, không tập trung, chạy nhảy quá mức trong khi ăn uống lại kém nên bé gầy ốm và hay bịnh vặt nữa. Bác sĩ nói là chỉ dùng thuốc điều chỉnh và giúp bé ngủ tốt hơn rồi giảm liều khi bé đã ổn định. Tuy nhiên, tôi vẫn khá lo lắng.

Tôi rất mong hồi đáp của chị từ sau khi post bài, nhưng do sơ ý không biết bài trả lời của chị đã lưu vào trang 2, nên đợi mãi đến hôm nay mới biết và hồi âm :D - Rất cám ơn chị đã giải đáp và mong chị tiếp tục hướng dẫn cho tôi.

Tôi có viết tóm tắt tất cả mô tả của bé từ khi tôi bắt đầu có thai đến nay, không biết rằng các anh chị có thời gian để xem hay không, để hiểu hơn tiến trình của bé mà có phác đồ can thiệp chính xác hướng dẫn thêm cho tôi. Nếu được xin cho tôi biết để tôi gửi, nếu không thì tôi xin được cung cấp từng thông tin nếu anh chị cần hỏi trong mỗi lần trao đổi qua diễn đàn.
Rất cám ơn chị.
Thân mến chào chị,
Phương Trần
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 4 24, 2009 9:47 pm

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Tôi vẫn hay gọi tên bé và nhìn thẳng vào mắt con để nói chuyện , có khi bé nhìn rất lâu vào mắt mẹ, nhìn vào môi của mẹ đang nói và sau đó ngoảnh mặt đi chú ý đến chung quanh hay chơi chỗ khác. Nhưng bé không có biểu cảm hiểu ý của mẹ đang nói gì, đôi lúc bé chơi mạnh tay với mẹ thì tôi giả vờ khóc thì mặt bé ra vẻ hối hận và ngưng ngay hành động khiến mẹ đau và chạy chỗ khác chứ không hề biết ôm mẹ vỗ về. Sau đó, chờ khi tôi "nín khóc" bé mới quay trở lại nắm tay bắt dắt đi chơi hay lấy món đồ gì đó, ý như muốn kiểm tra xem mẹ hết giận chưa; tôi nghĩ đây có lẽ là một hành động "xin lỗi" của bé vì tôi quan sát thấy nếu tôi nhưng giả vờ khóc và làm theo yêu cầu của bé thì bé giảm ngay gương mặt lo lắng (châu mày) và vui vẻ trở lại, còn nếu tôi vẫn vờ khóc thì bé sẽ ... khóc theo. Theo chị, việc tôi hiểu như vậy có đúng hay không a. ?


Khi bé ngừng lại những hành động khiến mẹ đau, chúng ta có dấu hiệu tốt: bé hiểu cảm giác của người khác, ít nhất khi họ đau/khóc. Lời xin lỗi thì chị thử dậy bé và làm mẫu. Chị lấy con gấu hay con búp bê, rồi giả bộ đè phải nó (đừng chủ ý đánh vì mình không muốn làm mẫu hành động ấy), và xin lỗi nó. Hình thức làm mẫu, đóng kịch là phương pháp tốt để dậy các bé.

Tôi cố gắng cho bé ngồi vào bô, cô giáo cũng khuyên tôi giống chị, nhưng sao khó quá vì bé nhất định không chịu hợp tác, dường như bé không cảm thấy thoải mái khi ngồi vào bô để đại tiện, tôi thật khó và chẳng biết phải tập cho bé thế nào. Rất ít khi bé chịu ngồi vào bô, vì thế thường không đi tiêu một lần là xong mà cứ lắt nhắt khiến tôi rất cực trong việc nầy.


Thời gian này cực nhất, chị ạ, cho đến khi những kỹ năng căn bản được thuần thục. Cố gắng nhé. Cứ phải lau nhà dài dài, rồi sẽ có lúc nghe thấy bé tự giật nước trong bồn cầu đấy! Tôi kể chị nghe chuyện này, xem chị có "dám" làm giống tôi không.

Con trai lớn của tôi (năm nay đã 16) khi 3 tuổi rưỡi cũng chẳng chịu ngồi vào cầu. Đi tiểu thì được, nhưng cần đi cầu thì đòi mặc tã vào. Cháu còn tự mặc tã cho mình nữa cơ. Tôi dấu tã mất tiêu, rồi hai ba ngày cu cậu không chịu đi cầu. Đến ngày thứ tư, cậu bị bón. Lúc ấy cậu đành phải ngồi lên cầu, nhưng toát hết cả mồ hôi. Mẹ tôi la tôi quá trời. Tôi lấy thuốc nhét hậu môn cho cậu. Ba phút sau cậu chạy lòng vòng trong nhà vì "tình thế cấp bách." Tôi ôm nó bỏ nó lên bồn cầu, thế là khỏi cần phải cố gắng gì, mọi thứ cứ thế mà... tuôn ra. Nước dưới cầu bắn lên mông cậu, cậu cũng kệ. Từ đó, thằng nhóc không còn ngại cái cảm giác trống trải của mông đít khi ngồi, không than phiền vì nước bắn lên...

Ngoài ra thì biết làm sao hơn, vẫn cứ phải chọn thời gian nhất định và kiên nhẫn thôi chị ạ.

Cô giáo của bé đã hướng dẫn các âm cho bé bằng âm điệu bài hát và tôi ở nhà cũng thế, bé ngân nga được âm b , ch, d, m, n, i, a, o, v, ưa, chưa ... Âm b bé tự biết mím môi và hầu hết các âm phát ra rất chuẩn và không ngọng nghịu chi cả. Các âm khó như tr bé đánh lưỡi rất tốt, âm v phát âm chuẩn theo âm Bắc (răng trên chạm môi dưới), nhưng để phát ra âm có nghĩa thì bé chưa nói được, vì thế tôi đang cố tập cho bé, bé nhìn vào môi mẹ mà vẫn chưa chịu nói theo..


Nghĩa là bé có phụ âm đầu, nhưng phát âm không có nghĩa. Chị cứ kiên nhẫn tập cho bé nhé. đừng chọn chữ phức tạp. Mới đầu là P + N (phụ âm và nguyên âm) như Bà, Má, Ca, Ta... Những chữ PNP (cát, bát) hay nguyên âm kép để sau.

Tôi biết tai cháu rất thính và cháu ngủ cũng rất sẽ thức dù tiếng động rất khẽ cháu cũng thức dậy, và khi thức rồi thì tỉnh như sáo chứ không hề có chút biểu hiện ngái ngủ chút nào. Nếu bé tự tay bấm chuông cửa thì rất thích, nhưng ai khác bấm chuông gọi cửa thì bé sợ, phải chăng bé sợ vì biết có người lạ tới nhà chứ không hẳn là sợ tiếng chuông cửa, thưa chị? Về việc nghe điện thoại thì bé lúc hơn 2 tuổi thấy người lớn cầm điện thoại gọi rồi "alô" thì bé cũng bắt chước bấm số rồi kê vào lỗ tai nói alo..alo... giống người lớn, nhưng từ sau khi gặp phải người làm bạo hành (đánh mắng bé khi tôi vắng nhà) thì bé mất hẳn kỹ năng bắt chước nầy và tới nay dù là ba hay mẹ gọi cho bé thì bé cũng không nghe điện thoại mà cầm điện thoại quăng đi.


Ngủ không tròn giấc là yếu điểm của các em tự kỷ. Khi bé thức giấc, chị đừng mở đèn, đừng ngồi lên chơi với bé. Cứ giữ không gian tối mờ và yên lặng, cho bé nằm để bé tự dỗ mình trở lại giấc ngủ.

Nếu bé sợ người lạ đến nhà, chị có thể giới thiệu với bé làm thế nào để an toàn, những biện pháp giữ an ninh trong khu xóm để bé khỏi sợ. Về việc nghe điện thoại, rất tiếc là bé mất kỹ năng ấy. Mình luyện lại vậy. Có thể là người làm đã đánh khi bé xài điện thoại hoặc khi bé tưởng bố mẹ gọi nên xun xoe chạy đến... Chị tìm loại điện thoại có speaker phone, là loại nút bấm để tiêng nói vang lên lớn thay vì mình phải cầm ống nghe sát vào tai. Nếu cô giáo hay một bạn nào nói chuyện với chị, chắc bé sẽ chạy tới nghe. Từ từ, mình khuyến khích bé cùng nói.

Thưa chị, tôi quan sát thấy từ khi cho uống thuốc bé có được giấc ngủ tốt hơn, nhờ thế bé ăn được và tập trung hơn. Trước khi uống thuốc bé khó tập trung, hay chạy nhảy, khó ngủ, có khi thức trắng cả đêm (1 tuần bé chỉ ngủ được khá khá 1 đêm thôi, còn các đêm khác bé thức suốt) và vì thế ban ngày bé thường cáu bẳn, không tập trung, chạy nhảy quá mức trong khi ăn uống lại kém nên bé gầy ốm và hay bịnh vặt nữa. Bác sĩ nói là chỉ dùng thuốc điều chỉnh và giúp bé ngủ tốt hơn rồi giảm liều khi bé đã ổn định. Tuy nhiên, tôi vẫn khá lo lắng.


Nếu vậy chị cứ giữ thuốc cho bé. Khi bé thiếu ngủ, bé cáu kỉnh và khó học hành. Tuy nhiên, chị thử hỏi bác sĩ xem giảm liều thuốc thì khi nào giảm, và giảm thì thói quen ngủ có được như cũ không nhé.

Tôi có viết tóm tắt tất cả mô tả của bé từ khi tôi bắt đầu có thai đến nay, không biết rằng các anh chị có thời gian để xem hay không, để hiểu hơn tiến trình của bé mà có phác đồ can thiệp chính xác hướng dẫn thêm cho tôi. Nếu được xin cho tôi biết để tôi gửi, nếu không thì tôi xin được cung cấp từng thông tin nếu anh chị cần hỏi trong mỗi lần trao đổi qua diễn đàn.


Các anh chị bên ban điều hành có nói với tôi về kế hoạch lập hồ sơ bệnh án và phác đồ can thiệp. Anh Phi hay chị Xuyến sẽ trả lời chị nhé. Về phía chuyên môn, tôi luôn luôn tìm thời gian để hỗ trợ các em và phụ huynh chị ạ. Điều quan trọng ở mọi phác đồ, do bất kỳ ai thảo, là tiến bộ nơi trẻ. Chị để ý xem 1) phác đồ có chú tâm đến những kỹ năng cần nhất trong thời gian hiện tại không, 2) can thiệp có hiệu quả tích cực không (thời gian là yếu tố quan trọng, vì không phải trẻ nào cũng cần một tuần hay hai tuần...), 3) trẻ có tâm trạng thoải mái và tích cực khi đi học không. Thế chị thấy bé nhà chị đáp ứng ra sao?

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Bảy Tháng 4 25, 2009 8:26 pm

Tôi biết tai cháu rất thính và cháu ngủ cũng rất sẽ thức dù tiếng động rất khẽ cháu cũng thức dậy, và khi thức rồi thì tỉnh như sáo chứ không hề có chút biểu hiện ngái ngủ chút nào. Nếu bé tự tay bấm chuông cửa thì rất thích, nhưng ai khác bấm chuông gọi cửa thì bé sợ, phải chăng bé sợ vì biết có người lạ tới nhà chứ không hẳn là sợ tiếng chuông cửa, thưa chị? Về việc nghe điện thoại thì bé lúc hơn 2 tuổi thấy người lớn cầm điện thoại gọi rồi "alô" thì bé cũng bắt chước bấm số rồi kê vào lỗ tai nói alo..alo... giống người lớn, nhưng từ sau khi gặp phải người làm bạo hành (đánh mắng bé khi tôi vắng nhà) thì bé mất hẳn kỹ năng bắt chước nầy và tới nay dù là ba hay mẹ gọi cho bé thì bé cũng không nghe điện thoại mà cầm điện thoại quăng đi.
Nếu chị đọc bài viết của PH khác thì sẽ thấy mỗi cháu sợ những âm thanh khác nhau. Con tôi khi còn nhỏ sợ quảng cáo trên TV, tiếng nhạc trên đồ chơi, tiếng máy cưa gạch, máy bơm nước, các bản nhạc mở quá lơn, âm thanh do trời mưa tạo ra trên mái tôn, sấm sét....Tôi cũng chẳng lý giải nỗi tại sao lai như vậy , nhưng chắc chắn rằng cháu sẽ rất nhạy cảm với những âm thanh đó dù âm thanh rất nhỏ, bạn chưa kịp nghe thì cháu đã nghe.
Cái nào sợ thì phải chú ý mà tác động đến cháu nhưng đừng cho cháu biết.
VD : sợ tiếng chuông người lạ bấm thì bạn cứ cho cháu bấm nhiều vào. Con tôi cũng vậy, tiếng mưa thì tôi tạo ra tiếng mưa( vòi tắm hoa sen rơi xuống thau nhựa)...Lúc đầu những tiếng nhạc từ trò chơi tôi phải mở trò chơi ra trước rồi cắt dây loa đi, từ từ cháu quen dần trò choi được rồi thì tôi nối dây lại và mở ở nơi cháu ko thấy và xa cháu. Quảng cáo trên TV thì lúc đầu thích (12 thang) nhưng sau đó rất sợ (15 tháng)(có lần cháu khi đi ăn ở quán vừa bật QC lên cháu phóng mình chạy ngay ra đường, thật nguy hiểm), rồi tôi lại thấy cháu lại xem những QC nhẹ nhàng (như QC thuốc trừ sâu ở các đài tỉnh lẻ) tôi biết cháu xem được những tiết tấu vừa phải nên tập dần cho cháu...rồi đến hôm nay cháu ko còn sợ nữa.
Bạn tác động rồi từ từ cháu nghe quen dần ,mình giải thích và sau đó trở thành chuyện ko có gì mà ầm ỉ nữa cả với cháu.
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 4 26, 2009 2:18 am

Chị Tường Anh thân mến,

1) Khi bé ngừng lại những hành động khiến mẹ đau, chúng ta có dấu hiệu tốt: bé hiểu cảm giác của người khác, ít nhất khi họ đau/khóc. Lời xin lỗi thì chị thử dậy bé và làm mẫu. Chị lấy con gấu hay con búp bê, rồi giả bộ đè phải nó (đừng chủ ý đánh vì mình không muốn làm mẫu hành động ấy), và xin lỗi nó. Hình thức làm mẫu, đóng kịch là phương pháp tốt để dậy các bé.

Về việc xin lỗi thì tôi thấy bé tự biết chị ạ, có lần bé ị ra cả nhà những 3 lần, vừa lau, dọn vừa phải giặt giũ ngần ấy thứ thì tôi ...hết kiên nhẫn nổi, tôi vừa buồn khóc vừa giận và... phét vào mông bé vài cái trong sự giận dữ, thế là mặt bé tỏ ra sợ sệt và tự vòng tay cúi đầu rất nhiều lần trước mặt mẹ xin lỗi. Thấy con như vậy, cái giận, cái tức trong lòng tôi tan biến đi như bọt nước, tôi khóc vì mừng vì biết rằng con đang hiểu được tâm trạng của mẹ. Một vài lần khác khi bé làm sai, tôi bắt bé vòng tay xin lỗi thì bé làm được theo yêu cầu. Bé thường bắt chước lắm, nên tôi phải trông thật cẩn thận vì bé toàn bắt chước những điều khá nguy hiểm : bắt ghế leo lên cao lấy món đồ thích, vặn, tắt đèn, lau nhà , ủi đồ , thậm chí ..... bầm thịt !!! :roll: Nhưng là tùy ý mà bắt chước do để ý những việc trong nhà từ hồi nào, chứ mình bảo bắt chước làm theo bài học thì bé không thích làm; chẳng hạn tôi yêu cầu xếp các khối vuông gỗ chồng lên nhau và giải thích rằng bé đang cất nhà, thậm chí tôi "sáng tác" ra cả một bài hát cất nhà cho bé mà vẫn không thuyết phục được bé bắt chước. :?


2) Thời gian này cực nhất, chị ạ, cho đến khi những kỹ năng căn bản được thuần thục. Cố gắng nhé. Cứ phải lau nhà dài dài, rồi sẽ có lúc nghe thấy bé tự giật nước trong bồn cầu đấy! Tôi kể chị nghe chuyện này, xem chị có "dám" làm giống tôi không.
Con trai lớn của tôi (năm nay đã 16) khi 3 tuổi rưỡi cũng chẳng chịu ngồi vào cầu. Đi tiểu thì được, nhưng cần đi cầu thì đòi mặc tã vào. Cháu còn tự mặc tã cho mình nữa cơ. Tôi dấu tã mất tiêu, rồi hai ba ngày cu cậu không chịu đi cầu. Đến ngày thứ tư, cậu bị bón. Lúc ấy cậu đành phải ngồi lên cầu, nhưng toát hết cả mồ hôi. Mẹ tôi la tôi quá trời. Tôi lấy thuốc nhét hậu môn cho cậu. Ba phút sau cậu chạy lòng vòng trong nhà vì "tình thế cấp bách." Tôi ôm nó bỏ nó lên bồn cầu, thế là khỏi cần phải cố gắng gì, mọi thứ cứ thế mà... tuôn ra. Nước dưới cầu bắn lên mông cậu, cậu cũng kệ. Từ đó, thằng nhóc không còn ngại cái cảm giác trống trải của mông đít khi ngồi, không than phiền vì nước bắn lên...

Thưa chị, đôi lúc tôi cũng kiên quyết bắt bé ngồi vào bô, kiên quyết đến nỗi cả hai mẹ con giằng co nhau ...thở không ra hơi ! :D rồi sau đó, đâu cũng vào đấy, tự nhiên lúc nào muốn ngồi là ngồi, lúc nào muốn không là không, tôi cố gắng tìm hiểu sao không thì vẫn chưa có kết quả. Mỗi lần bé chịu ngồi vào bô, tôi phải ngồi sau lưng ôm bé trong lòng, hát, vỗ tay, nhịp chân...đủ các trò để bé cảm thấy vui và biết rằng ngồi bô là được mẹ ôm, mẹ hát cho nghe và ...quạt cho mát !!! :D Nhưng không được mấy lần như vậy chị ạ ! Tôi không được còn Mẹ giống chị, nhưng tôi đoan chắc 100% rắng nếu Mẹ tôi thấy cảnh tôi ép bé ngồi bô và 2 mẹ con giằng co nhau thì tôi đã bị la một trận ra trò rồi chị ạ !


3) Nghĩa là bé có phụ âm đầu, nhưng phát âm không có nghĩa. Chị cứ kiên nhẫn tập cho bé nhé. đừng chọn chữ phức tạp. Mới đầu là P + N (phụ âm và nguyên âm) như Bà, Má, Ca, Ta... Những chữ PNP (cát, bát) hay nguyên âm kép để sau.

Bé tự ráp các âm lại với nhau: bà ba, be bé, mi num, chà cha, i vy, há hà, nga ngà, mè me, chừa chưa, ...v...v... và hát nghêu ngao suốt cả ngày. Với các âm ha, há, hà mà bé có thể hát gần hết 1 bài hát thiếu nhi mà bé nghe ở lớp, và nhiều bài hát khác cũng được "biểu diễn" bằng các âm nên trên.

4) Ngủ không tròn giấc là yếu điểm của các em tự kỷ. Khi bé thức giấc, chị đừng mở đèn, đừng ngồi lên chơi với bé. Cứ giữ không gian tối mờ và yên lặng, cho bé nằm để bé tự dỗ mình trở lại giấc ngủ.

Dù có giữ nguyên không gian tối mờ và yên lặng, bé vẫn thức và thức y như là ban ngày, chơi, đi lung tung khiến tôi không yên tâm. Tôi gắng dỗ bé bằng đu đưa trên võng, nhưng cũng rất khó khăn có được giấc ngủ tốt.

5) Nếu bé sợ người lạ đến nhà, chị có thể giới thiệu với bé làm thế nào để an toàn, những biện pháp giữ an ninh trong khu xóm để bé khỏi sợ. Về việc nghe điện thoại, rất tiếc là bé mất kỹ năng ấy. Mình luyện lại vậy. Có thể là người làm đã đánh khi bé xài điện thoại hoặc khi bé tưởng bố mẹ gọi nên xun xoe chạy đến... Chị tìm loại điện thoại có speaker phone, là loại nút bấm để tiêng nói vang lên lớn thay vì mình phải cầm ống nghe sát vào tai. Nếu cô giáo hay một bạn nào nói chuyện với chị, chắc bé sẽ chạy tới nghe. Từ từ, mình khuyến khích bé cùng nói.

Tôi sẽ cố tập lại cho bé kỹ năng này. Hiện nay, khi nghe điện thoại có speaker thì bé vẫn bỏ chạy lung tung chưa chịu nghe.


6)Nếu vậy chị cứ giữ thuốc cho bé. Khi bé thiếu ngủ, bé cáu kỉnh và khó học hành. Tuy nhiên, chị thử hỏi bác sĩ xem giảm liều thuốc thì khi nào giảm, và giảm thì thói quen ngủ có được như cũ không nhé.

Bé đã uống thuốc được gần 6 tháng, bác sĩ nói khả năng sớm nhất để giảm liều là 6 tháng, tuy nhiên, việc này sớm hay muộn tùy vào từng bé, có bé khoảng vài năm, và nếu bé đáp ứng tốt, giấc ngủ bình thường thì có thể cắt thuốc.

7) Các anh chị bên ban điều hành có nói với tôi về kế hoạch lập hồ sơ bệnh án và phác đồ can thiệp. Anh Phi hay chị Xuyến sẽ trả lời chị nhé. Về phía chuyên môn, tôi luôn luôn tìm thời gian để hỗ trợ các em và phụ huynh chị ạ. Điều quan trọng ở mọi phác đồ, do bất kỳ ai thảo, là tiến bộ nơi trẻ. Chị để ý xem 1) phác đồ có chú tâm đến những kỹ năng cần nhất trong thời gian hiện tại không, 2) can thiệp có hiệu quả tích cực không (thời gian là yếu tố quan trọng, vì không phải trẻ nào cũng cần một tuần hay hai tuần...), 3) trẻ có tâm trạng thoải mái và tích cực khi đi học không. Thế chị thấy bé nhà chị đáp ứng ra sao?

Khi bắt dầu cho bé đến trường chuyên biệt đi học, bé khóc lắm, khi có cô giáo quen còn dạy trong trường bé ít khóc mỗi sáng đến lớp, khi cô giáo bệnh phải nghỉ dạy , bé học với các cô khác thì tôi thấy ngay bé không yên tâm, thường hay phản đối mỗi sáng đến lớp , khóc nhiều và có biểu hiện không thích đến trường. Lớp học thường thay đổi cô, nhưng lại là các cô không chuyên môn, nên việc chăm dạy không có kết quả. Chờ khi cô giáo cũ điều trị bịnh xong, cô mở lớp riêng, tôi đưa bé đến học, dù cho cơ sở vật chất không bằng trường nhưng trong vài tháng bé có tiến bộ rõ rệt.

Rất cám ơn chị đã hướng dẫn cho tôi. Tôi cố gắng cập nhật thông tin về bé thật thường xuyên.
Thân mến chào chị,
Phương Trần
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 4 26, 2009 2:29 am

Chào chị My Lăng,

Cám ơn chị rất nhiều đã động viện và chia sẽ kinh nghiệm với tôi. Đúng là dạy cháu để đưa cháu về cuộc sống bình thường cần phải rất kiên nhẫn và nhiều thời gian. Ngoài hướng dẫn của các chuyên gia, các bài viết của các anh chị phụ huynh đối với tôi cũng chính là những bài học kinh nghiệm hữu ích để tôi có thể theo đó mà dạy dỗ cháu thích hợp, ngoài ra cũng chính là tiếng nói đồng cảm người trong cảnh ngộ với nhau cho tôi thêm sự khuyến khích tinh thần.
Mong rằng các anh chị sẽ tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong những bước tiếp theo nhé .

Thân mến chào chị,
Phương Trần
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 4 26, 2009 9:58 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chị ơi, My Lăng là anh, không phải chị. Đây là ông bố, cũng như bao phụ huynh khác, đi tiên phong tìm cách dậy dỗ con.

1. Chị cứ kiên nhẫn tập cho bé những khả năng cần có như đi vệ sinh, ngủ ban đêm...

2. Khi cháu nói những âm vô nghĩa, chị đừng trả lời, đừng tỏ ra lắng nghe. Nếu cần, chị đứng lên đi chỗ khác. Tuy nhiên, tôi lại không đề nghị chúng ta cấm bé sử dụng những âm ấy ở thời gian hiện tại. Chúng tôi gọi lối nói này là baby language. Mấy em bé khi tập nói hay nói như người hành tinh nói, vì chúng nghe ngôn ngữ của chúng ta, và không hiểu nghĩa, không bắt chước được, nên cứ huyên thuyên như thế. Rồi chị cứ tiếp tục tập cho bé gọi tên vật này vật kia, gọi ba gọi mẹ...

3. Khi cháu không an tâm vì cô giáo mới, điều ấy cũng thường thôi, xảy ra với các em TK. Muốn giới thiệu những gì mới, mình cần thời gian chuẩn bị để nói cho cháu nghe, cho cháu xem hình nếu có thể... Những thay đổi bất ngờ nên được tránh, dù cuộc sống không phải lúc nào cũng nằm trong vòng sắp xếp của chúng ta. Ở bên này chúng tôi có lớp đặc biệt ở mọi nơi, nhưng không có nghĩa là học sinh có quyền đi theo cô giáo cũ (vì trường học phải đi theo địa chỉ cư trú). Các phụ huynh và chúng tôi cố gắng, rồi thì các bé cũng quen với cô mới thôi. Nào là khóc lóc, nào là dẫy dụa, nào là cào cấu... rồi cũng qua.

4. Khi cháu thức dậy ban đêm, chị có thể gài cửa phòng không? Đừng để cháu chơi đồ chơi hay đi góc này góc kia. Tôi biết là khó, nhưng cho chơi, cho đi qua đi lại, cháu sẽ tỉnh hoài.

Chị cứ vào diễn đàn. Giúp được gì tôi sẽ cố gắng.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 4 26, 2009 6:04 pm

Chào chị Tường Anh,

Chị ạ, tự dưng sáng nay tôi nghe con gọi rõ ràng mẹ, mẹ và bé nhìn tôi. Mừng lắm chị ạ - nhưng bé gọi thế thôi, không chịu gọi lại lần nữa.

Tôi cũng muốn cho bé tập làm quen với nhiều cô giáo và bé cũng khá quen với các cô khác. Chỉ vì các co trong trường không biết cách gần bé và cũng chỉ là cô giáo mầm non bên trường bình thường sang, nên có thể vì đó mà giữa cô trò không có sự tin tưởng với nhau khiến bé luôn lo sợ. Hiện nay bé vẫn được học với nhiều cô khác nhau và không trở ngại chi. Thậm chí có những người bạn của tôi mà bé mới gặp mặt lần đầu nếu tỏ ra thân thiện với bé thì bé cũng không ngại làm quen và đòi bế bồng hay cho chở...đi chơi ! :roll: Hiện tượng này lại khiến to lo lắng rằng bé không biết phân biệt người quen người lạ ! ;)

Chị ạ, chúng tôi đang tích cực mong tìm chỗ cho bé có lớp học tốt hơn, mà khi đi thuê nhà, chủ nhà chỉ cần nghe thuê nhà để mở lớp học cho trẻ chậm phát triền thôi, chưa nói đến là tự kỷ nữa thì họ đã đây đẩy thẳng thừng từ chối rồi :x - giờ thì chúng tôi đang thất vọng và buồn lắm.

Thân chào chị,
Phuong Tran
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 4 27, 2009 9:36 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chị ạ, tự dưng sáng nay tôi nghe con gọi rõ ràng mẹ, mẹ và bé nhìn tôi. Mừng lắm chị ạ - nhưng bé gọi thế thôi, không chịu gọi lại lần nữa.


Rồi bé sẽ lại gọi "Mẹ". Chị thử lấy con gấu, giả tiếng cho nó gọi "mẹ," rồi chị quay lại làm ra vẻ ngạc nhiên, thích thú, ôm lấy gấu và trả lời: "Mẹ đây!" Nghĩa là mình chơi đóng kịch ấy mà.

Tôi cũng muốn cho bé tập làm quen với nhiều cô giáo và bé cũng khá quen với các cô khác. Chỉ vì các co trong trường không biết cách gần bé và cũng chỉ là cô giáo mầm non bên trường bình thường sang, nên có thể vì đó mà giữa cô trò không có sự tin tưởng với nhau khiến bé luôn lo sợ. Hiện nay bé vẫn được học với nhiều cô khác nhau và không trở ngại chi. Thậm chí có những người bạn của tôi mà bé mới gặp mặt lần đầu nếu tỏ ra thân thiện với bé thì bé cũng không ngại làm quen và đòi bế bồng hay cho chở...đi chơi ! :roll: Hiện tượng này lại khiến to lo lắng rằng bé không biết phân biệt người quen người lạ ! ;)


Vậy là tốt khi bé có thể làm việc với nhiều người thay vì đóng băng chỉ một hai người. Về người lạ, chị có thể bắt đầu giới thiệu ý niệm "người lạ" bằng cách nói với bé: Mình đi chợ, có người lạ, con đừng đi theo ai hết.

Chị ạ, chúng tôi đang tích cực mong tìm chỗ cho bé có lớp học tốt hơn, mà khi đi thuê nhà, chủ nhà chỉ cần nghe thuê nhà để mở lớp học cho trẻ chậm phát triền thôi, chưa nói đến là tự kỷ nữa thì họ đã đây đẩy thẳng thừng từ chối rồi :x - giờ thì chúng tôi đang thất vọng và buồn lắm.


Cũng lạ nhỉ, muốn cho thuê nhà thì người ta làm lớp học sẽ đỡ hư hại nhà hơn là cho thuê ở 24/24 chứ! Hơn nữa, trẻ chậm phát triển hay tự kỷ thì chúng làm hại gì đến xác nhà mà chối đây đẩy??? Vì tôi là chuyên gia làm việc nhiều với các em, nên thấy rằng những người như những chủ nhà mà chị kể thật là vô tâm, kỳ thị... Tôi vẫn tin rằng chính quyền, bộ giáo dục, và giới truyền thông phải hỗ trợ trẻ em khuyết tật/rối loạn bằng cách đặt để việc tôn trọng các em thành một luật buộc đối với cộng đồng. Hiện tại, cùng lắm chúng ta chỉ có thể nói vài câu để họ hiểu rằng họ kỳ thị các em và họ không công bằng. Chẳng làm gì hơn thế được. Chúng tôi chúc chị tìm ra chỗ làm lớp cho các bé, chị nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Hai Tháng 4 27, 2009 6:19 pm

Chị sử dụng phím Quote để có thể copy lại trích dẫn của người khác thay vì sử dụng màu sắc khác (sợ chị chưa biết sử dụng các phím chức năng).
phtran1302 đã viết:Dù có giữ nguyên không gian tối mờ và yên lặng, bé vẫn thức và thức y như là ban ngày, chơi, đi lung tung khiến tôi không yên tâm. Tôi gắng dỗ bé bằng đu đưa trên võng, nhưng cũng rất khó khăn có được giấc ngủ tốt.
Vào các ngày thứ 7, CN chị chơi cùng với bé và KHÔNG CHO NGŨ TRƯA . Thử xem vài bữa (liên tục )có được ko, mỗi ngày cháu ngũ tổng cộng bao nhiêu giờ , buổi trưa ngũ nhiều qua là tối khó ngũ. Thay đổi lại giờ giấc sinh học cho cháu và tạo thói quen mới. Sau này thì phục hồi giấc ngũ trưa, theo tôi là cần thiết, vì phù hợp với điều kiện sinh hoạt học tập tại Việt Nam.
Khi bắt dầu cho bé đến trường chuyên biệt đi học, bé khóc lắm, khi có cô giáo quen còn dạy trong trường bé ít khóc mỗi sáng đến lớp, khi cô giáo bệnh phải nghỉ dạy , bé học với các cô khác thì tôi thấy ngay bé không yên tâm, thường hay phản đối mỗi sáng đến lớp , khóc nhiều và có biểu hiện không thích đến trường. Lớp học thường thay đổi cô, nhưng lại là các cô không chuyên môn, nên việc chăm dạy không có kết quả. Chờ khi cô giáo cũ điều trị bịnh xong, cô mở lớp riêng, tôi đưa bé đến học, dù cho cơ sở vật chất không bằng trường nhưng trong vài tháng bé có tiến bộ rõ rệt.
Việc thay đổi cô giáo là cần thiết để cháu thích nghi tốt hơn cho sau này và quen dần với mỗi phong cách dạy khác nhau (môn học khác nhau). Tuy nhiên , nếu thay đổi trong thời gian ngắn quá (theo tôi là từ 2-3 tháng/cô) thì sẽ phản tác dụng ngay (vì cô chưa hiểu ý cháu, chưa biết cháu sợ hay thích điều gì...), cháu sẽ ko tiếp thu được gì cả,(con tôi cũng đã ở trường hợp này), làm cho cháu ko còn muốn đi học nữa. Chị nên trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng v/v này, tôi nghĩ họ sẽ sắp xếp được. Thời gian cho việc học không chờ đợi cho bất kỳ ai nhất là các cháu TK (thà ko biết, nếu biết thì phải cố gắng)
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.49 khách.

cron