Chị Tường Anh này, con tôi cũng có sợ nhiều thứ lắm: chẳng hạng một số đoạn quãng cáo trên ti vi, bông hoa(cháu không muốn sờ chùng, tôi đã cố gắng dùng bông cọ nhẹ vào người cháu để giúp cháu không nhạy cảm với hoa, lúc đầu phản ứng rất dữ, nhưng sau đó cũng có lúc không phản ứng nữa).
Khi tôi dạy cháu chơi luồn chỉ qua các bông hoa, nhưng Phúc chỉ thích xếp chúng thành hàng, sau đó tôi dẹp, hôm sau lấy ra chơi tiếp nhưng lần này thì tôi bài trò mới sau khi luồn chỉ qua bông thì cho các bông chạy từ từ từ trên xuống thì cháu rất thích và cầm bông đưa cho tôi luồn tiếp vào chỉ(tôi có thử đưa cháu luồn chỉ nhưng cháu không dám làm mà rụt tay lại), nhưng sự chú ý này không lâu lắm khi bên ngoài có tiếng động thì gì đó là cháu bỏ ra và không chơi nửa, một món đồ chơi cháu chỉ có thể hứng thú trong 5 hoặc 10phút gì đó là không muốn chơi nửa.
Phúc sợ những đoạn quảng cáo có thể vì Phúc rất thính tai. Cậu con lớn của tôi lúc nhỏ cũng rất sợ một số âm thanh. Bây giờ 16 tuổi, cao 1m8, nặng gần 80 ký vẫn cứ yêu cầu người trong nhà đừng làm ồn. Tai của các cháu này quá thính, nên một số âm thanh ở một số tần số nào đó làm màng nhĩ của các cháu rung mạnh, khiến cháu thấy đau. Đây là loại hội chứng mới nhận ra, và chưa được hôi đồng y khoa Hoa Kỳ chuẩn nhận vì họ đang tiếp tục nghiên cứu, lấy thống kê... Có những em còn ói mửa, nhức đầu...
Nếu cần, mình có thể cho cháu đeo ống nghe để chặn bớt âm thanh. Phúc còn nhỏ, tôi chưa dám đề nghị cho đeo loại nút tai bằng mút (nhỏ bằng đầ ngón tay của Phúc) vì sợ cháu nuốt. Anh tìm mua loại ống nghe mà người ta nghe nhạc, loại nào có thể che chắn hết tai của cháu (thay vì loại chỉ có hai miếng mút tròn nhỏ).
Anh đã tìm ra hai thứ cháu sợ là bông hoa và chỉ. Anh để ý thêm nữa nhé. Tôi chưa đoán ra Phúc thuộc nhóm cảm giác nhẹ hay mạnh. Tuy nhiên, với tất cả những gì các cháu sợ, chúng tôi thường giới thiệu, khuyến khích... để các cháu bớt đi cảm giác nhậy cảm với chúng. Chúng tôi cũng làm như anh đấy thôi: cứ chơi, cứ làm cho cháu thích thú, và từ từ cho cháu sờ chạm. Nhiều ông bố, nhất là các ông Á châu, thấy con nhát thì bực mình, nên ép con quá, làm con khiếp đảm. Mình cứ từ từ mà giới thiệu, anh nhé.
ơi nửa.
Ở trường cô giáo nói lúc đầu bé Phúc có chạy lăng xăng nhưng lúc này đã giảm, và có chú ý, đặc biệt là chú ý các trò chơi nhiều hơn, đối với một số bài hát trên ti vi hoặc trên các CD mà cháu xem thì nhớ rất mau, hát đúng giọng, nếu bài ngắn thì đúng cả lời(nhưng không hiểu nội dung bài hát)
Chiếu nào tôi cũng cho cháu chạy chơi trong xân, chơi đá banh, đạp xe ba bánh, nhưng mỗi thứ thì được khảng 5 - 10 phút là tha thẩn đi chơi một mình, tôi theo dụ mãi cháu cũng không nghe, cháu vừa đi vừa hát hoặc nói điều gì đó rất khó hiểu, thu nhặt các thứ như ống hút, cành cây, rồi ngồi xếp thành hàng mà không cần chú ý đến ai. Tôi lúc nào cũng bên con và lãi nhãi những từ cháu đã biết nhưng nó mặc tôi. Chỉ khi nào có một tình huống nào đó thật sự gây chú ý thì cháu mới bắt đầu quan sát(như khi tôi nói mẹ đi chợ về, dì út đi chợ về hay chị hai đi học về)
Có lẽ Phúc cũng có hiếu động (tăng động) đấy anh ạ, dù không nghiêm trọng. Tuy nhiên, Phúc 3 tuổi, chơi mỗi thứ 5 đến 10 phút là ổn định rồi, không đáng lo lắm. Hơn nữa, ý niệm của sân chơi là Phúc có quyền chạy đây đó, chơi món này bỏ món kia... Bây giờ anh nên bám lấy mức 10 phút, tập cho Phúc ngồi tô màu hay học với ba 10 phút, rồi tăng lên 12, 15, 18... Khi dậy học, anh nên nói rõ: "Mình học, con phải học xong đã" để cháu quen với ý niệm "học thì phải ngồi lâu hơn chơi, ngồi nghiêm chỉnh, chú ý."
Anh "lải nhải" mà Phúc không để ý, mình cũng cứ "lải nhải" anh ạ. Rồi sẽ có lúc những từ ngữ và lối đặt câu kia bám được chú ý của cháu. Nói cho cùng, Phúc mới có 3 tuổi thôi.
Điều tôi chú ý là Phúc chơi một mình. Nếu anh được cho phép vào sân chơi với cháu, anh chịu khó kéo cháu chơi cùng bạn theo kiểu chơi song đôi. Anh sẽ thấy Phúc thích chơi với người lớn hơn bạn bè đồng tuổi, thích bạn nghe theo ý mình, đang chơi bỗng bỏ bạn chạy mất... Những kỹ năng chơi chính là kỹ năng giao tế, anh tập cho Phúc nhé.
Hồi chiều này tôi phạt cháu ngồi nghế, cháu khóc rất nhiều, tôi cho cháu ngồi khoảng 1 phút thi thả ra, cháu lăng ra nền nhà và tiếp tục khóc tôi cũng mặc, tôi yêu cầu vợ tôi cũng mặc sau đó cháu nín khóc và đi tìm mẹ, nhưng vẫn còn giận nếu ai ngoài mẹ chạm vào là cháu nạt ngay. Không biết tôi làm như vậy có đúng không? Vì cả tôi và vợ tôi đều thấy rất sót lòng nên tôi không thể phạt cháu lâu hơn. Tôi nghỉ lần sau thì thời gian sẽ dài hơn nửa(tối đa là 3 phút)
Hoan hô anh chị! Mình cứ thế anh nhé. Anh ạ, tiếng con khóc là âm thanh làm cho người ta đau đớn. Âm thanh ấy dễ làm cha mẹ hối hận và mang cảm giác tội lỗi. Anh chị phải gồng mình với tôi một thời gian, để Phúc hiểu sự liên đới giữa hành động và hậu quả. (Khi cháu giỏi, mình thưởng, đấy là lúc mình dậy liên đới giữa hành động tốt và kết quả). Tôi cũng phải nói là anh may mắn có chị đồng vợ đồng chồng. Nhiều gia đình khi ba phạt thì mẹ ôm con, rồi còn bảo: "Ba hư, nghỉ chơi ba ra!" Thế có chết không! Với tất cả mọi đứa trẻ trên đời này, bố và mẹ đều phải "đứng chung một chiến tuyến" mới được.
Anh nói với chị rằng thái độ la khóc ấy không tiếp diễn lâu đâu. Sau này khi đã thôi la khóc để áp lực, thỉnh thoảng cháu có thể làm lại như vậy để thử xem ba mẹ phản ứng thế nào. Anh chị nhớ kiên trì bám theo việc thưởng phạt, đừng chịu thua. Trong thời gian phạt, đừng giao tiếp mắt với cháu anh nhé. Sau này, có thể anh sẽ thấy Phúc tìm cách nói chuyện, bày tỏ tình cảm... Anh cũng nên làm ngơ. Đám trẻ mà chúng ta gọi là "bình thường" cũng thế, chúng lân la càm ràm, hỏi tới hỏi lui... Chúng tôi được chuyên gia tâm lý khuyên: "Không lý luận, không cãi cọ, không càm ràm. Phạt là phạt, là lúc trẻ không nhận được sự chú ý của người lớn."
Còn một chi tiết nữa lúc này cháu thường hay lắc đầu lia lịa vừa đi vừa lắc, ngồi một chỗ cũng lắc.
Tôi nghĩ đây là vấn đề liên quan đến Tâm Vận Động. Một số trẻ lắc đầu cũng vì tai bị sưng đau. Nếu có thể, anh cho cháu đi khám tai cho chắc ăn. Hiện tại, những lúc cháu lắc đầu anh kéo cháu lại và massage đầu cháu. Anh phải thử nghiệm thì sẽ biết cháu thích cảm giác mạnh hay nhẹ. Cũng có thể cháu sẽ lắc đầu hoài, và chỉ bớt vài chục phần trăm sau khi massage. Lúc ấy thì mình dậy cháu lắc đầu ở những lúc thích hợp.
Nếu ta không vào địa ngục cứu con thì ai vào đây
Một hình ảnh đẹp, phải không anh Bảo. Có điều, tôi làm việc với các em nên thương, và thấy rằng các em có thế giới riêng. Thế giới ấy đẹp và đặc biệt. Mình không vào trong thế giới ấy, sẽ không có cách mời cháu thò đầu ra, bước thử vào thế giới của mình. Tôi là chuyên gia đi mời, còn phụ huynh không có bằng "chuyên gia mời" như tôi, nhưng lại là người hiểu con và yêu con nhất. Mình cộng tác trong kế hoạch mời gọi này nhé.
Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK