Em ko chỉ tò mò muốn biết tại sao lại có cảm giác đó hụt hẫng .Em còn muốn biết tại sao hễ có truyện gì làm em vui là sau đó có điều ko hay lại đến(có tỉ lệ thuận)
Em đã pm với một ban tự nhận là AS .
Em có coi phim hay coi tivi bao giờ không? Khi em coi phim, mắt em nhìn vào đâu? Em nhìn vào các nhân vật chính trong phim hay em nhìn vào các chi tiết khác mà người ta cho là "chi tiết phụ"?
Ví dụ như em coi "Cô gái xấu xí", em theo dõi cô gái đó, hay em nhìn cái đồng hồ treo tường đằng sau, nhìn cái gốc cây ở đằng xa trong phim? Nếu em ở California, họ có cách theo dõi mắt em đang nhìn vào đâu, từ đó sẽ biết được nhiều hơn về cách em cảm nhận thông tin. Còn giờ thì đành dùng cách "công nghệ thấp" là phỏng vấn em thôi.
Cái cảm giác hụt hẫng của em có nhiều lý do, một trong những lý do đó là về chất hoá học trong não sản xuất. Chỉ nói chuyện với em qua diễn đàn thì không ai biết chắc được, nên anh chỉ chọn đại 1 cái giải thích cho em biết, may ra thì trúng.
Em có biết tại sao những trẻ trầm cảm thường lấy dao cắt tay mình không? Chúng nói rằng sau khi làm vậy chúng cảm thấy nhẹ nhõm. Lý do là khi cơ thể bi đau, não chúng ta tiết ra chất làm "tê". Chắc em đã thấy nhiều người đau quá nên ngất đi. Đó là cách não bảo vệ chúng ta không bị quá sốc khi đau đớn. Khi trẻ trầm cảm tự cắt mình, não tiết ra chất đó, làm "tế" đi, mang lại cảm giác yên bình. Lâu này trẻ trầm cảm "ghiền" cái cảm giác này nên chúng lại càng cắt tay để tìm cảm giác đó. Đúng ra thì trẻ nên chữa gốc cho hết trầm cảm, và có thể dùng thêm thuốc để tìm cảm giác yên bình trong lúc đang "cai" cái viêc tự cắt thay vì cứ tự cắt mình mãi.
Cảm giác hụt hẫng của em có thể chỉ là sự mất cân bằng hoá chất giữa lúc thăng hoa và lúc bình thường. Nói nôm na như vầy: không ai có thể vui mãi. Khi vui thì vui, mà hết vui thì bình thường. Có người khi vui thì thật vui, mà hết vui thì cảm thấy buồn, hụt hẫng. Có khi nó chỉ đơn thuần là phản ứng hoá học trong não.
Đây chỉ là 1 lý do. Và nếu không gặp trực tiếp, không có bác sĩ tâm lý thì không ai biết chắc được. Anh giải thích cho em hiểu, hy vọng rằng dù em không phải như vậy, em cũng hiểu được tại sao người khác như vậy. Hiểu được người khác và hiểu được mình nhiều khi liên quan tới nhau.