Tình cờ nhận được link 1 trang web trong FB, cặm cụi ngồi dịch mà quên copy link nên chả biết giờ ở đâu rồi, P sẽ copy sau nếu tìm gặp nhé, xin gửi bài P dịch đến các anh chị PH xem :
Khi bài viết của tôi "Mười điều các trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết" được xuất bản vào năm 2004, tôi hầu như không thể tưởng tượng được sự hưởng ứng. Độc giả trên khắp thế giới đã viết cho tôi biết rằng điều này nên được đọc cho tất cả các nhân viên dịch vụ xã hội, giáo viên và người thân của trẻ tự kỷ. Một người mẹ đã nói "Đây chính là những gì con gái tôi muốn nói nếu cháu nói được”. Một người khác nói : “Tôi ước gì tôi đọc được những điều này 5 năm về trước. Chúng tôi phải mất một thời gian dài để tìm hiểu những điều này”. Với sự hồi đáp rộng rãi như vậy, tôi có thể kết luận rằng sự cộng hưởng từ tiếng nói của từng thành viên, từ đứa trẻ, những lời nói chưa đầy đủ. Có nhu cầu lớn - và sẵn sàng tăng - để hiểu được thế giới của trẻ em rối loạn tự kỷ. Mười điều để trẻ em tự kỷ mong bạn biết trở thành một cuốn sách vào năm 2005, và tiếng nói của các trẻ chúng ta hiện hữu trong bài viết này nêu lên những mong muốn của trẻ tự kỷ mong các giáo viên của trẻ nên biết. Nó cũng trở nên khá phổ biến và cuốn sách cùng tên của tôi được xuất bản năm 2006.
Đây là 10 điều các trẻ tự kỷ mong các giáo viên biết :
1. Hành vi là 1 cách giao tiếp : Tất cả hành vi xảy ra điều có lý do của nó. Hành vi đó cho bạn biết, ngay khi tôi chưa có ngôn ngữ nói, rằng tôi đã làm thế nào để cảm nhận được sự việc xảy ra chung quanh tôi. Hành vi tiêu cực làm cản trở quá trình học tập của tôi. Nhưng việc các thầy cô ngăn cấm hành vi này là không đủ, hãy dạy cho tôi cách thay thế những hành vi đó bằng những hoạt động thay thế thích hợp giúp cho bài học đúng của chúng tôi được trôi chảy.
Hãy bắt đầu bằng sự tin tưởng này: Tôi thực sự muốn học để tương tác một cách thích hợp. Không có đứa trẻ nào muốn nhận lại phản hồi tiêu cực vì các hành vi “xấu” của chúng tôi cả. Hành vi tiêu cực xảy ra có nghĩa là tôi đang bị quá tãi bởi sự rối loạn của hệ thống giác quan không thể giao tiếp nói lên được điều tôi muốn hay cần hoặc không hiểu tôi đang được yêu cầu làm gì. Nhìn xa hơn hành vi xảy ra để tìm ra nguồn gốc của sự kháng cự của tôi. Hãy ghi chú lại những gì vừa mới xảy ra trước khi có hành vi: người liên quan, ngày giờ, các hoạt động, các thiết lập. Theo thời gian, một mô hình có thể thiết lập.
2. Đừng bao giờ phán định bất kỳ điều gì.
Sự giả định chỉ là suy đoán khi không có phòng bị xác thực. Tôi không thể biết hay hiểu các quy tắc. Tôi có thể nghe hướng dẫn nhưng lại không hiểu chúng. Tôi có thể biết điều đó hôm qua nhưng lại không thể khôi phục lại vào ngày hôm nay. Bạn hãy tự hỏi lại mình:
Bạn có chắc rằng tôi thực sự biết làm gì đối với việc tôi được yêu cầu làm hay không? Nếu bất ngờ mà tôi cần phải chạy vào nhà vệ sinh cứ mỗi lần tôi được yêu cầu làm bài toán, thì có thể là tôi không biết cách làm hay tôi đang sợ cố gắng của tôi không thể giải ra bài toán đó. Hãy cùng tôi thực hiện nhiều lần các mục tiêu xuyên suốt đến khi nào tôi cảm thấy thành thục. Tôi có thể cần thực hành nhiều hơn để đạt được mục tiêu giỏi hơn các trẻ khác.
Bạn có chắc rằng tôi thực sự hiểu được các quy tắc? Tôi có hiểu được lý do vì sao có những quy tắc đó không (an toàn, kinh tế, sức khỏe)? Tôi không thực hiện những quy tắc đó bởi vì có nguyên do nào đó đằng sao đó? Tôi có thể lôi 1 bịch snack khỏi cái túi đựng thức ăn trưa sơm bởi vì việc tôi đã lo lắng về bài học khoa học của tôi khiến tôi đã không ăn sang và bây giờ tôi đang đói lắm đây.
3. Trước tiên tìm các vấn đề về cảm giác.
Rất nhiều hành vi phản kháng của tôi từ sự khó chịu của cảm giác. Một thí dụ là ánh sáng huỳnh quang là vấn đề chính liên tục gây khó chịu cho các trẻ giống tôi. Tiếng kêu ong ong từ cây đèn huỳnh quang cực kỳ gây rối nhiễu thính giác nhạy cảm của tôi và trạng thái xung điện của cây đèn có thể làm sai lệch thị giác của tôi khiến cho đồ vật trong phòng như chuyển động liên tục. Bóng đèn sử dụng sợi đốt trên bàn của tôi sẽ giảm đi độ nhấp nháy cũng như vậy cây đèn hình ống có ánh sang tự nhiên cũng đỡ hơn (đèn tube). Hoặc là có thể tôi cần ngồi gần bạn; tôi không hiểu bạn đang nói gì bởi vì có quá nhiều tiếng ồn xen vào. Jasine thì thầm với Tanya rằng tiếng máy cắt cỏ ngoài cửa sổ, tiếng ghế cào, tiếng cái chuốt viết chì đang chuốt.
Hãy yêu cầu các chuyên gia trị liệu hướng dẫn làm sao tạo không khí thân thiện trong lớp học. Điều đó thực sự tốt cho các trẻ, không chỉ riêng tôi.
4. Hãy cho tôi khoảng thời gian nghỉ để tôi tự điều chỉnh mình trước khi tôi cần tới nó.
Sự yên lặng, 1 góc phòng có thảm với vài cái gối nằm, sách và tai nghe cho tôi 1 chỗ trước khi tôi trở lại học nhóm trong lúc tôi bị quá tãi, nhưng chỗ đó không quá xa để tôi có thể hòa nhập trở lại với các hoạt động lớp học 1 cách yên ả.
5. Hãy nói với tôi bằng cách tích cực khi bạn yêu cầu tôi làm gì hơn là bắt buộc tôi.
“Em bỏ đống bừa bộn ở bồn rửa kìa” chỉ là 1 câu nói cho thấy thực tế đối với tôi. Tôi không thể nào suy luận ra được thực sự bạn đang muốn nói là “em hãy rửa cái chén màu của em và bỏ khăn giấy vào thùng rác” . Đừng bắt tôi phải suy đoán hay phải đoán cho ra tôi phải làm gì.
6. Hãy giữ cho yêu cầu của bạn được hợp lý.
Hàng trăm các học sinh của các trường học phải tập họp và 1 khán đài và vài anh chàng đến cứ o o bán kẹo là điều khó chịu và vô nghĩa đối với tôi. Có lẽ tốt hơn là tôi giúp cô thư ký trường làm các bản tin.
7. Hãy giúp tôi chuyển tiếp các hoạt động. Phải tốn 1 ít lâu cho tôi có kế hoạch vận động chuyển từ 1 hoạt động này qua hoạt động kế tiếp. Cho tôi khoảng 5’ thông báo trước và 2’ cho hay trước khi có thay đổi hoạt động – và cho dư ra vài phút khi bạn kết thúc hoạt động để bù vào. Một đồng hồ có mặt chữ đơn giản để trên bàn tôi cho tôi tín hiệu nhìn khi tới lúc có hoạt động tiếp theo và giúp cho tôi tự xử lý độc lập hơn.
8. Đừng khiến cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Tôi biết rằng dù bạn là 1 người trưởng thành, có lúc bạn cũng đưa ra 1 quyết định xấu trong lúc nóng giận. Thật sự tôi không muốn bùng nổ, bộc lộ sự giận dữ của mình hay bằng cách nào đó làm rối lớp học của bạn. Bạn có thể giúp tôi vượt qua được cơn bùng nổ nhanh hơn bằng cách đừng trả lời bằng hành vi kích động của bạn. Hãy chú ý rằng cách phản hồi như vậy làm kéo dài tình trạng bùng nổ hơn là giải quyết nó :
• Nâng cao cường độ hay giọng nói của bạn thì tôi chỉ nghe tiếng la hét chứ không nghe được lời nói
• Chế giễu hay nhại tôi, lăng mạ tôi hay gọi tên tôi sẽ không hạn chế được tôi
• Đưa ra những cáo buộc vô căn cứ
• Dẫn chứng tiêu chuẩn gấp đôi
• So sánh tôi với anh chị em nào đó hay học trò khác
• Đưa ra những sự việc không liên quan trước đó
• Ném tôi vào 1 dạng chung (“mấy đứa trẻ giống em cũng vậy thôi”)
9. Phê bình nhẹ nhàng.
Hãy thành thật – làm thế nào để bạn có thể chấp nhận lời phê bình “có tính chất xây dựng” tốt ? Sự trưởng thành và tự tin có thể làm vài năm ánh sáng ngoài khả năng của tôi bây giờ. Bạn có nên chẳng bao giờ chỉnh đốn tôi? Tất nhiên là không, nhưng hãy làm điều đó với tấm lòng như vậy thì tôi thật sự nghe bạn.
• Vui long đừng bao giờ cố gắng áp đặt kỷ luật hay chỉnh đốn gì khi tôi đang trong cơn giận dữ, mất tự chủ, bị kích thích quá độ, đang tự bế mình, đang lo lắng hay các cảm xúc khác mà không thể tương tác với bạn.
• Lại nữa, hãy nhớ rằng tôi sẽ phản ứng lại rất nhiều hơn đến chất lượng giọng nói của bạn hơn là lời bạn nói. I sẽ nghe lời quát tháo và khó chịu nhưng tôi sẽ không hiểu gì lời nói và do đó sẽ không thể hiểu ra tôi đã làm gì sai. Hãy nói với tôi bằng giọng nhẹ nhàng và hạ thấp người bạn xuống cùng tôi, như thế bạn có thể tương tác với tôi ở cùng mức độ của tôi chứ không phải là cao chót vót trên tôi.
• Giúp tôi hiểu hành vi không phù hợp bằng sự thông cảm, cách giải quyết vấn đề hơn là trừng phạt hay la mắng tôi. Giúp tôi giảm đi cảm xúc khiến tôi có hành vi bùng nổ. Tôi có thể nói rằng tôi đã rất tức giận nhưng có thể tôi đã rất sợ hãi, thất vọng, buồn bã hay ghen tức. Hãy thăm dò ngoài phản ứng đầu tiên của tôi.
• Thực hành hay chơi trò chơi thế vai – chỉ cho tôi cách tốt hơn để xử lý tình hình lần tới. Một cốt truyện, phóng sự ảnh hay câu chuyện xã hội có thể là giải pháp. Dự trù là việc chơi đóng vai sẽ kéo nhiều thời gian. Không thể chỉ làm trong 1 lần là được. Và khi bạn làm đúng “lần tới” “hãy cho tôi biết ngay lập tức” . Nó giúp cho tôi nếu bạn thiết lập
• được mẫu 1 hành vi thích hợp để trả lời cho các lời chỉ trích.
10. Cung cấp sự lựa chọn thực - và chỉ lựa chọn thực sự.
Không bắt tôi phải chọn lựa và hỏi "Con có muốn ...?" Trừ khi câu hỏi ước liệu cho câu trả lời “không” có thể câu trả lời chân thành của tôi là "Bạn có muốn đọc to lên bây giờ?" Hoặc "Bạn có muốn chia sẻ với các loại sơn màu với William không?" Thật khó cho tôi tin tưởng bạn khi lựa chọn đó không thực sự lựa chọn nào cả.
Cho là bạn có một số lựa chọn hết sức lạ mà bạn có hằng ngày, bạn liên tục chọn một việc trong các việc kia biết rằng có cùng 2 sự lựa chọn và có thể chọn cho bạn quản lý được cuộc đời mình và tương lai. Đối với tôi, sự lựa chọn là hạn chế hơn nhiều, đó là lý do vì sao tôi khó cảm thấy tự tin về bản thân. Hãy cung cấp cho tôi được lựa chọn thường xuyên để giúp tôi trở nên năng động hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Bất cứ khi nào có thể, cung cấp một sự lựa chọn với yêu cầu 'phải nên'. Thay vì nói: "Viết tên của con và ngày trên đầu trang," thì nên nói rằng: "Con có muốn viết tên của con trước không”, hoặc “Con có muốn viết ngày trước không?" Hoặc "Con muốn viết gì trước, chữ hay số? Sau đó thì giới thiệu với tôi "Con xem cách Jason đang viết tên của bạn trên giấy kìa”
Cho tôi sự lựa chọn giúp tôi học được hành vi thích hợp, nhưng tôi cũng cần hiểu rằng cần có thời gian khi mà bạn không thể . Khi điều này xảy ra, tôi sẽ không bị thất vọng nếu tôi hiểu lý do tại sao:
1. "Cô không thể cho con lựa chọn trong tình huống này bởi điều đó nguy hiểm. Con có thể bị đau”
2. "Cô không thể cho con lựa chọn bởi điều đó không tốt cho Danny" (có hiệu ứng tiêu cực về một đứa trẻ khác).
3. "Cô cho con chọn nhiều rồi nhưng lần này thì để cho người lớn được chọn”
Cuối cùng: hãy tin tưởng. Anh chàng xe Henry Ford nói: "Cho dù bạn nghĩ rằng bạn có thể hoặc cho dù bạn nghĩ rằng bạn không thể, bạn thường đúng." Hãy tin rằng bạn có thể làm 1 sự khác biệt nào đó cho tôi. Điều đó đòi hỏi phương tiện sinh sống và thích nghi, nhưng tự kỷ là một khuyết tật mở. Không có giới hạn cao cố hữu cho thành tựu. Tôi có thể cảm nhận nhiều hơn cái tôi có thể giao tiếp và trước tiên tôi có thể cảm nhận được là dù bạn có hay không có nghĩ tôi “có thể làm điều đó được” . Hãy mong nhiều và bạn sẽ được nhiều. Hãy khích lệ tôi làm tất cả mọi thứ tôi có thể làm, như thế tôi có thể gắn bó với quá trình trị liệu lâu sau khi tôi rời lớp của bạn.
P dịch mà chưa kịp kiểm tra lại, nếu có gì thiếu sót mong anh chị thông cảm, vừa làm việc, vừa tranh thủ dịch đó mà.