Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 11 20, 2012 7:38 pm

Thế còn những cách can thiệp y học khác thì sao?
Posted on T3, 20 Tháng Mười Một, 2012 by Đào Đức Lâm
Giờ đây bạn rất háo hức muốn làm mọi thứ có thể để giúp con bạn. Rất nhiều bậc phụ huynh trong hoàn cảnh của bạn cũng háo hức thử nghiệm nhiều phương pháp trị liệu mới, thậm chí cả những phương pháp trị liệu chưa được chứng minh khoa học là có hiệu quả. Hi vọng chữa khỏi cho con bạn có thể khiến bạn càng dễ bị lôi kéo thử áp dụng các phương pháp trị liệu chưa được kiểm chứng. Điều quan trọng cần nhớ là, mỗi trẻ tự kỷ đều khác nhau, nên đáp ứng với mỗi phương pháp trị liệu cũng sẽ khác nhau. Bạn nên thu thập thông tin về phương pháp trị liệu mà bạn muốn làm thử nghiệm cho con mình, và hãy thông báo với bác sĩ nhi khoa, cũng như những thành viên đội can thiệp, để cùng thảo luận những nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra những mục tiêu có thể đạt được cũng như dữ liệu ban đầu. Nếu bạn nói chuyện với các phụ huynh có con lớn hơn, họ có thể kể cho bạn nghe về những liệu pháp và những can thiệp y sinh hứa hẹn sẽ chữa khỏi tự kỷ sau một số năm. Một số phương pháp trong số đó có thể tốt cho một số ít trẻ. Nếu bạn nghiên cứu kỹ thêm, bạn sẽ thấy không một cách can thiệp nào trong số đó đã từng chữa khỏi cho số đông trẻ tự kỷ. Chúng tôi biết rất nhiều trẻ đã khá lên nhờ liệu pháp hành vi chuyên sâu. Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tính hiệu quả của phương pháp này. Vì vậy tập trung cho con tham gia vào một chương trình trị liệu hành vi chuyên sâu thì sẽ hợp lý hơn là đi tìm các chương trình can thiệp khác.

Vậy có cách chữa nào không?
Liệu có chuyện hồi phục không? Có thể bạn đã từng được nghe kể có trẻ tự kỷ đã hồi phục. Tuy chuyện này tương đối hiếm, nhưng ước tính có khoảng 10% trẻ thôi không còn chuẩn đoán tự kỷ nữa. Người ta vẫn chưa biết đâu là các yếu tố để có thể dự đoán trẻ nào sẽ thôi không còn chuẩn đoán tự kỷ nữa. Những trẻ đã từng được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ rồi sau đó không còn chuẩn đoán này nữa thường vẫn còn gặp khó khăn ở các mặt như hiếu động, lo âu, và những triệu chứng trầm cảm. Những trường hợp khỏi tự kỷ được báo lại thường là những trường hợp được can thiệp sớm chuyên sâu, nhưng người ta vẫn chưa biết phương pháp can thiệp nào và bao nhiêu thì có hiệu quả nhất, cũng như chuyện khỏi tự kỷ có phải là nhờ được can thiệp hay không. Chắc bạn cũng có nghe về một số trẻ đang đạt được “kết quả tốt nhất”, nghĩa là chúng đạt điểm thông thường trong những bài trắc nghiệm IQ, ngôn ngữ, khả năng thích ứng, đi học, và tính cách, nhưng cũng còn những triệu chứng nhẹ trong tính cách và trong trắc nghiệm chẩn đoán. Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây ước tính rằng khoảng 60% trẻ tự kỷ có chỉ số IQ trên 70 khi chúng 8 tuổi (70 là mốc để xác định trẻ có bị chậm phát triển hay không). Hiện tại chưa có cách làm đáng tin cậy nào có thể dự báo trẻ nào sẽ đạt được tiến bộ tốt nhất. Trong khi chưa có cách chữa khỏi cũng như tiên lượng chính xác về tương lai của con mình, bạn cũng đừng lo sợ không dám tin vào những tiềm năng của con mình. Tất cả trẻ tự kỷ đều tốt lên khi được can thiệp. Tất cả chúng rồi sẽ có những đột phá, và tiến bộ ý nghĩa.
link : http://vuicungcon.com/ve-tu-ky/201211/c ... 9ng+Con%29
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 11 26, 2012 12:44 am

Cuối tuần đi ăn sáng, bắt gặp 1 cậu bé đặc biệt đi với người nhà, đến cùng chỗ ăn sáng với P. Cậu bé thấy 1 tờ giấy tiền rớt vào thau rửa chén liền lấy tay chỉ; người phụ nữ đi cùng trừng mắt vá đánh vào tay cậu rõ đau. Tự nhiên, cảm giác người làm mẹ mách bảo cho P người phụ nữ không phải là mẹ cháu bé dù rằng 2 gương mặt có nét giống nhau hao hao. P bắt chuyện làm quen với cậu bé, cậu im lặng không nói gì, ngồi kiên nhẫn chờ đến lượt mình được phục vụ và ra vẻ khá sốt ruột. Người phụ nữ đi cùng cho biết cậu bé là trẻ chậm phát triển, cháu dã 12 tuổi và có 4 năm học lớp 1 ở trường chuyên biệt. Còn 1 việc khiến P quá xót xa, cậu bé mồ côi cha và mẹ đã 6 năm và ở với bà ngoại. Ánh mắt cậu lúc nào cũng buồn rười rượi ra vẻ nhẫn nhịn, chịu đựng - P cảm thấy dâng trào nỗi xót xa, cháu bé quá kém may mắn trong cuộc đời khi không còn cha, mẹ nữa. Nhớ đến con mình, con mình còn may mắn có cha và mẹ kế bên thương yêu. Chúng ta đau khổ, chúng ta gần như ngã gục, nhưng chung quanh chúng ta còn có những người kém may mắn hơn chúng ta nhiều lắm. Tự động viên mình trong cuộc sống, thế thôi!
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 11 26, 2012 5:31 pm

Ánh mắt cậu lúc nào cũng buồn rười rượi ra vẻ nhẫn nhịn, chịu đựng


Phương làm mình nhới lại lần nói chuyện với anh chàng bác sĩ T (San Jose), là bác sĩ chuyên ngành tim. Kỷ niệm đẹp nhất của anh ta về ba mình là lần gia đình đi chơi chung, chỉ có 1 cái cát xét và phải nghe đi nghe lại trên xe suốt mười mấy tiếng đồng hồ. Còn các kỷ niệm khác thì toàn là "con phải cố lên", "con chưa giỏi, phải cố nữa", "con phải làm bác sĩ". Giờ lớn tuổi, lập gia đình, làm được điều ba mình mong muốn, nhưng vẫn ấm ức vì không làm được điều mình muốn.

Cậu bé thấy 1 tờ giấy tiền rớt vào thau rửa chén liền lấy tay chỉ; người phụ nữ đi cùng trừng mắt vá đánh vào tay cậu rõ đau.


Chỗ này không hiểu . Bà ta đánh là vì sao?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 11 26, 2012 8:19 pm

Ý bà ấy không muốn cho cháu bé lấy tiền rớt, vì đó không phải là tiền của bé.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 12 02, 2012 7:30 pm

Những hiểu lầm thông thường về tự kỷ
Posted on CN, 2 Tháng Mười Hai, 2012 by Mẹ Cong
Tự kỷ là một dạng rối loạn cảm xúc và thần kinh.
Từ những hành vi thể chất và giao tế của người tự kỷ, ta có thể dễ cho rằng tự kỷ là một rối loạn tâm lý, nhưng thực ra tự kỷ là một rối loạn sinh học làm cản trở sự phát triển và trưởng thành của não.

“Ở tự kỷ, những phần não bị ảnh hưởng nhiều nhất thường khiến ba nhóm chức năng bị ảnh hưởng,” ông Michael Alessandri, giám đốc điều hành của trung tâm về tự kỷ và các khuyết tật liên quan thuộc trường Đại học Miami nói. “Đó là hành vi xã hội, giao tiếp và những thói quen lặp đi lặp lại, thu hẹp, hay cách trẻ và người lớn tự kỷ tương tác với xung quanh.”

Mặc dù ngày nay, người ta đã nhận ra tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, theo ông Alessandri, chuyên gia của ABCNews.com’s phụ trách chuyên mục tư vấn qua điện thoại về tự kỷ nói, tự kỷ vẫn có thể được xem như là một rối loạn phức tạp vì triệu chứng quá đa dạng.

“Các nhà khoa học và bác sỹ lâm sàng giờ đã hiểu rằng tự kỷ không chỉ một thực thể đơn lẻ, mà là nhiều hội chứng gây nên rối loạn phổ tự kỷ,” Alessandri nói.

Đang có đại dịch tự kỷ.
Từ đại dịch thường hàm ý một sự bùng nổ bất ngờ về số người mắc chứng tự kỷ trong một thời gian nhất định.

Mặc dù theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát và phòng bệnh dịch hoa kỳ thì cứ 150 trẻ sinh ra thì có một trẻ mắc chứng tự kỷ, một số chuyên gia có thể nhanh chóng trả lời liệu có phải các ca tự kỷ đang tăng đột biến không.

Một số người cho rằng tình trạng này là do định nghĩa về bệnh tự kỷ đã mở rộng hơn và người ta đã định được bệnh sớm hơn.

“Căn bệnh này không phải đang lan rộng hơn, mà chỉ là người ta phát hiện được bệnh này nhiều hơn thôi,” Dr. Bob Marion, giám đốc trung tâm đánh giá và tái hòa nhập cho trẻ em thuộc trường cao đẳng Y Albert Einstein College of Medicine ở New York nói.

Sheila Wagner, trợ lý giám đốc của trung tâm Tự kỷ thuộc trường đại học Emory University ở Atlanta, bổ sung thêm vì nhận thức của mọi người về bệnh này đã tăng nên người ta phát hiện ra bệnh này nhiều hơn.

“Các phương tiện truyền thông như vô tuyến và phim truyện đã nói nhiều về tự kỷ,” Wagner nói. “Vì thế tự kỷ được số đông dân chúng nhận ra.”

Có thể chữa khỏi bệnh tự kỷ.
Một số cha mẹ có thể đã nói rằng chế độ ăn đặc biệt, thuốc và một số can thiệp hành vi đã chữa khỏi bệnh tự kỷ của con, nhưng các cha mẹ khác thử cùng chế độ can thiệp đó thì lại không thấy có kết quả. Có nhiều phương pháp điều trị được lập ra để cải thiện khả năng của người tự kỷ, nhưng chưa ai biết đến cách chữa khỏi bệnh tự kỷ.

“Chúng ta biết là nếu can thiệp sớm cho trẻ và dùng phương pháp ABA thì chúng ta có thể cải thiện chức năng của trẻ,” Marion nói.

Phân tích hành vi ứng dụng, hay còn gọi là ABA, là một hình thức can thiệp dành cho trẻ mới phát hiện ra. Trong đó có các hoạt động lặp đi lặp lại để cải thiện chức năng giao lưu và thể chất cho trẻ.

Nhưng theo Marion, không hề có một phương cách chữa trị khỏi hẳn bệnh tự kỷ, và còn phụ thuộc vào đánh giá của từng bác sỹ xem phương pháp trị liệu đó có đem lại lợi ích lớn nhất cho trẻ tự kỷ hay không.

Với một vài ca, Marion nói, hành vi, trong đó có giao tiếp mắt và tương tác với người khác, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, sẽ cải thiện đáng kể — nhưng những rối loạn sinh học tiềm ẩn sẽ không thể thay đổi được.

“Và đó hoàn toàn không thể gọi là một cách chữa bệnh được,” ông nói.

Tự kỷ là do cha mẹ lạnh nhạt và không yêu thương con.
Những năm 1940, bác sỹ người Áo Bruno Bettelheim đã cho ra thuyết kết luận tự kỷ là do cha mẹ, đặc biệt là người mẹ, đã không yêu thương con mình. Những trẻ rơi vào tình cảnh nào sẽ tự thu mình lại và trở thành tự kỷ, Bettelheim tin như thế.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã bác bỏ thuyết “người mẹ tủ lạnh” này. Theo các chuyên gia y học, bệnh tự kỷ của trẻ chẳng hề liên quan đến cách nuôi dưỡng trẻ.

“Chúng ta không hề có chứng cớ thuyết phục nào để cho rằng cha mẹ có thể đã làm hoặc không làm gì đó khiến con mình có thể bị tự kỷ,” Dr. Daniel Geshwind, giám đốc chương trình gen thần kinh và trung tâm nghiên cứu thuộc trường Đại học UCLA nói. “Hầu hết những chứng cớ chúng tôi đang có đều chỉ ra rằng có một nhân tố gien đáng kẻ trong hầu hết các ca tự kỷ, tuy chưa phải là tất cả.”

Người tự kỷ luôn luôn có một tài năng tiềm ẩn hoặc xuất chúng.
Stephen Wiltshire, 34 tuổi, rất nổi tiếng là chiếc camera sống. Anh ta có thể vẽ lại những thiết kế kiến trúc và cảnh quan chi tiết tới từng ngọn cỏ — dù chỉ mới quan sát khu vực đó một lần. Wiltshire đã từng vẽ lại quan cảnh của Tokyo, Rome và London dựa vào trí nhớ sau khi bay trên bầu trời thành phố bằng trực thăng.

Wiltshire là một thiên tài tự kỷ. Anh ta có một khả năng nhận biết bất thường cho phép anh ta nhớ lại từng chi tiết của bản thiết kế, các con số và các số liệu đo đạc thường là quá khó nhớ với người khác.

Khái niệm người tự kỷ là một thiên tài đã được phổ biến đi từ nhân vật Dustin Hoffman trong bộ phim “Rain Man.”

Marion công nhận có một bộ phận nhỏ những người tự kỷ có một số khả năng đặc biệt, nhưng không thể gán đặc tính này cho đại bộ phận người tự kỷ. Ông nói số đông người tự kỷ chẳng hề có một tài năng hay kỹ năng gì làm họ xuất chúng cả.

“Mỗi trẻ đều có điểm mạnh và yếu cả,” Marion nói. “Quan trọng là tất cả trẻ tự kỷ đều phải được đánh giá nhiều mặt bởi các chuyên gia y học đã có kinh nghiệm đánh giá kỹ năng và những khiếm khuyết của trẻ, để định ra một kế hoạch dạy trẻ đem lại lợi ích tối đa.”

Nên cấm trẻ tự kỷ có những hành vi lặp lại thành quy luật.
Một trong những dấu hiệu của tự kỷ là có hành vị lặp đi lặp và thành quy luật, theo cuốn cẩm nang định bệnh và thống kê về các rối loạn thần kinh (DSM IV), một công cụ của các bác sỹ để định bệnh tự kỷ.

Trong khi những hành vi này — có thể bao gồm vẫy tay, đập đầu vào tường, hoặc lắc lư người — trông có vẻ kỳ quặc, nhưng thực ra là có mục đích cả: giúp họ bình tĩnh lại; cảm thấy yên ổn; và có thể giúp người đó giao tiếp với người khác, Wagner nói.

Các hành vi lặp đi lặp lại có thể là vấn đề nếu chúng ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình hoặc làm họ không thể sống độc lập được, Wagner nói thêm.

Tuy nhiên, theo Dr. Pauline Filipek, phó giáo sư về thần kinh nhi tại trường đại học California, Irvine, trẻ có thể học để bỏ dần những hành vi lặp đi lặp lại này.

“Thường thì, khi người ta lớn dần, người ta sẽ hiểu ra những hành vi như vậy làm họ khác biệt trong xã hội, và họ học cách giảm thiểu những hành vi này,” Filipek nói.

Người tự kỷ không thể tạo dựng những quan hệ xã hội.
“Đây là việc vơ đũa cả nắm và cần phải xét từng trường hợp vì phổ tự kỷ vô cùng rộng,” Marion nói.

Tóm lại, một số người tự kỷ vẫn có thể có quan hệ xã hội nhưng thường không phải là những người bị nặng, Marion nói.

Cẩm nang DSM IV, có phần chỉ dẫn liệt kê “khiếm khuyết về tương tác xã hội” như là một tín hiệu của người tự kỷ. Nhưng không phải mọi trẻ tự kỷ đều có mức độ khó khăn như nhau khi kết nối với mọi người.

“Nhưng với những người bị nặng nhất trong phổ, thì điều này là đúng,” Marion nói. “Nhưng có quá nhiều trẻ vẫn có bạn, và thậm chí một số còn có bạn thân.”

Người tự kỷ là mối đe dọa cho xã hội.
“Cho rằng người tự kỷ là nguy hiểm quả là một lối suy nghĩ rất oái ăm tổn hại đến họ,” Wagner nói.

Ý tưởng này xuất phát từ nhiều mẩu tin những người tự kỷ chức năng cao đã bị phát hiện trộm cắp, và có trường hợp giết người.

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn tổng thể bộ phận những người tự kỷ, thì số người dính vào tội phạm là rất nhỏ, Wagner nói. Nếu người tự kỷ nào đó có ra tay làm gì thì có thể là họ cảm thấy khó chịu hoặc bị kích động quá mức, chứ không nhất thiết là từ động cơ đen tối, bà nói.

Link : http://vuicungcon.com/ve-tu-ky/201212/n ... paign=Feed%3
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi letrang » CN Tháng 12 02, 2012 8:06 pm

Cám ơn chị Phương về bài viết rất hay....Sao em có đọc ở đâu đó thấy tỷ lệ trẻ tự kỷ trên số trẻ em của Hoa Kỳ là 1/102 nhỉ ...
Dạo này Bé Nhân có gì mới không chị.
letrang
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 1 04, 2012 9:40 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 12 03, 2012 1:36 am

Về thông số hay tỷ lệ trẻ TK, có lẽ thay đổi theo từng năm letrang ạ.
Bài này P sưu tầm từ web vuicungcon.com- thấy bài nào hay copy vào cho các PH cùng đọc.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 12 03, 2012 6:22 pm

Con số mới nhất là 1 trong 91, và cứ 4 bé trai thì có 1 bé gái.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Hai Tháng 12 03, 2012 7:07 pm

phi đã viết:Con số mới nhất là 1 trong 91, và cứ 4 bé trai thì có 1 bé gái.


Tỉ lệ /100 cứ ngày 1 giảm dần đi nhỉ? Thấy mà hoảng quá. :cry:

Ở VN tuy chưa có thống kê cụ thể về tỉ lệ trẻ mắc hội chứng TK, nhưng số trẻ bị "tình nghi" mang hội chứng này ngày 1 tăng, và tăng nhanh trong tgian gần đây. Thật sự thấy rất hoang mang và lo lắng trước tương lai các con. :cry: :cry:
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 12 03, 2012 7:18 pm

Vẫn biết lo xa là điều không nên, nhưng rất hoang mang, lo lắng trong lòng khi nghĩ đến tương lai của con khi mà không còn cha, mẹ bên cạnh nữa, con sẽ sống thế nào? Xã hội hiện nay tỷ lệ trẻ TK càng cao...mình thật sự cảm thấy bế tắc khi nghĩ đến ngày sau của con ! :( :( :(
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách.

cron