gửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 5 30, 2016 8:42 pm
Em Khanh,
Có lẽ con chúng ta đa phần các trẻ rất thích gần gũi và chơi với Ba - Con của chị cũng vậy, nếu mình giải thích không được thì em dùng sự mềm mỏng, tình cảm và năn nỉ Ba hãy vì thương cho đứa con rối loạn của mình mà dùng hết tình cảm yêu thương để chăm con - Em đừng dùng từ "trêu" để nói đến hành vi của con, bởi không phải con mình muốn "trêu" ba hay mẹ - chỉ vì con chưa biết biểu hiện đúng nhu cầu của mình, nếu các trẻ khác thì sẽ không bao giờ làm đau mình như thế cả - rồi sau đó thì sao, khi con trở lại bình thường, vừa bớt đi sự bức xúc tình cảm, tổn thương tinh thần do ba hay mẹ chưa hiểu con đã dùng bạo lực áp chế, thì con lại phải chịu sự đau đớn thể xác mà trong lúc bùng nổ con đã tự gây nên - Đau lòng và nhức nhối tim người làm cha mẹ như chúng ta lắm em à ! Hãy kể đến nỗi đau không thể nói bằng lời cho chồng em nhận ra, con chúng ta đau khổ và đáng thương gấp ngàn lần trẻ bình thường em ạ !
Chị không bao giờ phiền lòng khi em chia xẽ nỗi lòng buồn thương về con đến với chị, bởi chị cũng trãi qua những cung bậc cảm xúc y như em vậy. Có chút may mắn là Ba của HN ít khi đánh con, nên chị đỡ đau lòng, Ba HN rất vui và yêu chìu con khi thấy HN biểu hiện cần Ba, thích chơi với Ba và quấn quít với Ba -
Sẽ không có ai thương con bằng Ba ruột của bé cả, nên em cố nha em, hãy đưa bài viết này của chị đến Ba đọc, chị cũng là người mẹ giống em, chị muốn truyền tãi đến ông xã của em nỗi lòng của 1 người mẹ có con rối loạn, sự kỳ vọng đồng hành cùng người chồng của mình, người cha của con.
Phương châm của chị : hãy đặt mình vào hoàn cảnh của con, chưa thể nói, chưa thể biểu hiện bản thân và nhu cầu của mình, mà người lớn vì không hiểu đã vội dùng bạo lực áp đặt và làm con sợ hãi thì mình sẽ ra sao, khủng hoảng tinh thần và tuyệt vọng thế nào? Con có mau tiến bộ hay không chính là do ba mẹ cất công tìm hiểu và trợ giúp con thế nào em à.
Chị kể về trường hợp của HN trước đây : HN thường giao tiếp với mọi người bằng cách nắm tóc ghịch xuống - Đây là hành động hoàn toàn sai, đối với người lạ sẽ nổi giận và đánh con, đối với ba mẹ thì cũng khó kềm chế khi quá đau - Chị đã cố gắng hết sức để con hiểu đây là hành động giao tiếp sai, cả ba và mẹ cùng chịu đau và giải thích cho con hiểu :
- Con muốn chơi với ba / mẹ phải không ? Vậy con buông tóc ra nha, ba / mẹ nằm tay con chơi nhe, chơi ve ve nè, chơi múa chim non nè ....
Tiếp theo là mình từ từ gỡ tay con rồi miết / massage vào lòng bàn tay cho con có cảm giác được xoa dịu phấn khích. HN thích âm nhạc, chị và Ba sẽ hát bài hát con thích, đung đưa với con và ánh mắt nhìn con, tất cả đều phải làm bằng thái độ tích cực, nhiệt tình với con - Từ từ sẽ giảm xuống hành vi và mất hẳn.
Em tìm hiểu phương pháp Son Rise Program - đó là phương pháp yêu cầu cha / mẹ / người nuôi trẻ cùng tham gia chơi với trẻ thật tích cực, trẻ làm gì, mình làm nấy, mình sẽ bắt chước hành động trẻ làm : trẻ nhảy, mình nhày, trẻ đung đưa mình cũng đung đưa .... từ từ trẻ tin tưởng ở mình và sẽ hợp tác cho mình cùng bước vào thế giới của trẻ, từ đó hai bên hiểu nhau và ba / mẹ giúp trẻ bước vào cuộc sống chung của mình. Chị không phải quảng cáo cho chương trình Son Rise Program, nhưng các bước này có ích để mình giúp trẻ thì mình làm thôi. Chị không nghiêng hẳn về 1 phương pháp nào, bởi con chúng ta là đa dạng, chúng ta phải linh hoạt học hỏi và tùy vào khả năng con mà áp dụng thôi. Chẳng hạn như phương pháp TEACCH là phương pháp thay thế, khi trẻ làm gì mình cũng không nên ngăn cấm ngay hay cầm món gì mình không nên vội tước lấy 1 cách thô bạo mà hãy dùng "vật thay thế' -
Chị mong em sớm vượt qua giai đoạn khó khăn, cứ liên lạc trền web này với chị, chị rất vui được cùng em chia xẽ nổi niềm.
Thương em,
Phương