Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Hai Tháng 3 23, 2009 11:15 pm

Cái Dầu ngày 23 tháng 3 năm 2009

Sau đây tôi xin trình bài một số vấn đề của đứa con trai 3 tuổi của tôi
- Về khả năng vận động nói chung rất tốt: chạy, nhãy, đi lên xuống cầu thang ở trường nơi tôi đang ở, leo trèo(biết dùng ghế hoặc các vật cao để tự trèo lên bàn)
- Về nhận biết: cháu có thể nghe và làm theo các chỉ dẫn như: đi vào nhà, đi lại mẹ, đóng cửa mở cửa, mang một số đồ vật theo yêu cầu, biết dùng tay chỉ các đồ vật mà cháu muốn, chỉ hướng mà cháu muốn đi, nhìn theo tay của người lớn khi được chỉ một vật nào đó, lật được các trang sách, nhận biết được vài con vật trong nhà như: chó, mèo. nhưng không hề nói
- Có thể yêu cầu một số việc thông thường bằng lời như: bú sửa, uống nước, ăn cơm, ẩm, cõng.
- Nói được các từ khác như: muốn ba chở đi chơi thì cháu nói đi “đi xe hông, đi xe nhe” khi xem một cái gì đó trên ti vi đến lúc kết thúc cháu biết nói: “hết rồi”, hoặc chỉ tay vào hồ nước và luôn miệng nói “nước, nước”, chỉ và nói được “bóng đèn”, “trăng”, nói được từ “bái bai” và vẫy tay khi tạm biệt một người nào đó, mỗi khi muốn xem ca nhạc hoặc hoạt họa trên ti vi thì cháu nói “bắc nhạc hông”, “bắc họa hông”, khi ở trên cao mà muồn xuống thì cháu nói: “xuống, xuống”
- Sở thích của cháu: thích chơi các trò chơi vận động như: đá banh, chạy nhãy, điều khiển được xe ba bánh khi có người đẫy từ phía sau, chơi với các viên bi, lục lọi sách vở trên kệ, và một số vật dụng khác trong nhà, chơi trò bắt chốn với chị gái, nhông nhông trên lưng của ba, thích xem các chương trình cac nhạc thiếu nhi,hoạt hình, thích đi chơi một mình với những vật mà cháu nhặt được rồi ngồi xếp các đồ vật đó, khó khăn lắm tôi mới có thể dụ được cháu chơi chung nhưng chỉ khoảng 5, 10 phút là lại muốn đi chơi một mình, khi đươc gọi tên thì cháu cũng quay lại nhưng thường là không muốn để ý vì cháu muốn đi chơi theo ý của cháu.
- Các biểu hiện cảm xúc : khi có chuyện gì vui cháu thường tìm ánh mắt của một người nào đó để chia sẽ, hay lúc bị người lón la rầy thì tỏ ra buồng và thường là chạy lại ngay người đã la rầy cháu để đòi ẩm. Khi được ẩm thì cháu vòng tay qua người và có cữ chỉ ôm ấp ba hoặc mẹ hoặc người đang ẩm. Nhưng ít khi nào cháu chú ý vào những gì tôi bảo, tôi muốn dạy cháu nói một từ nào đó thường rất khó tập trung được cháu theo ý của mình và rất khó khăn để mặt của cháu đối diện với tôi. Khi tôi hướng dẫn cháu chơi một món đồ chơi nào đó mà tôi mua về thì hầu như cháu chỉ xem tôi làm một lần rồi sau đó tự ý mình làm mà không muốn người nào động vào, mặc dù cháu chơi chưa đúng. Đặt biệt thời gian gần đây khi bị đánh đòn thỉnh thoảng cháu tỏ vẽ hung hăng và đánh trả.
Ở trường cháu cũng rất thích cô giáo dạy trẻ và các cô bảo cháu học các bài vận động rất nhanh
- Vẽ mặt rất sáng và lanh lợi không có vẽ khù khờ

- Lúc khoảng 2 tuổi thỉnh thoảng cháu có đi giật lùi, chạy xoay vòng quanh người lớn hoặc cột nhà, đi nhón chân, xép đồ chơi thành đường thẳng mà hể ai đụng vào là nó phản ứng bằng cách la khóc, khi chơi đồ chơi mà có người nào chơi cùng thì thường là cháu không cho hoặc cất đồ chơi giồng như sợ bị lấy đồ chơi của nó vậy. Một món đồ mà nó thích nhất là chiếc gối ôm mặc dù đã cũ. Hiện nay thỉnh thoảng có chạy vòng vòng, còn thói quen là xếp đồ chơi thành hàng.
- Về ngôn ngữ giao tiếp thì nói chung là kém chưa biết dùng từ trong giao tiếp (chỉ cở trẽ 1- 2 tuổi). chưa biết nói tên mình, chưa biết chỉ ra người thân trong nhà mặc dù tất cả họ cháu đều biết.
Thú thật mà nói kể từ lúc cháu sinh ra đến nay vợ chồng tôi và cả những người thân trong hầu như không quang tâm đến việc dạy ngôn ngữ cho cháu (vì gia đình tôi lúc này đang gặp sự cố vở nợ phải bán nhà chỉ mới cất được vài tháng và phải làm suốt ngày để trả nợ cho vợ), mỗi khi cháu khóc thì chỉ việc bật ti – vi có các chương trình quãng cáo hoặc bắt ca nhạc thiếu nhi hoặc bắc phim hoạt hình cho cháu xem. Một số người nói trẽ trai thường chậm nói nên mình lại càng không quan tâm, lúc nhỏ mọi người khuyên nên đừng bế trẽ nhiều quá đễ cho nó dễ tôi lại càng ít tiếp xúc với cháu hơn. Mới đây thôi khi tôi đọc trên mạng nói về trẽ tự kỹ mình bắt đầu lo lắng và quang tâm đến cháu nhiều hơn, dạy cháu nói, dùng từ, chỉ…..
Những hành động như chỉ đồ vật mà cháu thích, chỉ hướng đi, nhìn theo tay của người lớn khi được chỉ cho một vật nào đó ở xa hoặc gần, là do mới đây tôi dạy cho cháu chứ trước đây cháu không biết dùng những hành động này, bây giờ cháu biết nói một số yêu cầu khác với người lớn như mỗi khi muốn uống nước cháu nói “uống hông” hoặc “chị ơi đưa nước cho em” và nói “cám ơn chị” thì con gái tôi mới đưa cho cháu.
Hôm trước vợ chồng tôi có đưa cháu đi khám ở nhi đồng 2, nhưng người khám chỉ yêu cầu mình nói những gì về cháu chứ không đặt bất cứ câu hỏi phỏng vấn nào cho vợ chồng tôi cũng như dúng các phương pháp chuyên môn trắc nghiệm cho bé và chỉ nói cháu bị tự kỹ nhưng nhẹ chứ không nặng và không chó bất cứ một lời tư vần hữu ít nào hay tài liệu hướng dẫn nào. Làm cho vợ chồng tôi rất thất vọng. Tôi cũng có thông qua mạng xin được tư vấn thì họ nói con tôi chỉ chậm nói do môi trường và giới thiệu một số tài liệu qua mạng để vận dụng. Nhưng việc này không dễ chúc nào vì nhiều khi họ muốn trả lời lúc nào thì trả lời có nhiều khi hướng dẫn bước 1 rồi im luôn không tiếp tục hướng dẫn bước 2.
Hiện nay tôi rất hoang mang và lo lắng,không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu? Theo anh chị con tôi mắc chứng tự kỹ ở mức độ nào và tôi phải làm sao? Anh, chị có thể cho tôi tài liệu điều trị cho cháu được không vì hiện nay gia đình không có khả năng đưa cháu đến các cơ sở điều trị như ở TP Hồ Chí Minh, do quá xa và tốn kém
Thành thật cám ơn
Lê Mộng Bảo Bình Long - Châu Phú - An Giang
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 3 24, 2009 3:28 pm

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào anh Lê Mộng Bảo. Mừng anh tham gia diễn đàn.

Về khả năng vận động nói chung rất tốt: chạy, nhãy, đi lên xuống cầu thang ở trường nơi tôi đang ở, leo trèo(biết dùng ghế hoặc các vật cao để tự trèo lên bàn)


Khả năng vận động gồm có vận động tinh và vận động thô. Những gì anh mô tả là vận động thô. Tuy nhiên, dù cháu đã biết leo trèo, lên xuống cầu thang, mình vẫn còn để ý đến khả năng cò cò, giữ thăng bằng trên một chân...

Về nhận biết: cháu có thể nghe và làm theo các chỉ dẫn như: đi vào nhà, đi lại mẹ, đóng cửa mở cửa, mang một số đồ vật theo yêu cầu, biết dùng tay chỉ các đồ vật mà cháu muốn, chỉ hướng mà cháu muốn đi, nhìn theo tay của người lớn khi được chỉ một vật nào đó, lật được các trang sách, nhận biết được vài con vật trong nhà như: chó, mèo. nhưng không hề nói


Khả năng nhận biết như thế là không đến nỗi nghiêm trọng, nhưng anh tiếp tục sai bảo cháu làm việc, và cứ tăng số chữ trong câu cho dài hơn, ghép nhiều công việc vào một lệnh. (Con đưa cho mẹ cái ly này, và để cái muỗng này lên bàn).

Có thể yêu cầu một số việc thông thường bằng lời như: bú sửa, uống nước, ăn cơm, ẩm, cõng.
- Nói được các từ khác như: muốn ba chở đi chơi thì cháu nói đi “đi xe hông, đi xe nhe” khi xem một cái gì đó trên ti vi đến lúc kết thúc cháu biết nói: “hết rồi”, hoặc chỉ tay vào hồ nước và luôn miệng nói “nước, nước”, chỉ và nói được “bóng đèn”, “trăng”, nói được từ “bái bai” và vẫy tay khi tạm biệt một người nào đó, mỗi khi muốn xem ca nhạc hoặc hoạt họa trên ti vi thì cháu nói “bắc nhạc hông”, “bắc họa hông”, khi ở trên cao mà muồn xuống thì cháu nói: “xuống, xuống”


Khả năng này cũng là khả quan đấy, anh ạ, vì cháu mới có 3 tuổi thôi. Anh khuyến khích cháu nói dài hơn nhé, thí dụ thay vì "nước, nước" thì nên là "cho con nước," hay "bóng đèn trên cao," "mặt trăng tròn," "con muốn xuống"... Anh muốn cháu nói, lựa những khi cháu muốn món gì đó (đồ ăn, đồ chơi).

Sở thích của cháu: thích chơi các trò chơi vận động như: đá banh, chạy nhãy, điều khiển được xe ba bánh khi có người đẫy từ phía sau, chơi với các viên bi, lục lọi sách vở trên kệ, và một số vật dụng khác trong nhà, chơi trò bắt chốn với chị gái, nhông nhông trên lưng của ba, thích xem các chương trình cac nhạc thiếu nhi,hoạt hình, thích đi chơi một mình với những vật mà cháu nhặt được rồi ngồi xếp các đồ vật đó, khó khăn lắm tôi mới có thể dụ được cháu chơi chung nhưng chỉ khoảng 5, 10 phút là lại muốn đi chơi một mình, khi đươc gọi tên thì cháu cũng quay lại nhưng thường là không muốn để ý vì cháu muốn đi chơi theo ý của cháu.


Anh nên tiếp tục mời cháu chơi chung với anh, với mẹ của cháu, anh chị em, bạn bè... Anh thử bỏ bớt những gì cháu có thể chơi một mình, và chọn những thứ phải có người chơi chung.

Các biểu hiện cảm xúc : khi có chuyện gì vui cháu thường tìm ánh mắt của một người nào đó để chia sẽ, hay lúc bị người lón la rầy thì tỏ ra buồng và thường là chạy lại ngay người đã la rầy cháu để đòi ẩm. Khi được ẩm thì cháu vòng tay qua người và có cữ chỉ ôm ấp ba hoặc mẹ hoặc người đang ẩm. Nhưng ít khi nào cháu chú ý vào những gì tôi bảo, tôi muốn dạy cháu nói một từ nào đó thường rất khó tập trung được cháu theo ý của mình và rất khó khăn để mặt của cháu đối diện với tôi. Khi tôi hướng dẫn cháu chơi một món đồ chơi nào đó mà tôi mua về thì hầu như cháu chỉ xem tôi làm một lần rồi sau đó tự ý mình làm mà không muốn người nào động vào, mặc dù cháu chơi chưa đúng. Đặt biệt thời gian gần đây khi bị đánh đòn thỉnh thoảng cháu tỏ vẽ hung hăng và đánh trả.


Khi cháu hiểu về nỗi bực bội phật ý của người khác, đó là điều tốt, anh ạ. Anh tiếp tục nói với cháu: "Mẹ giận đấy, tại con phá đấy!" hay "Mẹ giận, nhìn mặt mẹ kìa" hay "Bà đang vui, bà cười kìa!"

Về khả năng giao tiếp mắt, anh phải dùng hai tay mà ôm lấy mặt cháu để cháu phải nhìn anh. Khi cho cháu xem hình, anh đưa hình theo mắt cháu. Cũng cần thời gian anh mới dậy được khả năng này. Về hình ảnh, anh chọn những gì cháu đã quen, cháu thích. Đừng để hậu cảnh của hình rối quá, anh nhé. Anh nên chọn một môi trường không có nhiều hình ảnh, tiếng động, đèn đóm... để dễ cho cháu tập trung. Anh nên ép cháu ngồi trong thời gian nhất định. Hãy bắt đầu bằng 5 phút. Anh tìm loại đồng hồ nấu ăn để cháu biết rằng khi chuông reo là hết 5 phút thì cháu được đi chơi. Anh cho cháu chơi một lúc, rồi lại 5 phút học nữa. Cháu có thể sẽ la khóc, không chịu nhìn hình... Anh cứ tiếp tục giúp cháu ngồi, lâu dần cháu sẽ quen với khả năng ngồi yên. Sau khi cháu đã quen ngồi, anh sẽ thấy cháu chú ý đến hình ảnh mà anh sử dụng để dậy cháu nhiều hơn.

Có điều, tôi nghĩ anh đừng đánh đòn cháu. Những lằn roi không có tác dụng tích cực, anh ạ. Anh có thể cho cháu úp mặt vào tường hơn là đánh đòn. Khi cháu làm gì sai, anh cảnh cáo lần 1, lần 2, rồi phạt. Thí dụ: "Ba nói lần thứ nhất, con thôi đập bàn đi!" rồi "Ba nói lần thứ hai, con có thôi không?" và "Ba nói lần cuối, ba sẽ đếm 1, 2, 3!" Ngay sau khi đếm xong số 3, anh lập tức đến đưa bé ra khỏi môi trường mà bé đang phá. Anh đem bé đến tường và nói: "con phải úp mặt vô tường cho đến khi ba đếm đến 10." Rồi anh đếm đến 10. Cháu sẽ la khóc đấy, anh chuẩn bị nhé. Nhưng la khóc thế nào, anh cũng ép cháu đứng cho đến khi đếm xong số 10. Sau khi cháu đã hiểu rằng làm sai thì bị úp mặt vào tường, anh sẽ chỉnh đồng hồ đến 1, rồi 2, rồi 3 phút. Tuổi của cháu là 3 thì thời lượng là 3 phút.

Khi cháu bắt đầu đánh lại ba mẹ, ông bà, anh chị, anh phải đáp ứng thống nhất và nghiêm: "không, con không được làm thế," và nếu cần thì phạt để "dậy con từ thuở còn thơ!" Tuy nhiên, nếu anh đánh cháu, thì bài học không có lý: sao ba đánh con thì được? Thôi, cho cây roi vào xó bếp vậy, anh nhé.

Hôm trước vợ chồng tôi có đưa cháu đi khám ở nhi đồng 2, nhưng người khám chỉ yêu cầu mình nói những gì về cháu chứ không đặt bất cứ câu hỏi phỏng vấn nào cho vợ chồng tôi cũng như dúng các phương pháp chuyên môn trắc nghiệm cho bé và chỉ nói cháu bị tự kỹ nhưng nhẹ chứ không nặng và không chó bất cứ một lời tư vần hữu ít nào hay tài liệu hướng dẫn nào. Làm cho vợ chồng tôi rất thất vọng. Tôi cũng có thông qua mạng xin được tư vấn thì họ nói con tôi chỉ chậm nói do môi trường và giới thiệu một số tài liệu qua mạng để vận dụng. Nhưng việc này không dễ chúc nào vì nhiều khi họ muốn trả lời lúc nào thì trả lời có nhiều khi hướng dẫn bước 1 rồi im luôn không tiếp tục hướng dẫn bước 2.
Hiện nay tôi rất hoang mang và lo lắng,không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu? Theo anh chị con tôi mắc chứng tự kỹ ở mức độ nào và tôi phải làm sao? Anh, chị có thể cho tôi tài liệu điều trị cho cháu được không vì hiện nay gia đình không có khả năng đưa cháu đến các cơ sở điều trị như ở TP Hồ Chí Minh, do quá xa và tốn kém


Tôi e rằng cháu tự kỷ dạng trung, không nhẹ, cũng không nghiêm trọng. Tôi không nghĩ là cháu chỉ chậm nói do môi trường. Anh có bày tỏ nỗi lo lắng và áy náy vì đã không săn sóc được cháu nhiều lúc cháu còn nhỏ do áp lực của công việc và cuộc sống. Cha mẹ nào cũng phải bươn chải, anh chị cũng đừng hối hận làm chi. Mình dồn nỗ lực vào việc cung cấp can thiệp và hỗ trợ cho cháu, anh ạ. Anh đọc thêm bên nguồn liệu và bài vở viết/dịch của website này, sẽ thấy một số gợi ý. Thực sự, nếu can thiệp từ lúc 2 tuổi thì tốt hơn, nhưng để bắt đầu thì không bao giờ trễ. Hơn thế, cháu chỉ mới 3 tuổi. Mình còn thời gian anh ạ.

Vậy anh làm những điều mà tôi đã đề nghị thử xem nhé. Mình tập trung trên
1) khả năng tập trung
2) khả năng học tập bằng hình
3) khả năng bày tỏ bằng lời nói cho câu dài hơn
4) khả năng thực hiện mệnh lệnh
5) khả năng hành xử đúng đắn

Anh thử một vài ngày rồi cho tôi biết xem cháu đáp ứng ra sao, anh nhé. Đừng để những lo âu và hối hận làm cản trở con đường hỗ trợ cháu.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Viên TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Ba Tháng 3 24, 2009 6:54 pm

Chào chị Tường Anh và các anh chị trong nhòm chuyên viên TK

Lời đầu tiên tôi xin thành thật biết ơn các anh chị đã cung cấp cho tôi những thông tin bỗ ích. Chắc chắn rằng tôi sẽ vận dụng nhửng gì Chị đã hướng dẫn.

Sau đây tôi xin ý kiến của các anh chị về việc có nên cho cháu xem ti - vi nửa hay không? Vì có một số phụ huynh khuyên cũng nên thỉnh thoảng cho cháu xem một số đĩa ca nhạc, phim hoạt hình, ghi lại hình ảnh của cháu rối chiếu cho cháu xem. Điều đặc biết là cháu rất thích xem ca nhạc, và một bài hát nếu được nghe vài lần thì có thể hát lại, khi chơi cháu thường hát hoặc đàn bằng miệng và làm những động tác của nhân vật trong phim hoạt hình mà cháu đã xem, có thể bắt chước hành động của người khác khá tốt.

Hiện nay cháu đang học ở một trường mầm non trong địa phương chung với các cháu bình thường khác, tôi không biết điều này có tốt hay không?(ở nơi tôi không đủ điều kiện để thêu riêng một cô giáo cho cháu), gần đây cháu có thái độ tức giận và sô đẫy bạn, khi phật ý (trước đâygiành đồ chơi với bạn nhiều lần bị bạn cắn, cào mặt nhưng không đáp trả)

Tôi có nên thay đổi một số thói quen TK của cháu như: xếp các đồ theo một thứ tự, chạy vòng vòng, nhại lại lời người khác( cháu thường hay nói theo lời người khác khi nghe nói) và phải làm sao mới có thể thay đổi được.

Ở địa phương tôi có một số người đã đi học về năng lượng sinh học (sử dụng năng lượng của chính cơ thể mình) và có thể truyền năng lượng đó cho người khác nhằm để điều hòa "âm, dương", ổn định thẩn kinh, có tác dụng điều trị nhiều bệnh. Tôi không biết điều này có tốt cho cháu không?

Cháu cón có một điểm nửa là: khi đi xe trên đường đến trường cháu thường hay nhìn các vật trên đường mà cháu thấy, nhưng không nói hay chỉ trõ gì cả, khi nghe các tiếng động mạnh của tiếng máy cưa nước đá đầu tiên là giật mình và cháu ôm tôi, đôi khi dùng hai tay che lỗ tay mình lại, tuy nhiên cháu lại thích nghe và xem tiếng động này. Khi được yêu cầu cắt tóc thì cháu rất sợ và thường la khóc, vợ chồng tôi phải kềm đầu cháu thì mới cắt được. Tôi không biết biểu hiện này là gì? và phải làm sao?

Một lần nửa gia đình tôi rất rất cám ơn sự giúp đở tận tình cùa các anh, chị đặc biệt là chị Tường Anh. Cầu mong mọi sự an lành cho các anh chị, chúc các anh, chị thật nhiều sức khỏe.
Mong tin chị.

Trân trọng kính chào.
Lê Mộng Bảo, bé Thiện Phúc và gia đình.
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 3 24, 2009 8:04 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Sau đây tôi xin ý kiến của các anh chị về việc có nên cho cháu xem ti - vi nửa hay không? Vì có một số phụ huynh khuyên cũng nên thỉnh thoảng cho cháu xem một số đĩa ca nhạc, phim hoạt hình, ghi lại hình ảnh của cháu rối chiếu cho cháu xem. Điều đặc biết là cháu rất thích xem ca nhạc, và một bài hát nếu được nghe vài lần thì có thể hát lại, khi chơi cháu thường hát hoặc đàn bằng miệng và làm những động tác của nhân vật trong phim hoạt hình mà cháu đã xem, có thể bắt chước hành động của người khác khá tốt


Thưa anh, ti vi, phim ảnh có giá trị nhất định nếu không chiếm quá nhiều thời gian trong ngày. Các chuyên gia Hoa Kỳ đề nghị 2 tiếng một ngày. Trên thực tế thì anh cũng biết trẻ em xem ti vi, chơi computer nhiều hơn thế. Nếu anh có thể quay phim của cháu cho cháu xem, và lấy đó làm đề tài mà giúp cháu diễn tả, dùng câu dài hơn, luyện trí nhớ... là điều tốt. Tôi chỉ sợ rằng cháu chưa đến thời điểm làm được điều này. Xem ca nhạc và hát lại cũng tốt, nếu anh có thể giúp cháu hiểu thêm về lời bài hát. Phim ảnh cũng vậy, xem xong anh giải thích thêm cho cháu để những gì trong phim không trở thành độc thoại.

Tôi có nên thay đổi một số thói quen TK của cháu như: xếp các đồ theo một thứ tự, chạy vòng vòng, nhại lại lời người khác( cháu thường hay nói theo lời người khác khi nghe nói) và phải làm sao mới có thể thay đổi được.


Tôi vừa tâm sự với một phụ huynh khác, anh My Lăng, rằng "thay đổi" một con người đôi khi là điều không tưởng. Khi thế giới của cháu khác với thế giới của chúng ta, chúng ta giới thiệu thế giới của chúng ta và mời cháu bước vào. Nếu những thói quen của cháu không ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành và sinh hoạt của cháu, tôi nghĩ không cần đụng đến làm chi. Chúng ta dành nỗ lực để chuyển đổi những gì có hại cho việc học và sinh hoạt thì hơn.

Nếu anh muốn cháu bớt xếp đồ theo thứ tự, anh dậy cho cháu chơi những đồ vật ấy một cách có nghĩa. Thay vì xếp một hàng xe dài dài, cháu có thể học đưa xe vào chỗ này rửa xe, lái xe sang chỗ nọ đổ xăng, xe này ghé đón bà, xe kia đi đón mẹ...

Việc cháu chạy vòng vòng, anh có thể cho cháu chạy từ điểm này đến điểm kia. Anh vẽ hay đánh dấu hai điểm ấy, và dậy cháu chạy từ đầu này đến đầu kia, rồi nhặt một vật gì đó, chạy trở lại bên này đưa cho anh. Nói chung, chúng ta biến những hành động không có nghĩa thành có nghĩa, có mục đích, nhưng không loại trừ những gì cháu mê thích thực hiện.

Về thói quen lập lại lời nói, nếu cháu lập lại chỉ vì để lập lại, mà không phải để "câu giờ" tìm câu trả lời, anh có thể giảm thiểu bằng cách nhắc cháu. Việc này không ngày một ngày hai mà xong đâu, anh nhé. Trước tiên, cháu phải hiểu kỹ năng chờ đến lượt mình. Rồi anh làm tấm thẻ màu đỏ (màu gì cũng được, miễn là cháu chú ý). Anh dậy cho cháu ý niệm là thẻ nằm ở đâu, thì người đó nói, và những người khác yên lặng. Anh tập cho cháu bằng cách nhờ mẹ cháu ngồi trước mặt. Mẹ sẽ nói huyên thuyên, khi bố giơ thẻ về phía mẹ, mẹ im bặt. Dần dần cháu sẽ hiểu ra: "à, cái thẻ này đưa tới ai thì người đó im." Sau đó, anh đưa thẻ về phía cháu những khi anh nói, và dậy cháu im thay vì lập lại.

Tôi cũng xin chia xẻ với anh là có những bệnh nhân của tôi nay đã 18, 20 tuổi vẫn còn lập lại, và vẫn cần được nhắc để giảm những lần lập lại.

Ở địa phương tôi có một số người đã đi học về năng lượng sinh học (sử dụng năng lượng của chính cơ thể mình) và có thể truyền năng lượng đó cho người khác nhằm để điều hòa "âm, dương", ổn định thẩn kinh, có tác dụng điều trị nhiều bệnh. Tôi không biết điều này có tốt cho cháu không?


Tôi không chuyên về lãnh vực này, cũng chưa được làm việc với các chuyên viên trong lãnh vực này, nên không có lời đề nghị nào, anh ạ.

Cháu cón có một điểm nửa là: khi đi xe trên đường đến trường cháu thường hay nhìn các vật trên đường mà cháu thấy, nhưng không nói hay chỉ trõ gì cả, khi nghe các tiếng động mạnh của tiếng máy cưa nước đá đầu tiên là giật mình và cháu ôm tôi, đôi khi dùng hai tay che lỗ tay mình lại, tuy nhiên cháu lại thích nghe và xem tiếng động này. Khi được yêu cầu cắt tóc thì cháu rất sợ và thường la khóc, vợ chồng tôi phải kềm đầu cháu thì mới cắt được. Tôi không biết biểu hiện này là gì? và phải làm sao?


Về việc quan sát những gì trên đường đi học, tốt thôi anh ạ. Nhưng anh có thể lợi dụng tình huống ấy mà dậy cháu đọc tên vật này vật kia, mô tả điều này điều nọ. Anh có thể nói nhiều lần trước ở nhà: hôm nay mình sẽ đếm đèn xanh đèn đỏ, rồi đếm cho cháu nghe. Anh có thể nói: Hôm nay mình sẽ đếm xem có bao nhiêu cái xe màu trắng, rồi đếm cho cháu nghe. (Nhưng anh đừng chia trí mà gây tai nạn cọ quẹt gì nhé).

Các bé TK có đôi tai rất thính. Có vẻ như bé không nghe anh, nhưng tai thính lắm anh ạ. Vì thế, những âm thanh có độ thé hay ồn có thể làm cho cháu đau hai màng nhĩ. Cháu che tai thường là vì đau, không hẳn vì sợ. Tuy nhiên, những âm thanh ồn hay thé cũng có làm cho cháu sợ hãi, mà thường thì người ta lại hay tò mò nhìn xem những gì ghê rợn. Sợ ma mà thích xem phim ma! :) Nếu muốn, anh cứ cho cháu xem, nghe, quan sát với mục đích làm giảm độ nhậy cảm với âm thanh ấy.

Các bé TK cũng hay sợ cắt tóc lắm, anh ạ. Phần thì sợ tiếng động của kéo dập dập, phần thì sợ tiếng tông đơ, phần lại sợ cảm giác mát mát ướt ướt của nước... Nếu muốn, anh có thể chụp hình cho bé thấy cô thợ cắt tóc sẽ làm gì, cho cháu sờ chạm những cái kéo, cái tông đơ, cho cháu xem cô ấy cắt tóc bố mẹ... Khi đi cắt tóc, anh báo trước cho cháu trong nhiều ngày: Thứ Bảy, ngày 24 tháng 9, là ngày này này con! Mình sẽ đi cắt tóc! Rồi anh dùng lịch mà liên tục chỉ cho cháu ngày cắt tóc.

Tôi biết nuôi dậy một bé TK rất gian nan. Tôi hy vọng anh chị kiên nhẫn. Anh có thể thấy bối rối vì không biết bắt đầu từ đâu. Nếu bình tĩnh, anh sẽ tìm ra điểm bắt đầu bằng cách ngồi lại với mẹ của cháu, và định ra đâu là những kỹ năng cần thiết nhất. Chúng ta đang đối phó với 1001 vấn đề, chúng ta nên chọn một số vấn đề thôi, để nỗ lực của chúng ta dồn vào những điểm chính ấy. Khi cháu được hỗ trợ ở một số điểm, cháu cũng ít bị áp lực hơn là đụng đâu cũng thấy "không," "đừng"...

Chúc anh chị thành công nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Ba Tháng 3 31, 2009 7:15 am

Chào chị Tường Anh, tôi rất vui vì thấy có bé Quang có được những ngôn ngữ như một đứa trẻ bình thường, chắc có lẽ anh chị(ba mẹ củ bé Quang) là người Hà Nội hay TP HCM, tôi ao ước mình có những điều kiện giống như ba mẹ của né Quang. Nhở chị nói giúp dùm anh chị ấy cho tôi xin địa chỉ email để tôi được chia sẽ những kinh nghiệm trong việc dạy con. (Tôi hiện đang nương nhờ ở một trưởng học, không có những điều kiện như ở thành thị, "Châu Phú - An Giang"), không có những lớp học cho các phụ huynh có con tự kỹ, ở đây hầu như mọi người chẳng biết tự kỷ là gì, cũng như tôi việc phát hiện ra cũng chỉ là tình cờ.
Còn riêng phần tôi qua những nổ lực của cả nhà con tôi cũng có những tiến bộ, nhưng không đáng kể. Hôm nay con tôi đã biết yêu cầu " ba ơi về nhà hông" khi vợ chồng tôi đi chơi ở nhà một người bà con, biết ráp các hình theo hướng dẫn nhưng cháo không kiêng nhẫn lắm(làm được chừng 5 - 10 phút gì đó(khoảng 40% các hình đơn giản như các co số từ 1 đến 10, các hình hình học đơn giản chủ yếu cháo chỉ tự thực hiện được các hình học đơn giản, còn các con số thì tôi phai dùng tay chỉ cho cháo) rồi sau đó cháu khóc và đòi chơi mòn đồ chơi mà cháu thích, mặc dủ tôi cố nài: "con ráp xong hìn đi rồi ba cho con chơi".
Con tôi bắt đầu thích chơi với các trẻ ở trường trong giờ tôi đến rướt cháo chúng chơi cầu tuột, chời đu quay, vào nhà banh cùng các bạn( trước đây chưa bao giờ cháo chơi lâu với bất cứ một đứa trẻ nào cùng tuổi với cháo nó chỉ chơi với người lớn trong nhà), tôi nhìn con mình nô đùa bên các bé khác mà lòng tràn đầy hạnh phúc, con tôi đã biết giao tiếp bằng mắt vời người đối diện nhiều hơn trước, cháo vần chưa nói được nhiều mặc dù chúng tôi rất cố gắng.
Tôi không dám nghỉ là mình có thành công bước nào hay không nhưng đó là niềm hạnh phúc vô bờ. Điều tôi sợ nhất đó là con tôi không chịu giao tiếp với người khác.
Tôi còn một điều băng khoăn đó là: con tôi thỉnh thoảng trong giờ học cháu hay xô ngã bạn khác(cô giáo ở lớp bảo thế và cũng có la rầy cháo).
Chị ơi giờ đây chúng tôi những người làm cha, mẹ của những đứa con mà mọi người cho là không bình thường rất cần có diễn đàn này, rất cần sự giúp đở của các anh chị. Sự hiện diện của các anh chị trên diễn đàn như tiếp sức cho chúng tôi, giúp tôi có được niềm tin( có đôi lúc tôi gần như tuyệt vọng).
Chào chị và các anh chị em của diễn đàn này.
Chúc các Anh chị thật nhiều sức khẻo, an lành và hạnh phúc
email: lemongbo@yahoo.com.vn
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 3 31, 2009 5:37 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị Tường Anh, tôi rất vui vì thấy có bé Quang có được những ngôn ngữ như một đứa trẻ bình thường, chắc có lẽ anh chị(ba mẹ củ bé Quang) là người Hà Nội hay TP HCM, tôi ao ước mình có những điều kiện giống như ba mẹ của né Quang. Nhở chị nói giúp dùm anh chị ấy cho tôi xin địa chỉ email để tôi được chia sẽ những kinh nghiệm trong việc dạy con.


Chào anh, mỗi bé là một thế giới riêng. Bé Quang là thế, với những biểu hiện và tiến bộ như thế. Bé nhà anh khác, sẽ có những tiến bộ và biểu hiện khác. Tôi đã nhắn bằng PM cho mẹ của Quang rồi, nhưng tự anh cũng nhắn được đấy. Anh vào mục Members ở phía trên, bên phải của trang này (giữa FAQ và Logout. Ah tìm tên Khoaiyeu ở trang 6, bấm vào tên Khoaiyeu, xong anh chọn PM. Tôi cũng nhắn chị ấy bằng cách này.

Còn riêng phần tôi qua những nổ lực của cả nhà con tôi cũng có những tiến bộ, nhưng không đáng kể. Hôm nay con tôi đã biết yêu cầu " ba ơi về nhà hông" khi vợ chồng tôi đi chơi ở nhà một người bà con, biết ráp các hình theo hướng dẫn nhưng cháo không kiêng nhẫn lắm(làm được chừng 5 - 10 phút gì đó(khoảng 40% các hình đơn giản như các co số từ 1 đến 10, các hình hình học đơn giản chủ yếu cháo chỉ tự thực hiện được các hình học đơn giản, còn các con số thì tôi phai dùng tay chỉ cho cháo) rồi sau đó cháu khóc và đòi chơi mòn đồ chơi mà cháu thích, mặc dủ tôi cố nài: "con ráp xong hìn đi rồi ba cho con chơi".
Con tôi bắt đầu thích chơi với các trẻ ở trường trong giờ tôi đến rướt cháo chúng chơi cầu tuột, chời đu quay, vào nhà banh cùng các bạn( trước đây chưa bao giờ cháo chơi lâu với bất cứ một đứa trẻ nào cùng tuổi với cháo nó chỉ chơi với người lớn trong nhà), tôi nhìn con mình nô đùa bên các bé khác mà lòng tràn đầy hạnh phúc, con tôi đã biết giao tiếp bằng mắt vời người đối diện nhiều hơn trước, cháo vần chưa nói được nhiều mặc dù chúng tôi rất cố gắng.


Đa số các cháu TK hay Asperger có một thời gian rất "lơ ngơ". Sau đó, bỗng có một lúc chúng ta thấy các bé biết giao tiếp mắt, và nhận biết môi trường chung quanh giỏi hơn: ai đang làm gì, bạn A chơi gì, bạn B khóc, bạn C té... Đây là lúc các bé sẵn sàng chứng tỏ khả năng học và sẽ cho thấy nhiều tiến bộ. Anh kiên nhẫn nhé. Vì ở xa, phương tiện thiếu thốn, anh cố gắng vào website này và đọc bài, tìm gợi ý dậy cho cháu. Anh cũng nên in bài cho cô giáo của cháu đọc để cô hiểu hơn về cháu. Ngoài ra, bây giờ đã là tháng Ba, có lẽ anh nên để ý xem cô giáo nào sẽ là người dậy cháu tốt nhất cho năm tới. Bên này chúng tôi đã bắt đầu "chấm" cô giáo năm tới cho các em bệnh nhân của chúng tôi rồi đấy.

Tôi còn một điều băng khoăn đó là: con tôi thỉnh thoảng trong giờ học cháu hay xô ngã bạn khác(cô giáo ở lớp bảo thế và cũng có la rầy cháo).


Anh tưởng tượng xem, nếu cháu lên 10 tuổi, hay 15, 17 mà xô té người chung quanh thì nguy hiểm cho họ, và nguy hiểm cả cho bé (nếu họ trả đũa). Bạn bè cũng như phụ huynh của các em này có thể "tẩy chay" bé. Trường học có thể phải bảo vệ các bạn của bé mà từ chối không cho bé đến học. Mình phải giúp bé ngưng thái độ này ngay, anh ạ.

Anh có thể dậy bé xem hình: nếu anh chụp được hình bé ngay "hiện trường" là tốt nhất. Đó có thể là lúc bé đứng ngẩn tò te nhìn bạn khóc vì bị bé xô té. Nếu không, anh dàn cảnh việc anh đang dơ hai tay xô cái ghế và chụp hình. Anh rửa hình ra nhiều bản để dùng tại trường, tại nhà, dùng trong thời gian dài. Anh lấy bút lông đỏ gạch chéo lên hình, và đưa cho cháu xem và nói "Không được xô. Xô là bị phạt". Anh nên sử dụng những câu đơn giản này mà không thay đổi để cháu dễ nhớ.

Ở lớp, anh thử bàn với cô xem nên phạt cháu thế nào. Chúng tôi bên này thì không đánh, không chửi mắng, cũng không phạt bỏ bữa ăn. Chúng tôi chỉ đưa các em lên ghế ngồi, không chơi, không làm gì mà chỉ ngồi yên. Ngay khi bé xô bạn, cô nên lập tức đưa bé vào chiếc ghế này (đặt ở nơi không có hình ảnh gì cho cháu làm thú... tiêu khiển hết). Cháu còn bé, sẽ rời ghế mà đi tìm bạn để chơi. Cô phải giúp giữ bé ngồi, và miệng đếm đến 10. (Thời gian này chúng tôi thường dựa theo số tuổi: 3 tuổi 3 phút, 4 tuổi 4 phút. Bé mới tập thì chỉ cần 1 phút đã là nhiều. Cô cứ đếm chậm rãi đến 10). Khi bé phải ngồi ghế, tuyệt đối chúng ta không giao tiếp mắt với bé. Chúng ta có thể đếm, và khi bé bỏ đi, chúng ta giữ bé lại rồi nói: "không được xô. Xô là bị phạt." Qua 3 lần, 5 lần cháu sẽ hiểu ra rằng khi cháu xô bạn, cháu bị phạt không được chơi, không được cô nhìn vào mắt. Tuy nhiên, cố gắng đừng chờ 5 hay 10 phút sau mới phạt. Phải lập tức đưa bé vào ghế thì bé mới có thể liên đới giữa hành vi xấu và hình phạt.

Anh cũng có thể cho cháu úp mặt vào tường thay vì ngồi ghế. Tuy nhiên, tại Mỹ, chúng tôi chỉ sử dụng ghế. Ở nhà chúng tôi mới phạt con mình úp mặt vào tường mà thôi.

Tôi cũng xin nhắc là khi bé thôi xô bạn, bé có thể làm những hành vi khác với cùng mục đích. Anh và cô giáo để ý sẽ can thiệp ngay từ đầu được.

Phuơng cách trên được áp dụng cho mọi hành vi không thích hợp. Anh có thể áp dụng tại nhà cho những hành vi khác để bé hiểu mau hơn. Mới đầu bé có thể phản ứng dữ dội: khóc, đạp, té vật mình xuống đất... Anh và cô giáo nên nhất định giữ cháu ngồi ở ghế. Nếu có một lần chịu thua cháu, chúng ta sẽ mất mấy tháng trời mới tập lại thói quen mà chúng ta muốn dậy. Chúc anh và cô giáo thành công. Chúng tôi sẽ giúp bằng những gì có thể.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Tư Tháng 4 01, 2009 3:02 am

Chào anh Bảo,
Tôi là mẹ bé Quang đây.
Xin chia sẻ cùng anh những điều anh viết về cậu con trai bé nhỏ. Nghe anh tả về cháu mà như nhìn thấy Quang lúc 3 tuổi vậy. Nhưng khả năng ngôn ngữ lúc đó của Quang còn thua xa con anh đấy. Anh cứ vững tâm dạy cháu đi, cháu sẽ tiến bộ anh ạ.

Anh có nói rằng anh ao ước được ở HN hay thành phố HCM. Tôi ở HN anh ạ, nhưng điều kiện của tôi cũng không mấy thuận lợi đâu anh. Ở đây, có những gia đình có điều kiện làm phòng học, phòng tập cho con rất đầy đủ dụng cụ và các bài học. Họ cũng thuê giáo viên dạy con rất bài bản. Có những nhóm gia đình đã mời chuyên gia nước ngoài về và theo những chương trình rất tốn kém như BIO và RDI. Nhiều cháu tiến bộ lắm anh ạ. Nhưng cũng có những gia đình như gia đình tôi, không có phòng học riêng, không có giáo viên đào tạo bài bản, cháu cũng đã tiến bộ như anh biết đấy. Tôi cũng biết có chị ở vùng ngoại ô, điều kiện còn khó khăn hơn cả tôi, đưa cháu đi học trường làng, không mua đuợc tranh ảnh, đồ chơi gì đáng kể cho con, không biết đến internet... Nhưng không phải cháu nào có điều kiện tốt là tiến bộ nhanh đâu anh ạ. Cháu đi học trường làng mà tôi kể trên bây giờ còn khá hơn một cháu khác mà tôi biết đã học qua cả chục giáo viên có kinh nghiệm do bố mẹ mời về. Vậy anh đừng lo lắng nhé, cứ tự tin tìm hiểu và dạy cho con tuỳ theo điều kiện sẵn có của mình.

Ở HN, chúng tôi có hội gia đình trẻ tự kỷ, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cho nhau, và cũng có thể thực hiện những khoá học với các chuyên gia, đó là thuận lợi của tôi so với các anh chị ở tỉnh xa. Nhưng điều quan trọng nhất là "chế biến" đuợc những gì đã tiếp thu được thành bài học phù hợp với riêng con mình, vì mỗi trẻ một khác mà anh.

Tôi thấy những gì chị Tường Anh đã phân tích với anh là rất thiết thực đấy, anh áp dụng dần đi. Chắc rằng anh cũng đã tham khảo nhiều tài liệu trên mạng rồi, vì tôi thấy anh hiểu rõ con mình và đã bắt đầu những bài học đúng hướng, cho kết quả tốt. Những tài liệu mà tôi có cũng lấy trên mạng là chủ yếu thôi, cái gì anh chưa có, tôi sẽ gửi qua mail cho anh.

Mong anh thường xuyên lên diễn đàn này kể về cháu để chúng ta cùng trao đổi thêm nhé.
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » T.Năm Tháng 4 02, 2009 9:36 pm

Anh Bảo ạ,
Anh có hỏi tôi về việc làm thế nào để cháu tập trung, tôi mail cho anh rồi đấy. Nhưng tôi nghĩ rằng, tôi nên post lại bức thư ấy ở đây, để các phụ huynh và các chuyên gia đọc, nếu có gì cần góp ý thì góp ý thêm. Dù sao, kinh nghiệm của tôi cũng chỉ là của một phụ huynh thôi mà.

Anh Bảo thân mến,
Vấn đề không tập trung là vấn đề mà mọi cháu đều gặp phải anh ạ.
Lúc con tôi hơn 3 tuổi, nó nhấp nhổm suốt ngày, không ngồi yên một phút. Nếu yên được, thì nó chỉ chơi một mình thôi, không để ý đến ai, gọi không quay lại. Nếu lấy đi cái vật nó đang chơi, nó sẽ khóc toáng lên.
Vấn đề của anh là bây giờ, anh muốn cháu đến ngồi bên bàn với anh, để anh áp dụng các bài học theo tài liệu phải không?
Hồi đó, tôi mua một cái bàn thấp, loại bàn có thể ngồi luôn xuống sàn được ấy, và có thể kê ở bất cứ chỗ nào. Cứ đến giờ học, tôi kê bàn gần chỗ con, rồi ngồi xuống lấy ra một thứ đồ chơi mới, bắt đầu chơi thật là sôi nổi, vừa chơi vừa "thuyết minh" ầm ĩ. Cháu rất thích ô tô, tôi đã mua rất nhiều ô tô nhỏ (chừng vài ngàn một chiếc thôi, nhưng rất phong phú chủng loại). Mỗi ngày chơi một chiếc, hôm thì cần cẩu xây dựng, hôm thì cảnh sát tuần tra, hôm thì xe tải chở đồ... Cháu bắt đầu chú ý, mon men lại gần. Khoảng 3, 4 hôm sau thì vừa thấy mẹ kê bàn đã chạy đến ngồi sẵn rồi. Khi cháu đã bắt đầu chú ý, tôi bày ra thêm các bộ tranh về ô tô, tàu thuỷ, máy bay. Vừa dạy cháu nói, vừa kết hợp các bài học giao tiếp mắt (như trong tài liệu). Những ngày đầu, chỉ dạy vài phút thôi, rồi cho cháu chơi theo ý thích. Thời gian dạy tăng dần lên, đồ chơi cũng thay đổi nhiều. Khi cháu tỏ ra thích thú với đồ chơi và cách chơi của tôi, cháu bắt đầu yêu cầu được chơi. Khi đó, tôi sắp đặt đồ chơi vào cái tủ kính để trên cao, cháu phải chỉ và yêu cầu lấy đồ vật nào, cháu phải rủ mẹ chơi cùng... Sau khoảng 1 tháng, cháu đã ngồi bàn được khoảng 20 phút mỗi lần đấy. Bây giờ, cháu ngồi suốt 1h. Ở lớp, cháu ngồi đến lúc cô kết thúc và chuyển sang bài vận động.

Hồi đó, ai nhìn thấy tôi "dạy học" tưởng tôi ... thần kinh. Tôi la hét, reo cười như trẻ con. Tôi vẽ lên mắt, đội những thứ linh tinh lên đầu, để gây chú ý thôi mà. Và phải sáng tạo hết sức với những thứ đồ chơi mà mình mua về. Tôi hay mua ô tô, các thứ tranh ảnh, các bộ xếp hình bằng gỗ, bộ đồ để xâu hạt (nếu cháu chưa thích xâu thì cứ chơi búng bi trước đã), các con thú, các loại quả bằng nhựa, ống để thổi bong bóng xà phòng... Đôi lúc xé giấy vụn nhỏ tí ra rồi bò xuống thổi cũng được. Tôi cuốn cả chiếu lại thành cái ống để 2 mẹ con chui qua chui lại nữa. Cứ chơi một lúc, lại học một lúc. Vốn từ của con tôi tăng nhanh hơn cả sự mong đợi của tôi đấy anh ạ.

Sau thời gian chơi nhiều hơn học ấy, mới đến giai đoạn học nhiều hơn, kể chuyện, tô màu, phân biệt cao thấp dài ngắn....

Nhưng ngay cả bây giờ, sức chú ý của cháu vẫn hạn chế so với chúng bạn. Đây là một điểm sẽ tồn tại lâu dài đấy anh ạ, mong anh đừng sốt ruột. Ngày mai, tôi có bài học về khả năng tập trung chú ý (chúng tôi học mỗi tuần một buổi vào thứ 7). Có gì mới, tôi sẽ tiếp tục gửi cho anh.

Mong anh có sức khoẻ, thu xếp được thời gian, và tự cho mình trở về tuổi thơ, để hướng dẫn cho con trai mình, anh ạ.
:)
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Năm Tháng 4 02, 2009 9:44 pm

Khoaiyeu đã viết:Anh Bảo ạ,
Anh có hỏi tôi về việc làm thế nào để cháu tập trung, tôi mail cho anh rồi đấy. Nhưng tôi nghĩ rằng, tôi nên post lại bức thư ấy ở đây, để các phụ huynh và các chuyên gia đọc, nếu có gì cần góp ý thì góp ý thêm. Dù sao, kinh nghiệm của tôi cũng chỉ là của một phụ huynh thôi mà.


Cảm ơn chị,
Nếu những trao đổi không có tính cách quá riêng tư, Xuyến mong anh Bảo đăng bài lên diễn đàn để mọi người cùng học hỏi anh Bảo nhé.
Xuyến
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Tư Tháng 4 15, 2009 10:27 pm

Chào các anh chị.
Hổm rài do bận nhiều việc ở trường(tôi là giáo viên cấp THPT), nên không vào diễn đàn được. Tôi có làm theo hướng dẫn của các anh chị, nhưng tôi không có thời gian nhiểu ở bên con, hàng ngày cháu đi nhà trẻ tới chiều tôi mới rước về nhà. Tôi chỉ có thể chơi với cháu mỗi ngày chừng 30 đến 45 phút(vì mỗi tối thường tôi phải đi dạy thêm cho các em hs để kiếm thêm thu nhập)
Những lúc như thế tôi làm đủ trò để cháu chú ý. Bây giờ cháu có thể làm theo yêu cầu hãy nhìn vào mắt người bé đang nói chuyện như chàu cô giáo trước khi vào lớp và ra về, tạm biệt mẹ và người thân khi đi học. (thời gian khoảng từ 2 đến 3 giây),
Lúc này cháu thường dùng tay chỉ khi muốn đồ chơi và nói: "lấy đồ chơi cho con", trước khi nói câu này bé thường ý ới gì đó tôi nghĩ là bé gọi tôi nên tôi nói: "ba ơi" thì cháu nói theo.
Tôi thường làm chim đại bàn đốp mồi mỗi lần như vậy tôi nói: chim cắn lổ tay, cằn mũi,...nhưng tới nay cháu vẫn chưa nhận biết được các bộ phận này.
Cháu có thể xếp đúng các hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, nhưng không nhận biết được các màu và cũng không gọi tên được các hình.
Cháu quan tâm đến mọi thứ trên đường đến trường nhưng tôi không biết cháu đang nhìn cái gì.
Có thể chỉ được mẹ khi được yêu cầu. Khi tôi chỉ con vật như con chó chẳn hạng và hỏi cháu con gì? thì thỉnh thoảng cháu cũng nói được là con chó nhưng chỉ khi nào thấy thích thì mới nói.
Mỗi tối khi tôi ra khỏi nhà để dạy thêm buổi tối, tôi đều thông bào cho bé biết: Phúc ơi ba đi dạy nhe và vẫy tay tạm biệt, lúc này mỗi khi tôi mặt áo vào chuẩn bị đến trường là cháu nói: bái bai và vẫy tay
Mỗi khi kết thúc một sự việc mà bé chứng kiến thì tôi nói: xong rồi, hết rồi thì cháu cũng có bắt chước những từ này khi quan sát một sự việc kết thúc.
Bé rất thích tôi làm chim đại bàn vồ mồi, mỗi lần như thế thì bé chạy đến một người thân bất kỳ nào đó ở trong nhà và ôm lấy người đó và nhìn tôi, luôn miệng nói: đại bàn đây giống như tôi làm cho cháu xem
Hôm trước tôi có mua cho cháu trò chơi xe lửa, lúc đầu cháu rất thích và thường hay dùng tay chặn đoàn tàu lại, nhưng sau đó vài hôm thì không thích nhìn thấy đoàn tàu chạy nửa mà đòi lấy các thanh ray chơi xếp thành hàng chứ không tích xe lửa nửa, tôi thấy thế nên đã cất xe lửa và không cho cháu chơi nửa, tôi không biết lúc nào là thích hợp để mang món đồ chơi này ra nên vẫm còn cất.
Tôi có mua cho cháu trò chơi câu cá có nam châm, miệng cá có ốc bằng kim loại. Cháu rất thích lúc đầu cháu chưa câu được cá, nhưng máy ngày sau có thể cầm cần câu và câu được cá và cũng có vẽ thích trò chơi này. Nhưng cháu thường hay kết thúc chơi bằng việc xoay vòng đồ câu cá để dây cuốn lại hoặc đẫy như đẫy xe. Mỗi lần như thế thì tôi cất không cho chơi nửa và tìm thứ khác cho cháu.
Gần đây có một điều tôi thấy rất lo lá cháu thỉnh thoảng hay lấy tay đánh vào đầu mình(trước đây tôi cũng có yêu cầu cháu sờ vào đầu). Tôi phải làm sau với hành vi tiêu cực này?
Hoặc cháu nhìn thấy món đồ chơi của bạn ở trường thì đòi cho được, nếu không thì khóc hoặc chạy theo bạn giật đồ chơi, tôi phải cang thiệp là dừng cuộc chơi và đưa cháu về nhà.
Mỗi khi bị ai làm một việc gì đó trái ý thì bé thường tỏ ra rất tức giận, la hét và dùng tay chân đánh người làm bé giận.
Rất cám ơn các lời góp ý chân tình của các anh chị. Mong được nhiều lời góp ý của các bậc phụ huynh và các anh chị trong nhóm tư vấn của diễn đàn
Lê Mộng Bảo
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Trang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách.

cron